intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn là lãnh đạo hướng nội hay hướng ngoại?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

141
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi đã dành một tuần để làm việc như một nhà lãnh đạo thực thụ trong một tổ chức có quy mô toàn cầu, và hỏi các khách hàng một câu hỏi đơn giản: bạn là một nhà lãnh đạo "hướng nội" hay "hướng ngoại"? Bằng cách đó, tôi muốn nói đến, bạn đã dành bao nhiêu thời gian và công sức hướng nội cùng với đồng nghiệp của bạn và bao nhiêu thời gian hướng ngoại trong một tổ chức của quy mô lớn hơn? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn là lãnh đạo hướng nội hay hướng ngoại?

  1. Bạn là lãnh đạo hướng nội hay hướng ngoại? Tôi đã dành một tuần để làm việc như một nhà lãnh đạo thực thụ trong một tổ chức có quy mô toàn cầu, và hỏi các khách hàng một câu hỏi đơn giản: bạn là một nhà lãnh đạo "hướng nội" hay "hướng ngoại"? Bằng cách đó, tôi muốn nói đến, bạn đã dành bao nhiêu thời gian và công sức hướng nội cùng với đồng nghiệp của bạn và bao nhiêu thời gian hướng ngoại trong một tổ chức của quy mô lớn hơn? Có vẻ như là một câu hỏi khá đơn giản, nhưng các nhà quản lý hiếm khi mất thời gian để nghĩ về điều đó. Việc đó cũng khá quan trọng đấy, bởi vì câu hỏi đơn giản này có thể trả lời cho nhiều câu hỏi khác mà bạn - hoặc ông chủ của bạn - đang nghĩ về phong cách và hiệu quả làm việc của bạn. Các nhà quản lý cấp cao thường có một ưu tiên cho mỗi lĩnh vực, mà có thể được tăng cường bởi vai trò của họ, tính cách của họ, hoặc thậm chí là văn hoá công ty. Một nhà quản lý chất lượng, ví dụ, tất nhiên sẽ chú trọng hướng nội nhiều hơn trong khi một giám đốc truyền thông sẽ có một công việc dàn trải. Cả hai vai trò này đều cần có những đức tính khác nhau.
  2. Gợi ý của tôi là các nhà quản lý cần phải cân bằng thời gian họ dành cho cả khu vực trong và ngoài công ty nếu họ muốn làm việc có hiệu quả. Họ cũng cần phải tìm thấy một nơi thứ ba - giữa hai khu vực này - ở đó họ có thể suy ngẫm về điều này. Vị trí trước đây của tôi về lập kế hoạch một cuộc họp thường niên với chính mình là một cách để thực hiện điều này. Tôi liệt kê ra đây một số hoạt động và nhiệm vụ đi kèm với mỗi lĩnh vực do đó bạn có thể tự đánh giá bản thân xem bạn đang sử dụng thời gian của mình như thế nào: Các nhà lãnh đạo hướng nội: - Tập trung vào kết quả và những gì có thể thực hiện được - Huấn luyện và hỗ trợ nhân viên - Tạo dựng tinh thần đồng đội - Sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên nghiệp hoặc kinh nghiệm - Kiểm soát hiệu quả/chất lượng công việc - Luôn có mặt và sẵn sàng - Đối mặt và đương đầu với mọi xung đột Các nhà lãnh đạo hướng ngoại: - Tham gia vào các sáng kiến xuyên tổ chức - Xây dựng các mạng lưới - Uỷ thác với phạm vi rộng
  3. - Kiểm soát hình ảnh và tầm nhìn của mình - Gắn kết với những người cùng cương vị cả trong và ngoài công ty - Để ý đến sự nghiệp của mình - Tham gia vào diễn đàn chính trị của tổ chức - Tham gia vào các hội đồng - Tham dự hoặc nói chuyện ở các buổi hội thảo trong ngành Tại sao việc cân bằng lại quan trọng đến như vậy? Tôi đã làm việc với khá nhiều nhà lãnh đạo cao cấp những người chỉ hoạt động trong phạm vi hướng nội. Họ cho rằng họ đang làm những công việc "thật sự": hoàn thành dự án, mang lại kết quả và xây dựng tinh thần đồng đội vững mạnh. Họ thường tỏ ra nghi ngờ (hoặc thậm chí xem thường) những người cùng cương vị mà chỉ tập trung trong phạm vi hướng ngoại, gọi họ là những kẻ tìm kiếm sự chú ý, những kẻ hoạt động chính trị, hoặc "dân uỷ viên hội đồng." Không có gì ngạc nhiên, khi những nhà lãnh đạo chỉ hướng ngoại mô tả những người cùng cương vị có khuynh hướng hướng nội như những kẻ bất hợp tác, ngờ nghệch, hoặc thiếu tinh thần tập thể. Tất nhiên, tôi đang mô tả những thái cực của hành vi ở đây, nhưng tôi hy vọng bạn hiểu được mục đích của tôi. Các tốt nhất để biết được vùng mặc định của bạn và sau đó để biết chắc nó không chuyển sang trạng thái hành vi ổn định của bạn. Tất cả mọi khía cạnh tích cực của một vấn đề như trên có thể chuyển thành tiêu cực nếu chúng bị quá cường điệu. Vì vậy tập trung quá nhiều vào kết quả có thể có nghĩa là bạn bỏ qua chiến lược và tầm nhìn, và luôn sẵn sàng câu trả lời cho nhân viên của bạn cũng đồng nghĩa với việc họ trở nên lười biếng hoặc bị động. Tương tự, quá nhiều sáng kiến xuyên tổ chức có thể làm giảm bớt công việc thật sự của
  4. bạn, trong khi chăm sóc bạn và sự nghiệp của bạn thôi đã có nghĩa là bạn mất đi những người ủng hộ. Một khách hàng tôi nhớ đã nhận được một vài lời phản hồi rõ ràng về cách anh ta nên tập trung sức lực của mình vào đâu. Một nhà quản lý cao cấp người Bắc Mỹ có tính cách chủ nghĩa cá nhân và có hiểu biết về chính trị, anh ta đã bị điều chuyển sang Thuỵ Sỹ, ở đó nhân viên của anh ta cảm thấy thất vọng bởi cái gọi là thủ đoạn ích kỳ và vô nghĩa xuyên tổ chức của anh. Họ yêu cầu "Anh hãy quay về nơi anh ra đi". Anh nhận ra rằng văn hoá Thuỵ Sỹ là dựa trên tinh thần làm việc tập thể và vai trò của người lãnh đạo thậm chí chỉ ngang hàng thôi so với ông chủ. Rất may là, anh đã thay đổi phong cách của mình để thích nghi và tập trung hướng nội, dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ và hỗ trợ nhân viên của mình. Rất thú vị là, khi tôi gặp lại anh sau hơn 3 năm, phản hồi mà anh nhận được lại hoàn toàn trái ngược: họ nói rằng "Anh ở đây quá nhiều. "Anh nên biến mất như một nhà lãnh đạo. Chúng tôi cần anh đi ra ngoài và chiến đấu vì chúng tôi. Hãy trở thành ngôi sao Bắc đẩu của chúng tôi." Rõ ràng là, đã đến lúc anh cần phải thử thách với thế giới bên ngoài. Bài viết của Gill Corkindale trên Harvard Business Publishing
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2