intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

63
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" trình bày tổng quan và cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU Tæ CHøC HO¹T §éNG KH¸M PH¸ KHOA HäC NH»M PH¸T TRIÓN VèN Tõ CHO TRÎ MÉU GI¸O 3 - 4 TUæI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU Tæ CHøC HO¹T §éNG KH¸M PH¸ KHOA HäC NH»M PH¸T TRIÓN VèN Tõ CHO TRÎ MÉU GI¸O 3 - 4 TUæI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý 2. PGS.TS. Bùi Thị Lâm HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chƣa công bố trong các công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới tập thể hƣớng dẫn: PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Giáo dục Mầm non, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã ủng hộ, cho phép tôi học tập và làm nghiên cứu sinh tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH, các cô giáo, cha mẹ và các cháu của một số trƣờng mầm non trên địa bài tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè và các đồng nghiệp gần, xa đã chia sẻ, động viên tinh thần, giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI .............................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.......... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ............................................................................... 15 1.1.3. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ...................................... 16 1.2. Cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi............................................................. 18 1.2.1. Từ và vốn từ ..................................................................................... 18 1.2.2. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ..................................... 20 1.2.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học với phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ...................................................................................... 26 1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ...................................... 38 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI ...................................................................................................... 44 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................... 44 2.1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................ 44 2.1.2. Khách thể và địa bàn khảo sát .......................................................... 44 2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................ 45 2.1.4. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát ..................................................... 45 2.1.5. Thời gian khảo sát ........................................................................... 46
  6. iv 2.1.6. Tiến trình khảo sát ........................................................................... 46 2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 47 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi .................................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi .............................................. 49 2.2.3. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ....... 65 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 75 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI ........... 76 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................ 76 3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi....................................................... 76 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ...................... 76 3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, tăng cƣờng trải nghiệm để phát triển vốn từ .................................... 76 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn .......................................... 77 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ................................................... 77 3.2. Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ............................................................ 77 3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ ......... 77 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ.......................................................................... 84 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tƣợng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ ............................................................. 90 3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học đƣợc trong hoạt động KPKH vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày......................................... 93 3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ .................................... 98
  7. v 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 100 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 103 CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 104 4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm .......................................... 104 4.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 104 4.1.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ................................... 104 4.1.3. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm ................................................... 104 4.1.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................... 105 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................... 107 4.2.1. Kết quả đo vốn từ của trẻ trƣớc thực nghiệm ................................... 107 4.2.2. Kết quả đo vốn từ của trẻ sau thực nghiệm ...................................... 112 Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 133 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 138 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 1PL
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non KPKH Khám phá khoa học MG Mẫu giáo PTVT Phát triển vốn từ SL Số lƣợng STN Sau thực nghiệm TN Thực nghiệm TTN Trƣớc thực nghiệm VT Vốn từ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi...... 48 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ......... 49 Bảng 2.3: Mức độ lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH..................................................................... 50 Bảng 2.4: Mức độ lồng ghép nội dung PTVT cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vào các chủ đề KPKH ............................................................................ 51 Bảng 2.5: Mức độ các biện pháp đƣợc sử dụng trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ....................................... 52 Bảng 2.6: Mức độ thƣờng xuyên sử dụng hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ........................................ 56 Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ............................................................ 58 Bảng 2.8: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi .................................................. 61 Bảng 2.9: Mức độ hỗ trợ chuyên môn cho GV trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ....................................... 62 Bảng 2.10: Kết quả chung về phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi .................. 65 Bảng 2.11: Vốn từ của trẻ 3-4 tuổi theo giới tính ................................................ 66 Bảng 2.12: Vốn từ của trẻ 3-4 tuổi theo khu vực ................................................ 68 Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ tiếp nhận ......................... 69 Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt .......................... 71 Bảng 3.1. Khung hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi ............... 79 Bảng 4.1: Vốn từ của trẻ trƣớc thực nghiệm ................................................... 107 Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện của các từ đƣợc trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận TTN ..................................................................................... 108 Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện của các từ đƣợc trẻ biểu đạt trong vốn từ biểu đạt TTN ........................................................................................ 110 Bảng 4.4: Kết quả chung về vốn từ của trẻ nhóm TN...................................... 113
  10. viii Bảng 4.5: Vốn từ của trẻ nhóm TN theo giới tính ........................................... 114 Bảng 4.6: Vốn từ của nhóm TN theo khu vực ................................................ 115 Bảng 4.7: Tần suất xuất hiện của các từ đƣợc trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận của nhóm TN trƣớc và sau thực nghiệm ................................. 117 Bảng 4.8: Tần suất xuất hiện của các từ đƣợc trẻ biểu đạt trong vốn từ biểu đạt của nhóm TN trƣớc và sau thực nghiệm .................................... 119 Bảng 4.9: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ tiếp nhận của nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm ........................................................ 125 Bảng 4.10: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt của nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm ........................................................ 126
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi .........................................................................47 Biểu đồ 2.2: Vốn từ trung bình của trẻ 3-4 tuổi theo giới tính ..............................67 Biểu đồ 2.3: Vốn từ trung bình của trẻ 3-4 tuổi theo khu vực ...............................68 Biểu đồ 4.1: Vốn từ của nhóm TN trƣớc và sau thực nghiệm .............................116 Biểu đồ 4.2: Vốn từ của nhóm ĐC và nhóm TN .................................................122 Biểu đồ 4.3: Vốn từ của bé trai và bé gái sau thực nghiệm .................................123 Biểu đồ 4.4: Vốn từ của trẻ sau thực nghiệm theo khu vực ................................124 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3-4 tuổi ...........................................................101
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, đồng thời phản ánh đời sống văn hóa của dân tộc. Cùng với chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ để tƣ duy. Hai chức năng này quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ phản ánh năng lực tƣ duy, năng lực trí tuệ của mỗi ngƣời và cũng là phƣơng tiện để thể hiện hiểu biết của con ngƣời về thế giới xung quanh. Khi tƣ duy của con ngƣời phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, và ngƣợc lại, khi ngôn ngữ phát triển thì cũng có nghĩa là tƣ duy phát triển. “Không có ngôn ngữ thì không có tƣ duy và ngƣợc lại, không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng" [10, tr.22]. Giáo dục ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non. Ngôn ngữ giúp trẻ biểu đạt nguyện vọng, nhu cầu, là điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, từ đó, hình thành nhân cách. Qua các hoạt động ngôn ngữ, trẻ đƣợc phát triển toàn diện cả về tƣ duy, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và các kĩ năng xã hội…Trong các nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em, PTVT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. PTVT giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh, để phát triển tƣ duy. Trẻ muốn diễn đạt ý nghĩ của bản thân cho ngƣời khác hiểu và hiểu đƣợc ngƣời khác phụ thuộc rất nhiều vào sự PTVT. Vốn từ là cơ sở để trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cũng nhƣ mọi lĩnh vực khác. 1.2. Trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về mọi phƣơng diện. Đây đƣợc xem là “cơ hội vàng” để phát triển ngôn ngữ. Giai đoạn này, trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhận thức thế giới xung quanh, tự khẳng định mình và tham gia vào các hoạt động. Những nhu cầu này thúc đẩy trẻ khám phá và tạo ra cơ hội gia tăng vốn từ nhanh chóng. VT của trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh trên mọi phƣơng diện: số lƣợng từ, cơ cấu từ loại, khả năng hiểu nghĩa của từ… Do đó, cùng với việc phát triển các thành tố khác nhƣ phát âm, học mẫu câu… thì PTVT là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là trẻ MG 3 - 4 tuổi. 1.3. Ở trƣờng mầm non, tất cả các hoạt động đều có thể PTVT cho trẻ. Mỗi
  13. 2 hoạt động đều có những ƣu thế riêng, trong đó, KPKH là hoạt động có nhiều lợi thế. Thông qua hoạt động này, trẻ không những thu nhận đƣợc vốn kiến thức về các sự vật hiện tƣợng xung quanh, biết tên gọi các loài cỏ cây hoa lá, các loài động vật… mà còn mở rộng VT đa dạng, chính xác hóa và tích cực hóa VT. Trẻ sử dụng từ ngữ để gọi tên, mô tả các sự vật hiện tƣợng. Khi trực tiếp tham gia hoạt động KPKH, trẻ đƣợc sờ, đƣợc ngửi, đƣợc nghe, đƣợc cảm nhận bằng các giác quan các sự vật, hiện tƣợng. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội VT của trẻ sẽ gần với thực tế đời sống hơn và trở nên hiệu quả hơn.. 1.4. Thực tế ở các trƣờng mầm non, khi tổ chức hoạt động KPKH, GV thƣờng chú trọng tới mục tiêu phát triển nhận thức, mà ít chú ý đến phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT cho trẻ nói riêng. Việc PTVT chƣa đƣợc đặt trong tính hệ thống, trong sự kết hợp giữa các hoạt động với nhau. Trẻ chƣa có nhiều cơ hội đƣợc giao tiếp, chia sẻ, diễn đạt ý tƣởng của mình; các hoạt động KPKH chƣa thực sự tạo đƣợc môi trƣờng ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Mặt khác, đa số GV còn gặp khó khăn về biện pháp PTVT cho trẻ trong hoạt động KPKH. Những nhƣợc điểm, khó khăn này cần đƣợc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục PTVT, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 1.5. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT nói riêng cho trẻ đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH nhƣ là phƣơng tiện để PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ để giao tiếp học tập, và nâng cao chất lƣợng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non.
  14. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động KPKH là một trong những phƣơng tiện hiệu quả để PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi. Việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, vốn từ biểu đạt và tiếp nhận của trẻ còn một số hạn chế. Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi một cách có hệ thống từ thiết kế hoạt động và môi trƣờng hoạt động theo mục tiêu PTVT, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc trải nghiệm khám phá trực tiếp sự vật, hiện tƣợng và sử dụng từ một cách tích cực, thƣờng xuyên, gắn với đối tƣợng cụ thể trong ngữ cảnh có ý nghĩa, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trƣờng thì sẽ giúp trẻ phát triển VT tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở các trƣờng mầm non tại tỉnh Thanh Hóa. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi gồm vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi đƣợc thực hiện ở trƣờng mầm non. 6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu - Khảo sát thực trạng: + 210 GVMN ở 15 trƣờng mầm non công lập tại tỉnh Thanh Hóa;
  15. 4 + 120 trẻ 3 - 4 tuổi ở 04 trƣờng (trong 15 trƣờng trên). - Thực nghiệm: 120 trẻ MG 3 - 4 tuổi ở 02 trƣờng mầm non (trong 15 trƣờng trên). 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận hoạt động: Sự PTVT của trẻ chỉ có hiệu quả nếu tiến hành thông qua các hoạt động phù hợp với hứng thú, khả năng, nhận thức của trẻ, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, giao tiếp giữa trẻ với bạn bè và ngƣời lớn xung quanh. Ở trƣờng mầm non, hoạt động KPKH có ƣu thế riêng đối với việc tạo môi trƣờng, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc quan sát, trải nghiệm, tích lũy, giao tiếp. Do vậy, cần lựa chọn hoạt động với những đối tƣợng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ MG 3- 4 tuổi nhằm giúp trẻ PTVT. - Tiếp cận hệ thống: Quá trình tổ chức hoạt động KPKH là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục trong trƣờng mầm non. Quá trình này bao gồm nhiều thành tố nhƣ: mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, đánh giá... Các thành tố này có vị trí, chức năng nhất định và có tác động qua lại với nhau. Tính hệ thống yêu cầu khi hƣớng dẫn trẻ KPKH cần đặt trong mối quan hệ với các điều kiện khách quan khác có ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động nhƣ: điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên, xã hội của địa phƣơng, điều kiện của trƣờng mầm non. - Tiếp cận tích hợp: Vận dụng quan điểm tiếp cận tích hợp, luận án nghiên cứu tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ có phối hợp nhiều phƣơng pháp, biện pháp khác nhau. PTVT cho trẻ cần đƣợc tiến hành tích hợp đan cài thông qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Thông qua tổ chức hoạt động KPKH, GV tạo điều kiện để trẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tƣợng bằng các giác quan, tiếp thu VT cùng với quá trình hình thành biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới xung quanh. - Tiếp cận phát triển: PTVT của trẻ là một quá trình liên tục mang tính kế thừa. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi đƣợc dựa trên sự phát triển chung của trẻ, ở từng giai đoạn các biện pháp tác động nhằm củng cố VT đang có, giúp trẻ đạt đƣợc mức độ phát triển cao hơn. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc, tìm kiếm cách thức tác động nhằm nâng cao VT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua tổ chức hoạt động KPKH ở trƣờng mầm non.
  16. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập, phân tích, tổng hợp tƣ liệu khoa học trong và ngoài nƣớc về PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi; tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ 3 - 4 tuổi; tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 7.2.1.2. Phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: Sử dụng phƣơng pháp này nhằm xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lý thuyết, thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm của luận án. 7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phƣơng pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non nhằm phát hiện thực trạng, các biện pháp đã áp dụng, biểu hiện VT của trẻ. Kết quả quan sát đƣợc ghi chép, mô tả và kết hợp với các thông tin thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp nghiên cứu khác để phân tích, rút ra nhận xét khoa học. 7.2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với GV để điều tra thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 7.2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp GV để có thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động KPKH; phƣơng pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non. Ngoài ra, trò chuyện trực tiếp với trẻ MG 3 - 4 tuổi để thu thập thêm thông tin về mức độ PTVT của trẻ. 7.2.3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khoa học, sự phù hợp, khả thi của biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở trƣờng mầm non. 7.2.3.5. Phƣơng pháp sử dụng thang đo: Sử dụng thang đo của Pham, G., & Tipton, T. (2018) nhằm kiểm tra VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Đây là công cụ đƣợc xây dựng theo qui trình chuẩn đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về đánh giá năng lực ngôn ngữ của trẻ em nói tiếng Việt đƣợc công bố trong khoảng 5 năm gần đây. Hai nội dung đo của công cụ gồm VT tiếp nhận và VT biểu đạt là hai năng lực cơ bản trong VT của trẻ. Hệ số alpha Cronbach ở VT
  17. 6 tiếp nhận và VT biểu đạt cao hơn 0,71 cho thấy độ tin cậy nội bộ là rất cao. Hiện nay ở Việt Nam thiếu công cụ đo VT đƣợc chuẩn hóa. Vì vậy, chúng tôi sử dụng thang đo này để đánh giá VT của trẻ. (xem Phụ lục 5) 7.2.3.6. Phƣơng pháp mô tả chân dung phát triển vốn từ của một số trẻ: Theo dõi trực tiếp sự tiến bộ về VT của 02 trẻ và mô tả kết quả đó trong và sau quá trình nghiên cứu. 7.2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel 2010 để xử lí các số liệu thu đƣợc từ khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ và thực nghiệm sƣ phạm. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ MG 3 - 4 tuổi có thể phát triển đƣợc VT tiếp nhận và VT biểu đạt tự nhiên trong quá trình tham gia vào các hoạt động KPKH ở trƣờng mầm non. 8.2. Vốn từ của trẻ MG 3-4 tuổi đƣợc phát triển thông qua trải nghiệm ngôn ngữ. KPKH là hoạt động có nhiều lợi thế trong việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tƣợng sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh có ý nghĩa, là môi trƣờng tốt cho sự PTVT. Tổ chức hoạt động KPKH có ảnh hƣởng đến sự PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 8.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH có tác động tốt đến PTVT cho trẻ MG 3- 4 tuổi khi đƣợc thiết kế có mục tiêu rõ ràng và tiến hành trong môi trƣờng thuận lợi, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc trải nghiệm ngôn ngữ một cách tự nhiên, tích cực và thƣờng xuyên. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Bổ sung, làm phong phú hơn lí luận về PTVT, hoạt động KPKH và tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 9.2. Cung cấp thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi của GV ở một số trƣờng mầm non tại tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục mầm non trong xây dựng kế hoạch phát triển GDMN của địa phƣơng. 9.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi đề xuất trong luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo, cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng GV mầm non ở tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra có thể
  18. 7 vận dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trƣờng mầm non có điều kiện giáo dục tƣơng đƣơng để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Chƣơng 4: Thực nghiệm sƣ phạm.
  19. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi PTVT là nội dung đƣợc quan tâm trong các nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ em nói chung, trẻ MG 3 - 4 tuổi nói riêng. Những nghiên cứu về vấn đề này, tập trung theo các hƣớng sau đây: Thứ nhất: Những nghiên cứu về tốc độ PTVT của trẻ MG 3-4 tuổi Ở hƣớng này có thể kể đến các tác giả tiêu biểu nhƣ: Owens [69]; Gard. Gilman & Gorman [58]; Linda & Catherine [64]; Lƣu Thị Lan [19]; Nguyễn Xuân Khoa [17]; Nguyễn Thị Phƣơng Nga [24]; Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Tƣơi [12]... Các tác giả trên đều khẳng định bƣớc vào giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có tốc độ phát triển nhanh về vốn từ. Tuy nhiên, mỗi tác giả đƣa ra các nghiên cứu khác nhau về số lƣợng và chất lƣợng từ cụ thể mà trẻ đạt đƣợc. Tác giả Owens (1986) cho rằng: “đến 3 tuổi, hầu nhƣ trẻ đều sử dụng đƣợc các câu đơn từ 3 đến 4 từ, tiếp thu khoảng 900-1000 từ; VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ đƣợc mở rộng. Đến 4 tuổi, trẻ đã thành thạo ngữ pháp cơ bản, tiếp thu khoảng 1500-1600 từ và đa dạng các loại câu hỏi” [69]. Tác giả Gard, Gilman và Gorman (1993) cho rằng: “số lƣợng từ của trẻ 3 tuổi: 425 - 900 từ, 4 tuổi: 1500 từ” [58]. Mặc dù không chỉ rõ số lƣợng từ mà trẻ có đƣợc ở độ tuổi 3 - 4 nhƣng tác giả Linda Clark & Catherine Ireland (1994) khẳng định rằng: “ở thời điểm 3 tuổi, trẻ đã có thể nhớ đƣợc những việc xảy ra hôm qua, lên kế hoạch cho ngày mai, phát âm đã khá hoàn thiện, trẻ có thể nhận thức đƣợc ngƣời lạ khoảng 85%, có khả năng dùng danh từ để đặt tên đồ vật, dùng tính từ để miêu tả đồ vật; khi đƣợc 4 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, câu hỏi của trẻ về sự vật, hiện tƣợng trong thế giới xung quanhphức tạp hơn, trẻ đã dần nắm đƣợc quy luật của việc dùng từ (khi nào dùng “một”, khi nào dùng “những”)” [64]. Điều này cũng thể hiện tốc độ PTVT của trẻ MG 3 – 4 tuổi là rất nhanh.
  20. 9 Trên ngữ liệu tiếng Việt, tác giả Lƣu Thị Lan, Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Thị Phƣơng Nga, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Tƣơi đã nghiên cứu và đƣa ra các thông tin về số lƣợng từ trẻ mà trẻ 3- 4 tuổi có đƣợc. Cụ thể, tác giả Lƣu Thị Lan (1996) cho rằng: “đến 3 tuổi, trẻ có số lƣợng từ là 486, đến cuối 3 tuổi thì số lƣợng từ của trẻ tăng lên 107%; nhƣng cuối 4 tuổi, số lƣợng từ của trẻ chỉ tăng 40,58% so với lúc đầu của 4 tuổi (khoảng 1035 từ)” [20]. Nguyễn Xuân Khoa (1999) cho rằng: “đến 3 tuổi, trẻ sử dụng đƣợc 1300 từ, trong đó phần lớn là danh từ và động từ; khi 4 tuổi, vốn từ của trẻ vào khoảng 1900 – 2000 từ, danh từ, động từ vẫn chiếm ƣu thế, còn tính từ, các từ loại khác ít sử dụng” [17]. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (2006) cho rằng: “Ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh, vốn từ của trẻ tăng gấp 5 lần so với lúc 2 tuổi, trẻ có khả năng sử dụng trung bình khoảng 1000 từ, các từ sử dụng có thể phân chia một cách ƣớc lệ nhƣ sau: 60% danh từ, 20% động từ, 10% danh từ riêng và 10% các từ loại khác nhau nhƣ tính từ, đại từ...” [24]. Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Tƣơi cho rằng: “số lƣợng từ mà trẻ tích lũy đƣợc là khoảng 1800 – 1835” [12]. Sở dĩ có nhiều kết quả khác nhau về tốc độ phát triển từ của trẻ MG 3-4 tuổi nhƣ trên là do các tác giả nghiên cứu vào các thời điểm khác nhau, với đối tƣợng trẻ ở các vùng miền khác nhau. Thêm nữa, kết quả này còn phụ thuộc vào VT mà tác giả đề cập là VT tiếp nhận hay VT biểu đạt... Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định, tốc độ PTVT của trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi diễn ra nhanh. Đây là thời điểm quan trọng để tổ chức hoạt động thúc đẩy sự PTVT cho trẻ. Thứ hai: Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa PTVT với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ em Ở hƣớng này có thể kể đến các tác giả tiêu biểu nhƣ: L.S.Vygotsky[46]; E.I. Tikheeva[39]; Lee Yun Gyung [63]; Paul. L. Morgan [70]… Các tác giả trên đều khẳng định có mối quan hệ giữa PTVT với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ em. Cụ thể: L.S.Vygotsky nhấn mạnh, ngôn ngữ là công cụ tâm lí quan trọng nhất của một nền văn hóa. Theo ông: “hoạt động tinh thần của con ngƣời chính là kết quả học tập mang tính xã hội chứ không phải là học tập mang tính cá thể. Khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác với ngƣời lớn và bạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2