Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và thực trạng kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, đề xuất được một số biện pháp GD kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN góp phần giúp trẻ đạt chuẩn phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM __________________________________________________ NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM __________________________________________________ NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ VĂN TẠC 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ TRINH Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày.... tháng …. năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Quỳnh Anh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ...........8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ................... 8 1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ .......................................................................................................... 14 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................................ 19 1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 21 1.2.1. Chậm phát triển ngôn ngữ ..................................................................... 21 1.2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói .............................................................. 23 1.2.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ .......................................................................................................... 29 1.3. Lí luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................................. 30 1.3.1. Đ c điểm của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ............................ 30 1.3.2. Đ c điểm kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................................. 31 1.4. Lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 35 1.4.1. Một số quan điểm tiếp cận giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ......................................................................................... 35 1.4.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................................ 38 1.4.3. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 39
- 1.4.4. Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ .................................................................. 39 1.4.5. Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ......................................................................................... 41 1.4.6. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5- 6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ thông qua xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân ................................................................................... 44 1.5. Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong chƣơng trình giáo dục mầm non ............................................ 49 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ........................................... 52 1.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 52 1.6.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 54 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 55 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ .............................................................................................................57 2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ............................................ 57 2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 57 2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 57 2.1.3. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát ......................................................... 58 2.1.4. Thời gian, khách thể và địa bàn khảo sát .............................................. 60 2.1.5. Quá trình khảo sát cách thu thập số liệu khảo sát ................................. 61 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ...................................................................... 62 2.2.1. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................................................ 62 2.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 75 2.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ...................................................... 88 2.3. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................90 2.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................90 2.3.2. Hạn chế............................................................................................................90 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................91
- Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................91 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ .............................93 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ........................................... 93 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ......................................................................... 93 3.1.2. Đảm bảo tính phát triển ......................................................................... 93 3.1.3. Đảm bảo tính cá biệt hóa....................................................................... 93 3.1.4. Đảm bảo tính tích cực, tự giác của trẻ .................................................. 94 3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 94 3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Thiết kế môi trƣờng giao tiếp, kích thích nhu cầu và tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trải nghiệm giao tiếp bằng lời nói ...................................................................................................... 95 3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Thực hành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................... 107 3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Hỗ trợ cá nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tăng cƣờng chất lƣợng lời nói ....................................................................... 112 3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Bồi dƣ ng nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non ........................................................................................................ 120 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 124 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm - nghiên cứu 2 trƣờng hợp ................................. 124 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm........................................................................... 124 3.3.2. Nghiên cứu điển hình và kết quả nghiên cứu...................................... 127 3.3.3. Một số ý kiến bình luận về 2 trƣờng hợp nghiên cứu ......................... 142 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................143 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................149 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1. CPTNN Chậm phát triển ngôn ngữ 2. CS-GD Chăm sóc - giáo dục 3. GD Giáo dục 4. GD KNGT Giáo dục kỹ năng giao tiếp 5. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6. GDMN Giáo dục mầm non 7. GT Giao tiếp 8. GV Giáo viên 9. GVMN Giáo viên mầm non 10. KNGT Kỹ năng giao tiếp 11. PTNN Phát triển ngôn ngữ
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Tổng hợp lĩnh vực và mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN ..............................................................................62 Bảng 2.3. Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá bằng phiếu hỏi giáo viên trực tiếp dạy trẻ ....................................................75 Bảng 2.4. Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá của cha mẹ trẻ bằng phiếu hỏi ..........................................................................76 Bảng 2.5 Hình thức GV lựa chọn để giáo dục KNGT cho trẻ CPTNN ...................80 Bảng 2.6. Hình thức giáo dục mà cha mẹ trẻ lựa chọn ............................................81 Bảng 2.7. Biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN của giáo viên .........82 Bảng 2.8. Ý kiến của GV về cơ sở xây dựng hoạt động giáo dục KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN ...............................................................................84 Bảng 2.9. Ý kiến của cha mẹ trẻ về vấn đề cần chú ý khi tổ chức các hoạt động GD KNGT cho trẻ CPTNN ..................................................................85 Bảng 2.10. Khó khăn của giáo viên .........................................................................86 Bảng 2.11. Khó khăn từ phía gia đình ......................................................................86 Bảng 2.12. Đánh giá của GV và cha mẹ trẻ về sự phối hợp giữa trƣờng mầm non và gia đình trong giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN .................................................................................................87 Bảng 2.13. Phân tích hồi qui tuyến tính đơn của yếu tố ảnh hƣởng đối với KNGT bằng lời nói ...............................................................................88 Bảng 2.14. Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội của các yếu tố ảnh hƣởng đến KNGT ..........................................................................89 Bảng 3.1. Tổng hợp các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN .95 Bảng 3.2. Phân tích hồi qui tuyến tính đơn - dự báo của yếu tố đối với KNGT tổng hợp ..............................................................................................128 Bảng 3.3. Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội - Dự báo của các yếu tố ảnh hƣởng đến KNGT tổng hợp của trẻ CPTNN ....................129 Bảng 3.5. Điểm trƣớc thực nghiệm của K.L ...........................................................130 Bảng 3.6. Kết quả sau khi tác động đối với K.L. ....................................................132 Bảng 3.8. Điểm về KNGT bằng lời nói của T.Đ trƣớc thực nghiệm ......................136 Bảng 3.9. Kết quả sau tác động đối với T.Đ ...........................................................139
- Biểu Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN ...64 Biểu đồ 2.2. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng định hƣớng của trẻ 5-6 tuổi CPTNN .................................................................................................65 Biểu đồ 2.3. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng nghe hiểu của trẻ 5-6 tuổi CPTNN .................................................................................................66 Biểu đồ 2.4. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng biểu đạt của trẻ 5-6 tuổi CPTNN ...70 Biểu đồ 2.5. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng tƣơng tác của trẻ 5-6 tuổi CPTNN .................................................................................................73 Biểu đồ 2.6. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng duy trì hội thoại của trẻ 5-6 tuổi CPTNN .................................................................................................74 Biểu đồ 3.1. Kết quả KNGT bằng lời nói của K.L sau 4 tháng tác động ...............133 Biểu đồ 3.2. Kết quả KNGT bằng lời nói của T.Đ sau 4 tháng tác động ...............139
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. GT có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sự phát triển của con ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. GT là điều kiện để con ngƣời lĩnh hội tri thức, bồi bổ tâm hồn, thiết lập cho mình những mối quan hệ với thế giới xung quanh và gia nhập vào xã hội. Đối với trẻ em, GT là nền tảng của các mối quan hệ, là tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ, nếu không có GT thì trẻ sẽ không thể tham gia vào xã hội và đƣợc xã hội hóa, không thể trở thành Ngƣời. Đối với trẻ CPTNN thì việc tăng cƣờng khả năng GT để PTNN càng quan trọng hơn, bởi việc can thiệp sớm và đúng hƣớng sẽ giúp trẻ sớm hoà nhập với bạn bè cùng trang lứa, thúc đẩy hiệu quả quá trình xã hội hoá của đứa trẻ. 1.2. KNGT bằng lời nói là phƣơng tiện GT cơ bản, giúp trẻ thể hiện bản thân tốt hơn và chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, giúp trẻ tự tin trong cuộc sống và sẵn sàng hoà nhập đƣợc với xã hội. Trẻ CPTNN là những trẻ có mức độ PTNN chậm ít nhất một độ tuổi so với mốc phát triển của trẻ đồng trang lứa [94]. Những trẻ CPTNN có biểu hiện rõ về các m t hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ chiếm tỷ lệ khoảng 10% ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Canada, New Zealand, Anh,... [97]. CPTNN ở trẻ em gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ bằng ngôn ngữ nói, trong việc hiểu ngôn ngữ nói và qua ánh mắt, nét m t, cử chỉ cơ thể, có thể dẫn đến sự rối nhiễu về cảm xúc, hành vi xã hội, làm suy giảm nhận thức của đứa trẻ. Đ c biệt CPTNN ở độ 5-6 tuổi có ảnh hƣởng lớn đến việc chuẩn bị vào lớp 1 và học phổ thông sau này. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nƣớc trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để cải thiện nhƣ: phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ, khả năng hiểu ý nghĩa từ ngữ, năng lực lĩnh hội cấu trúc ngữ pháp và khả năng phát âm chuẩn. Trong các biện pháp trên, GV, cha mẹ trẻ có vai trò đ c biệt trong việc tạo môi trƣờng ngôn ngữ và dạy các KN đ c thù. Lựa chọn những biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN trên thế giới vào điều kiện cụ thể, thực tiễn ở Việt Nam là một trong những vấn đề đ t ra để giải quyết của Luận án. 1.3. KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống từ việc phát hiện với những công cụ cụ thể nhằm xác định mức độ phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt bằng lời nói, đến các kỹ
- 2 năng cụ thể trong pha GT; các biện pháp GD nhằm cải thiện KNGT bằng ngôn ngữ nói của những trẻ này trong môi trƣờng với những đ c điểm kinh tế, xã hội và văn hóa cụ thể là vấn đề cần đƣợc giải quyết trong Luận án. Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ” có ý nghĩa thiết thực và vô cùng cần thiết. Nếu thành công nghiên cứu sẽ giúp cho GV, cha mẹ trẻ có những biện pháp hỗ trợ để trẻ CPTNN có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu PTNN theo độ tuổi, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp Một. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về KNGT bằng lời nói và thực trạng KNGT bằng lời nói, đề xuất đƣợc một số biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN góp phần giúp trẻ đạt chuẩn phát triển. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN với các biện pháp GD KNGT đƣợc sử dụng cho trẻ CPTNN. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đƣợc các biện pháp GD phù hợp theo hƣớng xây dựng môi trƣờng giao tiếp kích thích nhu cầu, tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trải nghiệm GT bằng lời nói, rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói trong pha GT, phối hợp ch t chẽ với gia đình trẻ thì sẽ phát triển đƣợc KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN ở trƣờng mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xác định cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN 5.2. Nghiên cứu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN 5.3. Đề xuất và thực nghiệm sƣ phạm các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
- 3 6. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào vấn đề GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN học ở các trƣờng mầm non: Khái niệm công cụ và khung lý luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN; Thực trạng KNGT của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói của GV và của cha mẹ trẻ CPTNN; Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi và tác động của các biện pháp đối với trẻ thông qua 2 trƣờng hợp điển hình. 6.2. Về qui mô nghiên cứu - Đánh giá sàng lọc 360 trẻ 5-6 tuổi, xác định mức độ KNGT của 34 trẻ có biểu hiện CPTNN; phân tích các biện pháp GD KNGT của 24 GV và 34 phụ huynh có con CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh. - Nghiên cứu sâu/ nghiên cứu điển hình qua 2 trƣờng hợp trẻ 5-6 tuổi CPTNN đƣợc áp dụng các biện pháp GD KNGT theo hƣớng giả thuyết của đề tài tại trƣờng MN trên địa bàn thành phố Vinh. 7. Cách tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống (tiếp cận cấu trúc - hệ thống) - Con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất và vô cùng phức tạp. Các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi là kỹ năng phức hợp, có các thành tố cấu trúc có liên quan ch t chẽ và ảnh hƣởng qua lại với nhau. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi xem xét KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi trên nhiều m t nhƣ biểu hiện, mức độ phát triển; các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến KNGT bằng lời nói nhƣ các yếu tố tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, điều kiện, môi trƣờng, phƣơng pháp GD... - Giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN là một hệ thống, gồm: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hƣởng... vì vậy, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN phải tạo ra một hệ thống tác động GD toàn diện đến trẻ một cách tuần tự, phù hợp với đ c điểm khả năng và nhu cầu của trẻ, qua đó tác động tích cực đến phát triển KNGT bằng lời nói ở trẻ CPTNN. - Quá trình triển khai nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm thể hiện tính hệ thống, logic, ch t chẽ.
- 4 7.1.2. Tiếp cận hoạt động - Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học khẳng định: Tâm lý, ý thức của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động và đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng hoạt động. KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cũng bị ảnh hƣởng, tác động bởi các hoạt động khác nhƣ GT, vui chơi, trải nghiệm, khám phá... Vì vậy, nghiên cứu KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cần nghiên cứu các hoạt động trẻ trải nghiệm. Đồng thời, nhà GD cần tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm hoạt động phong phú, hấp dẫn, đ c biệt trải nghiệm GT bằng lời nói; đƣợc tƣơng tác, trao đổi, chia sẻ... và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ. - Vận dụng cách tiếp cận hoạt động trong luận án nhằm xác định đƣợc trẻ CPTNN bằng lời nói; đánh giá mức độ phát triển và biểu hiện KNGT của trẻ 5-6 tuổi CPTNN thông qua các hoạt động và thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN. 7.1.3. Tiếp cận cá biệt hóa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Mỗi trẻ CPTNN là một cá thể, có những đ c điểm riêng về nguyên nhân gây ra chậm và mức độ chậm, các vấn đề KNGT đi kèm, về đ c điểm tính cách, môi trƣờng gia đình, khả năng, nhu cầu và sở thích riêng. Do vậy, đề xuất biện pháp GD KNGT bằng lời nói luôn dựa trên sự phù hợp với đ c điểm riêng của trẻ CPTNN, hài hòa với môi trƣờng GD bình thƣờng ở trƣờng MN. Đồng thời, cũng phải tiếp cận cá nhân tới từng trẻ CPTNN, đƣa ra các biện pháp GD và có sự điều chỉnh phù hợp tới từng trẻ trong sự thống nhất và không ảnh hƣởng tới toàn thể trẻ trong lớp học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hoá và cụ thể hoá các vấn đề lý luận có liên quan qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu… nhằm xây dựng hệ thống khái niệm công cụ của đề tài, xây dựng khung lý luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (1) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV, cha mẹ của những trẻ CPTNN nhằm tìm hiểu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN.
- 5 (2) Phỏng vấn sâu Phỏng vấn một số GV dạy trẻ CPTNN, cán bộ quản lý tại các trƣờng MN có trẻ CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh; chuyên viên Phòng GDMN, Sở GD & ĐT Nghệ An để làm rõ hơn các nội dung thu thập từ phiếu hỏi về thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN. (3) Quan sát - Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN trong quá trình GT với GV, với trẻ em khác - Quan sát hoạt động GD KNGT của GV cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN (4) Phương pháp sử dụng bảng kiểm (checklist) Đề tài sử dụng bảng kiểm để sàng lọc và nhận diện trẻ CPTNN; xây dựng bảng hỏi (checklist) để đánh giá mức độ KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN trƣớc và sau thực nghiệm tác động. (5) Nghiên cứu sản phẩm hoạt động Đề tài nghiên cứu hồ sơ gồm: Kế hoạch GD KNGT của trẻ 5-6 tuổi; các giáo án tổ chức hoạt động của GV để phát triển KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN, các nhật ký ghi chép sự tiến bộ về KNGT bằng lời nói của trẻ. (6) Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Nghiên cứu trƣờng hợp trên trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN - Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 2 trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN nhằm kiểm nghiệm tính khoa học và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ (1) Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán thống kê và phần mềm SPSS 22.0 hỗ trợ xử lý số liệu để lƣợng hóa kết quả nghiên cứu. (2) Phương pháp chuyên gia Trao đổi và hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục học, Giáo dục mầm non, Giáo dục đ c biệt... nhằm có đƣợc: - Góp ý cho lựa chọn và triển khai nghiên cứu của đề tài - Góp ý cho thu thập và phân tích kết quả nghiên cứu và trình bày sản phẩm nghiên cứu.
- 6 8. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án - Trẻ 5-6 tuổi CPTNN khó nhận diện, dễ bị bỏ qua, không đƣợc hỗ trợ đúng phƣơng pháp, thời điểm và có nguy cơ chậm phát triển so với chuẩn phát triển về định hƣớng GT, nghe hiểu lời nói, biểu đạt bằng lời nói, quá trình tƣơng tác trong GT, duy trì, phát triển và kết thúc GT. - Thực trạng KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN bao gồm: Kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt còn hạn chế; các kỹ năng định hƣớng GT, kỹ năng tƣơng tác và duy trì hội thoại cần thiết phải hỗ trợ kịp thời để phát triển KNGT bằng lời nói, qua đó giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động và GT ở trƣờng, lớp MN để phát triển. GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN có thể thực hiện tốt trong điều kiện GD mầm non hiện nay khi GV xây dựng kế hoạch GD phù hợp với đ c điểm của trẻ CPTNN và phù hợp với các yếu tố chủ quan, khách quan. - Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN đƣợc đề xuất theo hƣớng xây dựng môi trƣờng đa dạng, phong phú kích thích nhu cầu GT bằng lời nói; tạo cơ hội cho trẻ CPTNN trải nghiệm GT bằng lời nói; các biện pháp tác động vào nghe, hiểu và biểu đạt bằng lời nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN trong pha GT; Đồng thời, nâng cao năng lực GV, phối hợp ch t chẽ với cha mẹ trong GD nói chung và GD KNGT bằng lời nói nói riêng. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi bao gồm: hệ thống khái niệm công cụ, các KNGT cơ bản của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN, môi trƣờng GD và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành, rèn luyện KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN. 9.2. Về thực tiễn - Thực trạng KNGT của trẻ CPTNN 5-6 tuổi và GD KNGT bằng lời nói cho những trẻ này tại 4 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An đƣợc mô tả, phân tích, đánh giá trên cơ sở thang đánh giá với 26 tiêu chí cụ thể đƣợc xây dựng dành riêng cho trẻ CPTNN; - Đề xuất đƣợc 4 nhóm biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN, thực nghiệm với 02 trẻ cho thấy tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp.
- 7 Đây là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các GV dạy trẻ 5-6 tuổi cũng nhƣ cha mẹ trẻ trong việc CS-GD trẻ CPTNN trong nhà trƣờng, tại gia đình cũng nhƣ ngoài cộng đồng. - Nội dung của Luận án là những chất liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các tài liệu tập huấn cho GV, cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại các trƣờng mầm non; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên các trƣờng đại học và cao đẳng có đào tạo giáo sinh mầm non. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ Chƣơng 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
- 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 1.1.1.1 Quan niệm chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em CPTNN ở trẻ em đƣợc quan niệm khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhƣng có thể nhận ra một số điểm chung là: trẻ CPTNN là trẻ bị chậm khoảng 2 độ lệch chuẩn (SD) dƣới trung bình theo độ tuổi về các dấu hiệu ngôn ngữ điển hình: tiếp nhận ngôn ngữ (từ ngữ, lời nói và các biểu cảm), biểu đạt ngôn ngữ; CPTNN có dạng thứ phát (kèm theo những khó khăn ho c khuyết tật nhƣ tự kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ…) và khởi phát (không kèm theo khó khăn nêu trên). Paul R. [118] và Whitehurst GJ, Fischel JE. [132], cho rằng sự chậm trễ ngôn ngữ xảy ra khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi theo các mốc phát triển điển hình. Ví dụ, một đứa trẻ có thể 4 tuổi, nhƣng hiểu và / ho c sử dụng ngôn ngữ điển hình của một đứa trẻ chỉ có thể 2,5 tuổi. Trẻ có thể có sự phát triển chậm về hiểu ngôn ngữ (tiếp nhận ngôn ngữ) ho c chậm phát triển sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ biểu cảm). Sự CPTNN có thể là khởi phát ho c thứ phát. Khi sự CPTNN khởi phát là chính, sẽ không kèm theo khó khăn khác. Còn CPTNN thứ phát thì thƣờng là hệ quả của những khó khăn ho c khuyết tật khác nhƣ: tự kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ. Dorothy V.M., Bishop Laurence, B. Leonard,. (2000) trong tác phẩm “Chậm phát triển Ngôn ngữ và lời nói: nguyên nhân, đặc điểm can thiệp và kết quả” đã tổng hợp các nghiên cứu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Anh đƣợc thực hiện với trẻ từ 5 đến 8 tuổi cho thấy, CPTNN thƣờng đi kèm với các thiếu hụt đ c hiệu về ngôn ngữ, tỷ lệ trẻ CPTNN ở các độ tuổi là: 11% ở trẻ 5 tuổi, 9,7% ở trẻ 6 tuổi, trong đó, tỷ lệ những trẻ sống ở thành thị CPTNN cao hơn những trẻ sống ở nông thôn [95]. Theo điều tra của Đại học Chăm sóc y tế Michigan, Mỹ, tỷ lệ trẻ CPTNN và lời nói chiếm từ 5 - 10% trong số trẻ trong cùng độ tuổi [134]. Phân loại quốc tế về bệnh ICD-10 (Tổ chức Y tế Thế giới 1992) trẻ CPTNN có mức độ phát triển chậm hơn có 2 độ lệch chuẩn (SD) dƣới trung bình, với các kỹ
- 9 năng nói ít nhất 11 độ lệch bên dƣới các biện pháp của chức năng nhận thức phi ngôn ngữ. Trong Hƣớng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn thần kinh DSM-V (Hiệp hội Tâm thần Mỹ năm 2012) đề xuất ngoài chức năng lệch chuẩn về nhận thức bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ còn thêm yếu tố độ lệch chuẩn có ảnh hƣởng đến thành tích học tập ho c nghề nghiệp, hay với sự tƣơng tác xã hội. Những trẻ CPTNN thƣờng rơi vào những trẻ có chỉ số IQ 1 độ lệch chuẩn (khoảng 85 ho c cao hơn) hay thƣờng gọi là chậm phát triển ranh giới. [95]. 1.1.1.2 Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em Theo Lowry, ngƣời có nhiều năm làm việc tại Trung tâm Writer và Hanen, Mỹ [108], CPTNN đƣợc biểu hiện qua việc: hiểu ngôn ngữ, biểu đạt ngôn ngữ qua các câu, và rối loạn trong ngữ pháp. Nghiên cứu của Anderson N.B. & Shames G.H, (2006), trong “Rối loạn giao tiếp” [81] đã chỉ ra các biểu hiện là chậm tiếp nhận và chậm biểu đạt bằng lời nói; ho c khi trẻ học ngôn ngữ thứ 2 sau ngôn ngữ mẹ đẻ bị chệch khỏi mẫu ngôn ngữ điển hình cùng độ tuổi, khả năng ngữ âm, từ vựng và các biểu cảm kém. Theo Trung tâm Thính học, Lời nói, Ngôn ngữ và học tập, Mỹ [87] CPTNN đƣợc biểu hiện bằng các yếu tố sau đây: - Hạn chế trong khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Các kỹ năng bao gồm làm theo các hƣớng dẫn đơn giản, trả lời tên của trẻ khi đƣợc gọi, chỉ vào hình ảnh khi đƣợc đ t tên và xác định các bộ phận cơ thể và quần áo. - Khả năng tiếp nhận từ ngữ rất hạn chế. Số lƣợng từ vựng mới đƣợc đứa trẻ tiếp nhận trở thành vốn từ riêng của mình sau mỗi thời gian hạn định, có thể là tháng, quý ho c năm ngay cả khi không đƣợc dạy trực tiếp. - Khả năng sử dụng cử chỉ điệu bộ hạn hẹp. Tất cả trẻ em ban đầu sử dụng cử chỉ nhƣng thƣờng vƣợt xa chúng khi chúng phát triển ngôn ngữ. Trẻ em có thể sử dụng cử chỉ thay lời nói để truyền đạt ý định của chúng. Các cử chỉ có thể bao gồm chỉ vào đối tƣợng khi cần yêu cầu, chỉ vào ngƣời khác, vẫy tay chào và tạm biệt... - Độ rõ ràng của lời nói. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể truyền đạt một thông điệp, kể một câu chuyện và mô tả các sự kiện ho c hình ảnh bằng lời nói. - Khó khăn trong một số vấn đề về học tập hoặc hành vi có liên quan đến ngôn ngữ ở nhà trƣờng. - Sử dụng GT bằng ngôn ngữ cử chỉ và GT bằng lời nói với ngƣời khác trong
- 10 sinh hoạt, học tập, trong các trò chơi xã hội với bạn, cũng nhƣ sự quan tâm của chúng đối với bạn và ngƣời lớn khác, đ c biệt là sử dụng GT bằng mắt. 1.1.1.3 Nghiên cứu về nguyên nhân của hiện tượng CPTNN Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tƣợng CPTNN, tuy nhiên các nguyên nhân cơ bản đƣợc chỉ ra qua các nghiên cứu đó là do yếu tố bẩm sinh- di truyền; các yếu tố về thể chất- sinh lý, thần kinh tạo ra những khó khăn ho c bệnh tật cản trở sự PTNN bình thƣờng; và môi trƣờng tƣơng tác xã hội không đáp ứng đƣợc nhu cầu PTNN. Các nghiên cứu của Capone & McGregor (2004), Roberts & Price (2003), Cablandrella & Wilcox (2000), Rosetti 1996, Burchinal & Neebe (2002), McCaythren, Were & Yoder (1996), Wetherby, Yonclas & Bryan (1989), trong “Rối loạn giao tiếp” của Anderson N.B & Shames (2006) [81] chỉ ra rằng, nguyên nhân của CPTNN của trẻ là không đáp ứng đƣợc nhu cầu PTNN trong các giai đoạn tiền ngôn ngữ nói. Đó là tƣơng tác ngôn ngữ nói thấp, nghèo vốn từ, tƣơng tác hạn chế, sai lệch về phát âm và các cử chỉ thông thƣờng trong giao tiếp, và thiếu kết nối, các kỹ năng xã hội đối với những trẻ có đ c điểm phát triển khác nhau trong từng giai đoạn. Các nghiên cứu của Rockville, Md. (2006) trong “Sàng lọc chậm ngôn ngữ và lời nói ở trẻ mầm non” [124], và các công trình của tác giả nhƣ Leung AK, Kao CP (1999) [111] trong “Đánh giá và quản lý trẻ chậm phát triển tiếng nói”; Punner D., Beisler.F, Scheeres.H (1990) “Kỹ năng giao tiếp” [121], Rae Pica (1999) [122] trong “Tiến tới và học thông qua chương trình - hoạt động và trò chơi tạo sự vui vẻ” đã nêu đƣợc một số đ c điểm và nguyên nhân gây ra CPTNN ở trẻ nhƣ sau: - Yếu tố di truyền có liên quan đến CPTNN: Tiểu sử gia đình của những trẻ CPTNN: 30% trẻ CPTNN có bố/mẹ CPTNN. Có khoảng 3% đến 10% trẻ CPTNN trong tổng dân số nói chung [121], [122]. - Một số tác động về bệnh lí cũng có thể ảnh hƣởng đến sự CPTNN nhƣ bệnh viêm tai giữa, cân n ng tăng chậm, nhƣng vẫn không có đủ bằng chứng chứng minh chúng là những yếu tố chính gây ra rối loạn PTNN đ c hiệu. Ngoài ra, cũng có những yếu tố liên quan đến gen di truyền trong gia đình. Bên cạnh đó là cả yếu tố môi trƣờng cũng có tác động lớn tới việc CPTNN ở trẻ. - Chấn thƣơng não do bệnh não do thiếu oxy - thiếu máu cục bộ (HIE) ảnh hƣởng đến các kết nối trong não dẫn đến chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ và các m t phát triển khác [92].
- 11 - Ở trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng, trong số các rối loạn phát triển nhận thức, các bệnh lý về ngôn ngữ nói chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn từ 2% đến 12%. Có thể là các bệnh lý về ngôn ngữ nói với các rối loạn phát triển phân ly (ho c rối loạn đ c hiệu, ho c chứng khó đọc, viết) và các rối loạn thứ phát (nhƣ trong một hoàn cảnh nhất định, đó là rối loạn cảm xúc thần kinh có nguồn gốc trƣớc, trong và sau sinh, ho c từ các dạng chậm phát triển ho c thiếu hụt cảm giác). Nghiên cứu của Gina Conti-Ramsden & Kevin Durkin (2012) trong “Phát triển và đánh giá ngôn ngữ trẻ mầm non” [101], đã chỉ ra rằng ở trẻ CPTNN có mật độ chất xám và trắng trong cấu trúc bán cầu não trái ít hơn ở trẻ em có ngôn ngữ điển hình và ngƣời lớn. Từ những nghiên cứu nguyên nhân gây ra CPTNN ở trẻ, các tác giả cũng chỉ ra các biểu hiện và ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển nói chung và phát triển khả năng GT nói riêng. 1.1.1.4 Nghiên cứu về đánh giá mức độ chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ Việc đánh giá mức độ CPTNN ở trẻ em nói tiếng Anh đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu. Law, J., Garrett, Z., & Nye, C. (2010) [110]; Fischel, J., Whitehurst, G., Caulfield, M., & De Baryshe, B. (2009) [132]; Hoff, E. (2010) [104]; Wiley (2009) [133]... đã đƣa ra nhận định: mức độ CPTNN phụ thuộc vào quá trình, các điều kiện ảnh hƣởng đến PTNN, các lĩnh vực ngôn ngữ nhƣ tiếp nhận, và ngôn ngữ biểu đạt từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ môi trƣờng tƣơng tác và tần suất GT độ chuẩn của âm thanh tiếng nói, ngƣời tƣơng tác trong quá trình GT,… nhƣ bố thƣờng giao tiếp với con kém hơn mẹ. Để đánh giá các mốc PTNN, trên cơ sở đó xác định mức độ CPTNN và lời nói của trẻ nói tiếng Anh, hiện tại có thể thống kê khoảng 100 loại công cụ khác nhau dành cho phụ huynh trẻ, dành cho các trung tâm, trạm y tế và trƣờng học sử dụng, hay dành cho các chuyên gia đƣợc đào tạo chuyên sâu. Gina Conti-Ramsden & Kevin Durkin [101] đã tổng hợp một số công cụ đƣợc sử dụng nhiều và đáp ứng tƣơng đối đầy đủ các tiêu chí về độ tin cậy, tính hiệu lực, hiệu quả, khả thi nhƣ: (1) British Ability Scales Third Edition (BAS3) Elliot, C. D. & Smith, P. dành cho trẻ từ 3 tuổi đến 17 tuổi 11 tháng, đã đƣợc thử nghiệm cho 1,480 trẻ ở Anh; công cụ này đánh giá khả năng nhận thức và thành tích GD: đánh giá sự phát triển bằng lời nói, hiểu biết, nhận thức và trí nhớ, cùng với sự hiểu biết về các khái niệm định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 275 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 281 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 231 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
246 p | 146 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 245 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 164 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn