intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Tối ưu hóa tổng chiều dài cọc bê tông cốt thép bên dưới bệ mố hay sàn giảm tải có diện tích lớn

Chia sẻ: Thanh Tin | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

185
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "Tối ưu hóa tổng chiều dài cọc bê tông cốt thép bên dưới bệ mố hay sàn giảm tải có diện tích lớn" giới thiệu đến các bạn những nội dung về phát biểu bài toán, hàm mục tiêu, điều kiện ràng buộc, định nghĩa biến thiết kế,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Tối ưu hóa tổng chiều dài cọc bê tông cốt thép bên dưới bệ mố hay sàn giảm tải có diện tích lớn

  1. BÁO CÁO MÔN HỌC: TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ                               GVHD: T.S VŨ TRƯỜNG VŨ TỐI ƯU HÓA TỔNG CHIỀU DÀI CỌC BTCT BÊN DƯỚI BỆ  MỐ HAY SÀN GIẢM TẢI CÓ DIỆN TÍCH LỚN 1. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN - Ngày nay, do tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh nên nhu cầu xây dựng và phát  triển cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, nhiều công trình lớn đã và đang được xây  dựng ở khu vực Nam Bộ nói chung buộc phải xây dựng trên các khu vực đất  yếu. Chính vì vậy, việc sử dụng SGT bên trên hệ cọc BTCT là điều cần thiết  để các công trình đường đi qua qua khu vực đất yếu có thể giải quyết vấn đề  xử lý đất yếu 1 cách nhanh chóng vì không cần có thời gian gia tải như các  phương pháp xử lý đất yếu khác. Ngoài ra, việc sử dụng cọc BTCT trong các  công trình cầu nhỏ mà không đòi hỏi tải trọng lớn cũng là điều cần thiết khi chi  phí cho cọc BTCT thấp hơn các phương án cọc khác. Các dự án sử dụng cọc  đóng BTCT với số lượng lớn như Dự án án kè ven sông thuộc Dự án Nâng cấp  đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Cà Mau, Dự án  đường ĐT852B đoạn từ đường tỉnh 849  ­ đường huyện 64, huyện Lấp Vò, tỉnh  Đồng Tháp. - Lấy cụ thể cho dự án đường ĐT852B đoạn từ đường tỉnh 849 – đường huyện  64, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Dự án này là tuyến đường mới hoàn toàn,  trong đó có 3 cây cầu Bội Sỏi, cầu 9B, cầu Vĩnh Thuận được xây dựng mới  nằm trên vùng đất yếu. Với yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công nên đã sử dụng  SGT cho khu vực đường đầu cầu trước và sau mỗi cầu từ 40m đến 60m để xử  lý đất yếu. - Với tổng diện tích mặt SGT rất lớn (50m x 16m x 6) dẫn đến khối lượng cho  cọc đóng BTCT sẽ rất lớn. Chính vì vậy việc tiết kiệm vật liệu thông qua sơ  đồ bố trí cọc hợp lí sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đáp ứng được yêu  cầu kĩ thuật.  Trong bài tập cá nhân này sẽ trình bày cách thiết lập một bài toán  tối ưu với tổng chiều dài cọc đóng BTCT là nhỏ nhất trên cơ sở bố  trí hợp lí chiều dài và khoảng cách và khoảng cách giữa các cọc mà  vẫn đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật về độ lún và sức chịu tải  của đất nền.                                                                  TRANG:  HVTH:  1
  2. BÁO CÁO MÔN HỌC: TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ                               GVHD: T.S VŨ TRƯỜNG VŨ 2. THU THẬP THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Số liệu địa chất: Thu thập số liệu địa chất của dự án đường ĐT852B đoạn từ  đường tỉnh 849 – đường huyện 64, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp: tại mỗi  phía đầu cầu chọn 1 lỗ khoan. Ví dụ đia chất tính cho SGT cầu Vĩnh Thuận  phía mố A1 sử dụng địa chất khoan tại mố A1 của cầu Vĩnh Thuận có số liệu  địa chất như sau: Lỗ khoan địa tầng 60m, bao gồm 4 lớp đất :cát san lấp dày  0.77m, SPT 0~2; Sét màu nâu xám, xám xanh, dày 8.4m, SPT 8~10; Sét pha màu  xám xanh dày 37.6m, SPT 10~12; Sét pha màu xám trắng dày >13.2m, SPT  42~60… Ngoài ra còn có các chỉ tiêu cơ lí khác cụ thể cho từng lớp đất để phục  vụ cho yêu cầu bài toán. - Tải trọng tác dụng: Tải trọng tác dụng lên đỉnh cọc bao gồm: o Tải trọng bản thân của cọc. o Tải trọng bản thân của SGT. o Tải trọng phần đất đắp bên trên SGT. o Tải trọng xe trên đường. Phạm vi tải trọng tính toán trên 1 modul SGT dài 10~15m, rộng 16m - Vật liệu thiết kế (sử dụng): Sử dụng cọc BTCT chế tạo sẵn, cọc có thể mua  trong nhà máy hoặc đúc trực tiếp tại công trường. 3. ĐỊNH NGHĨA BIẾN THIẾT KẾ. - Quy trình tính toán: Quy trình tính toán theo 22 TCN272­05. - Trình tự tính toán: o Sức kháng thân cọc (ma sát thân cọc): Công thức: Qsr = fqs.Qs = fqs.qs.As Trong đó: ­  fqs là hệ số sức kháng thân cọc ­  qs là sức kháng thân cọc đơn vị, được tính như sau: Đối với đất rời:  qs = 0.0019*Ntb (CT: 10.7.3.4.2b­1) Đối với đất dính lấy theo phương pháp α:   qs = α*Su (CT: 10.7.3.3.2a­1) Với :   ­ Ntb : trị số SPT của lớp đất xuyên qua.                                                                  TRANG:  HVTH:  2
  3. BÁO CÁO MÔN HỌC: TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ                               GVHD: T.S VŨ TRƯỜNG VŨ ­ S’v : Ứng suất có hiệu thẳng đứng trong đất. ­  α   : Hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào giá trị Su.  (Tra hình H10.7.3.3.2a­1) ­ Su  : Cường độ kháng cắt không thoát nước. o Sức kháng mũi cọc:  Công thức: Qpr = φqp.Qp = φqp.qp.Ap. Trong đó: ­  φqp là hệ số sức kháng mũi cọc. ­  qp là sức kháng mũi cọc đơn vị, được tính như sau: Đối với đất rời:  qp = (0.038*Ncorr*Db)/D 
  4. BÁO CÁO MÔN HỌC: TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ                               GVHD: T.S VŨ TRƯỜNG VŨ QR= Qsr + Qpr ­ Qbt  = φ qp.Qp + φ qs.Qs ­ φ bt.Qbt  Vấn đề được đặt ra ở đây là khi xét cùng một điều kiện địa chất, cùng kích  thước cọc cho trước (ví dụ 30cm x 30cm), cần phải bố trí hợp lí nhất giữa  chiều dài cọc (L) và khoảng cách giữa các cọc (B) để tổng chiều dài cọc  BTCT là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu chịu lực và đảm bảo độ lún.  Từ đó góp phần tiết kiệm chi phí công trình. Như vậy, biến thiết kế ở đây là   chiều dài cọc bố trí (L) và khoảng cách giữa các cọc (B). 4. HÀM MỤC TIÊU. - Vì tổng chiều dài cọc BTCT ngắn nhất sẽ tỉ lệ thuận với chiều dài của cọc và  tỉ lệ nghịch với khoảng cách cọc nên hàm mục tiêu có dạng như sau: fL = L/B2 (*) Trong đó:  L: Chiều dài cọc BTCT B:  Khoảng cách giữa 2 cọc. 5. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC. Hàm mục tiêu (*) trên phải đảm bảo các điều kiện rang buộc về kĩ thuật: - Kiểm toán tải trọng tác động lên hệ thống cọc: Điều kiện an toàn cho hệ cọc như sau: Qomax ≤ [Q] Với:  Qomax là tải trọng phải chịu của mỗi cọc trong hệ cọc do công trình  truyền xuống. [Q] là khả năng chịu lực của từng cọc. Ở đây [Q] = QR, với QR  được xác định như mục 3. ([Q] = QR là sức chịu tải theo đất nền, ở đây giả sử khả năng chịu  tải của cọc theo vật liệu đảm bảo thắng được sức chịu tải của đất nền  Qvl > QR) - Kiểm tra tính ổn định của nền dưới đáy móng quy ước: (TCVN 205­1998): Điều kiện kiểm tra ổn định của nền như sau: ptbtc  ≤  Rtc     pmaxtc  ≤  1,2*Rtc                                                                  TRANG:  HVTH:  4
  5. BÁO CÁO MÔN HỌC: TỐI ƯU HÓA THIẾT KẾ                               GVHD: T.S VŨ TRƯỜNG VŨ     pmintc ≥  0 - Kiểm tra độ lún của SGT và hệ cọc đóng BTCT: Điều kiệm kiểm tra: S ≤ Sgh ΔS ≤ ΔSgh i ≤ igh Trong đó: S và Sgh là độ lún và độ lún giới hạn ΔS và ΔSgh là độ lún lệch và độ lún lệch giới hạn i và igh là góc xoay và góc xoay giới hạn.  Như vậy, để giải quyết bài toán trên có thể dung thuật toán tối ưu  PSO để tìm giá trị cực tiểu của tổng chiều dài cọc đóng BTCT cho  bài toán.                                                                  TRANG:  HVTH:  5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0