intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn đối xử thế nào với người ăn xin

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể gặp những người ăn xin ở bất kỳ đâu trong thành phố này. Họ lầm lũi đi một mình đơn lẻ hoặc cắp thêm một đứa trẻ con, họ lê lết ở các chợ với một cái mũ rách hoặc một cái rá nhựa nhỏ. Họ có đủ trong các bộ dạng hình hài kì dị nhất, đáng thương nhất hòng làm mủi lòng người qua đường. Nơi có hàng quán là nơi đội quân ăn xin hay rảo qua nhất. Ở đó người ta dễ dàng móc hầu bao vài đồng lẻ cho lũ ăn xin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn đối xử thế nào với người ăn xin

  1. Bạn đối xử thế nào với người ăn xin Bạn có thể gặp những người ăn xin ở bất kỳ đâu trong thành phố này. Họ lầm lũi đi một mình đơn lẻ hoặc cắp thêm một đứa trẻ con, họ lê lết ở các chợ với một cái mũ rách hoặc một cái rá nhựa nhỏ. Họ có đủ trong các bộ dạng hình hài kì dị nhất, đáng thương nhất hòng làm mủi lòng người qua đường. Nơi có hàng quán là nơi đội quân ăn xin hay rảo qua nhất. Ở đó người ta dễ dàng móc hầu bao vài đồng lẻ cho lũ ăn xin như là ban phát, đặng biến ngay khỏi mắt người ta để người ta ăn cho ngon. Làm sao để phân biệt được một người ăn xin mới ra nghề với những người ăn xin đã lọc lõi có thâm niên. Điều này không khó nếu chịu khó quan sát tí chút. Người mới vào nghề thường có cặp mắt tạm gọi là “ngây thơ”, nói lí nhí, khi có người xẵng
  2. giọng không cho thì đi ngay, còn người ăn xin đã có thâm niên sẽ đứng lại nài nỉ, mắt như sắp khóc, điệu bộ cực kỳ thiểu não, nói như người hụt hơi. Bạn không nhanh tay móc hầu bao thì cũng thấy khó xử với những ánh mắt nhìn chằm chằm của những người xung quanh. Ăn xin có phải một nghề không? Thưa có, báo chí đã nói rằng ở một số tỉnh còn có cả một làng toàn người làm nghề xin ăn trên các thành phố lớn. Quanh năm họ đi khỏi làng, ruộng vườn để lại cho người già và trẻ nhỏ, họ chỉ về quê vào các dịp giỗ chạp và ngày tết. Anh bạn đồng nghiệp của tôi quê ở..., kể một câu chuyện chả biết có thật không? Nhà anh ấy trên thị xã nên kinh tế khá giả nhưng họ hàng ở quê cách đó khoảng hơn 30km. Một lần có giỗ kị của một người họ hàng xa, cả nhà anh về quê ăn giỗ. Đến đầu làng vắng hoe chả thấy ai, vào nhà chỉ thấy hai cụ già ốm yếu với khoảng chục đứa trẻ lít nhít đứa lớn nhất 10 tuổi đang làm cỗ. Nói là cỗ nhưng chỉ có nồi xôi và một tảng thịt luộc vừa được vớt ra đang bốc hơi nghi ngút. Hỏi bố mẹ cháu nhắn các bác về ăn giỗ thế bố mẹ đâu thì đứa lớn trả lời. Bố cháu gọi điện
  3. về báo mẹ cháu vừa bị tai nạn gẫy chân nên bố cháu phải vào viện trông mẹ cháu. Cả nhà anh ấy nản quá chả ai buồn ăn nữa, chuẩn bị lên xe về thì thằng lớn xin đi theo lên Hà Nội. Nó bảo lên đó cháu có dịp được đi chơi thủ đô và đi xin như bố mẹ cháu. Hàng tháng bố mẹ cháu vẫn gửi về quê 2 triệu đồng. Ở đây cả ngày chẳng kiếm được một ngàn đồng bác ạ. Khá nhất là chị Thơm ở đầu xóm mỗi tháng đi làm ô sin được những 3 triệu đồng. Nhìn thằng bé 10 tuổi mà trông hình dạng chỉ như trẻ lên 6 ở thành phố, có điều khuôn mặt nó đen đúa, tinh ranh hơn nhiều so với bọn trẻ cùng tuổi. Làm sao để trở thành một người ăn xin chuyên nghiệp? Câu hỏi có vẻ buồn cười. Nghề gì không làm lại làm ăn xin. Vâng, cũng lại báo nói đấy nhé. Trông bộ dạng mà sạch sẽ quá thì liệu đi xin ăn ai người ta cho. Phải thật rách rưới nhưng không quá bẩn. Bẩn quá người ta cũng kinh hãi. Thậm chí người ta còn phải hoá trang tỉ mỉ như một nghệ sĩ lão luyện mới có được cái chân gẫy máu me trông y như thật. Hoặc họ cũng phải tập luyện không khác gì nghệ sĩ thì mới đi thọt chân, hoặc khoèo tay, ngoẹo cổ. Rồi đám phụ nữ chưa chồng phải thuê lấy đứa trẻ để làm ra vẻ
  4. “người phụ nữ một mình nuôi con, bị chồng ruồng rẫy”. Nhà nào đẻ nhiều con thì đem cho thuê bớt. Ôi cũng phức tạp lắm chứ, bảo thế có phải chuyên nghiệp không? Họ cũng phải đâu tư, phải luyện tập vất vả sao lại không gọi là nghề? - Anh ơi làm ơn cho xin…? - Biến đi cho người ta còn ăn… - Chị ơi… - Không có gì đâu… Đi đi - Bác ơi cho cháu… - Đi ra chỗ khác không tao gọi công an bây giờ. Đấy là những điệp khúc quen thuộc phát ra từ những “thượng đế” có cái miệng tô son, những cặp môi nhờn mỡ, những bàn tay đang mê mải nhể ốc, vặt chân gà nướng, những đôi chân đang chéo nhau bên bàn cà phê… Bỏ ra 500đ, 1000đ, hay sộp hơn là 5000đ, có người trúng đề đóm thì có khi còn cho hào phóng nữa, bạn đã cứu vớt một
  5. mạng người? Bạn đã làm một nghĩa cứ cao đẹp ư? Thưa không? Có chứ? Có và không? Tạm chấp nhận thế vậy. Bạn có từng gặp một ông/bà đến giữa khu tập thể/khu phố gào ầm lên rằng ông/bà ấy cần tiền, cần sự giúp đỡ hảo tâm vì con ông/bà ấy đang bị tai nạn nằm viện. Cho thì cho không cho thì thôi không được mạt sát ông/bà ấy. Bạn có cho là họ nói thật không? Cá nhân tôi thì không nghĩ thế, tôi cho đấy chỉ là một mánh khoé xin tiền của cao thủ ăn xin mà thôi. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, có thể đúng lúc bạn đang ăn thì gặp người ăn xin bạn cho người ăn xin thức ăn bạn đang ăn, hoặc sẵn có trong nhà phần lớn là họ không thích. Họ thích được nhận tiền hơn, thậm chí có rất nhiều người từ chối đồ ăn không lấy. Số tiền kiếm được bằng cách đi xin cả một ngày được họ đổi ra tiền chẵn ở các bà bán nước, bán rau ở cổng chợ. Buổi tối lũ trẻ lang thang ăn xin tụ tập về các chợ, nơi đó vắng người rộng rãi chúng có thể ngả lưng, chợp mắt, chúng chơi đùa, đổi tiền lẻ thành tiền chẵn cho nhau. Chúng ta gặp đội quân ăn xin chuyên nghiệp quá nhiều đến độ chúng ta từng vô cảm với những mảnh đời cần giúp đỡ, tâm hồn
  6. ta chai cứng ư, thật ra không phải. Rất nhiều người họ làm từ thiện theo tổ chức, cho tặng đàng hoàng, trân trọng những người không may bất hạnh nhưng không bao giờ cho tiền ăn xin ở bất cứ đâu kể cả đình chùa. Bài học giữa cho và nhận không bao giờ là cũ, người cho và người nhận lúc nào cũng phải rèn giũa bản thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2