Bài tiểu luận học phần Phân tích hoạt động kinh doanh
lượt xem 13
download
Bài tiểu luận học phần Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm giới thiệu khái quát về công ty; phân tích tình hình kinh doanh tại công ty; Đánh giá chung tình hình kinh doanh công ty; Định hướng phát triển của công ty;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận học phần Phân tích hoạt động kinh doanh
- TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Họ và tên: Hoàng Văn Thái SBD Ngày sinh 15-07-1989 Lớp: BỔ SUNG KIẾN THỨC QTKD
- I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hương Hưng Loại hình DN: Cty TNHH MTV tư nhân Đăng ký kinh doanh/Đăng ký doanh nghiệp/Đăng ký đầu tư số: 4601033751. Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Ngày cấp: 22/02/2012, thay đổi lần thứ 7 ngày 09/12/2021. Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng. Vốn thực góp: 1.900.000.000 đồng. Lĩnh vực hoạt động: Thương mại sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp, Gia công, lắp đặt các sản phẩm nhôm kính, inox,... Quá trình hình thành và phát triển: Từ những năm 2000, Giám đốc công ty là ông Đặng Văn Hưng đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực sản xuất và gia công cơ khí. Năm 2008, ông Hưng xây dựng và thành lập Hộ kinh doanh Đặng Văn Hưng với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và gia công cơ khí, thị trường đầu ra là các hộ gia đình, các công trình có quy mô nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Nhận thấy cơ hội phát triển trong ngành và với kinh nghiệm tích lũy được, năm 2012 ông Đăng Văn Hưng đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân Hương Hưng. Với ngành nghề kinh doanh chính là thương mại sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp, Gia công, lắp đặt các sản phẩm nhôm kính, inox,... Đến năm 2021, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, Doanh nghiệp tư nhân Hương Hưng được đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hương Hưng. Sau nhiều năm hoạt động trong ngành Công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ với các đối tác lớn, các cơ quan trên địa bàn góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiều năm qua công ty vẫn luôn đem đến cho khách hàng với những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả phù hợp nhưng vẫn luôn đi đôi với chất lượng, giải quyết kịp thời, thỏa đáng các phản hồi của khách hàng để tạo niềm tin và đem lại uy tín cho công ty. Bộ máy tổ chức: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hương Hưng là một công ty có quy mô
- nhỏ, bộ máy tổ chức của công ty khá đơn giản. Giám đốc Công ty là người điều hành trực tiếp và quản lý mọi hoạt động của công ty. GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỬA HÀNG VÀ BP XƯỞNG SẢN XUẤT BP KẾ TOÁN KINH DOANH Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm pháp lý và đề ra các quy định cho công ty. Đồng thời là người quản lý trực tiếp và điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền đưa ra mọi quyết định mọi việc, mọi vấn đề xảy ra hàng ngày ở các bộ phận trong công ty được nhanh chóng và chính xác. Xưởng sản xuất: là bộ phận chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của các đơn đặt hàng. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được công ty vận chuyển đến khách hàng. Cửa hàng: Chịu trách nhiệm trưng bày và phân phối các sản phẩm hàng hóa thương mại. BP kinh doanh: Bán hàng chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm của công ty. Đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan để hoàn tất quy trình mua bán. BP Kế toán thực hiện các công việc thống kê các khoản thu chi phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty, lập và nộp các báo cáo thuế, thực hiện các quyết toán thuế và nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Thiết lập các ngân sách, các khoản vay và để cho Giám đốc phê duyệt. Thanh toán và chi trả lương cho nhân viên đúng thời hạn. 1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Thương mại sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp, inox, Gia công cơ khí, lắp đặt các sản phẩm nhôm kính, inox,... 1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm
- a, Đối với sản phẩm thương mại: Thị trường tiềm năng: Sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp và inox là các nguyên liệu quan trọng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm ngành xây dựng, cơ khí, điện tử, y tế, thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Do đó, thị trường tiềm năng cho kinh doanh sắt, inox là rất lớn. Cạnh tranh cao: Do nhu cầu sử dụng Sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp và inox cao, các doanh nghiệp kinh doanh đang đối mặt với sự cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp trong ngành. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh chóng để duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh. Quản lý kho hàng: đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quản lý kho hàng hiệu quả để quản lý và giám sát số lượng sắt và inox đang có trong kho hàng. Quản lý kho hàng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo sẵn sàng cung cấp sản phẩm cho khách hàng khi có nhu cầu. Chất lượng sản phẩm: Sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp và inox là hai nguyên liệu rất quan trọng trong các ứng dụng công nghiệp và cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất. Thay đổi giá cả: Kinh doanh Sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp và inox là một ngành kinh doanh phụ thuộc vào giá cả. Giá sắt và inox có thể thay theo thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Phân loại và đa dạng sản phẩm: Kinh doanh Sắt không gỉ nhôm kính, sắt thép hộp và inox đa dạng về sản phẩm, từ thanh sắt, tấm sắt, ống inox, phụ kiện cơ khí đến các sản phẩm gia công từ sắt và inox như kết cấu thép, máy móc, bàn ghế, tủ kệ và nhiều sản phẩm khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp có khả năng sản xuất, gia công và cung cấp đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. b, Đối với sản phẩm gia công cơ khí: Chuyên môn cao: Kinh doanh gia công cơ khí yêu cầu kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng chế tạo đồng bộ, sử dụng máy móc, dụng cụ cơ khí và công nghệ sản xuất hiện đại để gia công các chi tiết cơ khí phức tạp.
- Đòi hỏi về kinh nghiệm: Kinh doanh gia công cơ khí đòi hỏi kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị, máy móc cơ khí, cũng như kiến thức về các phương pháp gia công và sửa chữa chi tiết cơ khí. Tính chất đặc thù của sản phẩm: Các sản phẩm được gia công cơ khí thường có tính chất đặc thù, như kích thước chính xác, độ bền cao, chịu được áp lực và môi trường khắc nghiệt. Đa dạng về ứng dụng: Sản phẩm gia công cơ khí có đa dạng ứng dụng, từ sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp, ô tô, máy bay, tàu thủy, đến sản phẩm trong các ngành y tế, chế tạo đồ gia dụng. Tương đối ổn định về thị trường: Kinh doanh gia công cơ khí có thị trường ổn định, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm cơ khí trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng đều rất lớn. Đối tác khách hàng đa dạng: Do tính chất đa dạng về ứng dụng, kinh doanh gia công cơ khí có đối tác khách hàng đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Cần đầu tư vốn lớn: Kinh doanh gia công cơ khí đòi hỏi đầu tư vốn lớn vào trang thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất để đáp ứng được nhu cầu sản xuất với chất lượng cao và giá thành cạnh tranh. Cạnh tranh cao: Trong lĩnh vực gia công cơ khí, có sự cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp khác, đặc biệt là từ các nhà sản xuất gia công cơ khí trong khu vực. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh chóng để duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh. 1.2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ đối với Gia công cơ khí và lắp đặt sản phẩm Tiếp nhận yêu cầu khách hàng: Đầu tiên, công ty tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng. Yêu cầu này có thể là bản vẽ kỹ thuật, mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc thông tin về các yêu cầu kỹ thuật cần đạt được. Thiết kế và lập kế hoạch: Sau khi tiếp nhận yêu cầu, bộ phận xưởng sản xuất sẽ tiến hành thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch sản xuất, bao gồm lựa chọn các phương pháp gia công, vật liệu cần sử dụng, quy trình gia công và thời gian hoàn thành. Mua nguyên liệu và vật liệu: Các vật liệu như sắt không gỉ, inox,... phục vụ cho quá
- trình gia công cơ khí sẽ được nhập từ cửa hàng của Công ty, đối với các nguyên liệu không có tại cửa hàng Công ty thì được mua từ các nhà cung cấp. Đảm bảo chất lượng và đúng quy cách của nguyên liệu là một yếu tố quan trọng để đạt được sản phẩm cuối cùng chất lượng cao. Gia công và chế tạo: Quá trình gia công và chế tạo bao gồm nhiều bước như cắt, mài, phay, tiện, hàn, uốn, ép, hoặc sử dụng các công nghệ hiện đại như gia công CNC. Các công đoạn này thực hiện nhằm tạo ra các chi tiết cơ khí theo thiết kế và yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra chất lượng: Sau khi gia công xong, các chi tiết cơ khí sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước chính xác và không có khuyết điểm. Kiểm tra chất lượng có thể bao gồm kiểm tra kích thước, kiểm tra độ bền, kiểm tra độ chính xác và các phép đo khác. Lắp ráp và hoàn thiện: Sau khi kiểm tra chất lượng, các chi tiết cơ khí sẽ được lắp ráp và hoàn thiện để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Quá trình này có thể bao gồm việc hàn, vặn vít, lắp ráp các bộ phận và hoàn thiện bề mặt. Kiểm tra cuối cùng và đóng gói: Sau khi lắp ráp, sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và đối tác. Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng gói một cách cẩn thận để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển và giao hàng. Giao hàng và dịch vụ hậu mãi: Cuối cùng, sản phẩm được giao hàng cho khách hàng theo thỏa thuận trước đó. Sau khi giao hàng, Công ty cũng có thể cung cấp dịch vụ hậu mãi như bảo trì, sửa chữa, cung cấp linh kiện thay thế hoặc hỗ trợ kỹ thuật sau khi sản phẩm đã được giao. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY Căn cứ: BCTC 2020, 2021, 30/06/2022 là báo cáo nội bộ. Bảng tóm tắt một số thông tin tài chính cơ bản: (Đvt: Triệu đồng). 2021 30/06/2022 Tiêu chí 2020 Giá trị %tăng/giảm Giá trị %tăng/giảm
- so 2020 so 2021 I- Tài chính Tổng tài sản 11,345 15,924 40% 16,864 6% Tài sản ngắn hạn 11,345 14,739 30% 15,727 7% Tiền 541 758 40% 424 -44% Các khoản phải thu 5,809 7,840 35% 9,530 22% + Phải thu khách hàng 5,809 7,840 35% 9,530 22% Hàng tồn kho 4,966 6,087 23% 5,751 -6% Tài sản ngắn hạn khác 29 54 86% 22 -59% + Thuế GTGT được khấu trừ 29 54 86% 22 -59% + Tài sản ngắn hạn khác 0 0 - 0 - Tài sản dài hạn 0 1,185 - 1,137 -4% TSCĐ (CP XDCBDD) 0 1,185 - 1,137 -4% + TSCĐ hữu hình 0 1,185 - 1,184 0% + Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 - (47) - Tổng nguồn vốn 11,345 15,924 40% 16,864 6% Nợ phải trả 8,937 13,244 48% 13,968 5% Nợ ngắn hạn 8,937 13,244 48% 13,968 5% + Vay ngắn hạn 3,474 7,256 -19% 6,502 -10% + Phải trả người bán 5,463 5,988 10% 7,466 25% VCSH 2,408 2,680 11% 2,896 8% + Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,900 1,900 0% 1,900 0% + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 508 780 54% 996 28% II – Hoạt động kinh doanh
- Doanh thu 23,759 26,554 12% 12,571 -53% Giá vốn hàng bán 20,841 23,152 11% 11,565 -50% - % GVHB/DT 87.72% 87.19% 92.00% Chi phí tài chính 887 929 5% 215 -77% - Chi phí lãi vay 887 929 - 215 - - % CP lãi vay/DT 3.73% 3.50% 1.71% Chi phí QLDN 1,758 2,148 521 - % CP BH&QLDN/DT 7.40% 8.09% 4.14% Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 273 325 270 Lợi nhuận khác 0 15 0 Lợi nhuận trước thuế 274 340 269 - %lợi nhuận trước thuế/DT 1.15% 1.28% 2.14% Lợi nhuận sau thuế 219 272 215 - %lợi nhuận sau thuế/DT 0.92% 1.02% 1.71% III - Chỉ số tài chính ROA (theo LNTT) 2.42% 2.14% 1.60% ROE (theo LNTT) 9.09% 12.69% 9.29% Khả năng thanh toán hiện hành 1.27 1.11 1.13 Khả năng thanh toán nhanh 0.71 0.65 0.71 Vòng quay tài sản 2.09 1.67 0.75 Số ngày tồn kho 86 184 Số ngày phải thu 93 249 Số ngày phải trả 78 193
- Đòn cân nợ (Tổng nợ/VCSH) 3.71 4.94 4.82 Cân đối nguồn vốn 2,408 1,495 1,759 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 1.99 2.04 0.83 2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 2.1.1 Phân tích tình hình tài sản Tổng tài sản của Công ty tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2021 tăng 40% so với năm 2020, tương đương với tăng 4.579 triệu đồng. Và tính đến 6 tháng đầu năm 2022 tổng tài sản của công ty tăng 6% so với năm 2021. Cụ thể: - Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn trong năm 2021 là 14.739 triệu đồng, tăng 3.394 triệu đồng so với năm 2020, tương đương 30%. Trong đó: + Tiền mặt: Tiền mặt của Công ty tại thời điểm 31/12/2021 đạt 758 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2021. Điều này thể hiện, dòng tiền mặt của Công ty luôn luôn được đảm bảo. + Các khoản phải thu của khách hàng tăng 35% so với năm 2021, tương đương tăng 2.031 triệu đồng so với năm 2021. Nguyên nhân: Do trong năm 2021, Công ty mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng và đối tác đầu ra, nên Công ty đã áp dụng chính sách ưu đãi về công nợ gối đầu cho các đối tác và khách hàng. Với những KH và đối tác được áp dụng chính sách ưu đãi về công nợ là những đối tác uy tín, mang lại hiệu quả lớn cho công ty và được Công ty kiểm soát chất lượng công nợ. + Hàng tồn kho: Hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2021 đạt 6.087 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2020. Việc tăng hàng tồn kho nhằm đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường của công ty. - Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty trong năm 2021 đạt 1.185 triệu đồng, do trong năm 2021 Công ty đã đầu tư Tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn Tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng trưởng qua các năm, trong năm 2021 tổng nguồn vốn của công ty đạt 15.924 triệu đồng, tăng 4.579 triệu đồng, tương đương với tăng
- 40% so với năm 2020. Trong đó: - Nợ phải trả tăng 4.307 triệu đồng, tương đương tăng 48% so với năm 2020. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn của Công ty trong năm 2021 đạt 13.244 triệu đồng. Cụ thể: + Vay ngắn hạn của Công ty trong năm 2021 tăng nhanh từ 3.474 triệu trong năm 2020 lên 7.256 triệu đồng trong năm 2021. Chủ yếu đây là các khoản vay các TCTD, do đó chi phí tài chính của công ty ở mức chấp nhận được. + Nợ phải trả bên bán trong năm 2021 đạt 5.988 triệu đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2020, mức tăng trên là không đáng kể. - Vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2021 đạt 2.680 triệu đồng, tăng 11% tương đương với tăng 272 triệu đồng. Mức tăng này là do khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 2.2 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2021-2020 Doanh thu của Công ty trong năm 2021 đạt 26.554 triệu đồng tăng 12% so với năm 2020, tương đương với tăng 2.795 triệu đồng. Đây là mức tăng trưởng ở mức khá trong bối cảnh năm 2021 dịch bệnh covid tiếp tục bùng phát ở tỉnh Thái Nguyên. Việc Công ty mở rộng thị trường, có những chính sách ưu đãi đến đối tác và khách hàng là một những lý do giúp Doanh thu của Công ty có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2021 – 2020. Về Chi phí của Công ty: Chi phí của Công ty trong năm 2021 chủ yếu đến từ Giá vốn hàng bán (Chiếm ~87,2%), Chi phí tài chính lãi vay (Chiếm ~3,5%) và Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chiếm ~8%). Trong đó, Chi phí Giá vốn hàng bán gần như không có sự thay đổi, do các đối tác đầu vào của Công ty không có chính sách giảm giá bán để kích cầu. Chi phí tài chính lãi vay của Công ty trong năm 2021 có sự tăng nhẹ (tăng ~5%) so với năm 2020, do trong năm 2021 Công ty đã vay thêm vốn của các TCTD để mở rộng thị trường và áp dụng chính sách công nợ của các khách hàng và đối tác uy tín. Đối với Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2021 có tăng hơn so với năm 2020 là 390 triệu đồng, đây là chi phí thuê thêm nhân sự để đảm bảo cho việc mở rộng thị trường của Công ty trong năm 2021. Về lợi nhuận của Công ty: Lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2021 đạt 340 triệu đồng, tăng 66 triệu đồng so với năm 2020, tương đương tăng 24%. Do trong năm
- 2021 công ty triển khai mở rộng thị trường, doanh thu của công ty tăng, trong khi chi phí của công ty được kiểm soát ở mức tối đa. 2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại công ty Các chỉ số về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng giảm dần do Công ty tăng cường xử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị tồn kho tăng qua các thời kì. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Số ngày tồn kho, phải thu, phải trả từ 70 đến gần 90 ngày. Vòng quay vốn lưu động ở mức 2 vòng/năm tương đương thời gian hoàn thành 1 chu kỳ kinh doanh của Công ty khoảng 6 tháng. Các chỉ số sinh lời ROA, ROE theo báo cáo tài chính ở mức thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Theo đánh giá thì mức lợi nhuận trước thuế của KH phải ở mức 3-5% doanh thu. 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty Về lợi nhuận: Qua Báo cáo tài chính của Công ty thì lợi nhuận của Công ty đều tăng trưởng qua các năm, mức tăng trưởng ở mức khá trong bối cảnh dịch bệnh Covid chưa kiểm soát được và đang có những dấu hiệu phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc và tập thể người lao động của Công ty, Công ty đã có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt qua các năm. Về Doanh thu: Doanh thu của Công ty cũng tăng trưởng qua các năm, do trong năm 2020, 2021 công ty liên tục có định hướng mở rộng thị trường, gia tăng khách hàng mới bằng những chính sách ưu đãi phù hợp với thị trường. Khách hàng và đối tác: Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đã đánh giá sự hài lòng của khách hàng và mức độ giữ chân khách hàng. Điều này thể hiện mức độ hài lòng và độ tin cậy của công ty trong mắt khách hàng. Đồng thời, các chính sách ưu đãi và chất lượng dịch vụ của Công ty đã tăng cường thêm mối quan hệ với đối tác, hợp tác với các đối tác chiến lược và mang lại những hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Quản lý tài chính: các chỉ số như tỷ lệ sinh lời, quản lý nguồn vốn, quản lý công nợ và quản lý chi phí ở mức tốt. Qua đó, giúp công ty đảm bảo ổn định tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận.
- III. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1 Đánh giá chung tình hình kinh doanh công ty 3.1.1. Những kết quả đạt được Chất lượng sản phẩm: Công ty có khả năng sản xuất các sản phẩm cơ khí chất lượng cao với độ chính xác và độ bền tốt. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo thông qua việc áp dụng các quy trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Kỹ thuật và công nghệ: Công ty sở hữu và áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất và gia công cơ khí. Điều này cho phép công ty cung cấp các giải pháp kỹ thuật tiên tiến và tùy chỉnh cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí. Nhân viên được đào tạo tốt và có kiến thức chuyên sâu về công nghệ và quy trình sản xuất, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong công việc. Dịch vụ khách hàng: Công ty đặt khách hàng lên hàng đầu và cam kết cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao. Công ty tạo điều kiện cho việc tương tác tốt với khách hàng, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ, và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Năng lực sản xuất: Công ty có khả năng sản xuất hàng loạt lớn và đáp ứng yêu cầu sản xuất theo thời gian ngắn. Các quy trình sản xuất được tối ưu hóa để tăng năng suất và đảm bảo sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối tác và mạng lưới cung ứng: Công ty đã thiết lập mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các nhà cung cấp nguyên liệu và đối tác liên quan. Điều này giúp công ty có khả năng đáp ứng đúng hẹn và đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho quy trình sản xuất. Tài chính ổn định: Công ty có cấu trúc tài chính ổn định với khả năng quản lý tài chính hiệu quả. Điều này cho phép công ty đảm bảo khả năng thanh toán và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững. Thương hiệu: Công ty đã xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy và có uy tín trong ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Thương hiệu mạnh giúp công ty tạo sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác, tăng cường sự cạnh tranh và thu hút khách hàng mới. Tầm nhìn và chiến lược dài hạn: Công ty có tầm nhìn và chiến lược dài hạn cho sự
- phát triển và mở rộng. Điều này giúp công ty có hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể để đạt được thành công và phát triển bền vững. 3.1.2. Những hạn chế Cạnh tranh giá cả: Trong ngành sản xuất gia công cơ khí, cạnh tranh về giá cả thường rất cao. Nếu công ty không có chiến lược giá cả cạnh tranh hoặc không thể cải thiện hiệu quả chi phí sản xuất, có thể mất điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Rủi ro về yếu tố nhân công: Công ty phụ thuộc nhiều vào lao động chuyên gia và có kỹ năng cao. Sự thiếu hụt nhân lực có kỹ năng hoặc sự mất mát nhân lực quan trọng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sản xuất và giao hàng của công ty. Sự phụ thuộc vào đối tác và chuỗi cung ứng: Nếu công ty phụ thuộc quá nhiều vào một số đối tác hoặc nhà cung cấp chính, mất điều kiện hợp tác hoặc gặp vấn đề với chuỗi cung ứng có thể gây rủi ro và gián đoạn hoạt động kinh doanh. Rủi ro liên quan đến chất lượng và an toàn: Nếu công ty không duy trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh của công ty. Ngoài ra, không tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn lao động có thể tạo ra rủi ro đối với nhân viên và công ty. 3.2 Định hướng phát triển của công ty Mở rộng khách hàng và thị trường: Tìm kiếm và khai thác thị trường mới, trong đó có thể bao gồm mở rộng thị trường lên Bắc cạn, Cao bằng và Tuyên Quang. Nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định các cơ hội tiềm năng và phát triển kế hoạch để tiếp cận và phục vụ khách hàng mới. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Đặt mục tiêu phát triển và cập nhật liên tục các sản phẩm và công nghệ mới. Điều này giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong một thị trường thay đổi nhanh chóng. Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Đánh giá và tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng năng suất, giảm thời gian sản xuất và cải thiện chất lượng. Đầu tư vào đội ngũ nhân viên và đào tạo: Tạo điều kiện để nhân viên phát triển và nâng cao kỹ năng của họ. Đảm bảo rằng công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực và kiến thức cần thiết để đáp ứng các yêu cầu công việc và thách thức kỹ thuật ngày càng cao. Đồng thời, tạo môi trường làm việc thuận lợi và khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của
- nhân viên. Xây dựng thương hiệu và quảng bá: Đặt mục tiêu xây dựng một thương hiệu mạnh và tạo dựng hình ảnh tích cực trong ngành công nghiệp. Đầu tư vào hoạt động quảng cáo và tiếp thị để nâng cao nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến để tăng cường quảng bá và tương tác với khách hàng và đối tác. Mở rộng dịch vụ gia công: Xem xét mở rộng dịch vụ gia công cơ khí để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể bao gồm mở rộng dây chuyền sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, và phát triển đội ngũ nhân viên có chuyên môn và kỹ thuật cao. Mở rộng dịch vụ gia công cơ khí sẽ tạo ra cơ hội để tăng doanh thu và mở rộng khách hàng. Xây dựng mối quan hệ đối tác: Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty hoặc tổ chức có liên quan trong ngành công nghiệp, xây dựng, .... Điều này có thể bao gồm hợp tác nghiên cứu và phát triển, chia sẻ nguồn lực, hoặc tham gia các dự án chung. Mối quan hệ đối tác mang lại lợi ích chung và tạo ra cơ hội phát triển và mở rộng. Đổi mới và sáng tạo: Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong công ty. Tạo một môi trường làm việc thúc đẩy ý tưởng mới, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và đề xuất cải tiến. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển nội bộ, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào các dự án đổi mới và hỗ trợ việc triển khai các ý tưởng mới. Tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng: Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với khách hàng. Điều này bao gồm việc lắng nghe khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ, cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt và duy trì một mức độ tương tác tích cực với khách hàng. Tạo dựng lòng tin và tạo sự khác biệt để khách hàng tiếp tục lựa chọn công ty trong tương lai và đồng hành cùng công ty trong quá trình phát triển. Quản lý rủi ro và đáp ứng khủng hoảng: Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro và đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng. Điều này bao gồm xác định các rủi ro tiềm ẩn và thiết lập các biện pháp phòng ngừa, đồng thời có kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. 3.3 Những đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị: Cung cấp các công nghệ tiên tiến và trang
- thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đồng thời, đào tạo nhân viên vận hành và sử dụng các thiết bị mới để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn. Quản lý chi phí: Xem xét cơ cấu chi phí và tìm cách tiết kiệm chi phí một cách thông minh. Điều này có thể bao gồm tái cấu trúc hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực và quản lý tài sản hiệu quả. Đồng thời, đánh giá các hợp đồng cung cấp và đàm phán để đạt được điều kiện tốt nhất về giá cả và chất lượng. Nâng cao chất lượng: Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO để tăng cường niềm tin từ khách hàng và mở rộng thị phần. Đồng thời, xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ quy trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng. Phát triển đội ngũ nhân viên: Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng lực và kỹ năng của họ. Xây dựng một môi trường làm việc động lực và khuyến khích sự sáng tạo và cống hiến. Đồng thời, tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia vào quá trình ra quyết định và đề xuất cải tiến. Mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới: Nghiên cứu và mở rộng thị trường tiềmnăng để tìm kiếm khách hàng mới. Điều này có thể bao gồm tìm kiếm khách hàng ở các khu vực mới, khám phá các ngành công nghiệp khác mà công ty chưa tiếp cận, hoặc phát triển mối quan hệ với các đối tác và đại lý để mở rộng mạng lưới phân phối. Tăng cường chiến lược tiếp thị và quảng bá: Đặt một chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả để tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo dựng hình ảnh tích cực trong ngành công nghiệp. Sử dụng các kênh tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại. Tăng cường quản lý quan hệ khách hàng: Đặt khách hàng là trung tâm và tạo một quy trình quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả. Tăng cường giao tiếp và tương tác với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường lòng trung thành từ khách hàng. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao và đổi mới sản phẩm. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường và phát triển
- các sản phẩm/dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, theo dõi xu hướng công nghệ và phát triển sản phẩm sáng tạo để tạo sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường. Xây dựng đối tác và hợp tác: Tìm kiếm cơ hội hợp tác và đối tác với các công ty hoặc tổ chức khác trong ngành công nghiệp. Điều này có thể mang lại lợi ích chung, từ việc chia sẻ nguồn lực và kiến thức đến việc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và mở rộng mạng lưới quan hệ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn viết bài tiểu luận
4 p | 6173 | 818
-
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ "PHẢN BỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY"
15 p | 666 | 124
-
Bài tiểu luận "Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước – bóng đèn rạng đông"
11 p | 415 | 63
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
46 p | 315 | 61
-
10 mẫu lời mở đầu trong bài tiểu luận hay nhất
10 p | 681 | 31
-
Bài tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Ichiba
24 p | 50 | 22
-
Bài tiểu luận học phần Thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt
63 p | 85 | 18
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Quản lý dự án đầu tư
22 p | 65 | 18
-
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 p | 59 | 15
-
Tiểu luận học phần Thương mại điện tử
8 p | 188 | 14
-
Bài tiểu luận học phần Chính sách kinh tế xã hội: Anh/chị hãy kể tên một chính sách tín dụng hiện hành mà mình biết. Phân tích việc vận dụng chính sách tín dụng đó trong hoạt động thực tiễn của địa phương (cơ quan, đơn vị) nơi công tác và đối với bản thân anh/chị.
11 p | 19 | 12
-
8 mẫu kết luận ấn tượng nhất dành cho bài Tiểu luận
7 p | 644 | 11
-
Bài tiểu luận: Trình bày phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học đặc điểm sinh thái, các biện pháp quản lý cỏ u du thưa
14 p | 126 | 11
-
Bài tiểu luận học phần: Giáo dục thể chất
22 p | 46 | 11
-
Bài tiểu luận: Phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học của cỏ sâu vàng - Các biện pháp quản lý cỏ dại
6 p | 160 | 10
-
10 Mẫu lời cảm ơn trong bài tiểu luận hay nhất
7 p | 204 | 9
-
Bài tiểu luận: Phân loại, phân bố và ký chủ, đặc điểm hình thái và sinh học, triệu chứng gây hại, phương pháp giám định, phòng trừ của tuyến trùng Globodera rostochiensis
14 p | 149 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn