intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn

Chia sẻ: Tran Quoc Quy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

409
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn" có kết cấu nội dung gồm 5 phần, nội dung tài liệu gồm có: 1. Vị trí pháp lý và chức năng của chính quyền địa phương cấp xã, 2. cơ cấu tổ chức thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn

  1.        TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI   TẠI MIỀN TRUNG         Học phần: HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: Th.s Đặng Thị Đào Trang Đề tài: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn Lớp: 1511 QTVB Thành viên:  1. Hà Văn Sơn 2. Trần Thị Phú 3. Huỳnh Nguyên Thảo 4. Nguyễn Thanh Loan
  2. NỘI DUNG 1. Vị trí pháp lý và chức năng của chính quyền địa phương cấp xã 1.1 Vị trí pháp lý 1.2 Chức năng 2. Cơ cấu tổ chức thành viên  2.1 Cơ cấu về tổ chức 2.2 Cơ cấu về thành viên, chức vụ, chức danh 2.3 Chức danh công chức cấp xã 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã 4. Sơ đồ về cơ cấu và tổ chức tổ chức 5. Nhiệm vụ của công chức cấp xã 5.1 Nhiệm vụ của công chức trưởng công an xã 5.2 Nhiệm vụ của công chức chi huy trưởng quân sự 5.3 Nhiệm vụ của công chức văn phòng – thống kê 5.4 Nhiệm vụ của công chức Địa chính – Xây dựng 5.5 Nhiệm vụ của công chức Tài chính – Kế toán 5.6 Nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch 5.7 Nhiệm vụ của công chức Văn hóa – xã hội
  3. 1. Vị trí pháp lý và chức năng của chính quyền địa phương cấp xã 1.1 Vị trí pháp lý  ­ Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội  đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm  trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. ­ Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của  cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm  bảo đảm thực hiện chủ  trương, biện pháp phát triển kinh tế  ­ xã hội và thực  hiện các chính sách khác trên địa bàn. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết định những vấn đề  của xã trong phạm vi được phân quyền, phân   cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên  quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ  quan hành chính nhà nước cấp  trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về  kết quả  thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm  chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát  triển kinh tế ­ xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. 1.2 Chức năng
  4.  ­ Uỷ  ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp  phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà  nước từ Trung ương tới cơ sở. ­ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội  đồng nhân dân xã. ­ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống  tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham  nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan,  tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi  ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã. ­ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân  sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn  quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của  xã trong phạm vi được phân quyền. ­ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. ­ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy  quyền cho Ủy ban nhân dân xã 2. Cơ cấu tổ chức thành viên  2.1 Cơ cấu về tổ chức Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy  viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có  một Phó Chủ tịch.   2.2 Cơ cấu về thành viên, chức vụ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có  hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt  Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  5.      2.3 Chức danh công chức cấp xã Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)  hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội. 3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các  nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: ­ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban  nhân dân xã; ­ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi  hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội  đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng,  an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và  các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ  chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính  mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác  của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy  định của pháp luật; ­ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm  việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; ­ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy  định của pháp luật; ­ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền  hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; ­ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;  áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong  phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã  theo quy định của pháp luật; ­ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy  quyền. 4.Sơ đồ về cơ cấu và tổ chức tổ chức
  6. 5.Nhiệm vụ của công chức cấp xã 5.1 Nhiệm vụ của công chức trưởng công an xã ­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền  hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên  địa bàn theo quy định của pháp luật. ­  Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an  xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.  ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.      5.2 Nhiệm vụ của công chức chi huy trưởng quân sự   ­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự  trên địa bàn theo quy định của pháp luật. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân  tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của  cơ quan có thẩm quyền. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao 5.3 Nhiệm vụ của công chức văn phòng – thống kê .­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống  kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân  tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
  7. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.3.1 Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,  lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội  đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; 4.3.2 Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ  chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt  động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; 4.3.3 Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực  hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại  Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến  Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo  thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc  của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của  pháp luật; 4.3.4 Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực  hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình  hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế ­  xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng  nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban  nhân dân cấp xã. 5.4 Nhiệm vụ của công chức Địa chính – Xây dựng ­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài  nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng  nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.4.1 Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây  dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa  dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp  và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; 4.4.2 Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào  sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; 4.4.3 Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản  lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  8. 4.4.4 Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính  trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng  đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất  đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải  tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân  dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết  định theo quy định của pháp luật. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và  do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 5.5 Nhiệm vụ của công chức Tài chính – Kế toán .­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên  địa bàn theo quy định của pháp luật. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.5.1 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền  phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai  thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; 4.5.2 Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo  hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và  thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; 4.5.3 Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp  xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế  toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo  quy định của pháp luật; 4.5.4 Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,  quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban  nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và  do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 5.6 Nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch ­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên  địa bàn theo quy định của pháp luật. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
  9. 4.6.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục  vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn  cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; 4.6.2  Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân  dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét,  quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; 4.6.3 Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận  và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối  hợp với công chức Văn hóa ­ xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy  ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã; 4.6.4 Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ  sở. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và  do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 5.7 Nhiệm vụ của công chức Văn hóa – xã hội ­ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,  quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục  thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế,  giáo dục theo quy định của pháp luật. ­ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.7.1 Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể  thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng  đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa  bàn cấp xã; 4.7.2 Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế ­  xã hội ở địa phương; 4.7.3 Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,  tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính  sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi  trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công;  quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các  hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn  cấp xã;
  10. 4.7.1 Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân  phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác  giáo dục tại địa bàn cấp xã. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và  do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2