Bài tiểu luận: Hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng ninh)
lượt xem 13
download
Đề tài “Hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đưa tới mọi người những kiến thức, khái quát về các hoạt động truyền thông được triển khai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng ninh)
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐẢO CÔ TÔ (QUẢNG NINH) Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Khánh Ly Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Linh Mã sinh viên : 60DVH1106
- Hà Nội, năm 2022 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) và đặc biệt là hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng với tên gọi là Internet đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá hữu hiệu, đó là hoạt động truyền thông trực tuyến. Trong thế giới phẳng, với sự bùng nổ của CNTT như hiện nay, truyền thông càng khẳng định được vai trò quyền lực mềm của mình mà chúng ta vẫn hay gọi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở nên quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Bên cạnh các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo,...; ngày nay hoạt động truyền thông đã có một phương thức giao tiếp mới vô cùng hiệu quả, đó là truyền thông trực tuyến thông qua mạng Internet với một số công cụ phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: mạng xã hội (social media), thư điện tử (email), trang mạng (website), thiết bị di động (mobile) và tiếp thị trực tuyến (marketing online). Chính vì thế, vấn đề hoạt động truyền thông trong du lịch đang được địa phương và nhà nước hết sức quan tâm. Đề tài “Hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đưa tới mọi người những kiến thức, khái quát về các hoạt động truyền thông được triển khai tại đây. Cô
- Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km². Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu (2008). Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người ra thăm đảo vào ngày 09 tháng 5 năm 1961. Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Còn Con Ngựa, Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên Môn, Đá Thoải Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đuôi Cá Chép, Cồn Gạc Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngoài, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa, Đá Bắc, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn, Tây Chàng... Hà Nội, năm 2022.
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng chính phủ UBND : Uỷ ban nhân dân ha : héc- ta m : mét GDP: Thu nhập bình quân đầu người (Gross Domestic Product) CNTT: Công nghệ thông tin
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình truyền thông Hình 1.2. Cầu Tình Yêu trong phim "Cả một đời ân oán". (Ảnh từ Internet, nguồn: baoquangninh.com.vn) Hình 1.3. Bếp Bình An ngoài đời thực ở thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô. (Nguồn ảnh: baoquangninh.com.vn) Hình 1.4. Bãi biển tại đảo Cô Tô (Nguồn ảnh: hanoimoi.com.vn) Hình 1.5. Đoàn đến thăm rừng chõi Cô Tô. (Nguồn: baoquangninh.com.vn) Hình 1.6. Bãi biển trên đảo Cô Tô Con. (Ảnh: Trung Jones) Hình 1.7. Bãi đá trên bãi biển Vàn Chảy, Cô Tô. (Ảnh: Phòng Văn hoá Thông tin Cô Tô)
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia về những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ theo những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2010 - 2020, trong văn kiện Đại Hội Đảng X đã chỉ rõ: “Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao… Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch…”. Du lịch biển, đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả về phát triển kinh tế cũng như quốc phòng- an ninh. Tiến ra biển đã trở thành xu hướng chung của nhiều quốc gia. Du lịch là một bộ phận của kinh tế biển đem lại hiệu quả cao cho các nước có vị trí tiếp giáp với biển.
- Tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km. Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính củaViệt Nam. Tỉnh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; quần thể Vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng. Quảng Ninh có hàng chục bãi tắm bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi 2 Cháy, đảo Tuần Châu được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của du khách cùng nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đảo Cô Tô nằm ở phía Đông bắc Quảng Ninh được đánh giá là một trong những hòn đảo có nhiều giá trị tiềm năng có thể phục vụ khai thác du lịch. Thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Quảng Ninh và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trong ngành cũng như ngoài xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt tác động tới sự phát triển của các đảo trong đó có đảo Cô Tô. Tuy vậy, sự phát triển của du lịch thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần được giải quyết. Vì vậy để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh nói chung và đảo Cô Tô nói riêng nhằm phát triển du lịch, gắn với đảm bảo an
- ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 4.0, em đã chọn đề tài “Hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô - Quảng Ninh”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Cô Tô là vùng biển đảo giàu tiềm năng để phát triển du lịch với môi trường trong lành, con người thân thiện, bãi biển đẹp dài hết tầm mắt và còn nguyên vẻ hoang sơ, nhiều loài hải sản quý hiếm và đặc biệt là hướng phát triển du lịch được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các hoạt động truyền thông phát triển du lịch sinh thái Cô Tô chưa được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Vì thế đề tài này mang tính cấp thiết, đưa ra các giải pháp thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của huyện đảo. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông phát triển du lịch, đề tài nhằm mục đích đánh giá thực trạng truyền thông du lịch tại Cô Tô, từ đó đưa ra giải pháp để thu hút khách du lịch và khai thác hợp lý du lịch tại Cô Tô. Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện ba nhiệm vụ chính là: - Tổng quan cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông du lịch - Nghiên cứu tiềm năng du lịch và thực trạng hoạt động truyền thông du lịch tại huyện đảo Cô Tô - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Cô Tô 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh). 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
- - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian tháng 05- 06/2022. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để hiểu được vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, để việc phân tích trở nên dễ dàng và đơn giản hơn chúng ta cần xác định: Lựa chọn tiêu chí, cách thức phân chia Xác định điểm xuất phát ban đầu để nghiên cứu Tùy theo mục đích nghiên cứu, phân loại để chọn ra những thuộc tính riêng và chung Tên phương pháp đã thể hiện rõ cách thức làm việc của nó, bước tiếp theo là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình đi ngược lại với phân tích từ kết quả phân tính những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách để nhìn thấy được cái bao quát, cái chung từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là 2 phương pháp không thể tách rời nhau, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này làm tiền đề, cơ sở để hỗ trợ phương pháp còn lại tìm ra bản chất, quy luật của bản thân sự vật. 7. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Phần nào giải thích được tại sao hoạt động truyền thông du lịch tại đảo Cô Tô chưa phát triển được theo hướng hiệu quả, bền vững và từ đó đưa ra được các biện pháp trong du lịch tại nơi đây. 8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Bài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính như sau (chưa kể phần mở đầu, kết luận và phụ lục): - Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông du lịch và khái quát về đảo Cô Tô (Quảng Ninh) - Chương 2. Thực trạng hoạt động truyền thông trong phát triển du lịch tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) - Chương 3. Định hướng và giải pháp truyền thông phát triển du lịch biển, đảo tại Cô Tô - Quảng Ninh Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO CÔ TÔ (QUẢNG NINH) 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG DU LỊCH 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - văn hóa- xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cungứng dịch vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng hơn trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan trong lĩnh vực du lịch. Với sự phổ biến của phương tiện truyền
- thông hiện nay, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng có nhiều đổi mới, bắt kịp với xu hướng để thu hút được sự chú ý của khách du lịch nhiều hơn với mỗi điểm đến. 1.1.1.2. Khái niệm truyền thông và truyền thông trong du lịch Theo quan niệm của Dean C. Barnlund – một nhà nghiên cứu truyền thông người Anh cho rằng: “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn”. Frank Dance- Giáo sư về truyền thông học người Mỹ lại quan niệm: “Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người”. Có thể thấy rằng, các định nghĩa, quan niệm khác nhau trên vẫn có những điểm chung cơ bản về truyền thông. Truyền là truyền đạt, thông là thông tin. Truyền thông được hiểu một cách đơn giản chính là quá trình truyền đạt thông tin nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến. Như vậy, từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm về truyền thông như sau: “Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội”. Từ thực tế hoạt động du lịch và những vấn đề diễn ra vừa qua, ngành du lịch cần thiết phải đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông vào cả ba lĩnh vực, đó là: Truyền thông trong việc quảng bá sức hấp dẫn của điểm đến và sản phẩm, dịch vụ du lịch cụ thể; Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người tham gia vào việc chuỗi cung cấp các dịch vụ của ngành du lịch, của cộng đồng dân cư tại điểm đến nhằm tạo ra những nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp, cộng đồng dân cư thân thiện, hiếu khách, tạo
- ấn tượng, sự thiện cảm và hài lòng cho du khách; Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, tạo dựng hình ảnh du khách Việt văn minh, lịch sự khi đi du lịch trong và ngoài nước. 1.1.2. Khái quát về hoạt động truyền thông và truyền thông du lịch 1.1.2.1. Lý luận chung về hoạt động truyền thông Các hoạt động truyền thông rất phong phú, đa dạng và thuộc lĩnh vực sáng tạo của công tác truyền thông, song ta có thể sử dụng một số hoạt động chủ yếu sau đây: - Mở lớp tập huấn, hội thảo, tổ chức hội nghị chuyên đề, thảo luận. - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tại TW và địa phương. - Phát động chiến dịch thông quá phối hợp liên ngành. - Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông tại các đơn vị cơ sở nhân các ngày kỷ niệm và các hoạt động khác. - Cung cấp các tài liệu truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng,vùng miền. (Về nội dung và tranh minh họa) Các yếu tố trong quá trình hoạt động truyền thông: Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình truyền thông
- Hoạt động truyền thông muốn hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông được xác định đúng và hợp lý, bao gồm các yếu tố: Nguồn: Một trong những yếu tố mang đến nguồn thông tin, nội dung để khởi xướng cho quá trình hình thành truyền thông. Thông điệp: Đây là một trong những nội dung trao đổi nguồn để truyền đạt đến người tiếp nhận. Kênh truyền thông: Đây chính là phương tiện, cách thức và con đường để truyền tải thông điệp từ nguồn đến người tiếp nhận. Người tiếp nhận: Xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin, thông điệp khi truyền tải thông tin. Phản hồi: Đây chính hành động của người tiếp nhận thông tin, thông điệp phản hồi ý kiến bằng chính phát ngôn của cá nhân. Nhiễu: Đây là một trong những yếu tố làm loãng thông tin trong quá trình truyền thông. 1.1.2.2. Lý luận chung về truyền thông trong du lịch Chủ thể truyền thông Chủ thể truyền thông có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng, chủ thể truyền thông bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước về truyền thông có chức năng quản lý vĩ mô đối với truyền thông xã hội thông qua hệ thống chính sách pháp luật; nghĩa hẹp, chủ thể truyền thông là các cơ quan báo chí và truyền thông, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức sản xuất các chương trình, các sản phẩm truyền thông, theo quy định của các công cụ, phương tiện pháp lý do cơ quan quản lý truyền thông ban hành. Với ngành Du lịch, chủ thể truyền thông bao gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Các bộ, ngành, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
- Các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương và địa phương Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Người dân Phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông là các công cụ, phương thức để các nguồn (doanh nghiệp, nhà nước) sử dụng để truyền tải thông điệp, nội dung cho các đối tượng tiếp nhận thông tin. Trong xã hội hiện nay, phương tiện truyền thông phổ biến được cụ thể hóa như internet, báo chí, truyền miệng, văn bản, phát thanh – truyền hình…. Hình thức truyền thông Hình thức truyền thông bao gồm: - Truyền thông qua văn bản: Nó liên quan đến việc chuyển các thông điệp, thông tin hoặc dữ liệu dưới dạng văn bản. Email Đề xuất Báo cáo Tài liệu quảng cáo - Truyền thông qua miệng: Các hình thức giao tiếp bằng miệng khác nhau được mô tả dưới đây: Đối thoại trực tiếp Qua điện thoại Bài phát biểu trước đám đông. Phỏng vấn Cuộc họp - Truyền thông qua internet (mạng xã hội, website…): Internet là hình thức truyền thông lớn nhất và phổ biến nhất. Hầu hết mọi thứ đều có thể được
- tìm kiếm trên internet. Internet có quyền truy cập vào tất cả các thông tin liên quan mà đối tượng tìm kiếm. - Truyền thông ngoài trời: Hình thức truyền thông đại chúng này xoay quanh các biển báo, bảng chỉ dẫn, bảng quảng cáo,… được sử dụng bên trong hoặc bên ngoài các phương tiện giao thông, cửa hàng, tòa nhà thương mại, sân vận động,… - Truyền thông qua phát thanh- truyền hình: Truyền hình là hình thức truyền thông một chiều, nơi người xem được xem thông tin dưới dạng nghe nhìn. Đây là một trong những nguồn phổ biến của thông tin lan truyền; Đài phát thanh nơi thông tin được truyền dưới dạng âm thanh. Đài thu tín hiệu bằng cách điều chế sóng điện từ. Tần số của nó được cho là thấp hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy. Nội dung truyền thông Nội dung truyền thông là những hành động thể hiện kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như bài phát biểu, bản tin, truyền hình,… Mục tiêu của truyền thông có thể là cá nhân, tổ chức hoặc chính những người gửi đi thông tin đó. Nội dung truyền thông trong du lịch: Giới thiệu các điểm du lịch, khu du lịch, hạ tầng cơ sở về du lịch (giao thông, nhà hàng, khách sạn, ẩm thực...), giá vé tour du lịch và sự an toàn khi khách du lịch đến với các điểm du lịch. Kết quả truyền thông Được hiểu đơn giản là những kết quả đạt được trong quá trình truyền thông. 1.1.3. Vai trò của truyền thông trong du lịch ở Việt Nam hiện nay 1.1.3.1. Vai trò quảng bá sức hấp dẫn của điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch
- Trong thời đại mở cửa, mối quan hệ giao thương giữa các vùng và các quốc gia phát triển, cơ sở vật chất về giao thông được đầu tư, việc di chuyển, đi lại ngày càng dễ dàng. Nhờ đó, mong muốn được đi du lịch, khám phá thế giới của con người có điều kiện được thỏa mãn. Tuy nhiên, chính điều đó đặt con người trước quá nhiều sự lựa chọn: đi đâu?, sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào?… Nếu như trước đây đối với ngành du lịch, nhiệm vụ của truyền thông là giới thiệu các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ thì bây giờ truyền thông phải đóng góp vai trò tư vấn giúp du khách giải quyết được vấn đề đang đặt ra. Truyền thông trong du lịch góp phần đưa đến cho du khách những thông tin chân thực, khách quan, rõ ràng và đầy đủ về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ. Những kênh truyền thông du lịch tin cậy không chỉ là nơi giới thiệu mà còn trở thành các chuyên gia tư vấn, định hướng cho du khách. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, kéo theo sự phát triển của các kênh truyền thông, đặt ngành du lịch trong sự canh tranh khốc liệt, không chỉ về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà còn là sự cạnh tranh về việc sử dụng truyền thông để quảng bá một cách hiệu quả. Lúc này, vai trò của truyền thông trong du lịch không chỉ là đưa thông tin đơn thuần mà còn là phải phổ biến một cách sâu rộng sức hấp dẫn của điểm đến, sản phẩm và dịch vụ tạo sự kích thích, thôi thúc và tiến tới thúc đẩy quyết định lựa chọn của du khách. Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn chung, khách du lịch muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Như vậy, trong thế giới phẳng, khi mà truyền thông được xem như “quyền lực thứ tư” thì mọi ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cần biết cách khai thác tối đa sức mạnh của truyền thông cho sự phát triển có tính đột phá.
- 1.1.3.2. Vai trò nâng cao nhận thức của nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ du lịch Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện, để đẩy mạnh phát triển du lịch trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nhận thức một cách đầy đủ hơn những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người trong hoạt động du lịch. Phải thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động về nguồn nhân lực du lịch và coi việc phát huy nhân tố con người tronghoạt động du lịch như một yếu tố then chốt. Nói đến nguồn nhân lực du lịch là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch và kinh tế -xã hội. Nguồn nhân lực ấy không phải là chủ thể biệt lập riêng rẽ một cá nhân hay một tập thể, mà là chủ thể được tổ chức thành lực lượng thống nhất cả về tư tưởng và hành động. Truyền thông đảm nhận một trong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao nhận thức của nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Đầu tiên là nhận thức về vai trò chủ động của mình trongviệc tạo ra chất lượng dịch vụ du lịch, sau đó là quyết định sự sống còn của du lịch địa phương nói riêng và tỉnh nhà nói chung. 1.1.3.3. Vai trò xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi với cả khách du lịch trong nước và
- quốc tế. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong khi làm truyền thôngdu lịch cho doanh nghiệp, khẳng định được vị trí trên thương trường và thế cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều đối thủ khác nhau. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch có nghĩa chính là việc chuyển tải có chủ đích một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Bởi ngày nay, thương hiệu du lịch đã và đang trở thành một tài sản vô cùng có giá trị của một địa phương. Để có được một thương hiệu du lịch, truyền thông cần làm tốt các vai trò nêu trên. Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, catalog, trang web mà phải cần có cả những yếu tố vụ hình như thông tin quảng bá, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện... Quá trình tạo dựng thương hiệu và sự nhận dạng có tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch cần có nhiều sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến du lịch lữ hành. Vì thế, truyền thông quảng bá sức hấp dẫn của điểm đến, dịch vụ du lịchruyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương góp phần từng bước tạo dựng thương hiệu du lịch. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO CÔ TÔ (QUẢNG NINH) Thông tin chung Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 50km. Địa danh hành chính là Huyện Cô Tô, diện tích 46,2km², hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu. Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như sau: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Còn Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Thanh Lân, Vụng Tràng Đông…. Năm 2017: Diện tích đất tự nhiên của Cô Tô là 5.005ha. Bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (352ha, chiếm 7%), đất lâm nghiệp 2.414ha, chiếm
- 48,2%), đất chuyen dùng (1.100ha chiếm 22%), đất ở (50ha, chiếm 1%). (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017) Cô Tô có diện tích đất tự nhiên là 4.179ha, vùng biển cũng là vùng ngư trường thuộc huyện rộng trên 300km2. Cô Tô có địa hình đồi núi. Đỉnh Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao 210m, đỉnh Đài khí tượng trên đảo Cô Tô Lớn cao 160m. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo có những bãi cát, bãi đá và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất phelarit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200ha, đất có khả năng nông nghiệp (771ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa có khả năng cấy lúa, trồng màu, già nửa có khả năng chăn thả đại gia súc và trồng cây ăn quả. Tình hình phát triển du lịch tại đảo Cô Tô Huyện đảo Cô Tô có diện tích 46,2km2 với khoảng 50 đảo lớn nhỏ, trong đó, Cô Tô lớn và Cô Tô con là 2 đảo sở hữu những bãi biển đẹp, với bờ cát trải dài, trắng mịn như Hồng Vàn, Vàn Chảy... còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Tính đến hết tháng 5/2022, lượng khách đến Cô Tô đạt trên 55.000 người, ngoài ra, Cô Tô có trên 260 cơ sở lưu trú với trên trong đó có 44 khách sạn từ 1 đến 3 sao, với tổng số gần 3.000 buồng/phòng. Trong năm 2019- thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát, Cô Tô đã đón 288.000 khách (trong đó có 4.200 khách quốc tế), doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng. Riêng trong quý I/2021, tổng số khách du lịch đến đảo đã đạt 3.275 lượt, tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 7.940 triệu đồng - do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giảm 11% so với cùng kỳ. Thương mại đạt 15.500 triệu đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ. Cùng xu thế mở cửa du lịch trong tình hình mới, Cô Tô đã ban hành kế hoạch hành động chi tiết cho cả năm ngay từ đầu tháng 3 vừa qua. Theo đó,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận chuyên đề: Hoạt động khuyến mãi trong chính sách truyền thông cổ động của doanh nghiệp thương mại
55 p | 636 | 247
-
tiểu luận: Đạo đức cách mạng
13 p | 724 | 243
-
Báo cáo thực tập: Kỹ năng thực tế về vận hành và bảo trì hệ thống điện tại trạm trung gian XT T62 của điện lực Hiện Đức
43 p | 904 | 228
-
Luận văn; Vấn đề xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
79 p | 503 | 208
-
Tiểu Luận: Các Thuật Toán Và Phương Thức Định Tuyến Trong Mạng
27 p | 294 | 106
-
Bài Tiểu Luận " công tác quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn kinh tế Vinashin "
24 p | 355 | 97
-
Công nghệ W-CDMA và giải pháp nâng cấp mạng GSM lên W-CDMA
27 p | 262 | 82
-
Bài Luận Đề Tài:Chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam của hãng xe máy PIAGGIO
25 p | 213 | 63
-
Tiểu luận:Tìm hiểu cách thức đo băng thông,vẽ đồ thị (sử dụng xgraph) trong NS2
17 p | 239 | 56
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Làng nghề gò đúc đồng đại bái với sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
8 p | 187 | 20
-
Bài tiêu luận: Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Vest nữ 2 lớp
79 p | 49 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Vành đai diệt Mỹ ở Phú Bài (Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) từ 1966 đến 1973
85 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố Mỹ Tho
88 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Gia tăng doanh thu từ dịch vụ quảng cáo tại đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh
132 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển một số năng lực cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương Nitơ - photpho hóa học 11
131 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ dao động cao tần và quay pha điện tử băng tần S dùng cho Anten mạng pha
57 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xác định vị trí và dung lượng của TCSC để nâng cao khả năng chuyên tải của hệ thống điện
96 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn