Bài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội
lượt xem 96
download
Để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất cũng như áp dụng vào cuộc sống, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội
- Mục lục Lời mở đầu Nội dung • I. Các khái niệm • II. Mối quan hệ biện chứng • III. Ý nghĩa phương pháp luận • IV. Liên hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội Kết luận. Tài liệu tham khảo: • Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2014 • Wikipedia “Cái chung và cái riêng” • LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động, ý thức cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, môi trường… để đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi khoa hoc công nghệ cũng như sự biến đổi ngày càng nhanh của xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Chúng ta phải khẳng định rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời những con người ấy phải có tri thức, có đạo đức.
- Đặt mỗi cá nhân vào mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ta lại càng thấy tầm quan trọng giữa mối liên hệ chung – riêng. Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin: “Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại.Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.” Để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất cũng như áp dụng vào cuộc sống nhóm 7 chúng em chon đề tài “ Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội.” NỘI DUNG I. Các khái niệm. Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước,… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau. + Cái riêng là phạm trù triết học dung dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ: ngôi nhà, cái bàn, hiện tượng ô nhiễm môi trường, quá trình nghiên cứu thị trường của một công ti. Sự tồn tại cá thể của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong các cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dung để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. Tính cách của một người, vân tay, nền văn hóa của một dân tộc,… là những cái đơn nhất. Như vậy, cái đơn nhất không phải là một sự vật, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng. Nó chỉ là đặc trưng của cái riêng. + Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Ví dụ : Cái chung của người Việt Nam là có một lòng lồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Cái chung của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê.
- + Cái đơn nhất là một phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật mà không lặp lại ở sự vật khác. Ví dụ: Đều là cây nhưng sao mỗi loại cây lại có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn đều là hoa hồng nhưng tại sao hồng nhung lại có mùi hương quyến rũ, hoa hồng vàng lại nhẹ nhàng, hồng xanh kiêu sa. Đó chính là đặc điểm riêng – “cái đơn nhất” của nó. *) Phân biệt giữa cái chung bản chất và cái chung không bản chất: + Cái chung không bản chất là cái chung thường do sự ngẫu hợp mà có. Chẳng hạn cái chung bản chất với phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật là vật chất luôn vận động. Như vậy, tính lặp lại là đặc trưng của của cái chung. Tính chất này cho thấy những mặt, những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vật chất khác nhau. Nó cho ta một cách nhìn sự vật trong mối liên hệ qua lại, gắn liền với nhau. Ví dụ : Cuộc cách mạng là cái chung, đó là sự thay đổi từ cái này sang cái khác tiến bộ hơn. Nhưng trong các cuộc cách mạng thì có nhiều loại (cách mạng tư sản, cách mạng dân tộc dân chủ),đó là những cái riêng. + Còn cái chung bản chất lại là cái chung giống nhau của rất nhiều sự vật hiện tượng mang tính cơ bản là đặc trưng để nhận dạng một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ: Cái chung của các loại cây là quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi chất với môi trường xung quanh. Nếu một cái cây nào mà không có những đặc điểm đấy sao con gọi là cây nữa. Hay như ở con người cái chung bản chất chính là tình cảm, mối quan hệ với gia đình, xã hội. II. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng : Những nhà nghiên cứu triết học MácLenin đề cập đến có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung", đó là phái duy thực và phát duy danh. Triết học MácLenin cho rằng, cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. Phái duy thực Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng", theo phái này thì "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có "cái chung" mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng", mà còn sinh ra "cái riêng". Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra. Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con
- người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi) Phái duy danh Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa. Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học. Cả hai quan điểm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. Phép biện chứng duy vật của Triết học MarxLenin cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau; phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng [nào cũng] là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất] của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung” _Lênin_ Cụ thể là: Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn, không có sinh viên nói chung nào tồn tại bên cạnh sinh viên ngành kinh tế đầu tư, sinh viên ngành kinh tế phát triển… nào cũng phải đến trường học tập, nghiên cứu, thi cử theo nội quy nhà trường. Những đặc tính chung này lặp lại ở những
- sinh viên riêng lẻ và được phản ánh trong khái niệm “sinh viên”. Hay như quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế thì không phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện của các nhà tư bản (cái riêng). Rõ ràng, cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. Một ví dụ khác, nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những đặc điểm phong phú của nó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. Như vậy, sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung. Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển cảu cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung và cái đơn nhất. Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái đơn nhất. Nhờ thế, giữa những cái riêng luôn có sự tách biệt, vừa có thể tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, sự “va chạm” giữa những cái riêng vừa làm cho những sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, vừa làm cho sự vật tách xa bởi cái đơn nhất. Cũng nhờ sự tương tác này giữa những cái riêng mà cái chung có thể được phát hiện… Ví dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… Còn đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ trở thành cái chung, cái phổ biến.
- Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện cái mới ra đời thay thế cái cũ. Đồng thời sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định, bị thay thế bằng cái mới. Ví dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Có những đặc điểm xét trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất nhưng xét trong nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ: quy luật cung cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường, nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử, nó chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức khác như kinh tế tự cung tự cấp. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung có thể biến thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất. Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không hề đơn giản, Lênin đã cho rằng: “Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung” _ Lênin _ III. Ý nghĩa phương pháp luận. Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết học MácLênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: • Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
- • Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. • Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". Trong Bút ký Triết học, Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẵn tính nguyên tắc.” IV. Mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường và xã hội *) Quan hệ giữa bản thân và gia đình. Trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng đều chứa đựng những nét chung và nét riêng biệt vậy nên trước tiên em đi xét về mối quan hệ giữa bản thân và gia đình: Gia đình là tổ ấm là nơi chở che là bến bờ vững chắc cho mỗi cá nhân, mỗi con người. Ngoài ra, nơi đây còn là một tổ hợp của các chỉnh thể có các mối liên hệ với nhau như vợchồng, cha mẹcon, cháu –ông,bà... họ sống hạnh phúc, đầm ấm và chan hòa.Ở đó tình thương được tồn tại, được vun đắp và gieo trồng trong mỗi con người. Còn bản thân là một cái riêng mang những đặc tính riêng biệt về tính cách, học vấn, nhận thức, cách giao tiếp,.... cái riêng này tạo nên sự khác biệt cho mỗi thành viên trong gia đình. Cụ thể hóa một chút ta thấy mỗi con người sinh ra đểu có họ tên, ngày tháng năm sinh, có các đặc điểm nhận dạng dấu vân tay,vân tai... đặc điểm di truyền như ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành... tất cả những đăc điểm đó tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên với nhau cũng như giữa những con ngưới với con người trong một xã hội. Còn đối với gia đình, khi ta nhắc đến 2 từ đó thôi thì ta cũng có thể hình dung ra được những đặc điểm chung nhất để tạo nên một gia đình đó là mỗi thành viên trong gia đình đó có mối liên hệ với nhau về mặt huyết thống hay có mối liên hệ vể mặt luật pháp: ông, bà, cha,me, con ,anh chị em... Tất cả họ cùng sống trong một mái nhà cùng lao động, cùng sinh hoạt, cùng xây đắp nên một gia đình hoàn chỉnh hơn. Và gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội.
- Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vào đời sống cộng đồng như cách ứng xử giữa các thành viên gia đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau…Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương: từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường, … đến những quan hệ họ hàng thân thiết. Từ đó khi đi phân tích mối quan hệ giữa bản thân với gia đình ta nên nghĩ ngay đến sự tác động qua lại giữa chúng. Bản thân là một cái riêng, chứa những cái riêng góp phần vào cái chung “gia đình” để tạo nên cái riêng biệt cho cái chung đó. Và cũng từ những cái chung căn bản đó chúng ta gần gũi, gắn kết, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với gia đình tuy nhiên không hề đánh mất đi cái riêng, sở trường của bản thân bởi chính mái ấm đó đã tạo điều kiện cho cái riêng phát triển mạnh mẽ hơn, do được đáp ứng chăm sóc đầy đủ các nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. *) Quan hệ giữa bản thân với nhà trường. Đối với triết học Mác –Lênin, mối quan hệ giữa mối chúng ta sinh viên với nhà trường là một mối quan hệ gắn bó mật thiết, liên hệ với nhau. Xét trong nền gíao dục nước nhà, nhà trường là một cái riêng. Mỗi nhà trường đều có chung những đặc điểm như đều có tên trường, có đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên, có thiết bị dụng cụ phục vụ học tập, có nội quy, quy định của nhà trường… đó chính là cái chung mà mỗi nhà trường đều có. Tên cụ thể mỗi trường, mỗi sinh viên, học sinh hay mỗi phương pháp dạy học riêng của trường… là các cái đơn nhất, là đặc trưng của một trường mà không trường nào có cả. Cái đơn nhất của mỗi trường tạo nên cái riêng biệt, đặ trưng của trưng của trường đó, đặc điểm để phân biệt giữa các trường với nhau. Nhà trường và mỗi bản thân chúng ta đều tồn tại một cách khách quan, trong đó sinh viên tồn tại trong nhà trường, thể hiện năng lực nhận thức của bản thân qua các phương pháp học tập khác nhau. Ta có thể thấy được nhà trường là cái toàn bộ, còn giáo viên, sinh viên,..là một bộ phận khẳng định và thể hiện nhà trường, nó sâu sắc bản chất hơn nhà trường. Trong nhà trường mỗi sinh viên là một cái riêng, mỗi sinh viên lại có một phương pháp học tập khác nhau tạo nên cái đơn nhất cho nhà trường . nhưng khi phương pháp học tập đó có hiệu quả cao và được chia sẻ rộng rãi cho nhiều người, điều đó sẽ tạo nên cái chung giữa các sinh viên. Từ đó ta thấy được cái đơn nhất đã chuyển hóa thành cái chung trong điều kiện nhất định Áp dụng cái chung cái riêng của triết học Mác Leenin vào phương pháp quản lí sinh viên, học sinh của mỗi nhà trường: Mỗi nhà trường đều chọn cho mình những
- giáo viên, học sinh, sinh viên ưu tú, đủ điều kiện mà nhà trường đặt ra, có năng lực và khả năng tạo được nét riêng cho nhà trường. Trong quá trình dạy và học, mỗi giáo viên, mỗi sinh viên phải chọn cho mình phương pháp dạy và học tối ưu hiệu quả nhất để có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân mình. Khi phương pháp đó là hữu ích, nó được chia sẻ, áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người, từ đó giúp cho mọi người đi đúng hướng việc học tập trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Qua quá trình học tập một bộ phận học sinh, sinh viên chưa đạt kết quả cao, không đủ điều kiện để dự thi thì phải được đào tạo lại, đến khi đủ điều kiện và đạt được kết quả tốt hơn. Mặt khác một bộ phận học sinh, sinh viên có phương pháp học tập tốt hơn đạt kết quả cao trong học tập và được nhà trường khen thưởng qua các mức khác nhau như: xuất sắc, tiên tiến…hay xếp loại: giỏi, khá, trung bình, yếu… Về các hoạt động cho sinh viên, nhà trường luôn vận động, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, vui chơi lành mạnh và hạn chế những hoạt động vô bổ, không làh mạnh diễn ra trong nhà trường, đồng thời đặt ra những quy định yêu cầu học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên phải tuân theo. Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu những chủ nhân tương lai của đất nước mỗi sinh viên phải không ngừng ngày càng nâng cao trình độ, kiến thức của mình, hoàn thiện bản thân. Mỗi sinh viên cần năng động, sáng tạo, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để tìm ra, nghiên cứu ra những cái hay cái mới có ích cho bản thân, cho xã hội và cho đất nước. Không chỉ vậy nhà trường cũng phải tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập đạt kết quả tốt nhất, phải không ngừng thay đổi cái lỗi thời, lạc hậu bằng cái mới, hiện đại hơn, tiên tiến hơn nhằm tạo ra một thế hệ tương lai tốt nhất cho đất nước. *) Mối quan hệ giữa bản thân với xã hội. Xét về mối quan hệ giữa bản thân với xã hội, ta thấy cái riêng là cá nhân, cái chung là xã hội. Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ… Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành, những cá nhân này sống và hoạt động trong nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử quy định. Trong quan hệ với giống loài, tức là trong mối quan hệ với xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách như sau: • Cá nhân là phương thức tồn tại của loài “người”. Không có con người nói chung, loài người tồn tại độc lập. • Cá nhân là cá thể riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách. • Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội. Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa cái chung và cái riêng. Mác cho rằng: “Chỉ có trong tập thể mới có những phương tiện làm cho mỗi cá nhân có khả năng phát triển toàn diện những năng
- khiếu của mình… chỉ có trong tập thể mới có tự do cá nhân.” Mỗi cá nhân trong một tập thể phải biết phát huy điểm mạnh của mình, biến cái đơn nhất có lợi thành cái chung, biến cái chung bất lợi thành cái đơn nhất. Khi làm bất cứ một vấn đề gì cũng phải xem xét giải quyết vấn đề sao cho hợp lý nhất. Có như thế thì con đường đến thành công của bạn sẽ ngắn đi rất nhiều đấy. V. KẾT LUẬN Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại. Giữa cái riêng và cái chung luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình; còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung. Với vai trò là một cái riêng, mỗi một cá nhân hãy biết hòa mình với cộng đồng, cống hiến hết mình cho gia đình, nhà trường và xã hội. Áp dụng một cách nhuần nhuyễn, hợp lý triết học vào cuộc sống, công việc để mang lại một hiệu quả tốt nhất. Tất cả là bởi vì: “Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải gắn liền với thực tiễn.”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp
45 p | 2759 | 247
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty thế kỉ 21 (MCK:C21)
13 p | 750 | 224
-
Bài tiểu luận: Phân tích môi trường quản trị nhân lực bên trong trong hoạch định nguồn nhân lực Công ty Thế giới di động
13 p | 944 | 121
-
Bài tiểu luận: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
63 p | 1464 | 80
-
Tiểu luận Phân tích tài chính: Phân tích khả năng sinh lời của công ty - Công ty Nhựa Bình Minh (BMP)
10 p | 506 | 67
-
Bài tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Rạng Đông
40 p | 337 | 52
-
Bài tiểu luận: Phân tích động học cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập trong hộp số tự động
62 p | 160 | 47
-
Bài tiểu luận: Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế
24 p | 278 | 43
-
Tiểu luận: Phân tích đánh giá về thị trường sữa bột trẻ em thời gian qua
3 p | 351 | 43
-
Bài tiểu luận: Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
22 p | 192 | 42
-
Bài tiểu luận: Phân tích dòng tiền
22 p | 179 | 33
-
Bài tiểu luận: Phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán
15 p | 252 | 29
-
Bài tiểu luận Marketing căn bản: Phân tích hỗn hợp marketing của Vinamilk
30 p | 68 | 27
-
Bài thảo luận Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phát triển (phần mềm) cho một hệ thống thông tin Quản lý nhân sự
60 p | 70 | 23
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 p | 87 | 14
-
Bài tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược thành phần của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket
40 p | 48 | 14
-
Bài tiểu luận học phần Phân tích hoạt động kinh doanh
16 p | 49 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn