intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có đang tự quản lý vi mô?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

130
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ "nhà quản lý vi mô" giờ đây phổ biến đến nỗi người ta có thể đề cập tới nó thậm chí ngay trong các cuộc đàm thoại thông thường nơi công sở. Sự phổ biến này không có gì đáng ngạc nhiên, đôi khi nó là từ cụm từ được sử dụng để khiển trách người khác: “Anh ta chỉ là một gã quản lý vi mô”, như lời thêu dệt cho những "bà Tám" trong giờ nghỉ. Ai đó có thể vô tình trở thành nạn nhân của quản lý vi mô. Trên thực tế, không dễ để nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có đang tự quản lý vi mô?

  1. Bạn có đang tự quản lý vi mô? Thuật ngữ "nhà quản lý vi mô" giờ đây phổ biến đến nỗi người ta có thể đề cập tới nó thậm chí ngay trong các cuộc đàm thoại thông thường nơi công sở. Sự phổ biến này không có gì đáng ngạc nhiên, đôi khi nó là từ cụm từ được sử dụng để khiển trách người khác: “Anh ta chỉ là một gã quản lý vi mô”, như lời thêu dệt cho những "bà Tám" trong giờ nghỉ.
  2. Ai đó có thể vô tình trở thành nạn nhân của quản lý vi mô. Trên thực tế, không dễ để nhận ra rằng bản thân mình đang trong tình trạng tự quản lý vi mô. Bạn cũng không được khích lệ để nhận ra tình trạng này, bởi vì tóm lại bạn đang định phàn nàn với ai? Đồng thời, nó cản trở khả năng làm việc của bạn, cho dù bạn làm việc độc lập hay theo nhóm. Vậy làm sao để nhận ra và thoát khỏi tình trạng quản lý vi mô? 1. Đừng đánh mất tầm nhìn của bức tranh lớn, thậm chí là khi đang phải làm công việc nhàm chán hàng ngày Nhà quản lý vi mô cổ điển có xu hướng nhắm vào chi tiết ngay lập tức vì thế thậm chí những gợi ý tốt nhất cũng dường như trở thành sự soi mói. Nếu bạn làm như vậy với công việc của mình, bạn sẽ có cảm giác thất vọng sụp đổ chung chung, không rõ ràng rằng bạn thất vọng vì cái gì, công việc của bạn dần trở thành một công việc cực nhọc và buồn tẻ. Cho dù công việc bạn đang làm nhỏ bé như thế nào, thì cũng đừng bao giờ đánh mất tầm nhìn cho những mục đích lớn hơn. Điều này không chỉ giúp bạn thoát khỏi tình trạng thất vọng mệt mỏi mà còn giúp bạn hoàn tất công việc nhanh hơn.
  3. 2. Tránh tự sửa đổi giữa dòng, đặc biệt là trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao đầu tiên Giai đoạn đầu tiên trong một dự án nên là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn đó, cần tạo cơ hội để bản thân được trải nghiệm toàn bộ đường cung của sự cố gắng. Đừng bắt đầu với việc sắp xếp một góc nhỏ trước khi bạn xây dựng được cấu trúc căn bản. Như thể nó có tác dụng ngược lại chẳng khác nào một nhà quản lý thiếu kiên nhấn vội vã giật công việc từ một nhân viên để thu gom từng chi tiết, nếu bạn nhận thấy bản thân mình như một con diều hâu, đột kích để tóm lấy các chi tiết vụn vắt trước khi bạn hoàn tất với những nền tảng căn bản thì điều đó có nghĩa là bạn đang tự cắt xén, thu gọn công việc của mình. 3. Khi bạn không thể ủy thác toàn bộ nhiệm vụ, hãy ủy quyền những quyết định vi mô Mọi người đều biết rằng nhà quản lý vi mô luôn gặp vấn đề với ủy thác công việc. Tất nhiên, những nhiệm vụ đơn giản cần phải được tự hoàn thành, đặc biệt nếu bạn làm việc cho chính mình. Nhưng có những lúc một lời hỏi tư vấn nhanh với một đồng nghiệp đáng tin cậy, thậm chí qua email, có thể
  4. giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn mà nếu phải suy nghĩ một mình có thể bạn sẽ bị sa lầy. Đôi khi bạn bị sa lầy ở một điểm mà đối với một ai đó có chuyên môn hơn, họ có thể vượt qua trong nháy mắt. Ủy quyền các quyết định vi mô có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng tự quản lý vi mô. 4. Nhận ra rằng công việc vi mô có chỗ riêng của nó Chất lượng của một dự án thực sự phụ thuộc một phần vào việc thu thập các chi tiết nhỏ một cách đúng đắn để chúng không thể trở thành các rào cản. Nếu công việc của bạn đầy rẫy những việc cỏn con dang dở, chúng sẽ là rào cản làm lu mờ khả năng nhìn rõ các vấn đề. Mặc dù bạn không bao giờ được phép đánh mất tầm nhìn cho bức tranh lớn hơn ở bất kỳ giai đoạn nào, bạn phải luôn khắt khe với từng chi tiết một cách hợp lý. Kiểu quản lý vi mô tồi thường là kết quả của sự thiếu kiên nhẫn, còn kiểu quản lý vi mô tốt đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bài viết của Steven DeMaio trên Harvard Business Publishing
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0