Tiểu luận Phân tích tài chính: Phân tích khả năng sinh lời của công ty - Công ty Nhựa Bình Minh (BMP)
lượt xem 67
download
Phân tích khả năng sinh lợi, phân tích doanh thu, phân tích giá vốn hàng bán, phân tích chi phí là những nội dung chính trong bài tiểu luận phân tích tài chính "Phân tích khả năng sinh lời của công ty - Công ty Nhựa Bình Minh". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Phân tích tài chính: Phân tích khả năng sinh lời của công ty - Công ty Nhựa Bình Minh (BMP)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR ƯỜNG ĐẠ I HỌC KIN H TẾ THÀN H PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠ I HỌC Tiể u luận Phân tích tài chính: P HÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY – CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH (BMP) GV HD: PGS.TS. LÊ THỊ LANH SVTH: N hóm 2 Lớp: TCDN Ng ày 2 – K21 TPHC M, 05/2013
- GV HD PGS.TS Lê Th Lanh TCD N nhóm 2 M ỤC LỤC Lời mở đầu 1. Phân tích khả năng sinh lợi....................................................................................... 1 1.1 Các nhân t ố đo lường thu nhập của công ty ......................................................... 1 1.2 Phân tích giai đoạn – ứng dụng trong phân tích thu nhập .................................. 2 2. Phân tích doanh thu ................................................................................................... 2 2.1 Các nguồn doanh thu chính .................................................................................... 3 2.2 Tính bền vững của doanh thu ................................................................................. 6 2.3 M ối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho ................... 8 2.4 Ghi nhận doanh thu và các phương pháp đo lường ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích .................................................................................................................14 3. Phân tích giá vốn hàng bán .....................................................................................15 3.1 Đo lường lợi nhuận gộp ........................................................................................15 3.2 Phân tích t hay đổi trong lợi nhuận gộp ...............................................................16 4. Phân tích chi phí.......................................................................................................20 4.1 Chi phí bán hàng ....................................................................................................21 4.2 Chi phí khấu hao – Chi phí bảo trì và sử a chữa .................................................25 4.3 Chi phí chung – Chí phí hành chính ....................................................................27 4.4 Chi phí tài trợ..........................................................................................................28 4.5 Chi phí thuế thu nhập ............................................................................................30 Kết luận..........................................................................................................................32 Phụ lục 1: Sơ lược công ty Phụ lục 2: Sơ đồ Dupont phân t ích sinh lợi Tài liệu tham khảo
- GV HD PGS.TS Lê Th Lanh TCD N nhóm 2 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta có thể phân tích thành quả công ty dưới nhiều cách thức khác nhau. Doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến nhất. T uy nhiên không t hước đo riêng lẻ nào tr ong các thư ớc đo này đánh giá tốt nhất cho thành quả toàn diện của công ty. Nguyên nhân là do chúng độc lập với nhau và độc lập với các hoạt động kinh doanh. Do đó để phân tích thành quả công ty đòi hỏi một thước đo kết hợp, ở đó chúng t a đánh giá một thước đo trong m ối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa t hu nhập và vốn đầu tư đư ợc gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. Nếu xét trên khía cạnh đánh giá khả năn g sinh lợi của công ty nó cho thấy sức mạnh tài chính trong dài hạn của một công ty. Chỉ tiêu này kết hợp này sử dụng kết hợp cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Nó có thể chuyển tải một cách có hiệu quả tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư dưới gốc độ tài trợ khác nhau (Nợ và vốn cổ phần). Như vậy để đo lường được khả năng sinh lợi của một công ty chúng ta cần có định nghĩa chính xác về vốn đầu từ. Nếu đứng trên gốc đ ộ tổng nguồn vốn đầu tư hình thành nên tài sản thì tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư lúc này là ROA. Nếu đứng trên gốc độ là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà đầu tư muốn đo lư ờng suất sinh lợi trên đồng vốn m à mình bỏ ra đó là vốn cổ phần. Như chúng t a đã biết tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần chịu tác động của đòn bẩy tài chính. Vốn cổ phần ữu đãi được xem là nguồn tài trợ có tình chất đòn bẫy do nhận tỷ suất sinh lợi cố định. Nên lúc này tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư lúc này là ROCE nếu không có cổ phần ưu đãi thì nó là ROE. Như vậy để có một cách nhìn khái quát các nhân tố t ác động đến tỷ suất sinh lợi của một công ty hay đánh giá khả năng sinh lợi của công ty chúng t a cần có m ột sự liên kết giữa RO E (hay ROCE) với ROA để xem xét nhân tố nào tác động và quy ết định đến khả năng sinh lợi của công ty. M ột công cụ tốt nhất đó là sơ đồ Doupont. -3
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 Nhìn vào s ơ đồ Dupont cho ta một cách nhìn khái quát và xác định được những nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của một công ty. Sau đây chúng tôi sẽ minh họa bằng phân tích khả năng sinh lợi của C ông ty cổ phần nhựa Bình Minh (BMP). Và trong suốt bài tiểu luận này chúng tôi sử dụng các thông tin của BMP để minh họa cho các lý thuyết và công cụ phân tích của mình. Sơ đồ File excle (đính kèm): phan tich -FINAL - Copy.xlsx. Phân tí ch sơ đồ Dupont của BMP Nhìn vào sơ đồ ta thấy: ROE= ROA x TTSbq/VCSHbq M uốn tăng ROE thì tăng ROA hoặc giảm vốn chủ s ở hữ u hay tăng tổng tài s ản của công ty. Năm 2012, ROE công ty Bình Minh là 3 1.03% tăng 0.19% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ROA công ty tăng 1.58% và TT Sbq/VCSHbq giảm 1.36% so với năm 2011. ROA = tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng t ài sản. N ăm 2012, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tăng 18.24% nhưng hiệu suất sử dụng t ài s ản giảm 1 4.09%. Điều này, dẫn đến ROA công ty tăng 1.58% so với năm 2011. Trong cùng một ngành, một công ty có hiệu suất sử dụng tài sản thấp là công ty có khả năng tiềm ẩn gia t ăng tỷ suất sinh lợi thông qua gia tăng doanh thu. -4 -
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 * Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (LNST/DTT) tăng 18.24% do LNST công ty 360 tỷ đồng tăng 22.41% và doanh thu đạt 1.890 tỷ đồng tăng 3.52% so với năm 2011. Bên cạnh đó Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cũng đư ợc tính theo LNTT/DTT x LNST/LNTT. * LN ST công ty tăng 22.41% do doanh thu thuần tăng 3.52% và chi phí chỉ tăng 0.31% do công ty giảm giá vốn hàng bán 4.01%, lãi vay giảm 9.08% so với năm 2011. * TTSbq công ty năm 2012 là 1.294 tỷ đồng tăng 20.5% so với năm 2011, trong đó chủ yếu là TSNHbq tăng, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSDHbq 8.18% -5 -
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 1. Phân tích khả năng sinh lợi: Phân tích khả năng sinh lợi của một công ty là một phần quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính. Tất cả các báo cáo đều cần thiết cho phân tích trong đó quan trọng nhất là báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong một thời kỳ. Kết quả kinh doanh là mục đ ích chính của công ty và đóng vai trò trong xác định giá trị doanh nghiệp, khả năn g t hanh toán và tình hình thanh khoản của công ty. Phân t ích khả năng sinh lợi thì quan trọng đối với cả nhà đ ầu tư, ngư ời cấp tín dụng. Đối với nhà đầu tư thu nhập thư ờng là nhân t ố quan trọng. Do đó quá trình xem xét thu nhập và dự phóng thu nhập là quan trọng đối với 1 nhà đầu tư. Còn đối với m ột nhà cấp tín dụng thì thu nhập và dòng tiền hoạt động là quan trọng bởi nó được mong đợi để trả lãi vay và vốn vay. Khi đánh giá khả năng sinh lợi của một công ty chúng ta thường tập trung vào một số câu hỏi chính: - Công ty sử dụng thư ớc đo nào để đo lường thu nhập hay các nhân tố đo lường thu nhập của công ty. - Chất lượng của t hu nhập ra sao - Thành phần nào là quan trọng để dự báo thu nhập. - Tính bền vững của t hu nhập. 1.1. Các nhân tố đo l ường thu nhập của công ty. Thu nhập được định nghĩa là doanh thu và thu nhập khác trừ chi phí và các khoản thua lỗ trong kỳ báo cáo. Chúng ta thấy định nghĩa rất đơn giản tuy nhiên nó lại gây ra nhiều hiểu lầm và r ất khó trong việc xác định thu nhập. Chúng ta không thể kỳ vọng rằng hệ thống kế toán sẽ cung cấp cho chúng ta m ột thước đo t hu nhập đáng tin cậy. Do đó thu nhập không phải là đại lượng duy nhất cho việc hoàn thiện một hệ thống thư ớc đo để định giá công ty . Trong thực tiễn chúng ta cần xem xét một vài yếu tố sau: - Vấn đề ước tính: đo lư ờng thu nhập phụ thuộc vào các giá trị ư ớc tính thành quả của cá sự kiện trong tương lại. Do đó chúng ta không nên kỳ vọng quá vào việc hệ -1
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 thống kế toán cung cấp cho chúng ta một con số “chuẩn” m à đôi khi chúng t a phải thêm vào đó một chút kinh nghiệm. - Phương pháp kế toán: các chuẩn mực kế toán chi phối việc đ o lường thu nhập là kết quả của kinh nghiệm nghề nghiệp, các quy định chi phối, các biến cố kinh doanh và các ảnh hưởng xã hội khác. - Khuyến khí ch sự công bố thông tin: Những ngư ời sử dụng báo cáo luôn trong mong một con số trung thực chính xác tuy nhiên dư ới nhữ ng áp lự c về cạnh tranh, tài chính và xã hội đã làm cho những con số trong báo cáo đã phần nào “đẹp hơn” tức ngư ời ta có khuynh hướng tìm kiếm một phư ơng pháp kế toán phù hợp hơn là một phương pháp kế toán trung thực. - Nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Do các báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nhiều người. Do đó khi phân tích chúng ta cần có sự điều chỉnh phù họp với mục đích phân tích của mình bằng cách lưu ý những thông tin kèm theo báo cáo t ài chính. 1.2. Phân tí ch giai đoạn – ứng dụng trong phân tích thu nhập. Phân tích thu nhập và các t hành phần của t hu nhập liên quan đến hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Phân tích đánh giá chất lư ợng báo cáo t ài ch ính và các thước đo thu nhập. Giai đoạn này đòi hỏi sự am hiểu về kế toán chi phí và doanh thu. Giai đoạn thứ hai: sử dụng các công cụ phân tích để phân tích thu nhập và giả thích kết quả. Mục tiêu của việc này bao gồm: Dự báo thu nhập, đánh giá chất lượng, tính bền vững và ước t ính khả năn g t ạo ra thu nhập. 2. Phân tích doanh thu Doanh thu được định nghĩa là d òng tiền vào hoặc sư gia t ăng tài sản khác của thể nhân hoặc thanh t oán nợ do các hoạt động chính của công ty mang lại. Khi tiến hành phân tích doanh thu s ẽ tập trung vào một số vấn đề: - Các nguồn doanh thu chính - Tính bền vững của các nguồn doanh thu. - Mối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho. - Khi nào doanh thu được ghi nhận và được đo lư ờng như thế nào. Trong phần này chúng tôi tập trung phân tích công Cổ Phần nhự a Bình Minh -2 -
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 2.1. Các nguồn doanh thu chính. Các nguồn doanh thu chính. Sự hiểu biết về nguồn doanh thu chính của công ty phân tích là cần th iết trong việc xác định thu nhập, đặc biệt quan trọng đối với một công ty được đa dạng hóa bởi lẽ đối với loại công ty này thì mội sản phẩm, ở mỗi thị trường lại có sự t ăng trư ởng riêng biệt. Cách tốt nhất để phân tích là chúng ta phân tích theo tỷ trọng doanh thu. Phân tích này nhằm cho thấy doanh thu của từng dòng doanh thu của từ ng sản phẩm, từ ng thị trường riêng biệt. Sau đây chúng tôi sẽ minh họa doanh thu của công ty CP Nhựa B ình Mình (BMP) năm 2012 của công ty. Phần lớn nguồn doanh th u của BM P đến từ s ản phẩm chủ lực là Ống nhự a PVC ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: bình phun thuốc trừ sâu và m ũ bảo hộ lao động và các sản phẩm đi kèm t heo ống nhựa PVC. Hình 1.1: Cơ cấu doanh thu của BMP Nguồn: Báo cáo thư ờng niên năm 2012 Qua biểu đồ t a thấy phần lớn doanh th u của BM P là đ ến từ ống nhựa P VC do đó nếu có một sự biến động trong nguồn doanh thu này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của BMP. Và theo đó một sự tăng hay giảm trong doanh thu khác không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của NBM , cụ t hể trong năm 2012 có sự sụt giảm trong doanh thu của các sản phẩm dùng trong nông nghiệp từ 110 tỷ xuống 93 tỷ trong năm 2 012. T uy nhiên sự sụt giảm này không ành hưởng nhiều đến tồng doanh thu của doanh nghiệp. Hình 1.2: So sánh doanh thu giữa năm 2011 và 2012 -3 -
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 Nguồn: Tính toán theo báo cáo tài chính 2011, 2012. Trong phân tích của nhóm , nhóm không đề cập đến doanh thu tài chính và thu nhập khác vì phần này chiềm tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 1% trong tổng doanh thu và không thuộc lĩnh vực kinh doanh của đơn vị. Các thách thức trong việ c phân tích một công ty đa ngành nghề. - Thách thứ c lớn nhất trong phân t ích công ty đa dạng hóa là phân tích từng dòng doanh th u tác động như thế nào lên tổng doanh thu của công ty. Bởi vì từng phân đoạn có tỷ suất sinh lợi, rủi ro và cơ hội kinh doanh khác nhau. Do đó trong phân tích chúng ta đòi hỏi phải có rất nhiều thông tin liên quan. - Quá trính định giá, dự báo và đánh giá thu nhập đòi hỏi thông tin các phân đoạn phải được chia tách rõ ràng theo tiêu chí về tính bất ổn, t ăng trư ởng và rủi ro. - Cơ cấu tài sản, yêu cầu t ài trợ và cấu trúc hoạt động, khả năng sinh lợi và hiệu quả quản lý của từng phân đoạn là vô cùng quan trọng trong phân tích khả năn g sinh lợi cũng như trong phân tích triển vọng của công ty. - Báo cáo th eo phân đoạn thông thư ờng các báo cáo này rất hiếm khi được công bố, nếu không m uốn nói là hầu như không công bố tại Việt Nam n guyên nhân là do ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty và Ủy ban chứng khoán cũng chư a yêu cầu việc công bố thông tin này. M ột phân đoạn đư ợc xem là có ảnh hưởng đáng kể đến nếu phân đoạn đó tạo ra doanh thu, lãi hoặc lỗ chiếm từ 10% trở lên trong hoạt động của công ty. Như đã trình bày phần trên thì phần lớn doanh thu của BMP đến từ ống nhựa PVC và các thiết bị đi kèm theo PVC, đó một sự tăng trong phần doanh thu này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng doanh t hu của BMP. -4 -
- GV HD PGS.TS Lê Thị Lanh TCD N Nhóm 2 Đối với mỗi phân đoạn các thông tin cần đư ợc công bố: doanh thu- so với phân đoạn khác và khách hàng bên ngoài, lợi nhuận hoạt động- doanh thu trừ chi phí hoạt động, t ài sản có thể xác định được, thu nhập và chi phí lãi vay và thuế, lãi hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh bất thường, chi phí khấu hao và các khoản chi phí khác. - Ý nghĩa của phân tích theo phân đoạn: Các thông tin về phân đoạn s ẽ giúp chúng ta phân tích về: Tốc độ tăng trư ởng doanh thu: Phân tích xu hư ớng của doanh thu theo các phân đoạn. tốc độ tăng trưởng của doanh thu thường là kết hợp của nhiều nhân tố: biến động giá cả, biến động quy mô, hoạt động thâu tóm, mua lại và các thay đổi trong tỷ giá. Tốc độ tăng trư ởng t ài sản: Phân tích xu hư ớng của t ài s ản theo phân đoạn thư ờng thích hợp cho việc phân tích khả năng sinh lợi. So sánh chi tiêu vốn với khấu hao có thể phát hiện các phân đoạn t ăng trưởng thực sự. Đôi khi chúng ta cũng cần chú ý đến yếu tố tỷ giá trong phân tích. Bảng 1.1: Bảng phân bổ tài sản qua các năm 2012 2011 2010 2009 2008 Tổng tài sản 18.25% 18.77% 19.16% 45.62% 0.00% Tài sản cố định -31.52% 7.18% -0.05% 22.07% 0.00% DT (SP chính) 0.60% 27.41% 18.39% 40.55% 0.00% Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC của BMP 2008-2012. Sự tăng trong tài sản năm 2009 và năm 2 011 là do BMP đưa vào hoạt động nhà m áy tại M iền Bắc và đầu tư hệ thống máy mó c sản xuất ống nhựa đư ờng kính 1.200mm. Qua đó t a thấy sự tăng lên trong tài sản tương ứng là sự t ăng lên trong doanh thu. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư đúng hư ớng và kiểm soát tốt chi phí. Khả năng sinh lợi: Các chỉ số thu nhập hoạt động tr ên doanh thu và thu nhập hoạt động trên tổng tài sản thì k há hữu ích khi phân tich khả năng sinh lợi. Chúng ta nên t ập trung vào xu hướng của các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi hơn là tập trung vào con số tuyệt đối. -5 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích tài chính của Vinamilk
54 p | 2862 | 963
-
Tiểu luận: Phân tích tài chính của công ty cổ phần Bê tông Becamex
34 p | 348 | 101
-
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp
37 p | 478 | 94
-
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
241 p | 239 | 90
-
Bài tiểu luận: Phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore giai đoạn từ 2000 đến nay
35 p | 520 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
265 p | 166 | 55
-
Bài tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Rạng Đông
40 p | 343 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
241 p | 159 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
235 p | 142 | 38
-
TIỂU LUẬN: Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài chính tại Xí nghiệp đá hoa Granito Hà nội
74 p | 94 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
26 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty TNHH khoáng sản Minh Thịnh
96 p | 56 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
20 p | 55 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
24 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty TNHH khoáng sản Minh Thịnh
96 p | 98 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam
27 p | 45 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh
14 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn