intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận kết thúc học phần Công tác ngoại giao: Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong thế kỷ XXI

Chia sẻ: Thanh Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

179
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận gồm ba phần chính: Phần thứ nhất sẽ trình bày về một số cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa; phần thứ hai viết về chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam, việc triển khai và những thành tựu đạt được trong thế kỉ XXI; phần thứ ba là so sánh chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam với nước Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận kết thúc học phần Công tác ngoại giao: Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong thế kỷ XXI

  1. BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM  KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: CÔNG TÁC NGOẠI GIAO Đề tài: Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong thế kỷ XXI Giảng viên hướng dẫn :T.S. Doãn Mai Linh Sinh viên thực hiện :Trần Phương Thanh Lớp :KT46B Mã sinh viên :KT46B-072-1923 Hà Nội, năm 2021.
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................1 1.1 Khái niệm về ngoại giao văn hóa (cultural diplomacy):............................1 1.2 Các loại hình chính của ngoại giao văn hóa ..............................................2 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM ....3 2.1 Quan điểm ngoại giao văn hóa của Việt Nam ...........................................3 2.2 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam ...........................................4 2.1.1 Biện pháp chính sách...........................................................................4 2.1.2 Các biện pháp cụ thể ...........................................................................5 2.3 Công tác triển khai ngoại giao văn hóa trong thực tế và một số thành tựu đạt được ..................................................................................................................7 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC KHÁC ......................................................................................................................11 3.1 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản..........................................11 3.2 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc ........................................13 3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho ngoại giao văn hóa Việt Nam ....14 LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. Lời mở đầu Trong thế kỷ XXI, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Để đạt được những thành công trong hoạt động hội nhập, sự giúp ích của ngoại giao là vô cùng quan trọng. Trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25, Bộ Ngoại giao đã xác định ba trụ cột chính của ngoại giao toàn diện Việt Nam đó là ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và ngoại giao chính trị. Tuy ngoại giao văn hóa là một khái niệm còn khá mới mẻ nhưng đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, vừa tham gia hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, chính trị, vừa giúp quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Nhận thấy tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa, Chính phủ ta đã ban hành Chiến lược về Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011-2020 để xác định rõ ràng các mục tiêu, quan điểm, biện pháp triển khai thực hiện của ngoại giao văn hóa. Bài tiểu luận này với chủ đề : “Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong thế kỷ XXI” sẽ làm sáng tỏ về việc thực hiện triển khai chiến lược này. Bài tiểu luận gồm ba phần chính: Phần thứ nhất sẽ trình bày về một số cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa; phần thứ hai viết về chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam, việc triển khai và những thành tựu đạt được trong thế kỉ XXI; phần thứ ba là so sánh chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam với nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận, do trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô.
  4. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về ngoại giao văn hóa (cultural diplomacy): Có rất nhiều nhận định hoặc khái niệm khác nhau về ngoại giao văn hóa ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo như Tạp chí Công tác ngoại giao của Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (Nga) thì: “Ngoại giao văn hoá là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng văn hoá như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ quốc gia”1. Hay một nhận định khác của nhà nghiên cứu Nhật Bản O. Ka-du-ô lại cho rằng: “Mục tiêu chủ chốt của ngoại giao văn hóa là tăng cường, cải thiện hình ảnh và uy tín của quốc gia thông qua các khía cạnh văn hóa”2. Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO của Bộ Ngoại giao Việt Nam định nghĩa: “Ngoại giao văn hóa là một hoạt động đối ngoại, được nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này được triển khai trong một thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, đối ngoại xác định, bằng các hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học”3. Các khái niệm và nhận định trên về ngoại giao văn hóa tuy có sự khác nhau nhưng đều có những điểm chung cơ bản, có thể hiểu ngoại giao văn hóa cũng là một lĩnh vực của ngoại giao mà sử dụng công cụ văn hóa chủ đạo để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển đất nước về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh; đặc biệt ngoại giao văn hóa cũng đóng vai trò cầu nối để vừa giúp quảng bá, nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm cho nền văn hóa nước nhà. 1 Bộ Ngoại giao: Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.123 2 O. Ka-du-ô: Japan’s Postwar Cultural Diplomacy, Center for Area Studies, 2008, tr. 2 3 Bộ Ngoại giao: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.18
  5. 2 1.2 Các loại hình chính của ngoại giao văn hóa - Thông tin, tuyên truyền Bao gồm các sách, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng; kênh truyền hình VTV4, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, các báo điện tử như báo Nhân dân điện tử, các tài liệu của Tổng cục Du lịch, Hàng không Việt Nam; Các hội nghị, hội thảo, nói chuyện, triển lãm, các ngày lễ, ngày kỷ niệm... - Giao lưu, trao đổi đoàn văn hoá, nghệ thuật Tổ chức giao lưu, trao đổi đoàn văn hoá, nghệ thuật là một trong những hoạt động của ngoại giao văn hóa. Việt Nam thường cử các đoàn văn hoá, văn nghệ đi nước ngoài tham gia các hoạt động giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tổ chức các chương trình hợp tác, trao đổi văn hóa, giáo dục, công nghệ giúp cho Việt Nam quảng bá được những nét đặc trưng văn hoá của mình tới thế giới, đồng thời học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước khác và tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực, trang thiết bị để nâng cao trình độ biểu diễn văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam. - Xây dựng các cơ sở, công trình văn hoá, lịch sử ở nước ngoài Việt Nam đã xây dựng một số công trình văn hoá, lịch sử, các trung tâm văn hóa ở nước ngoài, giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam tới thế giới hiệu quả hơn. - Hợp tác tổ chức các sự kiện văn hóa chung - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hoá như các đợt liên hoan phim, âm nhạc, nghệ thuật quốc tế, triển lãm sách, tranh ảnh nghệ thuật tại các nước, qua kênh hợp tác UNESCO, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, ASEAN,... - Tham gia các hoạt động liên ngành - Tham gia cơ chế hợp tác quốc tế như UNESCO, WTO,... - Các hoạt động tổ chức trong nước: các lễ hội, cuộc thi về văn hóa, festival,…
  6. 3 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM 2.1 Quan điểm ngoại giao văn hóa của Việt Nam Từ khi nhà nước cổ đại ra đời cho đến một nhà nước hiện đại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, lịch sử ngoại giao luôn in đậm dấu ấn của văn hóa. Điều này có thể được thấy rõ trong chiến lược “ngoại giao tâm công” của ông cha ta khi dùng sức mạnh thơ ca để giành chiến thắng trong đối ngoại. Tuy vậy, khái niệm “ngoại giao văn hóa” vẫn là một khái niệm hiện đại, mới mẻ và mới chỉ được quan tâm đặc biệt hơn từ đầu thế kỉ XXI tới nay. Bắt đầu từ những năm 2000, các chuyên gia tại Bộ Ngoại giao đã khởi xuất vấn đề ngoại giao văn hóa, sau đó tổ chức nhiều cuộc hội thảo để bàn luận, tham khảo ý kiến từ các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao. Sau nhiều lần được đưa ra bàn thảo trong các kỳ hội nghị ngoại giao của Bộ Ngoại giao, lần đầu tiên tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 năm 2006, ngoại giao văn hóa được xác định là trụ cột trong chính sách ngoại giao toàn diện của Việt Nam, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Theo đó, ngoại giao văn hóa sẽ tạo nền tảng tinh thần, đóng vai trò mở đường cho ngoại giao chính trị và kinh tế. Năm 2008, Bộ Ngoại giao ban hành chỉ thị số 4252/2008/CT-BNG, ngày 23-12-2008: “Về tăng cường công tác ngoại giao văn hóa tạo động lực mới cho Ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”. Điều này thể hiện vai trò của ngoại giao văn hóa đã từng bước khẳng định trong công tác đối ngoại thời kỳ mới. Một điểm nhấn đặc biệt quan trọng là năm 2009, Nguyên Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm đã lựa chọn chủ đề công tác năm là “Năm Ngoại giao Văn hóa”. Thành tựu nổi bật của năm này là đã tạo được bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành và địa phương về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho việc triển khai các chiến lược, hội thảo thiết thực về ngoại giao văn hóa trong các năm tiếp theo. Ngoại giao văn hóa tiếp tục được nâng tầm, khi được đề cập đến
  7. 4 trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011): “Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.”4. Sau nhiều nỗ lực, Bộ Ngoại giao đã hình thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược về Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011- 2020. Nhờ có chiến lược này, nội hàm, quan điểm, mục tiêu và các biện pháp của ngoại giao văn hóa được xác định rõ ràng, bài bản tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức thực hiện công tác ngoại giao văn hóa, đồng thời khẳng định một lần nữa ý nghĩa, vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Như vậy, có thể thấy Đảng và các cơ quan chính quyền ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa, không ngừng bổ sung các chiến lược, chỉ thị đầy đủ, toàn diện hơn để xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh thế giới. 2.2 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam Trong suốt 10 năm, công tác ngoại giao văn hóa Việt Nam đã được thực hiện theo một quy trình bài bản trong Chiến lược về Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011- 2020 do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, cần thực hiện các biện pháp chiến lược về ngoại giao văn hóa: 2.1.1 Biện pháp chính sách a) Tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại giao văn hóa 4 Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập ngày 14/06/2021. Từ http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoi dang?categoryId=10000716&articleId=10038382
  8. 5 Cần phải hoàn thiện hệ thống lý luận và xác định rõ vai trò, vị trí của ngoại giao văn hóa trong tổng thể nền ngoại giao để qua đó tạo nhận thức chung cho lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, nhằm đưa công tác này trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của toàn xã hội. Đồng thời, công tác nghiên cứu, dự báo văn hóa, ngoại giao phải được đẩy mạnh qua các hội thảo, tọa đàm cấp quốc gia, khu vực, quốc tế. b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa Các cơ chế, chính sách về ngoại giao phải được hoàn thiện toàn diện, phù hợp với pháp luật và đường lối đối ngoại của Đảng, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với sự phát triển của đất nước và cam kết quốc tế; gắn kết công tác ngoại giao văn hóa với các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch để tạo tính cộng hưởng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp phải được xây dựng giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài ở trong và ngoài nước. 2.1.2 Các biện pháp cụ thể a) Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa cần được xây dựng vững chắc thông qua các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về ngoại giao văn hóa như mở các lớp bồi dưỡng, đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy tại một số trường Đại học chuyên ngành như Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí và tuyên truyền, đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa giữa học sinh, sinh viên với các nước trong khu vực và quốc tế. b) Bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa
  9. 6 Bảo đảm sự vững chắc về tài chính, vật chất cho các hoạt động của công tác ngoại giao văn hóa bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc thu hút các doanh nghiệp tư nhân tài trợ, đóng góp phù hợp với quy định của pháp luật. c) Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài d) Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế Tổ chức các chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp quan trọng như ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, ngày Quốc khánh, giúp cho tình hữu nghị, tin cậy, giữa nhân dân các nước với Việt Nam được tăng cường và thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh trao đổi thương mại, phát triển du lịch. đ) Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam Triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam như tổ chức du lịch sinh thái, lễ hội, làng nghề truyền thống; tổ chức các festival, cuộc thi vẽ tranh, sáng tác phim, viết sách sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để quảng bá bằng nhiều ngôn ngữ. Những hoạt động này sẽ giúp bạn bè quốc tế có nhiều cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa tại các diễn đàn song phương và đa phương để thúc đẩy quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước, giúp các mối quan hệ này thêm sâu sắc, ổn định và bền vững. e) Đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế Các di sản văn hóa của đất nước cần phải được bảo tồn, gìn giữ, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể để đẩy mạnh việc vận động các tổ chức quốc tế công nhận mới các danh hiệu văn hóa quốc tế cho đối tượng và loại hình văn hóa của Việt Nam.
  10. 7 g) Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có chọn lọc Như vậy, các biện pháp chiến lược về ngoại giao văn hóa của Việt Nam được xây dựng một cách đầy đủ, toàn diện. Việc hoàn thiện cơ sở lý luận, chính sách là vô cùng cần thiết để tạo nên sự thống nhất, đoàn kết trong cả nước khi triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa. Trong khi, các biện pháp cụ thể sẽ là cơ sở cho việc lên các kế hoạch triển khai chi tiết của cơ quan, ban ngành sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi địa phương trong cả nước. 2.3 Công tác triển khai ngoại giao văn hóa trong thực tế và một số thành tựu đạt được Kể từ khi có chiến lược rõ ràng, ngoại giao văn hóa đã được triển khai một cách hiệu quả, bài bản ở trong và ngoài nước với sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, địa phương và đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, tạo điều kiện phát triển đất nước: Thứ nhất, công tác ngoại giao văn hóa đã được gắn kết trong các hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam ra nước ngoài, hay trong các buổi tiếp đón các vị lãnh đạo nước ngoài đến Việt Nam, mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam đã được chú trọng và thực hiện thành công song hành các mục tiêu về chính trị và kinh tế. Một ví dụ điển hình là trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với Thủ tướng Dmitry Medvedev và phu nhân đến thăm triển lãm “Ngày Việt Nam tại Nga” ở Moscow và đồng thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng bức tranh dân gian Đông Hồ có tên “Vinh hoa” cho Thủ tướng Nga. Việc tặng một món quà gắn với ý nghĩa phong tục, văn hóa của Việt Nam như thế này vừa giúp thể hiện tình cảm, thông điệp mà người tặng muốn gửi gắm, vừa là cơ hội quảng bá đến nước bạn dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Hay trong chuyến thăm và làm việc chính thức của Công chúa Thuỵ Điển Victoria tới Việt Nam năm 2019, bà đã được tặng một chiếc khăn lụa tơ tằm dài 2m, vẽ phong cảnh đặc trưng của Thụy Điển bởi
  11. 8 Nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. Món quà này cũng đã góp phần giới thiệu về nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, sự thành công của các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật trong các chuyến thăm, hội nghị cấp cao cũng đã chứng minh việc lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa với hoạt động kinh tế, chính trị là rất hiệu quả. Thứ hai, các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa tại các diễn đàn song phương và đa phương cũng đã được triển khai mạnh mẽ. Việt Nam luôn cố gắng là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế như ASEAN, WTO; luôn tham gia tích cực trong các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực như ASEM, APEC và tham gia ký kết các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, là những điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước, khu vực khác. Trong năm 2019, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội với công tác chuẩn bị chu đáo chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là một cơ hội rất tốt để các công tác ngoại giao văn hóa thể hiện vai trò của mình trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua những thông tin và hình ảnh đẹp về một Hà Nội, một Việt Nam đầy uy tín, thân thiện, luôn chủ động, tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới. Nhưng nhờ sự kiểm soát, chống dịch hiệu quả, các công tác ngoại giao văn hóa vẫn được duy trì, triển khai góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè trong khu vực và thế giới. Thứ ba, các hoạt động ngoại giao văn hóa tại diễn đàn văn hóa đa phương lớn nhất thế giới UNESCO ngày càng được triển khai một cách bài bản, chuyên nghiệp. Quan hệ hợp tác của Việt Nam với UNESCO trên mọi lĩnh vực thuộc thẩm quyền được tăng cường. Việt Nam và UNESCO đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác
  12. 9 giữa hai bên giai đoạn 2016 – 2020; đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch ứng cử vào 3 cơ quan quan trọng của UNESCO là Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026. Đặc biệt, Việt Nam rất nỗ lực để triển khai các kế hoạch ngoại giao văn hóa vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam là di sản văn hóa của nhân loại và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam đã vận động UNESCO công nhận 28 di sản tại Việt Nam gồm: 2 di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); 5 di sản văn hóa (quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ); 13 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát ca trù, Hội Gióng,...) và các di sản văn hóa khác5. Năm 2020, Việt Nam đạt được số lượng hồ sơ được thông qua và số lượng hồ sơ đệ trình tổ chức UNESCO nhiều nhất từ trước tới nay với 1 Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được công nhận, 2 thành phố Vinh và thành phố Sa Đéc được vào mạng lưới các thành phố học tập của UNESCO6. Nhờ có các danh hiệu quốc tế mà UNESCO dành cho Việt Nam, bạn bè quốc tế có thêm một cách thức hữu hiệu để hiểu rõ hơn về đất nước, con người, lịch sử của nước ta. Như vậy, các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín Việt Nam trên thế giới. 5 Yến, L. T. H. & Hương, T. T. (2020) Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Một thập niên nhìn lại. Từ https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/35898/ngoai-giao-van-hoa-viet-nam--hoi-nhap-quoc-te-va- loi-ich-quoc-gia.aspx?fbclid=IwAR31D5dtZyO_7QQ0sGFowC508tQoZw8eomi1Mt2ud0Iyp6Ah1otZJPwdnvM 6 Trung, L. H. (2021). Ngoại giao Văn hóa góp phần phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam. Từ https://dangcongsan.vn/thoi-su/ngoai-giao-van-hoa-gop-phan-phat-huy-suc-manh-mem-cua-viet-nam-573751.html
  13. 10 Thứ tư, ở trong nước, ngoại giao văn hóa được triển khai thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các sự kiện có yếu tố nước ngoài như lễ hội, festival, hội chợ quảng bá. Điển hình, Việt Nam rất tích cực tổ chức các lễ hội, sự kiện hàng năm như Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội từ năm 2016; Lễ hội ẩm thực văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2017; Lễ hội Ném còn ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc từ năm 2014. Hoạt động ngoại giao văn hóa này không chỉ giúp tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và gắn kết giữa người dân Việt Nam và người dân các nước mà còn giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước đối tác. Đồng thời, công tác ngoại giao văn hóa cũng đóng góp thiết thực trong quá trình xây dựng thông điệp quốc gia và thương hiệu địa phương thông qua việc tổ chức các sự kiện như Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Lễ hội hoa Đà Lạt, Festival Huế. Một số chương trình ngoại giao văn hóa quy tụ các diễn giả hàng đầu của khu vực và thế giới cũng để lại những dấu ấn đặc biệt trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là chuỗi các hội thảo Biển Đông được tổ chức bởi Học viện Ngoại giao qua các năm đã góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong khu vực. Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi về các lĩnh vực văn hóa cũng được triển khai mạnh mẽ như Cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc, Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế Nhật Bản,... Thứ năm, ở nước ngoài, tất cả Cơ quan đại diện Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với chính quyền, các đơn vị trong nước, người dân sở tại tích cực để tổ chức nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa với nội dung, hình thức đa dạng, sáng tạo. Nổi bật là các hoạt động giới thiệu, quảng bá các triết lý, tư tưởng của người Việt Nam thông qua hình thức tôn vinh các cá nhân tiêu biểu như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du,... và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc triển khai đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam ở nước ngoài 2010 - 2020” đã mang lại kết quả hết sức tốt đẹp
  14. 11 trong những năm qua. Hoạt động tôn vinh Bác Hồ ở nước ngoài được chính quyền, người dân sở tại tích cực hưởng ứng qua các hình thức như xây dựng công trình tượng đài, công viên, bảo tàng,... mang tên Bác hay tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo quốc tế, xuất bản phim ảnh về cuộc đời, sự nghiệp của Người. Ngoài ra, sự ổn định hoạt động của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam giới thiệu và giao lưu văn hóa tại các nước khác trên thế giới. CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC KHÁC 3.1 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản Nhật Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế của Châu Á. Bên cạnh những thành công vượt trội về kinh tế, văn hóa, ngoại giao của Nhật Bản cũng đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, các hoạt động ngoại giao văn hóa rất được Nhật Bản chú trọng phát triển. Đây chính là một trong những lí do chủ yếu góp phần tạo dựng, quảng bá, lan truyền hình ảnh, vị thế của Nhật Bản ra khắp thế giới. Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm về ngoại giao văn hóa ở Nhật Bản đã được hình thành tạo tiền đề cho việc xây dựng các chính sách, chiến lược sau này. Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản công bố Chiến lược ngoại giao văn hóa thế kỷ XXI đã xác định được mục tiêu đồng thời đưa ra được các phương thức chính để triển khai cho công tác ngoại giao văn hóa: Thứ nhất, Nhật Bản rất coi trọng hoạt động truyền bá văn hóa của mình trong đất nước cũng như trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản xác định các công cụ truyền bá văn hóa chủ chốt là sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, tác phẩm văn học, tranh ảnh, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, Nhật Bản rất chú trọng quảng bá văn hóa thông qua Internet, tập trung vào các đối tượng cụ thể đặc biệt là giới trẻ. Một trong những đặc sản điện ảnh Nhật mà có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng đó là các bộ
  15. 12 phim hoạt hình gắn với tuổi thơ trẻ em trên toàn thế giới như Doremon, Pokemon, Naruto,…Thông qua nội dung của các bộ phim, những nét đẹp biểu tượng của đất nước mặt trời mọc có thể được tái hiện như hình tượng võ sĩ Samurai, núi Phú Sĩ, hoa anh đào,…Hay Nhật Bản cũng rất chú trọng giới thiệu những nét ẩm thực đặc trưng như trà đạo, Sushi, Sashimi đến khắp nơi trên thế giới. Nhờ đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa mạnh mẽ, Nhật Bản đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế về hình ảnh một đất nước phát triển, thân thiện, con người chăm chỉ, kỷ luật. Đây cũng chính là một trong những thành công tiêu biểu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản. Thứ hai, Nhật Bản là một quốc gia có lịch sử tiếp nhận văn minh từ nhiều nền văn minh khác nhau như văn minh Trung Hoa, văn minh phương Tây, văn minh hiện đại Mỹ. Do đó, chắc chắn Nhật Bản đã tiếp thu được không chỉ tri thức, kinh nghiệm, khoa học tiên tiến mà còn cả tinh hoa văn hóa. Và thực tế trải qua nhiều năm phát triển chứng minh rằng Nhật Bản đã có một sự chuyển mình ấn tượng về kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhờ vào các hoạt động tiếp thu tinh hoa nhân loại. Do đó, trong chiến lược ngoại giao văn hóa của mình, Nhật Bản cũng đề cao biện pháp “hấp thu” tinh hoa văn hóa từ các nền văn hóa khác nhau và coi đó là công cụ đắc lực để thúc đẩy văn hóa phát triển. Đồng thời, Nhật Bản cũng có những thay đổi trong chính sách của mình từ “hấp thu có sáng tạo” thành “sáng tạo văn hóa” cho phù hợp với các chiến lược ngoại giao văn hóa được xây dựng trong thế kỉ XXI. Có thể thấy chiến lược ngoại giao văn hóa này của Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, là cần phải tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm tiên tiến thế giới vào Việt Nam để hoàn thiện và làm phong phú kho tàng văn hóa, tri thức của đất nước. Thứ ba, Nhật Bản khẳng định công tác ngoại giao văn hóa có sự liên kết chặt chẽ với ngoại giao kinh tế. Ngoại giao văn hóa không chỉ phục vụ cho việc quảng
  16. 13 bá hình ảnh đất nước, con người mà đồng thời cũng phải hỗ trợ, đảm nhiệm vai trò của ngoại giao kinh tế. Trong lịch sử phát triển của Nhật Bản, nền ngoại giao văn hóa thực sự đã đóng góp, mang lại lợi nhuận kinh tế cho đất nước. Cụ thể, nhờ các hoạt động truyền bá mạnh mẽ, văn hóa của Nhật Bản đã và đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các đối tác, bạn bè quốc tế. Do đó, các bộ phim được sản xuất bởi Nhật Bản hay các hàng hóa mang nhãn mác Nhật Bản đều rất được ưa chuộng và đón nhận trên thị trường thế giới và việc xuất khẩu các bộ phim, hàng hóa này đều mang về doanh thu rất cao cho nền kinh tế. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản luôn cố gắng phải tạo một môi trường thuận tiện cho xuất khẩu hàng hóa văn hóa của Nhật Bản tại thị trường nước ngoài. Chiến lược này của Nhật Bản khẳng định lại một lần nữa sự đúng đắn trong chiến lược của Việt Nam khi gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. 3.2 Chiến lược ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia có công tác ngoại giao văn hóa phát triển mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Chiến lược ngoại giao văn hóa chủ chốt mà Hàn Quốc đưa ra là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa gắn với các yếu tố quốc tế để qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, con người tới thế giới. Điện ảnh: Chính phủ Hàn Quốc đã tuyển chọn những nhân tài điện ảnh gửi sang Mỹ để học hỏi tinh hoa nghệ thuật của Hollywood là điều kiện để khởi động bước nhảy thần kỳ cho điện ảnh Hàn. Các hãng phim Hàn Quốc sản xuất phim ở mọi đề tài phù hợp với thị hiếu của khán giả trong nước cũng như quốc tế. Điển hình như các bộ phim khai thác lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc của Hàn Quốc không chỉ giúp cho người dân trong nước quan tâm đến lịch sử nước nhà nhiều hơn mà còn góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về lịch sử của đất nước mình. Bên cạnh đó, thông qua nội dung các bộ phim, các nét đặc trưng về văn hóa, ẩm thực cũng được quảng bá như kimchi, rượu soju, trang phục truyền thống Hanbok,…Bên canh đó,
  17. 14 sự thành công trong hoạt động xuất khẩu phim ảnh đã góp phần giúp cho kinh tế của Hàn Quốc có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ tính riêng năm 2018, thu nhập từ xuất khẩu phim ảnh của nước này đã đạt 2 tỷ USD7. Truyền thông: Hàn Quốc đầu tư và sử dụng rất nhiều các phương tiện truyền thông như Internet; các trang mạng xã hội Youtube, Facebook; truyền hình KBS, SBS, MBC,… để quảng bá các chương trình giải trí âm nhạc, gameshow, talkshow với sự tham gia của các diễn viên, idol đang rất được các bạn trẻ hâm mộ. Truyền thông Hàn Quốc cũng đóng góp giúp cho ngành công nghiệp thần tượng (K-pop) được phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo năm 2017 của Cục Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc, quy mô ngành công nghiệp này đã lên tới 5 tỷ USD. Thời trang và mỹ phẩm: thời trang Hàn đang trở thành xu hướng ưa chuộng của giới trẻ trong đó có cả giới trẻ Việt Nam. Các mỹ phẩm Hàn Quốc cũng được săn đón nhờ được quảng bá bởi các ca sĩ, diễn viên tên tuổi của Hàn Quốc. Như vậy có thể thấy với các chiến lược đúng đắn, bước sang thế kỷ XXI, Hàn Quốc đã xây dựng được làn sóng hallyu - bao gồm phim kịch Hàn Quốc và âm nhạc K-pop, lan tới mọi ngõ ngách của châu Á cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao hình ảnh Hàn Quốc đối với bạn bè quốc tế và khuếch trương kinh tế của quốc gia này. 3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho ngoại giao văn hóa Việt Nam Nhìn chung các chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có điểm chung là tận dụng các thế mạnh, tiềm lực văn hóa của mình để phát huy, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc tập trung tích hợp các hoạt động ngoại giao văn hóa trong Thủy, N. T. T. (2020). Chiến lược phát huy “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc và ý nghĩa tham chiếu đối với Việt 7 Nam. Từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/816904/chien-luoc-phat-huy- %E2%80%9Csuc-manh-mem%E2%80%9D-cua-han-quoc-va-y-nghia-tham-chieu-doi-voi-viet-nam.aspx
  18. 15 các hoạt động của nền công nghiệp phim ảnh, âm nhạc, trong khi Việt Nam thì gắn kết công tác ngoại giao văn hóa với các hoạt động chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Thông qua các chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, một số bài học kinh nghiệm có thể được rút ra cho Việt Nam: Thứ nhất, việc Nhật Bản có nhận thức về ngoại giao văn hóa ngay sau chiến tranh thế giới thứ II đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các chiến lược hoạt động từ rất sớm. Do đó, Việt Nam cũng cần phải sớm hoàn thiện các cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa, bao gồm khái niệm, nội hàm, xác định rõ vai trò, vị trí của ngoại giao văn hóa trong tổng thể nền ngoại giao hiện đại. Thứ hai, những thành tựu trong việc gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao kinh tế của Nhật Bản cũng mang lại bài học cho Việt Nam là cần tăng cường sử dụng công cụ ngoại giao văn hóa làm chất xúc tác, chất keo gắn kết về tinh thần để thúc đẩy các hoạt động ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; đồng thời coi ngoại giao văn hóa cũng có vai trò quan trọng ngang hàng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Thứ ba, cần xác định rõ các giá trị văn hóa nổi bật của đất nước để quảng bá với bạn bè quốc tế. Dân tộc Việt Nam có bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đây chính là những nét đẹp văn hóa ấn tượng mà Việt Nam cần đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá ra khắp thế giới. Thứ tư, tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Nhật Bản cũng là bài học quý giá mà Việt Nam cần phải học hỏi. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, khoa học tiên tiến từ bên ngoài, kết hợp với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam.
  19. Lời kết Như vậy, trải qua 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng và nhà nước Việt Nam ngày càng xây dựng đầy đủ, hoàn thiện hơn về khái niệm ngoại giao văn hóa cũng như khẳng định vai trò trụ cột quan trọng của ngoại giao văn hóa trong tổng thể nền ngoại giao nước nhà. Bên cạnh đó, chiến lược về ngoại giao văn hóa của Việt Nam đã được triển khai rất bài bản, hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương ở cả trong và ngoài nước thông qua việc gắn kết các hoạt động giao văn hóa với các hoạt động kinh tế, chính trị; tham gia các diễn đàn song phương, đa phương; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các sự kiện có yếu tố nước ngoài,... Việc phân tích chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho thấy tầm quan trọng trong việc đánh giá các chính sách, chiến lược ngoại giao của các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động này, Việt Nam sẽ học hỏi thêm được những bài học, kinh nghiệm ngoại giao văn hóa quý giá từ các chiến lược của các nước khác, đồng thời là chuẩn bị các tài liệu hữu ích cho quá trình xây dựng chính sách, chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong các thời kỳ sau này.
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, P. N. (2015). Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia. Từ https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/35898/ngoai-giao-van-hoa- viet-nam--hoi-nhap-quoc-te-va-loi-ich-quoc- gia.aspx?fbclid=IwAR31D5dtZyO_7QQ0sGFowC508tQoZw8eomi1Mt2ud0Iyp6Ah1otZ JPwdnvM 2. Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. (n.d). Truy cập ngày 13/6/2021. Từ https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/chien-luoc-ngoai-giao-van-hoa-den-nam-2020.htm 3. Dũng, P. M. (2020). Ngoại giao văn hóa - Con đường thành công mới của đối ngoại Việt Nam. Từ https://baoquocte.vn/ngoai-giao-van-hoa-con-duong-thanh-cong-moi-cua- doi-ngoai-viet-nam-122538.html 4. Hà, P. T. T. (2021). Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chinh-sach-ngoai- giao-van-hoa-cua-nhat-ban-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam-79436.htm 5. Hạnh, B. (2020). Món quà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang đến Nhà Trắng tặng ông Trump. Từ https://viettimes.vn/mon-qua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-mang-den- nha-trang-tang-ong-trump-post129565.html 6. Huân, V. D. (2018). Ngoại giao và công tác Ngoại giao, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật. 7. Hùng, M. (2018). Ngoại giao văn hóa: Trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam. Từ https://dangcongsan.vn/thoi-su/ngoai-giao-van-hoa-tru-cot-cua-nen-ngoai-giao-toan- dien-viet-nam-492431.html 8. Lan, Đ.T. (2018). Chiến lược ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam. Từ https://prezi.com/--662xi4knos/chien-luoc-ngoai-giao-van-hoa-cua-han-quoc- va-bai-hoc-cho-viet-nam/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2