intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có cần bác sĩ trên mỗi chuyến bay?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên mỗi chuyến bay đường dài luôn có những hộp cứu thương trong trường hợp khẩn cấp dành cho hành khách. Thế nhưng nếu như hành khách có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như tim bị ngừng đập trong những chuyến bay thì nhiều rắc rối sẽ xảy ra. “Có ai là bác sĩ không?” Có thể ít nhất một lần bạn đã từng tưởng tưởng ra cảnh các tiếp viên hàng không đã phải gián đoạn các chương trình giải trí trên máy bay để hỏi qua hệ thống loa rằng “Có ai là bác sĩ trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có cần bác sĩ trên mỗi chuyến bay?

  1. Bạn có cần bác sĩ trên mỗi chuyến bay? Trên mỗi chuyến bay đường dài luôn có những hộp cứu thương trong trường hợp khẩn cấp dành cho hành khách. Thế nhưng nếu như hành khách có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như tim bị ngừng đập trong những chuyến bay thì nhiều rắc rối sẽ xảy ra. “Có ai là bác sĩ không?” Có thể ít nhất một lần bạn đã từng tưởng tưởng ra cảnh các tiếp viên hàng không đã phải gián đoạn các chương trình giải trí trên máy bay để hỏi qua hệ thống loa rằng “Có ai là bác sĩ trên chuyến bay này hay không? Một hành khách đang cần giúp đỡ gấp”. Chỉ hai tiếng sau khi chuyến bay cất cánh, đài báo trên máy bay từ phi hành đoàn cho biết cần có sự giúp đỡ của một bác sĩ. Bill, một người đàn ông 72 tuổi khi đó đang bị đau ức (phần phía trên khoang bụng) dữ dội. Bill cho biết ông bị cao huyết áp và bị tiểu đường mức 2. “Ông ấy đánh giá mức độ đau bụng của mình là 10/10, vì thế tôi quan sát thêm một chút, kiểm tra mạch, nhịp thở và sử dụng máy đo huyết áp trên máy bay để kiểm tra cho Bill. Các thiết bị y tế có sẵn trên má y bay sử dụng khá tốt. Sau đó tôi còn hỏi phi hành đoàn xem có các thiết bị y tế khác trên máy bay hay không Thông thường trên mỗi chuyến bay đều phải có một hộp đựng các đồ dùng y tế cấp cứu và thiết bị y tế cần thiết. vấn đề đang tranh cãi là có nên đưa một máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) lên mỗi chuyến bay.
  2. Thiết bị y tế chuyên dụng trên máy bay - cần hay không? Tất cả các hãng hàng không thương mại đều được yêu cầu phải cung cấp một bộ cấp cứu y tế với tiêu chuẩn ở mức tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được đưa ra bởi Hiệp hội Hàng không Quốc tế và chúng được thay đổi tùy theo kích thước máy bay và thời gian chuyến bay kéo dài bao lâu. Từ hai mươi năm trước, hãng hàng không Qantas đã bắt đầu chuẩn bị các máy khử rung tim trên máy bay và đến nay nó đã trở thành một tiêu chuẩn trong tất cả các chuyến bay của hãng. Đây chỉ là một trong nhiều cách Qantas thực hiện tốt hơn cả tiêu chuẩn của lĩnh vực hàng không thế giới trong vấn đề về thiết bị y tế trên máy bay. “Phi hành đoàn chỉ cho tôi hai hộp thiết bị. Một là các đồ sơ cứu với những thứ đơn giản như băng dán, kéo, gạc thấm... Hộp còn lại có những thứ như ống dẫn tĩnh mạch, hay một loạt các loại thuốc như Andrenalin. Tuy vậy trong đó lại không có những thứ mà tôi nghĩ sẽ cần phải sử dụng trong vòng một vài tiếng nữa (để cứu giúp hành khách)” , trên máy bay có ống dẫn tĩnh mạch nhưng lại không có dung dịch truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, trên chuyến bay cũng không có máy khử rung tim hay thiết bị hỗ trợ nhịp thở. “Khi cần hỗ trợ nhịp thở, bạn thường sẽ tiến hành hô hấp nhân tạo, tuy vậy bước tiếp theo là cần phải cho bệnh nhân đeo mặt nạ hỗ trợ hô hấp. Nhưng thiết bị đó cũng không có trên máy bay. Bác sĩ cũng nói rằng tình huống xấu nhất là tim ông Bill có thể sẽ ngừng đập. Khả năng sống sót trong tình trạng này sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian được khử rung tim và đưa nhịp tim quay trở về bình thường nhanh hay chậm.
  3. “Thời gian chờ càng lâu, khả năng sống sót càng thấp” Sự khác biệt trong tiêu chuẩn của các hãng hàng không Bác sĩ Moore đã khá ngạc nhiên và lo lắng khi biết rằng những thiết bị y tế mà đáng lẽ ra cần được cung cấp lại không có trên máy bay. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, chuyến bay mà ông Moore cùng vợ bay về Úc là sự hợp tác giữa Hãng Hàng không Qantas và Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines. Chiếc máy bay mà bác sĩ Moore đã lên là chiếc Boeing 777 của Vietnam Airlines với sự phục vụ của phi hành đoàn trực thuộc Vietnam Airlines. Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là nếu như bạn mua vé của Hãng Qantas và bay trên chiếc máy bay của Qantas, bạn sẽ có đầy đủ các thiết bị y tế trong trường hợp khẩn cấp. Còn nếu bạn mua vé của Qantas nhưng liên doanh với các Hãng Hàng không khác thì bạn chỉ nhận được những thiết bị y tế mà Hãng đó áp dụng theo quy định của họ. Tạp chí Sức khỏe đã liên hệ với Vietnam Airlines về vấn đề các dụng cụ y tế cần thiết trên máy bay. Đại diện Hãng này khẳng định trên các chuyến bay Vietnam Airlines có đầy đủ các dụng cụ y tế cần thiết. Tuy nhiên, điều khó hiểu là Đại diện Hãng lại từ chối cung cấp một danh sách cụ thể của các dụng cụ này. , một cơ quan trực thuộc chính phủ quy định về an toàn hàng không, trên thực tế không hề có một pháp chế trực tiếp nào quy định về việc mang các dụng cụ y tế trên các chuyến bay. Điều này có nghĩa họ sẽ chỉ kiểm tra xem
  4. trên các chuyến bay có dụng cụ y tế hay không chứ không quy định cụ thể các dụng cụ y tế đó là gì và bao nhiêu thì mới gọi là đầy đủ. Trong khi Qantas chuẩn bị các thiết bị y tế nhiều hơn cả mức tiêu chuẩn quốc tế thì điều này cũng chỉ được áp dụng trên các máy bay của Qantas mà thôi. Qantas đã thông báo tới Tạp chí Sức Khỏe rằng trước khi ký kết hợp đồng liên doanh với Hãng Hàng không nào, họ đều tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng về nhiều mặt đối với Hãng đó. Tuy nhiên, hiện nay các dụng cụ y tế trên máy bay lại không phải là một phần trong quá trình kiểm tra đó. Một phát ngôn viên của Qantas cho biết họ sẽ liên hệ với Việt Nam Airlines về vấn đề này. Giải pháp Những quy định chặt chẽ hơn nữa về các tiêu chuẩn quốc tế trên má y bay sẽ giúp các bác sĩ như Patrick Moore được thoải mải hơn trong các chuyến bay sau này. Bởi chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vị bác sĩ từng cứu sống bệnh nhân trên chuyến bay này cũng có thể trở thành bệnh nhân trên một chuyến bay khác. Về việc khác biệt trong các tiêu chuẩn hàng không của các quốc gia, bác sĩ Moore cho rằng cần có một tiêu chuẩn nào đó về loại thiết bị được mang lên máy bay có thể áp dụng chung cho các quốc gia hay các Hãng Hàng không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho rằng cần phải có sự minh bạch trong việc các Hãng Hàng không cho phép đưa các thiết bị y tế nào lên máy bay.
  5. “Là một hành khách, tôi biết tôi sẽ ở trên không trung trong vòng 12 tiếng, 18 tiếng hay nhiều hơn nữa. Tôi cũng đã là một người trung niên. Vì thế, tôi muốn chắc chắn rằng nếu như tôi có vấn đề gì về sức khỏe thì trên máy bay sẽ có một thứ gì đó giúp tôi có cơ hội sống sót”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2