intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty gia đình và cách quản lý

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

166
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình công ty gia đình đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong nền kinh tế của chúng ta. Nó là nhân tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế vùng, địa phương. Tuy nhiên, để điều hành được công ty gia đình thì quả thực rất khó khăn. Với tư cách là người quản lý công ty gia đình, bạn phải là một người công minh để có thể phân biệt rõ được mọi sự việc, vấn đề nảy sinh trong công việc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty gia đình và cách quản lý

  1. Công ty gia đình và cách quản lý Mô hình công ty gia đình đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong nền kinh tế của chúng ta. Nó là nhân tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế vùng, địa phương. Tuy nhiên, để điều hành được công ty gia đình thì quả thực rất khó khăn. Với tư cách là người quản lý công ty gia đình, bạn phải là một người
  2. công minh để có thể phân biệt rõ được mọi sự việc, vấn đề nảy sinh trong công việc. Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để điều hành công ty hiệu quả: Phân biệt rõ việc công và việc tư Một trong những thuận lợi của công ty gia đình đó là một số nhân viên của bạn cũng chính là người thân trong gia đình nên họ luôn sẵn sàng và nhiệt tình với công ty. Điều này có nghĩa là họ có thể làm thêm giờ cho công ty mà không cần đòi hỏi, yêu sách bạn nhiều. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn quá lạm dụng thời gian của các thành viên trong gia đình để làm việc cho bạn. Bạn cần phải có kế hoạch về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của họ. Phân biệt rõ ràng gia đình và công việc cũng có nghĩa là không đem những vấn đề của gia đình ra bàn tán, “buôn” chuyện ở chỗ làm và ngược lại. Hãy giải quyết những vấn đề riêng tư vào thời gian nghỉ ngơi. Đối xử với tất cả nhân viên công bằng như nhau Cái khó nhất đối với một người điều hành, quản lý công ty gia đình đó là
  3. sự công bằng trong cách đối xử với nhân viên. Bạn rất dễ mắc phải lỗi thiên vị với những nhân viên và cũng là thành viên trong gia đình. Nếu tình trạng thiên vị diễn ra trong một thời gian dài, những nhân viên còn lại sẽ coi thường bạn và tất nhiên họ cũng sẽ không thích làm việc cho bạn nữa. Vì vậy, để tránh mắc phải lỗi này, bạn nên đưa ra những chính sách, quy định rõ ràng bằng văn bản về cách ứng xửa đối với nhân viên và quá trình tuyển dụng nhân viên. Ghi rõ chức năng, quyền hạn và mô tả chi tiết của từng công việc để nhân viên trong công ty đều cảm thấy họ được đối xử công bằng. Nếu nhân viên muốn ra đi, hãy chấp nhận Chuyện nhân viên ra đi ngày càng trở nên quá phổ biến ở các công ty. Với tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp gia đình, bạn nên chuẩn bị trước tinh thần cho mọi sự từ chức của nhân viên và tôn trọng quyết định của họ. Nếu bạn càng cố gắng “níu kéo” họ thì bạn sẽ càng làm mối quan hệ thân thiết giữa bạn và người đó trở nên tồi tệ hơn và không mang lại hiệu quả.
  4. Cách tốt nhất để “giữ chân” nhân viên là bạn nên tạo một môi trường làm việc lành mạnh và có tính cạnh tranh cao. Cho dù nhân viên của bạn có phải là người thân của bạn hay không thì bạn cũng nên tạo cơ hội thăng tiến cho họ. Nếu nhân viên (người thân) của bạn có khả năng làm việc tốt, hãy cân nhắc và tạo điều kiện cho anh/cô ta lên làm quản lý. Ngoài ra, hãy thể hiện sự đánh giá cao của bạn về những ý kiến, quan điểm hay của nhân viên. Không lạm dụng chức quyền Vai trò của các thành viên trong công ty hoàn toàn khác so với vai trò của các thành viên trong gia đình. Trong công việc, bạn không nên đối xử với con trai của mình như là cha đối với con mà hãy đối xử như một người chủ công ty đối với nhân viên. Bạn cần phải tôn trọng những ý kiến của con trai mình, chứ không nên áp đặt, ép buộc. Nếu bạn lẫn lộn giữa cách đối xử ở gia đình và công ty thì mối quan hệ gia đình của bạn sẽ bị rối tung lên. Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực trong công việc và để mối
  5. quan hệ gia đình luôn bền lâu, bạn cần phải khách quan khi đối xử với những nhân viên và cũng là người thân của bạn. Khi phê bình người thân, bạn chỉ nên gói gọn lời phê bình trong khuôn khổ công việc chứ không chế trách về những vấn đề riêng tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0