intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Luonghien Luonghien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

279
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế" có cấu trúc gồm 2 chương: Chương 1 những cơ sở lý luận về công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, chương 2 liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế

  1. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đều biết rằng toàn cầu hóa là một xu thế  tất yếu khách quan   của xã hội, xuất phát từ  bản thân quá trình phát triển của thế  giới với những   yếu tố tác động cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất , của khoa học   công nghệ  và kinh tế  thị  trường. Trong vòng một thập kỷ  qua, Việt Nam đã  thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với phương châm đa phương hóa, đa  dạng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, từng bước hội nhập với nền kinh t ế  thế giới và khu vực. Một trong những hoạt động thương mại giúp chúng ta mở  rộng quan hệ  với các nước, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế  trong nước phát   triển là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng từng năm đã nâng cao mức   sống cho toàn dân, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, nâng vị  thế  của đất nước lên tầm cao mới. Xuất khẩu, nhập khẩu luôn tồn tại song song  với nhau và có vai trò quan trọng như  nhau đối với nền kinh tế  đất nước.  Trong đó, lĩnh vực nhập khẩu  thể hiện mức độ phát triển của đất nước, phản  ánh mức sống của người dân, một đất nước có đời sống và mức thu nhập của   người dân càng cao sẽ càng có nhiều  hoạt động nhập khẩu hàng hoá.  Để tìm   hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em xin chọn chuyên đề: “ Phân tích các công cụ   quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu   hướng hội nhập quốc tế.” để làm bài tập lớn môn kinh tế quốc tế. Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,… của Nhà nước đối với  vấn đề nhập khẩu hàng hóa. Đề  tài chủ  yếu tập trung vào việc quản lý hàng  nhập khẩu, từ đó tìm hiểu xem bằng các công cụ quản lý Nhà nước tác động   như thế nào đối với tình hình nhập khẩu của đất nước. 1
  2. CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ  HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1. Khái niệm nhập khẩu Sự  phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự  phát triển của nền   sản xuất.Sản xuất cũng phát triển thì mối quan hệ  kinh tế  giữa người sản   xuất với người sản xuất, người sản xuất với người tiêu dung và giữa những  người tiêu dung với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp.   Khi sản xuất xã hội phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế  phát triển không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo  nên các mối quan hệ  kinh tế  đối ngoại và kinh tế  quốc tế. Hoạt động nhập  khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp   đến sản xuất và đời sống trong nước. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan  do sự  phát triển mạnh mẽ  của công nghệ,công cụ  sản xuất và năng suất lao  động ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp  của  nền sản xuất khép kín, làm cho tiêu dùng và sản xuất của các nước mang tính  chất quốc tế. Hàng nhập khẩu cạnh tranh trên thị trường sẽ kích thích các nhà   sản xuất trong nước cải tiến kỹ  thuật và công nghệ  để  tạo chỗ  đứng vững   chắc trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu cũng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh  cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo lý luận thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc quốc gia này mua   hàng hóa và dịch vụ  từ  quốc gia khác.  Nói cách khác, đây chính là việc nhà   sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ  cho người cư  trú trong   nước 2. Các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu
  3. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi   quốc gia người ta sử dụng nhiều công cụ  và nhiều biện pháp khác nhau: Các  công cụ và biện pháp mang tính chất kinh tế , các công cụ và biện pháp mang  tính chất hành chính, các công cụ và biện pháp mang tính chất kỹ thuật. Dưới   đây sẽ  đề  cập đến nội dung và hình thức của một số  công cụ  được áp dụng  phổ biến trong thực tế. 2.1. Công cụ thuế quan Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay  nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế  quan bao gồm thuế  quan xuất kh ẩu và   thuế quan nhập khẩu .  Thuế  quan nhập khẩu là một loại thuế  đánh vào mỗi đơn vị  hàng nhập  khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu   một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.  Theo đó, Thuế nhập khẩu làm cho giá cả của hàng hóa nhập khảu sẽ cao  hơn mức giá cả  quốc tế  của hàng hóa đó, hay là làm cho giá cả  của các mặt   hàng tương tự sản xuất trong nước thấp hơn một cách tương đối. Thuế quan có thể được tính với nhiều hình thức khác nhau: Tính theo một   đơn vị  vật chất của hàng hoá, hoặc là tính theo giá trị  hàng hoá… Thuế  quan   hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hoá   vừa cộng với một mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá. Thuế  quan là một công cụ  lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc   tế  và là một phương tiện truyền thống để  làm tăng nguồn thu cho ngân sách   Nhà nước.  Không những thế, thuế  quan còn có vai trò quan trọng trong việc  bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ mới được hình thành chưa có khả năng   cạnh tranh trên thị trường thế giới. 2.2. Công cụ phi thuế 3
  4. 2.2.1. Hạn ngạch xuất, nhập khẩu (Quota) Hạn ngạch : Là một công cụ  phổ  biến trong hàng rào phi thuế  quan. Nó   được hiểu là quy định của  Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng  hay hay một nhóm hàng được phép xuấy hoặc nhập khẩu từ  một thị  trường   trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép ( Quota xuất,  nhập khẩu) Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn quota xuất khẩu  ít sử  dụng và nó cũng tương đương với biện pháp hạn chế  xuất khẩu tự  nguyện.  Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự  hạn chế  số  lượng nhập khẩu , đồng  thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá về điều này tác động của nó   tương đối giống thuế  quan nhập khẩu . Hạn ngạch nhập khẩu có tác dộng  khác thuế quan nhập khẩu ở hai điểm: Một là nó đem lại thu nhập cho chính phủ  và không có tác dụng hỗ  trợ  cho các loại thuế khác. Song hạn ngạch có thể đưa lại lợi nhuận rất lớn cho  những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch (dẫn tới hiện   tượng tiêu cực khi xin hạn ngạch nhập khẩu) Hai là, nó có thể  biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc  quyền. Đó cũng là lý do cho rằng hạn ngạch có tác hại nhiều hơn thuế  quan.  Song điều này có thể  giải quyết bằng cách thực hiện bán đấu giá giấy phép   nhập khẩu theo hạn ngạch. Tóm lại, hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế  nhập   khẩu nên một số nhà sản xuất nội địa ưa thích nó hơn, những người tiêu dùng  lại bị thiệt thòi nhiều hơn, còn người được hưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập   khẩu chứ không phải là Nhà nước. Thông thường, người ta chỉ  quy định hạn  ngạch nhập khẩu cho một số loại mặt hàng đặc biệt hay cho mặt hàng với thị  trường đặc biệt. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo  nước và theo khoảng thời gian nhất định.
  5. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long Hiện nay, công cụ này không còn được sử dụng nhưng khi nghiên cứu, nó  vẫn được xem xét như  một trong những công cụ  hữu hiệu để  quản lý hàng  nhập khẩu. 2.2.2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Biện pháp này cũng là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan  . Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo  đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế  bớt   lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự  nguyện nếu không họ  sẽ  áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế  như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương.Tuy nhiên hạn ngạch xuất khẩu   mang tính chủ  động và thường là biện pháp tự  bảo vệ  thị  trường trong nước  hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế  xuất khẩu tự nguyên thực ra  lại mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định. Hình thức   này thường áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một   số mặt hàng nào đó. 2.2.3. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật  Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường an toàn lao động ,   bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về  vệ  sinh thực phẩm, vệ  sinh  phòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về  bảo vệ  môi  trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ… Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội  và phản ánh trình   độ  phát triển đạt được của nền văn minh nhân loại. Tuy   nhiên trên thực tế  người ta thường khéo léo sử  dụng các quy định này một   cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài và biến   5
  6. chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong quan hệ thương  mại quốc tế. Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với   thị  trường trong nước, hạn chế  và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá   trên thị trường thế giới. 2.2.4. Biện pháp khác Chính phủ có thể áp dụng những biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu   khác như  Cấp giấy phép nhập khẩu, tức là việc nhập khẩu hàng hóa phải   được cơ  quan nhà nước có thẩm quyền quản lý bằng cách cấp phép cho các  nhà kinh doanh giấy phép nhập khẩu. Thông qua giấy phép, Nhà nước có thể  can thiệp trực tiếp vào khối lượng hàng nhập khẩu cũng như thị trường, lãnh  thổ  có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương.  Chế độ giấy phép nhập khẩu thường được áp dụng kết hợp với định mức số  lượng hàng nhập khẩu và quản lý ngoại hối.
  7. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM TRONG XU  HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nền kinh tế  Việt Nam trong những năm đầu tiên sau khi gia nhập Tổ  chức   Thương   mại   Thế   giới   (WTO)   được   đánh   giá   là   tiếp   tục   phát   triển  tốt.Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số  lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư  trực tiếp nước  ngoài (FDI). Riêng vấn đề  nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng  đầu năm 2009 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc  thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực   sự  rõ rệt nhưng cũng tiềm  ẩn cho thấy một số  xu hướng mới rất đáng quan   tâm.Việt Nam cũng đưa ra những giải pháp để  thích ứng với nền kinh tế  thế  giới.Và vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tình hình xuất nhập khẩu. 7
  8. 1.Tình hình nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 2009­2015 1.1. Đánh giá chung Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch   xuất nhập khẩu hàng hóa cả  nước trong tháng 6 đầu năm 2015 đạt 28,79 tỷ  USD,   tăng   nhẹ   0,5%   so   với   tháng   trước. Trong   đó   xuất   khẩu   là   14,33   tỷ  USD tăng 4,6% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,47 tỷ USD,  giảm 3,2%  và kết quả  là trong tháng 6, cán cân thương mại hàng hóathâm hụt 140 triệu  USD. Như vậy, trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu   hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 158,6 tỷ  USD, tăng 13% so với cùng kỳ  năm  trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 77,77 tỷ  USD, tăng 9,3% và nhập khẩu đạt  80,84  tỷ  USD,  tăng 16,7% dẫn  đến thâm hụt cán  cân thương  mại  hàng hóa  trong 6 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,07 tỷ USD. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng đầu năm của giai đoạn 2009– 2015 Nguồn: Tổng cục Hải quan
  9. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long 1.2. Nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp Khu   vực   các   doanh   nghiệp   có   vốn   đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài   (FDI) có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 6 tháng năm 2015 là 100,7 tỷ  USD, tăng 22% so với cùng kỳ  năm trước và chiếm 63,5% trong tổng trị  giá  xuất nhập khẩu hàng hóa của cả  nước. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất   nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước chỉ  đạt gần 57,9 tỷ  USD,   tương đương mức xuất nhập khẩu thực hiện được trong cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 6 tháng/2015 là  48,17 tỷ  USD, tăng 23,8%, cao hơn nhiều so với tốc độ  tăng của khối doanh   nghiệp trong nước. Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản   phẩm điện tử  và linh kiện (tăng 2,75 tỷ  USD); máy móc thiết bị, dụng cụ  và  phụ  tùng (tăng 3,08 tỷ  USD); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,22 tỷ  USD). Trị giá nhập khẩu hàng hóa của khối các doanh nghiệp trong nước trong 6   tháng năm 2015 là 32,67 tỷ  USD, tăng 7,7%. Trong đó, tăng  ở  một số  nhóm  hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ  tùng tăng 686 triệu USD; sắt thép   các loại tăng 571 triệu USD; vải các loại tăng 113 triệu USD… Bên cạnh đó,  nhập khẩu xăng dầu các loại của khối doanh nghiệp này giảm tới 1,39 tỷ USD   (do   đơn   giá   nhập   khẩu   bình   quân   giảm   mạnh   64%   trong   khi   lượng   tăng  10,9%). 1.3. Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Trong 2 quý đầu của năm 2015, tổng trị  giá trao đổi hàng hóa của Việt  Nam với đối tác thương mại châu Á là gần 105 tỷ  USD, tăng 12,8% so với   cùng kỳ năm 2014 và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,2%) trong tổng kim   ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam   với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 26,22 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ  9
  10. năm trước; với châu Âu đạt 21,86 tỷ  USD, tăng 7,9%; châu Đại Dương đạt  gần 2,95 tỷ USD, giảm 9,4%; châu Phi đạt 2,14 tỷ USD, tăng 21,8%. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong   6 tháng đầu năm 2015 với 38,12 tỷ  USD; tiếp theo là châu Mỹ  với 19,72 tỷ  USD; châu Âu là 16,53 tỷ USD; châu Đại Dương là 1,74 tỷ USD và châu Phi là  1,67 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các nước Châu  Á đạt mức 66,53 tỷ USD chiếm gần 83% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa   của cả nước; với châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi lần lượt là  6,5 tỷ USD; 5,3 tỷ USD; 1,21 tỷ USD và 0,94 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt  Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 với trị giá là 24,22 tỷ USD, tăng 23,2% so với   cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc cũng đạt mức khá cao  với 17,73 tỷ USD, tăng 31%, tiếp theo là ASEAN với 11,91 tỷ USD tăng 5,3%… Hàn Quốc là thị  trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhập khẩu   năm 2009 là 1879,9 triệu USD, năm 2004 là 3698 triệu USD. Đồng thời, Việt  Nam luôn luôn  ở  vị  thế  nhập siêu ngày một lớn với Hàn Quốc: năm 2009 là  1.123,3 triệu USD, đến năm 2014 là 2792,1 triệu USD, lớn nhất trong các nước   và vùng lãnh thổ. Đài Loan là thị  trường nhập khẩu lớn thứ  3 của Việt Nam. Năm 2009 là  2.694,3 triệu USD, năm 2014 là 3.618,5 triệu USD.  Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ng ạch   năm 2014 lên đến 1858 triệu USD và nhập siêu từ đây cũng đã lên đến 1.367,1  triệu USD, lớn thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ. Singapore là thị  trường nhập khẩu lớn thứ  5, hiện đã vượt mức 1,2 tỷ  USD. Nhập siêu từ đây cũng lớn thứ 5, lên tới 613,6 triệu USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 6 với kim ngạch 1127,4 triệu USD.  Trong quan hệ  buôn bán với Mỹ, Việt Nam luôn luôn  ở  vị  thế  xuất siêu, với  
  11. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long mức xuất siêu lớn và liên tục tăng lên (năm 2009 là 369,4 triệu USD, năm 2015   là 3364,9 triệu USD). Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, hiện đã đạt  1074,7 triệu USD. Trong quan hệ  buôn bán với Hồng Kông, Việt Nam luôn  luôn  ở  vị  thế  nhập siêu, hiện đã  ở  mức 695 triệu USD, lớn thứ  6 trong các  nước và vùng lãnh thổ.  Ngoài 7 nước trên, còn có một số  nước và vùng lãnh thổ  mà Việt Nam   nhập khẩu vượt 500 triệu USD như Đức, Liên bang Nga, Inđônêxia, Thụy Sỹ,   Pháp. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng  xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á. Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam và một số đối tác chính 6 tháng/2015 Nguồn: Tổng cục Hải quan 1.4. Một số mặt hàng nhập khẩu chính Máy   móc,  thiết   bị,  dụng  cụ,  phụ  tùng: trị  giá  nhập  khẩu nhóm  hàng  này trong tháng là 2,55 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước, nâng trị giá nhập  khẩu   trong   6   tháng/2015 lên gần   13,96 tỷ   USD,   tăng cao   36,4%   so   với   6  11
  12. tháng/2014;   trong   đó   khối   các   doanh   nghiệp   FDI   nhập   khẩu  9,04 tỷ   USD,  tăng 50,6%   và   khối   các   doanh   nghiệp   trong   nước   nhập   khẩu 4,92 tỷ   USD,  tăng 16,2%. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho  Việt Nam trong 6 tháng qua với trị giá là 4,54 tỷ USD, tăng 30,1%; tiếp theo là  các thị  trường:  Hàn Quốc: 2,69 tỷ  USD, tăng mạnh 82%; Nhật Bản: 2,52 tỷ  USD, tăng47,6%; Đài Loan: 742 triệu USD, tăng 34%… Máy vi tính, sản phẩm   điện tử  và linh kiện: trị  giá nhập khẩu trong  tháng   là gần   1,8 tỷ   USD, giảm   11,8%   so   với   tháng   trước.   Tính   đến  hết tháng 6/2015,   cả   nước   nhập   khẩu 11,19 tỷ   USD   nhóm   hàng   này, tăng  35% so   với   cùng   kỳ   năm   trước; trong   đó   nhập   khẩu   của   khu   vực   FDI   là 10,33 tỷ  USD, tăng 36,2% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong  nước là 864 triệu USD, tăng 22,1/span>%.  Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn  nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị  giá nhập khẩu là 3,3 tỷ  USD, tăng 32,9%; tiếp theo là các thị  trường: Trung Quốc: 2,37 tỷ  USD, tăng   16,8%; Nhật Bản: 1,1 tỷ USD, tăng 60,5% Singapo: 1,07 tỷ USD, giảm 4,9%...   so với cùng kỳ năm 2014. Điện   thoại   các   loại   và   linh   kiện: kim   ngạch   nhập   khẩu   trong   tháng  đạt gần 861 triệu   USD, đưa   kim   ngạch   nhập   khẩu   mặt   hàng   này  trong 6 tháng/2015 lên 5,22 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kì năm 2014. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm chủ  yếu từ  các thị trường: Trung Quốc đạt 3,35 tỷ USD, tăng 18,2% và chiếm 64,18% kim  ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt gần 1,48 tỷ USD, tăng 57,6%… so vớicùng kì năm 2014. Sắt thép các loại:  lượng nhập khẩu trong tháng là 1,64 triệu tấn, trị  giá  đạt gần 854 triệu USD, tăng nhẹ  26,6% về  lượng và 27,1% về  trị  giá so với   tháng   trước. Tính   trong   6   tháng/2015,   lượng   sắt   thép   cả   nước   nhập   về   là 
  13. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long 6,9 triệu tấn, trị giá là 3,82 tỷ USD, tăng 38,6% về  lượng và tăng 14,1% về  trị  giá so với cùng kỳ năm 2014. Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua từ  Trung  Quốc là 4,1 triệu tấn, tăng mạnh 77,3%; Nhật Bản: 1,2 triệu tấn, tăng 8,7 %;  Hàn Quốc: 838 nghìn tấn, tăng 33,5%; Đài Loan: 568 nghìn tấn, tăng 4,7%... so  với 6tháng/2014. Sản phẩm từ  sắt thép: trong tháng 6/2015, cả  nước nhập khẩu hơn 328  triệu USD, giảm 6,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2015, tổng trị  giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả  nước là gần 2,1 tỷ USD, tăng 47,9% so  với cùng kỳ năm 2014. Trong 4 tháng năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ  Trung  Quốc với trị giá hơn 732 triệu USD, tăng 67%; từ Hàn Quốc là 620 triệu USD  tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước,… Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước.Lượng  nhập khẩu trong tháng là gần 774 nghìn tấn, tăng 3,6% so với tháng trước, trị  giá nhập khẩu là 459 triệu USD, giảm 1,8%. Tính đến hết 6 tháng/2015, cả  nước nhập khẩu 5,04 triệu tấn, tăng 10,9%, trị  giá nhập khẩu là 2,9 tỷ  USD,  giảm 32,4% so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua chủ yếu có  xuất   xứ   từ:  Singapo với 2,37   triệu tấn, tăng   54,7%; Trung   Quốc: 803 nghìn  tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 732 nghìn tấn, tăng mạnh 236%; Đài Loan:  577 nghìn  tấn, giảm 25,2%; Malaixia: 365 nghìn tấn, tăng 47,9%... so với 6 tháng/2014. Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 6/2015 là 316 nghìn  tấn,   trị   giá đạt   gần   517 triệu   USD. Tính   đến   hết   tháng 6/2015,   tổng   lượng  nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam  là 1,8 triệu tấn, tăng 10,6%,  kim ngạch nhập khẩu là 2,82 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. 13
  14. Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu  mặt hàng này chủ yếu từ  các   thị   trường: Hàn   Quốc đạt 359 nghìn   tấn,tăng   18,4%;   Ả   rập   Xê   út đạt  372 nghìn tấn, giảm nhẹ  0,8%; Đài Loan đạt 270 nghìn tấn tăng 13,6%; Thái  Lan đạt 168nghìn tấn, tăng 8,5%… so với cùng kỳ năm 2014. Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 6/2015 sản phẩm từ  chất dẻo nhập  khẩu  ở mức 315 triệu USD. Nhập khẩu mặt hàng này đến trong 6 tháng đầu  năm đạt 1,76 tỷ USD tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ  Hàn Quốc trong  nửa đầu năm 2015 là 514 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ  năm 2014;  Trung Quốc là 513 triệu USD, tăng 33,7%; Nhật Bản là 299 triệu USD tăng  4,1%,… Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Trị giá nhập khẩu trong tháng 6  giảm khá so với tháng 5.Trị  giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,65  tỷ   USD,   giảm   14,7%   so   với   tháng   trước.   Tính   đến   hết   6   tháng/2015,   cả  nước nhập khẩu 9,1 tỷ  USD nhóm hàng này, tăng 8,5% so với cùng kỳ  năm  2014. Trong đó, trị  giá vải nhập khẩu là 4,98 tỷ  USD, tăng 8,9%; nguyên phụ  liệu:   2,5   tỷ USD,   tăng 10,3%; bông là 856 triệu   USD,   tăng 8,1%   và xơ  sợi: 758 triệu USD, tăngnhẹ 0,3%. Trong  6 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ  Trung Quốc với 3,7 tỷ  USD, tăng 13,5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 1,37 tỷ  USD,  giảm 2,5%; Đài Loan: 1,19 tỷ USD, tăng 6,6%…so với cùng kỳ năm trước. Thức  ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 6/2015, kim ngạch nhập  khẩu đạt 260 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong   6 tháng đầu năm đạt 1,68 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến hết tháng 6/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ  Ác­hen­tina đạt gần 638 triệu USD, tăng 21,1%; từ Hoa Kỳ là 293 triệu USD,  tăng 22,8% so với cùng kỳ 2014.
  15. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long Ô tô nguyên chiếc: Lượng  nhập khẩu  giảm so với tháng trước nhưng  vẫn   đứng   ở   mức   cao. Lượng   nhập   khẩu   trong   tháng   6/2015   là   9,68   nghìn  chiếc, giảm 9,8%, trị  giá là 307 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước.  Trong 6 tháng/2015, cả nước nhập về hơn 55,35 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc  các loại, trong đó lượng ô tô tải là 21,7 nghìn chiếc, tăng mạnh 106,7%, xe 9   chỗ ngồi trở xuống là 17,62 nghìn chiếc, tăng 50,7% và ô tô loại khác là hơn 16   nghìn chiếc, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam  với hơn 16,9 nghìn chiếc, tăng 268,3%. Trong đó, chủ  yếu là nhập khẩu ô tô  đầu kéo và ô tô tải với lượng nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 9,51 nghìn  chiếc (tăng 455%) và 6,37 nghìn chiếc (tăng 153,5%). Các thị trường cung cấp chính tiếp theo là Hàn Quốc: 11,97 nghìn chiếc,  tăng 57%; Thái Lan: 10,1 nghìn chiếc, tăng104,2%; Ấn Độ: 6,67 nghìn chiếc,  tăng 61,8% ... so với cùng kỳ năm 2014. 2. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO . 2.1. Đánh giá, nhận xét chung Dựa vào những phân tích trên và các con số Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 80,84 tỷ USD, tăng 16,7% dẫn  đến thâm   hụt cán   cân thương   mại   hàng   hóa   trong   6   tháng   đầu   năm   2015 ở  mức 3,07 tỷ USD: nhập khẩu nằm ở mức cao, một số ngành được xem là cần  thiết,tuy nhiên cũng có những lĩnh vực không thể  coi là hợp lý hay cần thiết,  bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được. Về cơ cấu thị trường , tuy thị phần Châu Á giảm nhẹ song vẫn chiếm tới   80% kim ngạch nhập khẩu và còn cách khá xa so với mục tiêu giảm thị  phần  15
  16. châu lục này xuống 55%. Đây vẫn là châu lục cung cấp hàng hoá chủ yếu cho  Việt Nam do những lợi thế về khoảng cách và giá cả  hàng hoá thích hợp với   điều kiện nước ta. Hiên nay, nhập khẩu   hàng hoá từ  ASEAN có xu hướng   giảm, đặc biệt đối với nhóm hàng hoá máy móc thiết bị. Tuy nhiên, trong  những năm tới đây thuế suất nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh, các hạn   chế định lượng bị dỡ bad sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hoá từ các  nước ASEAN. Trong khi đó thị  trường Trung Quốc và châu Âu đang có xu  hướng gia tăng, do nhiều doanh nghiệp thực hiện viẹc đổi mới trang bị  kỹ  thuật, tiếp cận công nghệ nguồn của thế giới. Trị giá nhập khẩu tăng và xu hướng tăng tỷ trọng tư liệu sản xuất là kết   quả  tất yếu của tăng cường xuất khẩu .Tuy nhiên, tốc độ  tăng cao của nhóm   nguyên nhiên vật liệu cũng cho thấy sự  phụ  thuộc của hàng xuất khẩu vào  nguyên liệu nhập khẩu còn khá lớn. Tỷ  trọng nhập khẩu các mặt hàng chủ  yếu cũng có những thay đổi.   Xăng dầu nguyên phụ  liệu may mặc, da giầy và sắt thép vẫn là ba mặt hàng  có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Nhập khẩu các mặt hàng phân bón có xu   hướng chững lại hoặc giảm, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu ô tô những năm  gần đây tăng khá nhanh. Tốc độ tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da   giày ( 170% )cũng như tương đương tốc độ  tăng xuất khẩu hai mặt hàng này  ( 172% ). 2.2  Những thuận lợi và khó khăn: 2.1 Thuận lợi:  Lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị  trường xuất nhập khẩu  hàng hoá của Việt Nam được mở  rộng, ngoài việc duy trì và mở  rộng thị  trường truyền thống và thị  trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ,   EU và Nhật Bản, hàng loạt thị trường nhỏ, thị trường xa cũng đã rộng cửa cho   doanh nghiệp Việt Nam như  các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông. Trong 
  17. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long hơn 200 nước và vùng lãnh thổ  có quan hệ  buôn bán với Việt Nam, thì Việt  Nam có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu  lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ… nhập khẩu còn ở vị thế nhập   siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn   Quốc,   Trung   Quốc,   Singapore,   Thái   Lan,   Hồng   Kông,   Thụy   Sĩ,   Ấn   Độ,  Kuwait…, gia tăng giá trị  ( khối lượng, kim ngạch) xuất khẩu cho hàng hóa   của Việt Nam do không còn bị phân biệt đối xử tại thị trường các nước thành  viên khác của WTO.  Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đã được cạnh tranh bình đẳng với các đối   thủ khác, không còn bị vướng nhiều rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Tuy  thế, điều mà các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO   phải xoá bỏ các biện pháp bảo hộ và các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh  tranh mạnh hơn từ bên ngoài ngay trên “sân nhà”. Nhưng, theo nhận định của  nhiều chuyên gia kinh tế, chính áp lực cạnh tranh lại là lợi ích mà xét trên tổng  thể toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sẽ được thụ hưởng nhiều hơn. Cạnh tranh   sẽ  sàng lọc những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả  và buộc các doanh  nghiệp khác phải nỗ  lực tự  vươn lên. Đồng thời, nó cũng sẽ  tạo cơ  hội cho   người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng hàng hoá, dịch vụ với giá rẻ hơn, qua đó sẽ  kích “cầu” trong nước, làm cho nền kinh tế  phát triển. Người tiêu dùng dễ  dàng tiếp cận , sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ các nước khác. Về   vấn   đề   bình   đẳng   thương   mại,   tuy   đã   tham   gia   nhiều   hiệp   định  thương mại khu vực và song phương, nhưng hàng hoá Việt Nam vẫn có những  biểu hiện bị đối xử không công bằng. Việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt  về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ, EC áp thuế bán  phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, và mới nhất, đó là Pêru  cũng đang điều tra bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam…  là những ví dụ  điển hình. Là thành viên của WTO, Việt Nam có thể  đưa các   17
  18. vụ  kiện trên ra trước Uỷ  ban WTO, chứ  không phải là tại Bộ  Thương mại   Mỹ; EC… nơi khó có thể đạt được sự phân xử công bằng như mong đợi. Việt   Nam sẽ  được luật lệ của WTO bảo vệ để  tránh bị   Mỹ  và các quốc gia khác   có thể lại kiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi  ích như hàng dệt may.  Như vậy, Việt Nam gia nhập vào WTO đã sử dụng cơ chế hoạt động của  tổ  chức này nhằm bảo vệ  lợi ích của người tiêu dùng nói chung và của các   doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nhờ  các chính sách tự  do hoá thương mại,  xoá bỏ  độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu  là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành   phần kinh tế  tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng xuất  khẩu  trên cả nước. Sản phẩm ngành dệt may là một ví dụ, chế độ hạn ngạch  đã được bãi bỏ  cho các nước thành viên. Về  thuế  quan, các nước thành viên  dành cho nhau mức thuế  theo Qui chế  Tối huệ  quốc (khoảng 5%). Thị phần   của Việt Nam trên thị trường quốc tế do đó sẽ được mở rộng. Khả năng cạnh   tranh, cơ  hội làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng phát triển.   Các doanh nghiệp Việt Nam trong hai năm sau hội nhập WTO đã chuyển từ  chỗ  thụ  động chờ  khách hàng tới đưa mẫu và mua hàng tại nhà máy, đã tiến  sang chủ động tiếp cận thị trường thế giới như đi ra nước ngoài dự  hội chợ,   tham quan, chủ động thiết kế mẫu mã chào hàng, thiết lập hệ thống kho trực   tiếp bán hàng vào siêu thị nước ngoài...  2.2  Khó khăn: Về cơ cấu: Những điểm yếu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng loạt vấn   đề đã bộc lộ rất rõ. Phần lớn hàng xuất khẩu đều ở dạng thô và sơ chế; hàng   công nghiệp chưa có thương hiệu trên thị  trường thế  giới, tỷ  lệ  gia công rất   cao…nhất là hàng may mặc và giày dép; tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và  mẫu mã kém, giá đầu vào cao, chi phí cho xuất khẩu rất lớn  ở  khâu thu gom  
  19. KINH TẾ QUỐC TẾ                                                                      L ớp: QLKT 2015 ­1­ H ạ   Long hàng hóa và vận tải, tiêu cực phí  ở  các khâu vận tải và thủ  tục hải quan,  thuế… Trong khi đó, các mặt hang nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị,  phụ tùng, xăng dầu, thép…  ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ  động thực vật. Mặc dù Việt Nam có thị trường rộng lớn nhưng nhập siêu của   Việt Nam chủ  yếu là các thị  trường   gần, chưa phải là nơi có công nghệ  nguồn. Còn xuất siêu cảu Việt Nam lại chủ yếu ở thị trường xa, thị trường có  công nghệ nguồn. Về giá cả : Nền  kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn tiềm ẩn   những biến động khó lường về  kinh tế, chính trị, tài chính tiền tệ  và giá cả.   Giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, tác động đến thị  trường trong nước, nhất là giá dầu thô đang có chiều hướng tăng cao do sự lo   ngại các vấn đề  lọc dầu tại Mỹ, cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu dầu từ  Trung Quốc và việc cắt giảm nguồn dầu thô đến các nhà máy lọc dầu  ở khu  vực châu Á, Ảrập. Giá lương thực, thực phẩm chịu ảnh hưởng bơi việc điều chỉnh giá xăng,  dầu; giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng… Tỷ  giá USD, giá vàng tăng cao,  ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu và hàng  tiêu dùng nội địa. Về phía các doanh nghiệp : Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng độ  minh bạch chính sách hơn,  giảm bảo hộ doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay   gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước với tư cách  là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp này   19
  20. như  các cổ  đông khác. Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà  nước. Một vài thị trường Xuất Khẩu đã dựng lên một vài rào cản kỹ thuật kiểm  soát  chặt chẽ  hàng hóa Xuất Khẩu vào quốc gia. Việc thích nghi với tiêu  chuẩn kỹ  thuật đòi hỏi Doanh Nghiệp sự  đầu tư  bổ  sung. Ngoài ra, người ta  đã cho biết rằng có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường một số quốc  gia Đông Âu. Các tiêu chuẩn kỹ  thuật đặt ra là không rõ ràng, làm việc theo   cảm tính, có dấu hiệu tham nhũng. Điều này làm phát sinh thêm thời gian và  chi phí giao dịch cho các Doanh Nghiệp.  Sự cạnh tranh của các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu cùng mặt hàng của Việt  Nam và cũng như của các quốc gia trong khu vực.  Việc Việt Nam gia nhập WTO muộn hơn các quốc gia khác là một bất lợi   lớn trong quan hệ với các khách hàng và chính quyền các quốc gia Xuất Khẩu. Các rào cản thương mại dần dỡ bỏ, thuế  đánh vào các sản phẩm Nhập   Khẩu giảm nên làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa.  Trong thời gian qua giá nguyên vật liệu liên tục tăng. Một số loại nguyên  vật liệu phục vụ  sản xuất phải Nhập Khẩu, phụ thuộc sự biến động giá cả  của thị trường thế giới. Do giá dầu tăng nên  chi phí  vận tải gia tăng,  đặc biệt cước  phí  vận   chuyển hàng Xuất Khẩu bằng đường biển tăng mạnh.  Mặc dù thủ  tục hành chính có liên quan đến Xuất Nhập Khẩu đã được   cải thiện theo hướng đơn giản hơn nhiều, các Doanh Nghiệp vẫn còn gặp  nhiều khó khăn và những chi phí khi sử dụng các dịch vụ công.  3. Giải pháp và kiến nghị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2