intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

57
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM GIẢN THỊ THANH THỦY QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Tình THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Kết quả thu đƣợc của Luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Giản Thị Thanh Thủy i
  3. LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Phòng Sau Đại học, Khoa TLGD cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học QLGD khóa 26. PGS.TS. Nguyễn Thị Tình, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành Luận văn. Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trƣờng Mầm non trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt thời gian đã qua. Tác giả luận văn Giản Thị Thanh Thủy ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ....................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ......................................................xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................2 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 8. Cấu trúc Luận văn ......................................................................................................5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON.......................................................................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non ............................................................................6 1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non ..............................................7 1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non .............................................................................................................8 1.2.1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi ......................................................................8 1.2.2. Trò chơi cho trẻ 5- 6 tuổi ...................................................................................15 1.2.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ......................................................................................16 iii
  5. 1.3. Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non .........................................................................................20 1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ......................................................................................20 1.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non ........................................................................22 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non........................................................26 1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về hiệu trƣởng và các nhà quản lý trƣờng mầm non .........26 1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên ............................................................................27 1.4.3. Các yếu tố thuộc về gia đình..............................................................................28 1.4.4. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng và các điều kiện cơ sở vật chất ......................29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH.......................... 33 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................................33 2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................................33 2.1.2. Khái quát về giáo dục mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..............33 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................................37 2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 37 2.2.2. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 37 2.2.3. Địa bàn và đối tƣợng khảo sát ...........................................................................38 2.2.4. Các giai đoạn và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................38 2.3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................39 2.3.1. Thực trạng nhận thức về việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua HĐVC ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh...........39 iv
  6. 2.3.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................................................40 2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ............................................................. 40 2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động vui chơi cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ............................................41 2.3.5. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi tại các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ...................43 2.3.6. Thực trạng đánh giá kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ........................................................................................................................45 2.3.7. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ......................................................................45 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, Quảng Ninh ...................................................49 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà .......................................49 2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ..................................................51 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ..................................................54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà .......................... 56 2.5. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà ........................................................................................................................58 2.5.1. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý (chủ thể quản lý) ...........................................58 2.5.2. Thực trạng đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non ................................................................ 60 v
  7. 2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non 5-6 tuổi ..................................................................................................................61 2.5.4. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về môi trƣờng và điều kiện cơ sở vật chất .......................................................................................................63 2.6. Đánh giá chung về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .......64 2.6.1. Đánh giá chung ..................................................................................................64 2.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại .........................................................................66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 67 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH .....................69 3.1. Nguyên tắc đề xuất nguyên tắc giải pháp ............................................................. 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính sƣ phạm .........................................69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ....................................................................69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................................70 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .................................................71 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện đại .....................................................................71 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................................72 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................72 3.2.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay..............72 3.2.2. Tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lƣợng nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non ..........................................................................75 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giáo dục và thiết kế quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non ................81 3.2.4. Tăng cƣờng đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non .........86 vi
  8. 3.2.5. Tăng cƣờng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non ...........................................88 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non .................................................91 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................ 93 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................................93 3.4.2. Phƣơng pháp khảo nghiệm, cách thức cho điểm và thang đánh giá .............93 3.4.3. Mẫu khảo nghiệm và địa bàn khảo nghiệm .......................................................94 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .........................................................................................94 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................................101 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................105 vii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt CBQL Cán bộ quản lý GDKNGT Giáo dục kĩ năng giao tiếp GV Giáo viên HĐVC Hoạt đọng vui chơi KNGT Kỹ năng giao tiếp MN Mầm non viii
  10. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Phƣơng thức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động vui chơi ............................................................................................ 19 Bảng 2.1. Những mục tiêu giáo viên hƣớng tới khi tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ........................... 39 Bảng 2.3. Mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các hoạt động .....................................................................................40 Bảng 2.4. Mức độ giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi qua các hoạt động vui chơi ............................................42 Bảng 2.5. Phƣơng pháp, cách thức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các hoạt động vui chơi ............................................................. 43 Bảng 2.6. Cách thức đánh giá kết quả KNGT của trẻ trẻ 5- 6 tuổi ........................... 45 Bảng 2.7. Kết quả biểu hiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động vui chơi .....................................................................................................46 Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................................49 Bảng 2.9. Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................52 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................54 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ............................. 56 Bảng 2.12. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho trẻ ............................................................................58 Bảng 2.13. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non .............60 Bảng 2.14. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non ...................................................................................................61 Bảng 2.15. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về môi trƣờng và điều kiện cơ sở vật chất ............................................................................63 ix
  11. Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .......................................94 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................97 Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........99 x
  12. DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non .......................93 Biểu đồ 2.1. Cách đánh giá kết quả KNGT của trẻ trẻ 5- 6 tuổi .................................45 Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp ............................................................. 95 Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp................................................................ 98 Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......100 xi
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo ra những con ngƣời có năng lực, phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay đã nhấn mạnh đến chất lƣợng giáo dục toàn diện, trong đó kỹ năng sống và đặc biệt kỹ năng giao tiếp đƣợc đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác của con ngƣời. Ở các nƣớc trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng giao tiếp đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy và là một môn học. Nhƣng ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đƣa nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào dạy thí điểm ở một số trƣờng mầm non. Có thể nói việc trang bị kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là một phƣơng pháp giáo dục cần thiết giúp trẻ tự tin trong các hoạt động, giảm các biểu hiện nhút nhát. Các kỹ năng giao tiếp nếu đƣợc vận dụng tốt thông qua hoạt động vui chơi sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo và làm tiền đề cho trẻ trong những hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Trẻ 5-6 tuổi là tuổi chuẩn bị vào Lớp 1, cần đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng mềm cho việc học tập và giao tiếp ở cấp tiểu học. Do đó, việc nghiên cứu sâu về kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi hết sức có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Thực tế cho thấy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn bộc lộ những hạn chế nhất định, nhƣ: Nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; Không hiểu lời nói của đối tƣợng giao tiếp; Không biết kiềm chế cảm xúc của mình khi giao tiếp, không biết khởi xƣớng chủ đề giao tiếp; Khó diễn đạt ý nghĩ của mình trong giao tiếp; Không thể thuyết phục đƣợc đối tƣợng khi giao tiếp... Việc phát hiện ra những mức độ biểu hiện cơ bản của kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi là một việc làm cần thiết không chỉ góp phần tăng cƣờng hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho trẻ mà đồng thời còn nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ của các trƣờng mầm non. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vấn đề giáo dục và lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi tại các trƣờng mầm non còn nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, trong thực tế hiện nay ở huyện Đầm Hà, các biện pháp quản lý 1
  14. giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non còn có những bất cập, hạn chế nên hiệu quả về công tác này chƣa cao, còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ lý do trên tác giả mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu Đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non. 4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 4.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi đã và đang đƣợc triển khai ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non còn tồn tại những yếu kém bất cập từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, phƣơng thức chƣa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non. Nếu đề xuất đƣợc những biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi khoa học, phù hợp đặc điểm của trẻ và tình 2
  15. hình thực tiễn của các trƣờng mầm non cũng nhƣ các điều kiện của bối cảnh đổi mới giáo dục, thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non đáp ứng chuẩn trẻ 5 tuổi và mục tiêu GDMN. Để nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non luận văn chủ yếu dựa trên tiếp cận chức năng quản lý. 6.2. Về thời gian nghiên cứu Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn nên Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng nhà trƣờng về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2017-2018 đến nay. 6.3 Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 10 trƣờng mầm non của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh: - Trƣờng mầm non thị trấn Đầm Hà - Trƣờng mầm non Quảng Lâm - Trƣờng mầm non Quảng Lợi - Trƣờng mầm non Quảng An - Trƣờng mầm non Quảng Tân - Trƣờng mầm non Tân Lập - Trƣờng mầm non Tân Bình - Trƣờng mầm non Đại Bình - Trƣờng mầm non xã Đầm Hà - Trƣờng mầm non Dực Yên 6.3. Giới hạn khách thể khảo sát Điều tra khảo sát 130 khách thể, trong đó: 33 cán bộ quản lý; 60 giáo viên; 37 cha mẹ trẻ. 3
  16. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, lý luận liên quan, bao gồm các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về GDMN và đổi mới GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam; Mục tiêu, Chƣơng trình GDMN; Các công trình khoa học, các bài báo đã đƣợc công bố. Từ việc nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các thông tin, tƣ liệu có liên quan để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ giáo viên của các lớp và CBQL ở các trƣờng mầm non về thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến thực trạng này. Từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, đáp ứng mục tiêu GDMN.. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn về giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ trên thế giới. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ƣu điểm cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh mang tính cần thiết và khả thi cao. - Phương pháp phỏng vấn Đề tài thực hiện phỏng vấn nhằm đối chiếu, so sánh những thông tin thu thập qua phiếu khảo sát và đánh giá trực tiếp của các đối tƣợng khảo sát về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm 4
  17. non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, qua phỏng vấn tìm hiểu sâu hơn về thực trạng; bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập đƣợc thông qua điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng trong quá trình khảo sát thực trạng. Quan sát các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng thêm tính xác thực, khách quan của kết quả khảo sát và khảo nghiệm. - Phương pháp chuyên gia Trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề liên quan đến Đề tài nghiên cứu với các chuyên gia trong việc xây dựng đề cƣơng, xây dựng công cụ nghiên cứu và quá trình tiến hành làm Luận văn. Đặc biệt, tham vấn ý kiến chuyên gia trong xây dựng biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Thu thập thông tin về hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ của trẻ cũng nhƣ hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trẻ để bổ sung thêm thông tin đánh giá thực trạng và hiệu quả của giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, xây dựng các biện pháp thích hợp để giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin Thông tin đƣợc xử lý bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa thông tin hợp lý để sử dụng các phần mềm thống kê toán học, vẽ biểu đồ và đồ thị. 8. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 5
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non K.D.Usinxki (1950) chỉ ra rằng: “Nắm đƣợc ngôn ngữ là một chỉ số đáng tin cậy về việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trƣờng phổ thông. Lĩnh hội tiếng mẹ đẻ theo chƣơng trình ở thời kì mẫu giáo, tích lũy vốn từ, nắm đƣợc cách phát âm đúng và các hình thức văn phạm của ngôn ngữ, giáo dục kĩ năng nghe và trình bày có mạch lạc ý nghĩ của mình…”. Tác giả nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng nghe, kĩ năng nói cho trẻ thông qua thể hiện ngôn ngữ mạch lạc [Dẫn theo 45; 9]. Vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động chơi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Ph. Phơ Bách (1782 - 1852) - Nhà giáo dục nổi tiếng của nền giáo dục cổ điển đã khởi xƣớng và đề xuất ý tƣởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Ông chỉ rõ con ngƣời có bốn bản năng đó là bản năng hoạt động, nhận thức, văn học và tôn giáo, ông đƣa ra các nguyên tắc giáo dục tự do, yêu cầu nhà giáo dục phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong hoạt động và giao tiếp [Dẫn theo 45; 12]. A.P.Uxova (1977) nghiên cứu về vai trò của trò chơi đã khẳng định: “…Trò chơi là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ, là phƣơng tiện hình thành “xã hội trẻ em”. Ông đã chỉ rõ hai loại quan hệ trong quá trình chơi đó là quan hệ thực và quan hệ chơi. Các kết quả nghiên cứu của A.P.Uxova đã chỉ ra vai trò của trò chơi đối với việc hình thành, phát triển năng lực xã hội cho trẻ nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng, từ đó ông đề xuất những kiến nghị về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [Dẫn theo 45; 12]. Tác giả Diana Courson và Claissa Wallase (2010) khi nghiên cứu về kế hoạch phát triển chƣơng trình giáo dục phù hợp cho trẻ em đã khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tác giả cũng đặc biệt ghi nhận hiệu quả của trò chơi và hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển kĩ năng cho trẻ Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện bằng nhiều con đƣờng, tuy nhiên con đƣờng hiệu quả nhất là thông qua hoạt động chủ đạo của trẻ - hoạt động vui chơi. Một số tác giả nghiên cứu về giáo dục trẻ thông qua tổ chức hoạt 6
  19. động chơi: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu về giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè đã khẳng định rằng: “Vui chơi trong nhóm bạn, trí thông minh của trẻ sẽ đƣợc phát triển mạnh. Hoạt động cùng nhau, vui chơi với nhau trong nhóm bạn, trẻ học ở nhau nhiều điều, kinh nghiệm sống của chúng đƣợc nhân lên một cách nhanh chóng”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cao vai trò của giao tiếp trong nhóm bạn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo và sự cần thiết phải tăng cƣờng tổ chức trò chơi đóng vai cho trẻ và thu hút sự tham gia của trẻ trong các trò chơi để rèn luyện kĩ năng giao tiếp [51]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016) nghiên cứu về: “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. Tác giả đã nghiên cứu về cấu trúc và tiêu chí đánh giá kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống, phân loại và đặc điểm kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống và nghiên cứu quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống theo tiếp cận hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non [Dẫn theo 45; 20]. Tác giả Vũ Thị Thủy (2019) nghiên cứu về “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía Bắc” đã làm rõ đƣợc bản chất cũng nhƣ các thành tố của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tác giả cũng đã phân tích sâu sắc đƣợc thực trạng Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía Bắc, từ đó tác giả đã tiến hành xây dựng quy trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức TCĐVTCĐ và đề xuất 5 biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua tổ chức TCĐVTCĐ rất thuyết phục và khả thi [45] 1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Jorde-Bloom (1992) nhấn mạnh quan điểm rằng sự lãnh đạo của các Hiệu trƣởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng của các chƣơng trình giáo dục, chăm sóc trẻ. Nó thể hiện ở trách nhiệm của Hiệu trƣởng trong việc phát triển mục tiêu dài hạn; Ra quyết định; Tuyển dụng, khuyến khích, đánh giá nhân viên và thúc đẩy sự phát triển của họ; Giải quyết xung đột giữa các nhân viên; Thiết lập mối liên kết với cộng đồng xung quanh Về quản lý giáo dục ở trƣờng mầm non nói chung, Đinh Văn Vang (1996) đã tổng kết và phân tích những vấn đề cơ bản trong lý luận quản lý nhà trƣờng mầm non nhƣ: Mục đích, ý nghĩa của công tác quản lý trƣờng mầm non; Cơ cấu tổ chức - quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của 7
  20. nhân cách tham gia vào công tác quản lý nhà trƣờng, đặc biệt là hiệu trƣởng và giáo viên mầm non; Nội dung công tác của ngƣời Hiệu trƣởng mầm non [52] . Phạm Thị Châu (1993, 2002) cũng nghiên cứu khá đầy đủ về lý luận và thực tiễn công tác quản lý của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, trong đó nêu ra một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục; Hệ thống mục tiêu, nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý trƣờng mầm non; Vị trí, tính chất, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trƣờng mầm non; Vai trò của Hiệu trƣởng trong công tác quản lý trƣờng mầm non… Hoàng Hải Quỳnh (2015) đã công bố kết quả nghiên cứu về việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 và quản lý của hiệu trƣởng trƣờng mầm non đối với hoạt động cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị đi học lớp 1. Tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm làm tốt hơn công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 trong các trƣờng mầm non bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng, nội dung và mức độ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; (2) Lập kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; (3) Tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; (4) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 theo đúng quy định; (5) Tổ chức nâng cao năng lực chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 cho giáo viên mầm non; (6) Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống cơ bản, quan trọng của trẻ ở các trƣờng mầm non cũng nhƣ là một trong các tiêu chuẩn của bộ chuẩn trẻ 5 tuổi và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, nên quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non là một nội dung quan trọng trong quản lý giáo dục ở trƣờng mầm non nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng sống nói riêng cho trẻ ở các trƣờng mầm non. Thực tế, qua tìm hiểu chƣa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trƣờng mầm non mà chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trƣờng mầm non trong đó có kỹ năng giao tiếp của trẻ ở các trƣờng mầm non. 1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non 1.2.1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi 1.2.1.1. Giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi - Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2