intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận kết thúc học phần: Quản lý dự án đầu tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

71
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài tiểu luận kết thúc học phần: Quản lý dự án đầu tư" bao gồm 3 câu hỏi nhằm giúp các em sinh viên phân tích được vai trò quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư; Nắm được mục tiêu của lập kế hoạch dự án; Biết cách xây dựng ý tưởng khởi nghiệp một dự án kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận kết thúc học phần: Quản lý dự án đầu tư

  1. lOMoARcPSD|16911414 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Ninh – STT 93 MSV: B18DCQT103 Môn: Quản lý dự án đầu tư – Nhóm 02 Giảng viên hướng dẫn: Lê Quang Thắng Hà nội, năm 2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 2 ĐỀ THI TIỂU LUẬN ........................................................................................................ 3 CÂU 1: PHÂN TÍCH VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÂN LỰC NHÓM TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ? ĐỂ CÓ MỘT ĐỘI NGŨ DỰ ÁN TỐT BẠN CẦN LÀM GÌ? VẬN DỤNG VÀO MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ? ................................................................... 4 CÂU 2: MỤC TIÊU CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN LÀ GÌ? KHI LẬP KẾ HOẠCH CẦN HUY ĐỘNG NHỮNG BÊN THAM GIA NÀO? TRÌNH BÀY CÁC BƯỚC TRONG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN? VẬN DỤNG VÀO MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ? .............................................................................................................. 7 CÂU 3: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP MỘT DỰ ÁN KINH DOANH CÓ KHẢ THI THEO QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN GỒM NĂM BƯỚC NHƯ SAU: (1) THIẾT LẬP DỰ ÁN; (2) LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN; (3) THỰC THI DỰ ÁN; (4) KIỂM SOÁT DỰ ÁN; (5) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI KẾT THÚC DỰ ÁN. ....... 14 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 21 STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 1 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tạo điều kiện cho chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận của mình một cách ưu ái nhất, trong thời gian dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp cả nước. Đấy là sự động viên rất lớn để có thể kịp với quá trình học tập của chúng em. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Giảng viên: Lê Quang Thắng, người đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập học phần Quản trị nhân lực trong học kì vừa rồi, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề để em có thể có kiến thức sâu hơn đối với môn học, nhờ đó mà em hoàn thành bài luận của mình được tốt hơn. Những kiến thức mà em được học hỏi là hành trang ban đầu cho quá trình làm việc của em sau này. Em xin gửi tới thầy lời chúc thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 2 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 ĐỀ THI TIỂU LUẬN Đề số: 02 Câu 1: Phân tích vai trò quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư? Để có một đội ngũ dự án tốt bạn cần làm gì? Vận dụng vào một dự án cụ thể? Câu 2: Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án là gì? Khi lập kế hoạch cần huy động những bên tham gia nào? Trình bày các bước trong công tác lập kế hoạch dự án? Vận dụng vào một dự án cụ thể? Câu 3: Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp một dự án kinh doanh có khả thi theo quy trình quản lý dự án gồm năm bước như sau: a) Thiết lập dự án; b) Lập kế hoạch dự án; c) Thực thi dự án; d) Kiểm soát dự án; e) Đánh giá hiệu quả khi kết thúc dự án. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 3 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 PHẦN NỘI DUNG Câu 1: Phân tích vai trò quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư? Để có một đội ngũ dự án tốt bạn cần làm gì? Vận dụng vào một dự án cụ thể? a) Phân tích vai trò quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư? Trong quản lý dự án đầu tư, thì quản lý nhân lực nhóm có vai trò vô cùng quan trọng. Con người luôn là nguồn lực quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của mỗi dự án. Sử dụng hiệu quả nguồn lực này sẽ dẫn tới việc sử dụng được tốt nhất các nguồn lực còn lại trong quá trình thực hiện dự án. Làm việc theo nhóm là một phương thức làm việc tập thể, đem lại hiệu quả cao, phát huy được khả năng của mỗi cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể. Trong nhiều hoạt động của dự án nếu không có tổ chức nhóm làm việc thì không thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm vụ. Những ví dụ đơn giản về tổ chức làm việc nhóm trong công tác xây dựng, lắp ráp các thiết bị máy móc,… nếu không có sự chung sức của tập thể, của mỗi cá nhân thì chắc chắn sẽ không thể làm được. Có thể coi các trưởng nhóm của dự án là một nhóm, các thành viên trong từng nhóm nhỏ là các nhóm khác. Các trưởng nhóm trong nhóm phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, của tổ chức. Làm việc nhóm sẽ khắc phục được các khó khăn, hạn chế, yếu điểm của từng cá nhân trong nhóm, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển năng lực, sở trường của mình trong công việc, làm giảm sức ép và gánh nặng công việc cho cả cá nhân và tập thể. Khi được tổ chức tốt, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân chắc chắn kết quả làm việc sẽ tốt hơn, các cá nhân có điều kiện đi sâu vào công việc chuyên môn của mình. Qua làm việc nhóm mỗi cá nhân cũng sẽ học tập và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp. Qua làm việc nhóm mỗi cá nhân trong nhóm phát triển được tinh thần làm chủ tập thể, ý thức mình vì mọi người, mọi người vì mình, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong nhóm. Mỗi cá nhân trong nhóm cũng có vai trò tác động đến các thành viên nhóm phấn đấu vì mục đích và nhiệm vụ chung của đơn vị, tổ chức. Một nhóm làm việc gắn bó cũng sẽ tạo nên môi trường tâm lý thuận lợi cho thực hiện công việc và phát triển mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, gần gũi, sống chân thành và cởi mở với nhau. Đây là một trong những yếu tố đáp ứng nhu cầu tình cảm của mỗi người, vì thế có vai trò rất quan trọng để động viên từng cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của nhóm, làm cho các cá nhân trong nhóm ngày càng gắn bó hơn trong công việc và cả trong cuộc sống hàng ngày. Một nhóm được tổ chức tốt, có mục đích rõ ràng, phân công nhiệm vụ phù hợp sẽ làm cho mọi thành viên nhóm tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng mục đích nhiệm vụ nhóm, phát huy được tính dân chủ và kích thích các cá nhân trong nhóm tích cực làm việc sáng tạo, chủ động để có nhiều đóng góp cho nhóm. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 4 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 Có thể nói làm việc nhóm đem lại lợi ích cho cả cá nhân và tập thể. Cá nhân có điều kiện đóng góp và phát triển năng lực, kích thích suy nghĩ, làm việc sáng tạo. Tập thể phát triển tạo được sức mạnh tổng hợp, tập hợp được trí tuệ và nguồn lực, giải quyết được các khó khăn tưởng chừng như không giải quyết được và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho mỗi cá nhân trong nhóm làm việc. b) Để có một đội ngũ dự án tốt bạn cần làm gì? Đội ngũ dự án là một tập thể các cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc của dự án. Đội ngũ dự án được thành lập trong thời gian tồn tại của dự án. Đội ngũ dự án tốt là một tập thể có cùng mục tiêu, làm việc ăn ý, các thành viên trong dự án hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình tham gia dự án. Để xây dựng một đội ngũ dự án tốt, nhà quản lý cần tuân theo quy tắc sau: + Tạo ra quyền lợi và trách nhiệm ngang bằng và cân đối giữa các thành viên trong đội ngũ dự án. Bố trí nhân sự đúng người, đúng việc tạo ra hứng khởi làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài cho các thành viên. Dành thời gian quan sát để đánh giá năng lực làm việc của từng “cá thể” trong đội ngũ để sắp xếp, giao việc cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp tạo động lực, hứng khởi cho nhân viên mà còn giúp nâng cao hiệu quả, năng suất công việc. + Tạo sự khích lệ và ràng buộc giữa các thành viên. + Có sự chỉ đạo và giúp đỡ của lãnh đạo dự án, dung hòa các mối quan hệ giữa các thành viên trong dự án. Để phát triển và lãnh đạo đội ngũ dự án tốt bạn cần có biện pháp đào tạo và khuyến khích sự phát triển của thành viên đội ngũ dự án. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giám sát khác, tùy thuộc vào nguồn lực điều kiện cụ thể của dự án. Văn hóa và tinh thần đội ngũ là yếu tố khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của các thành viên trong dự án. Đồng thời trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý dự án cần chủ ý tới các mâu thuẫn và xung đột của các thành viên trong đội ngũ dự án để có biện phát khắc phục kịp thời. Quan tâm chăm lo đời sống nhân viên bằng cách thể hiện sự quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của các thành viên trong đội ngũ dự án. Ví dụ: Tổ chức sinh nhật, tặng quà dịp lễ tết, thăm hỏi khi ốm đau, trao quà cho con em họ có những thành tích cao trong học tập… Những hành động này tuy nhỏ nhưng đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của nhà quản lý, đó là những yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác động rất lớn đến quyết định của đội ngũ trong dự án. c) Vận dụng vào một dự án cụ thể? Dự án xây dựng trường học cho các em nhỏ ở miền núi, vùng quê nghèo. Trước hết, để có thể bắt đầu thực hiện dự án, người quản lý phải lên kế hoạch phân chia nguồn nhân STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 5 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 lực đang có thành các nhóm với từng nhiệm vụ, từng chức năng cụ thể để có thể tối ưu công việc tốt nhất có thể. Như phân thành các nhóm: + Nhóm đi xin sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm + Nhóm lên trên miền núi để xin sự phối hợp của cơ quan xã, thôn để có thể có được sự cấp phép cho xây dự trường học. + Nhóm lo về nguyên vật liệu để xây trường học + Nhóm có vai trò thuê xe vận chuyển nguyên vật liệu lên địa điểm xây nhà. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 6 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Câu 2: Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án là gì? Khi lập kế hoạch cần huy động những bên tham gia nào? Trình bày các bước trong công tác lập kế hoạch dự án? Vận dụng vào một dự án cụ thể? a) Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án là gì? Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án: + Lập kế hoạch giúp đưa ra được hướng đi cụ thể để đạt được mục tiêu, cách thức đạt được mục tiêu của dự án: khi liệt kê các công việc dự án cần làm, cần hướng tới việc thực hiện mục tiêu của dự án. + Lập kế hoạch giúp dự án gắn mục tiêu với thời gian cụ thể. Một dự án cần phân bổ thời gian hợp lí để có thể thực hiện được nhiều mục tiêu hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo đủ thời gian cho tất cả các công việc của dự án. + Đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp xác định tính khả thi. Việc lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản lí giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của dự án. + Khi lập kế hoạch, những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu được lựa chọn, vì vậy, nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả trả giảm thiểu chi phí do được chủ động phân bổ vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp. + Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. + Đưa ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải. + Giúp cho người quản lý có kế hoạch để tiếp tục vận hành công việc của mình nếu gặp phải những trường hợp hợp bất trắc + Cho cái nhìn tổng quát về tương lai, nhưng thay đổi sẽ gặp phải và những tác động ảnh hưởng đến dự án. + Giúp cho việc kiểm soát các khâu dễ dàng hơn, để đưa ra kế hoạch phối hợp sao cho nhịp nhàng nhất. + Lập kế hoạch là công việc quan trọng đối với mỗi dự án cũng như với mỗi nhà quản lí. + Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lí có thể không biết tổ chức, khai thác con người và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần thực hiện. + Mục tiêu cuối cùng là giúp đạt được mục tiêu đề ra nhanh nhất có thể. b) Khi lập kế hoạch cần huy động những bên tham gia nào? Khi lập kế hoạch dự án thì mỗi bên tham gia đều có những vai trò, trách nhiệm, tầm ảnh hưởng khác nhau bao gồm các bên: Người quản lý dự án, Tổ dự án, Ban lãnh đạo, Các nhóm chuyên môn, Người tài trợ dự án, Khách hàng. Trong đó: STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 7 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 1. Người quản lý dự án: Người quản lý dự án chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án như lập kế hoạch, bắt đầu, thực hiện, giám sát và kết thúc. Ngoài ra người quản lý dự án còn một số trách nhiệm chung: + Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án: Từ đầu đến cuối của mọi dự án sẽ được người quản lý dự án phác thảo qua một bản kế hoạch về cách dự án khởi đầu, cách chúng sẽ được xây dựng và cách chúng sẽ hoàn thành. Ví dụ, tập hợp ý kiến từ các phòng ban về yêu cầu xây dựng chức năng của phần mềm. Sau đó phác thảo kế hoạch chi tiết mỗi bước thực hiện, yêu cầu với mỗi chức năng cần có… + Quản lý các bên liên quan của dự án, quản lý nguồn lực: Họ phải nắm rõ công việc từng thành viên trong team và đảm bảo rằng mọi người trong team đều biết và thực hiện vai trò của mình. Họ cũng phải thường xuyên họp nhanh với nhà cung cấp phần mềm, nắm bắt và báo cáo tình hình những việc đã hoàn thành với ban giám đốc, những việc đang gặp vấn đề, để đảm bảo mọi người đều hiểu đúng tình hình dự án. + Quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án: Mỗi dự án thường có ngân sách và khung thời gian. Công việc của quản lý trị dự là lập kế hoạch, tổ chức quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. 2. Người tài trợ dự án: là đơn vị hay tổ chức chịu trách nhiệm cấp tiền cho dự án. Có quyền quyết định cho dự án có được tiếp tục thực hiện hay tạm dừng dự án. - Trong hoặc trước khi bắt đầu dự án, nhà tài trợ: + Bổ nhiệm người quản lý dự án. + Thiết lập mục tiêu của dự án và đảm bảo rằng những mục tiêu này được đáp ứng một cách tốt nhất. + Cung cấp thông tin liên quan đến phạm vi ban đầu của dự án + Xác định sự ưu tiên giữa các ràng buộc (nếu không hành không cung cấp thứ tự ưu tiên này) + Cung cấp thông tin giúp phát triển điều lệ dự án. + Đặt mức độ ưu tiên giữa các dự án - Trong quá trình lập kế hoạch dự án, nhà tài trợ: + Cung cấp cho nhóm dự án thời gian để lập kế hoạch + Xác định rủi ro + Xác định các báo cáo cần thiết dành cho cấp quản lý để giám sát dự án + Cung cấp đánh giá chuyên gia + Phê duyệt kế hoạch quản lý dự án cuối cùng. - Trong quá trình thực hiện dự án và giám sát và kiểm soát dự án, nhà tài trợ: + Hỗ trợ những nỗ lực của quản lý dự án + Bảo vệ dự án khỏi những ảnh hưởng và thay đổi bên ngoài + Thực thi chính sách chất lượng STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 8 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 + Cung cấp đánh giá chuyên gia + Giúp đánh giá sự đánh đổi/lựa chọn trong quá trình nén tiến độ bằng phương pháp crashing, fast tracking, hoặc đánh giá lại + Giải quyết các xung đột vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Giám đốc dự án + Phê duyệt, từ chối hoặc trì hoãn các thay đổi hoặc ủy quyền cho ban kiểm soát thay đổi (CCB) thực hiện việc đó + Có thể chỉ đạo rằng một đánh giá chất lượng cần được thực hiện + Làm việc với Quản lý dự án để theo dõi tiến độ. - Trong thời gian kết thúc dự án, nhà tài trợ: + Cung cấp sự chấp nhận chính thức của các giao phẩm (nếu họ là khách hàng) + Cho phép chuyển giao hiệu quả và tích hợp các giao phẩm cho khách hàng + Hỗ trợ thu thập hồ sơ lịch sử, bài học kinh nghiệm từ dự án 3. Tổ dự án: là tập thể hỗ trợ cho người quản lý dự án có thể thực hiện thành công dự án một cách hiệu quả nhất. 4. Khách hàng: là tập thể hay cá nhân thụ hưởng kết quả của dự án, người sử dụng cuối cùng của hệ thống. Có quyền đặt ra các yêu cầu, cử người để hỗ trợ dự án. Là người chủ yếu nghiệm thu kết quả của dự án. Khách hàng có quyền: + Phát biểu yêu cầu. + Hỗ trợ cho tổ dự án đủ thông tin để đảm bảo dự án thành công. + Xét duyệt, nghiệm thu và ký nhận sản phẩm bàn giao sau khi dự án hoàn thành. 5. Ban lãnh đạo dự án: là cá nhân hoặc tập thể có quyền bổ nhiệm người quản lý dự án và tổ dự án. Ban lãnh đạo có vai trò trong việc phê duyệt mục địch và mục tiêu của dự án. 6. Các nhóm chuyên môn: Các nhóm chuyên môn được điều động để tham gia khi dự án hình thành và giải tán khi dự án kết thúc. Các nhóm này có vai trò cung cấp thông tin để lập kế hoạch thực hiện dự án, các công việc phải làm, các sản phẩm chuyển giao và các ước lượng. c) Trình bày các bước trong công tác lập kế hoạch dự án? - Lập kế hoạch dự án được xây dựng qua 4 bước: + Xác định mục tiêu của dự án + Xác định thời gian chuyển giao + Lộ trình dự án + Kế hoạch hỗ trợ - Xác định mục tiêu dự án. Sự thành công của một dự án phụ thuộc vào việc dự án đó phải làm thỏa mãn mong muốn của những bên liên quan (stakeholders). Điều quan trọng nhất là các nhà quản lý dự án cần xác định chính xác các bên liên quan đến dự án và tìm ra những nhu cầu của các bên đó. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 9 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 Các bên liên quan có thể là: + Nhà tài trợ + Nhóm dự án tạo ra sản phẩm cuối cùng. Họ tham gia vào nhiều khía cạnh quan trọng như phát triển, thiết kế, v.v. nhưng không phê duyệt dự án + Các end-user + Các nhà phân tích rủi ro, chuyên gia mua hàng, v.v. Khi đã biết các bên liên quan là ai, nhà quản lý cần tìm hiểu nhu cầu của họ và từ đó thiết lập ra các mục tiêu. Các cách để có thể khai thác thông tin từ các bên liên quan có thể là tổ chức cuộc họp, gặp gỡ 1-1 hoặc thực hiện các cuộc khảo sát. Một dự án có thể có nhiều mục tiêu nhưng phải đảm bảo rằng các mục tiêu tuân theo quy chuẩn SMART (Specific - cụ thể; Measurable - có thể đo lường; Attainable - có thể đạt được; Realistic - thực tế; Timely - có thời gian cụ thể). - Xác định thời gian chuyển giao. Trong quản lý dự án, có những mốc thời gian ghi nhận sự giao nhận/ cung cấp sản phẩm, dịch vụ giữa khách hàng và công ty. Những mốc thời gian này được gọi là Deliverable. Việc chuyển giao sản phẩm có thể được coi là những dự án nhỏ trong dự án lớn. Đối tượng của sự chuyển giao có thể là hàng bên ngoài hoặc các bên liên quan trong dự án. Sản phẩm giao nhận cũng rất đa dạng. Đó có thể là phần mềm, tài liệu thiết kế, chương trình đào tạo hoặc các tài sản khác được yêu cầu trong kế hoạch dự án. Để có thể quản lý thời gian chuyển giao hiệu quả, nhà quản lý có thể áp dụng những lời khuyên sau: + Xác định sản phẩm bàn giao và các yêu cầu của các bên liên quan + Đảm bảo các yêu cầu đáp ứng mô hình SMART + Phân chia các sản phẩm bàn giao thành các giai đoạn để có thể theo dõi dễ dàng hơn + Xác định các số liệu đo lường mức độ chấp nhận của mỗi lần bàn giao (VD: số lượng, chất lượng, tình chất sản phẩm,...). Điều này sẽ giúp tránh những thay đổi trong việc cung cấp sau này + Xác định rõ thời gian bàn giao và nên gắn thời gian bàn giao với các mốc quan trọng của dự án để đảm bảo theo dõi tốt hơn - Xác định lộ trình dự án. + Ngoài mốc thời gian đã xác định của ngày bắt đầu dự án và ngày kết thúc dự án, người quản lý dự án cần phải đưa ra được các mốc thời gian cụ thể của từng giai đoạn trong dự án để đảm bảo tiến độ của dự án. Lộ trình càng chi tiết, nhà quản lý dự án càng dễ dàng theo dõi tiến độ của nhóm mình quản lý và đồng thời các bên liên quan cũng có thể chủ động nắm bắt được lộ trình chung. + Lộ trình dự án được tạo lập qua 4 bước: STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 10 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 o Xác định nhiệm vụ cần làm o Xác định độ phụ thuộc giữa các nhiệm vụ o Xác định những tài nguyên cần có để làm nhiệm vụ o Xác định thời gian hoàn thành Ngoài ra người quản lý dự án cũng cần xem xét đến các vấn đề giữa các công việc theo tiến độ lộ trình của dự án, xem xét mối liên quan giữa công việc này với việc khác để không tiến hành sai thứ tự các công việc gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Khi các đề mục công việc được sắp xếp hợp lý, nhà quản lý sẽ xác định những tài nguyên cần sử dụng tránh trường hợp nhiều tài nguyên sẽ được sử dụng song song, gây nên sự xung đột lịch trình. Vì vậy, hãy xem xét kỹ càng sự sẵn có của tài nguyên và sắp xếp lịch trình sử dụng theo mức độ ưu tiên. Sau khi đã sắp xếp tài nguyên đối với từng nhiệm vụ, tiếp theo, hãy xác định xem mỗi nhiệm vụ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ có thể tính bằng giờ, ngày, tuần hoặc thậm chí vài tháng tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án. Để có thể lên kế hoạch cho từng đầu việc hiệu quả, nhà quản lý có thể tham khảo những dự án có đầu mục công việc mang đặc điểm tương tự. Bên cạnh đó, những vấn đề sau cũng cần được lưu ý khi lên kế hoạch thời gian cho từng nhiệm vụ: + Lịch trình cá nhân + Ngày nghỉ + Mức độ hữu dụng của từng tài nguyên + Sự chậm trễ do các vấn đề khác - Kế hoạch hỗ trợ Một kế hoạch quản lý dự án tốt không thể thiếu các kế hoạch hỗ trợ cũng như các phương án quản lý rủi ro. Những kế hoạch hỗ trợ có thể là: Kế hoạch nhân sự, Kế hoạch thông báo và Kế hoạch quản trị rủi ro. + Kế hoạch nhân sự Xác định các cá nhân và tổ chức có vai trò quan trọng trong dự án. Đối với mỗi cá nhân và tổ chức đó, hãy mô tả vai trò và trách nhiệm của họ đối với toàn bộ dự án, sau đó chỉ định số lượng và những cá nhân cụ thể đối với từng nhiệm vụ. + Kế hoạch thông báo Soạn thảo một văn bản để phổ biến cho các bên liên quan nắm được ai sẽ liên tục được thông báo về tiến độ dự án và cách họ sẽ nhận được thông tin. Cách phổ biến nhất để cập nhật tình hình là tạo báo cáo hàng tuần, hàng tháng, mô tả cách thức thực hiện dự án hay các mốc công việc quan trọng đã đạt được,.. + Kế hoạch quản trị rủi ro STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 11 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quản lý dự án, tuy nhiên, kế hoạch này thường bị bỏ qua. Càng dự đoán được nhiều rủi ro cho dự án, nhà quản lý càng có nhiều kế hoạch dự phòng và chuẩn bị tốt cách đối phó khi có tình huống xấu xảy ra. Nếu không có kế hoạch để chuẩn bị cho rủi ro có thể sảy ra thì có thể dẫn đến các trường hợp như: + Dự tính sai thời gian và chi phí + Đánh giá của khách hàng và tốc độ phản hồi chậm + Ngân sách bị cắt giảm đột ngột + Không phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên + Một trong các bên thay đổi yêu cầu khi dự án đã bắt đầu + Một trong các bên phát sinh nhu cầu mới sau khi dự án đã bắt đầu + Giao tiếp không hiệu quả giữa các bên + Rủi ro liên quan đến tài nguyên d) Ví dụ về một dự án cụ thể. - Dự án: “Cà Phê Sách” 1. Tổng quan. + Loại hình: Cafe sách, cung cáp dịch vụ cafe, nước giải khát và đọc sách. + Mục tiêu: Tạo môi trường thư giãn thoải mái cho khách hàng, cung cấp nhiều đầu sách, chủng loại phục vụ khách hàng. + Địa điểm: 68 Triều Khúc, Hà Nội. 2. Sản phẩm và dịch vụ + Menu: Cafe các loại, nước dinh dưỡng, trà, kem và fastfood gồm bánh nhẹ ăn kèm. + Quán cung cấp hơn 5000 đầu sách đa dạng về chủng loại. + Cung cấp địa điểm tổ chức các hoạt động về sách, liên quan đến vắn hóa, ngôn ngữ… 3. Nghiên cứu thị trường + Các nhóm khách hàng tại quận Cầu Giấy: + Doanh nhân: Có trên 50 công ty, xí nghiệp. + Học sinh, sinh viên: Có 12 trường đại học, cao đẳng. Đây là đối tượng nhóm khách hàng chính mà Café sách hướng tới. + Công nhân, viên chức: Nhu cầu tương đối thấp. + Đối thủ cạnh tranh: Xung quanh có khá nhiều các quán kinh doanh đồ uống như: Urban Station, Twitter Beans coffee, Ding tea… 4. Tìm nhà cung cấp + Sách: từ các nhà xuất bản, tìm thêm sách cũ từ các nguồn hiệu sách hoặc mạng internet. + Nguyên liệu: siêu thị metro, các cửa hàng khác. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 12 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 5. Cơ cấu tổ chức + Đội ngũ nhân viên: nhân viên phục vụ, pha chế, bảo vệ + Lên kế hoạch phục vụ 6. Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê về tài chính + Tài chính dự kiến: 600.000.000 VNĐ. + Đầu tư mua máy móc thiết bị: 95.955.000 VNĐ. + Tăng vốn lưu động, mua nguyên liệu dự trữ: 455.700.000 VNĐ. + Chi phí dự phòng: 48.345.000 VNĐ. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 13 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 Câu 3: Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp một dự án kinh doanh có khả thi theo quy trình quản lý dự án gồm năm bước như sau: (1) Thiết lập dự án; (2) Lập kế hoạch dự án; (3) Thực thi dự án; (4) Kiểm soát dự án; (5) Đánh giá hiệu quả khi kết thúc dự án. a) Thiết lập dự án. - Tên dự án: cửa hàng kem tươi “ice-cream” - Chủ đầu tư: Nguyễn Văn A - Ngày sinh: 14/8/2000 - Địa chỉ: Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông( PTIT), Hà Nội - Lĩnh vực tham gia kinh doanh: : cung cấp dịch vụ giải khát - Địa điểm thực hiện: trên mặt phố, nơi tập trung đông dân cư, gần các trường đại học, THPT… - Thời gian hoạt động: không giới hạn - Nguồn thông tin: tìm hiểu số liệu thực tế từ một số cửa hàng kem lớn, cửa hàng cung cấp đồ nội thất, siêu thị, và một số trang web khác… + Một số tìm hiểu cơ bản: 1. Nghiên cứu thị trường Kem tươi với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của tất cả giới trẻ hiện nay, vì vậy có thể nói là một sản phẩm tiềm năng trong ngành giải khát. Cửa hàng kem không những đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng_ đặc biệt là giới trẻ, bắt nhịp cùng cuộc sống, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người tham gia rất nhiều hoạt động, nhiều công việc để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân song con người lại càng có ít thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, vì vậy một cửa hàng kem sẽ đáp ứng được nhu cầu thư giãn hàng ngày trong những bộn bề của cuộc sống. Do dó, nhu cầu cần có cửa hàng kem ngon, độc đáo, giá cả thích hợp và cách trang trí đẹp là rất cần thiết. Các quán kem hiện nay rất nhiều nhưng mới chỉ có số ít là đáp ứng được đa số nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mặt khác cửa hàng nhỏ, trang trí cửa hàng đơn giản. Tất cả những điều trên cho thấy nhu cầu để có quán kem để thư giãn sẽ tăng, và có tương lai phát triển mạnh mẽ. 2. Thị trường trọng tâm Trẻ em, học sinh, sinh viên là khách hàng chủ yếu của chúng tôi vì đây là tầng lớp có nhu cầu lớn. Đặc biệt, nhóm khách hàng mà quán hướng tới đó là giới trẻ, lứa tuổi từ 15-24. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về giải trí, thư giãn của họ là những quán kem, quán cafe… họ chiếm phần đông, có thu nhập ổn định đang tăng. 3. Phân loại nhóm khách hàng: + Là các đôi yêu nhau + Là học sinh tuổi teen 16-18t + Là người có thu nhập ổn định 24-30 tuổi + Nhận đặt bánh theo yêu cầu… STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 14 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 4. Mục tiêu của quán Môi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới, những luồng văn hóa mới, nhu cầu giải trí-thư giãn của con người ngay càng tăng cao, song song với nó là nhiều dịch vụ giải trí khác nhau cũng phát triển mạnh mẽ. Đó như một miếng bánh ngon được chia cho rất nhiều của hàng, hãng kinh doanh khác nhau. Quán kem không chỉ đơn thuần là phục vụ nhu cầu giải khát của con người mà còn đi kèm đó là những dịch vụ giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc sau những giờ học mệt mỏi, những lúc chia sẻ cảm xúc vui, buồn cùng bạn bè… Cửa hàng kem tươi “ice-cream” sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu đó của các bạn trẻ. Vì vậy, mục tiêu quán hướng đến đó là: + Sản phẩm phong phú, đa dạng, đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, chuyên nghiệp, luôn luôn nở nụ cười với thực khách, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thật gần gũi và ấm cúng… + Cửa hàng sẽ là nơi thư giãn của mọi khách hàng, là nơi gặp gõ giao lưu bạn bè thú vị sau những những khoảng thời gian mệt mỏi. + Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng + Về mục tiêu lợi nhuận, cửa hàng phấn đấu: Đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động 5. Đặc điểm khách hàng Do khách hàng chính chủ yếu là học sinh, sinh viên có cách sống đơn giản, dễ gần gũi. Khi đến quán, điều mà họ quan tâm nhất là hình thức phục vụ và không gian có thoải moái hay không… Ngoài ra, theo tìm hiểu qua các cuộc nói chuyện với khách hàng chúng tôi được biết khi đến đây họ còn cân nhắc những điều sau: + Có nhiều loại kem ngon không? + Mức giá có phù hợp không? + Có phục vụ nhanh không? + Người phục vụ có nhiệt tình vui vẻ không? Đây là nhóm khách hàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ sẽ mang lại cho quán một lợi thế cạnh tranh lớn trong trong môi trường kinh doanh “ giải trí- giải khát” ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay. 6. Đối thủ cạnh tranh Mặc dù mở ra cửa hàng kem có nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan thuận lợi. Nhưng để thành công không phải là chuyện dễ vì không chỉ có của hàng của mình ,mà còn nhiều cửa hàng hiện nay cũng đang tham gia lĩnh vực này nên các đối thủ cạnh tranh là rất lớn, họ cũng muốn đạt những gì họ muốn, do đó chúng tôi phải làm tốt hơn đối thủ thì mới thu hút được khách hàng. 7. Nhà cung ứng STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 15 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 Hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh kem lớn có thương hiệu: kem Tràng Tiền, kem Merino, … có thể thực hiện chiến lược liên kết với các nhà cung cấp để có thị trường đầu vào ổn định. 8. Các yếu tố vĩ mô Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở ra các loại hình kinh doanh không còn khó khăn và luôn được nhà nước khuyến khích Cho nên với loại hình kinh doanh kem thì việc đăng ký sẽ dễ dàng Thị trường kinh doanh kem trong tương lai sẽ phát triển cao và là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. 9. Các loại sản phẩm Đặc điểm về sản phẩm: + Ít đường, ít béo do làm từ hương liệu hoa quả, socola, vani,bơ sữa… + Trình bày theo khuôn mẫu đa dạng, dễ thương, sáng tạo + KH được tự design và gửi thông điệp cho từng sản phẩm kem theo yêu cầu của khách hàng + Đề cao bản ngã, cái tôi của người mua + Hương vị tự nhiên và hấp dẫn từ khứu giác + Đóng gói lịch sự, tiện dụng, phục vụ nhanh chóng + Các loại kem có thể bán ở quán như: kem có các vị hoa quả, kem socola, kem café,… b) Lập kế hoạch dự án. Trên cơ sỏ phân tích mục tiêu và thông tin thu thập từ thị trường của hàng đưa ra một số chiến lược kinh doanh như sau: + Liên kết với các nhà cung cấp lớn đẻ tạo ưu thế về nguồn nguyên liệu + Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng + Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp + Luôn đưa vào những sản phẩm mới với hương vị hấp dẫn, nhiều hình dạng ngộ nghính nhằm thu hút khách hàng - Chiến lược giá Cửa hàng chúng tôi sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm đa dạng về chủng loại với nhiều mức giá khác nhau dành cho mọi đối tượng khách hàng từ người có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao, từ công nhân, học sinh, sinh viên đến các doanh nhân, công nhân viên… phù hợp với mọi lứa tuổi. Giá các loại kem duy trì trong khoảng 7000đ-30000đ tùy vào từng loại kem. - Chiến lược Marketing. Chiến lược marketing của dự án bao gồm những nội dung sau: • Mục tiêu chiến lược STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 16 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 + Trước tiên là mục tiêu lợi nhuận: đây là mục tiêu không thể thiếu đối với mỗi một dự án kinh doanh. Với dự án trông giữ xe ngày và đêm Tân Khánh dự đinh sẽ mang lại lợi nhuận cao. + Thế lực trong kinh doanh: Khi dự án đưa vào hoạt động và ngày một phát triển thì điểm giữ xe có thể chiếm lĩnh được thị trường, khả năng cạnh tranh cao, mức độ sinh lời ngày càng tăng trong kinh doanh. + An toàn trong kinh doanh: Mọi hoạt động của dự án đều được thể hiện mức độ an toàn là rất lớn, mức độ xảy ra rủi ro là không cao và có thể đề phòng và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. • Mục tiêu nhân văn: Tạo công ăn việc làm cho xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, không gây ùn tắc giao thông • Hình thức quảng cáo: + Phát tờ rơi quảng cáo tại các trường ĐH, trung học, các công ty và người trung niên ở khu vực xung quanh đó. (1000 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó có thể cân nhắc phát thêm hay không). Mỗi tờ rơi giảm 10% cho 1 ly, nhưng không cộng gộp với nhau. + Quảng cáo thông qua các hình thức chủ yếu treo băng rôn ở các tuyến đường chính.Trong tuần đầu khai trương khách hàng sẽ được giảm giá 50% trong ngày đầu và 30% trong các ngày tiếp t heo cho tất cả các sản phẩm. - Phương án kĩ thuật và tổ chức quản lí nhân viên. Nhân viên trong cửa hàng bao gồm: + 1 quản lý + 1 nhân viên thu ngân + 3 nhân viên phục vụ + 1 bảo vệ Yêu cầu nhân viên: Nhân viên năng động, phục vụ nhiệt tinh, khả năng xử lí tình huống nhanh, tuổi từ 18- 35 tuổi, ngoại hình ưa nhìn. Lương nhân viên + 1 quản lý: 6 triệu đồng/tháng + 1 nhân viên thu ngân: 2,5 triệu đồng/tháng + 3 nhân viên phục vụ: 1,5 triệu đồng/tháng/1nv + 1 bảo vệ : 1,5 triệu đồng/tháng. - Chi phí hoạt động Trang thiết bị, mô hình xây dựng, địa điểm c) Thực thi dự án: 1. Giai đoạn chuẩn bị: + Tìm mặt bằng phù hợp nơi gần các trường THPT, đại học,… STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 17 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 + Sửa lại mặt bằng, mua các dụng cụ cần thiết cho công việc, mua nội thất, trang trí cửa hàng. + Tạo baner quảng cáo, biển hiệu quảng cáo,… + Tạo menu cho cửa hàng + Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Công ty kinh doanh kem lớn có thương hiệu: kem Tràng Tiền, kem Merino, … có thể thực hiện chiến lược liên kết với các nhà cung cấp để có thị trường đầu vào ổn định. + Liên hệ, hỗ trợ của các bên uy tín chạy quảng cáo, phát tờ rơi,… 2. Giai đoạn thực hiện: + Khai trương cửa hàng với các chương trình khuyến mãi như: Tuần lễ khai trương, mua 2 kem to tặng 1 kem nhỏ, phiếu tích điểm đổi thưởng,,… + Lấy ý kiến đóng góp thông qua khách hàng để có thể cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. + Thông qua thời gian thực hiện biết được ưu nhược điểm của quá trình kinh doanh, nguồn cung nguyên vật liệu cho cửa hàng để có thể tính toán thay đổi. + Ngoài việc bán tại cửa hàng, có thể thông qua các mạng xã hội, liên kết các shipper để có thể nâng cao doanh số bán hàng. + Điều chỉnh giá cả sau những góp ý của khách hàng. d) Kiểm soát dự án - Tổng kết chi phí, lợi nhuận sau 1 tháng tiến hành kinh doanh. Thành tiền STT Loại chi phí (triệu đồng) 1 Sản lượng kem tiêu thụ hàng tháng 69,8 2 Đồ uống 15,6 3 Chi phí công nhân viên 19,8 4 Khấu hao TSCĐ (24 tháng) 5,62 5 Chi phí thuê mặt bằng 20,2 6 Tiền điện nước hàng tháng 40 7 Chi phí khác 12,3 8 Tổng 183,02 + Doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến + Vốn cố định: 304.620.000 đ + Chi tiêu hàng tháng:183.020.000 đ/tháng + Doanh thu hàng ngày dự kiến: 6.800.000đ + Doanh thu bình quân hàng tháng: 204.000.000 đ/tháng STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 18 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 + Lợi nhuận hàng tháng: 67.530.000 đ/tháng - Những rủi ro có thể gặp và biện pháp khắc phục • Những rủi ro có thể gặp + Dự báo nhu cầu sai lệch do tính lạc quan dẫn đến sai tình hình, + Đối thủ cạnh tranh, + Bị thiếu sót trong phân tích đánh giá, + Chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những thay đổi của điều kiện tự nhiên (mưa, bão…), + Nguyên vật liệu bị hư hại trong vận chuyển, lưu trữ, + Giá cả thị trường biến động=> giá NVL tăng. • Một số biện pháp khắc phục rủi ro. + Bám sát các nguồn thông tin có liên quan. + Quan tâm đến hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu của khách hàng. + Kiểm soát chi phí và điều chỉnh quán phù hợp. e) Đánh giá hiệu quả khi kết thúc dự án. 1. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội + Đây là một của hàng kinh doanh với quy mô nhỏ vì vậy ảnh hưởng của nó tơi mặt kinh tế xã hội là rất nhỏ, tuy nhiên cũng có thể kể ra một số hiệu quả mà nó mang lại như sau: + Tăng thu nhập cho quốc dân + Đóng góp vào việc gia tăng ngân sách + Một cửa hàng đẹp sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp chung của phố phường + Giúp con người có nơi thư giãn nghỉ ngơi, có giá trị cao về mặt tinh thần. 2. Về mặt kinh tế + Dự án đạt cao hơn mức lợi nhuận mong muốn mặc dù đã mất chi phí cho công tác ban đầu. + Đây là 1 dự án quy mô nhỏ nên việc buôn bán sẽ đỡ gặp rủi ro, có thể làm trong thời gian dài để thu lại lợi nhuận. + Dự án đạt được các mục đích đã đề ra trước mắt là quảng bá và doanh thu ổn định đáp ứng yêu cầu đặt ra hàng tháng. + Trong những tháng tiếp theo mặc dù đến thời điểm học sinh nghỉ hè, nhưng với niềm tin đã xây dựng được thì sau khi kết thúc kì nghỉ hè quán vẫn sẽ được sự ủng hộ từ các lứa học sinh. + Dự án giúp gia tăng kinh nghiệm cạnh tranh với các cửa hàng khác, có hiểu biết nhiều hơn về cách kinh doanh mặt hàng này, củng cố thêm kiến thức kinh doanh. STT 93 – Nguyễn Văn Ninh – B18DCQT103 – Nhóm 02 19 SS Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2