Bàn luận: Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim
lượt xem 13
download
Bàn luận: Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim trình bày khái quát về ngành Nông nghiệp, thực trạng ngành Nông nghiệp, nguyên nhân – giải pháp cho ngành Nông nghiệp. Từ đó, chứng minh cho câu nói "Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn luận: Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định vào tốp những nước đầu của thế giới. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo. Đạt được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự xử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực .........Còn nhiều khó khăn, bất cập trong ngành nông nghiệp mà người nông dân cũng như xã hội phải gánh chịu. Từ thực trạng khó khăn mà ngành nông nghiệp nước ta đang gánh chịu, em lựa chọn đề tài: Bàn luận về câu nói: “Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” để nghiên cứu. Do điều kiện hạn chế về trình độ, thời gian nên trong tiểu luận sẽ có nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp thêm của thầy cô giáo Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 1
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” và các bạn đọc quan tâm để em có thể hoàn thiện thêm bài tiểu luận của mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 2
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái quát về ngành nông nghiệp 1.1 Nông nghiệp vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là Ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Nông nghiệp sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm... Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 3
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là một trong những nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội của đất nước. 1.2 “Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Khi làm bất cứ điều gì thứ nhất phải nói đến chữ "Tâm". Vì tâm ác sẽ làm việc ác, tâm thiện sẽ làm việc thiện, vô tâm sẽ làm việc thờ ơ hoặc ko làm gì cả. "Tận Tâm" nghĩa là cố gắng thực hiện công việc vì một điều tốt đẹp, vì một điều gì đó có ý nghĩa. Trong công việc thì phải làm một cách "Chuyên Nghiệp. Chuyên nghiệp là một phong cách làm việc, một tác phong làm việc bao gồm 3 điều: đạt hiệu quả cao làm việc nghiêm túc làm việc nhanh gọn. Tận Tâm" là yếu tố cần thiết phải có khi làm việc, phải có "tâm" mong muốn làm việc vì một điều gì đó cao cả, tốt đẹp, có ý nghĩa. Nhưng phải rèn luyện để có được sự "Chuyên Nghiệp" thì mới đủ, điều này đòi hỏi phải có sự rèn luyện và liên tục phấn đấu, học hỏi ko ngừng. Trong bất kỳ công việc, lĩnh vực gì, con người đều đề cao sự tận tâm và chuyên nghiệp. Đây là yếu tố then chốt để thành công. Xuất phát từ vai trò then chốt của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, người làm nông nghiệp càng phải đề cao cái tâm hơn nữa. “Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim”. Người làm nông nghiệp phải có tâm yêu nghề; bởi sản phẩm nông nghiệp không chỉ quyết định đến cá nhân người làm nông mà còn quyết định đến tính mạng của toàn thể nhân loại, một sai phạm nhỏ của nông nghiệp có thể đầu độc cả nền kinh tế. Nông nghiệp như là một môi trường tuyệt vời, sẽ trả công xứng đáng cho những người xứng đáng, yêu mến nó, hết lòng vì nó và nhất là không xem thường nó. 2. Thực trạng ngành nông nghiệp 2.1 Mặt tích cực Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 4
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Năm 2015 là năm có nhiều khó khăn, đặc biệt là về thiên tai, thị trường và nguồn lực hạn chế; song với sự theo dõi sát sao những diễn biến của khí hậu, thời tiết, thị trường để đề ra những chủ trương, giải pháp chính xác, kịp thời, ngành Nông nghiệp và PTNT đã gặt hái được nhiều kết quả, mang dấu ấn đậm nét của ngành. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2015 và đánh giá 5 năm 20112015, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết năm 2015, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt 2,41%; giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) tăng 2,62%, trong đó nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92%, thuỷ sản tăng 3,06%. Bình quân cả giai đoạn 20112015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (từ 2,6 3%). Giá trị sản lượng tăng bình quân 3,68%/năm. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỉ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 64,7% năm 2013, 67,8% năm 2014 và dự kiến khoảng 68% năm 2015; năng suất lao động xã hội ngành nông, lâm, thủy sản tăng 1,9 lần từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015. Sức bật ngoạn mục ngành rau quả Việc khai thông, mở cửa thị trường cho ngành hàng rau quả đã tạo ra một sức bật đột phá mới cho ngành hàng này trong năm 2015. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm nay kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới 47% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng ngoạn mục, nếu không nói là thần kỳ của một ngành sản xuất có nhiều lợi thế, thế mạnh này. Trong năm, nhiều loại trái cây như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…, góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 5
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Việc tiếp cận những thị trường này có được là do, thời gian qua, nước ta có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, sản phẩm thanh long cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận. Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, khiến các nhà vườn thanh long và nông dân điêu đứng. Chỉ đạo đúng, sản lượng lúa tăng 241.000 tấn Trong năm 2015, cùng với việc phát hiện sớm và chỉ đạo các địa phương ở miền Bắc xử lý tốt vấn đề mùa đông ấm, không để vụ lúa bị giảm năng suất 30% như đã từng xảy ra, ngành Nông nghiệp và PTNT còn phát hiện kịp thời về triển vọng thị trường lúa gạo và chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sản xuất vụ Thu Đông thêm gần 60.000ha, tăng sản lượng lúa lên gần 300.000 tấn. Nhờ vậy, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có một vụ mùa bội thu với giá cao. “Riêng vụ Thu Đông ở đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đã tăng 9,3% và sản lượng tăng 9,9% so với năm 2014. Chính vì thế đã làm cho sản lượng lúa cả năm ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241.000 tấn so với năm 2014. Tận dụng cửa hẹp để tôm sú phát triển Năm nay chúng ta đã sớm nhận thấy ngành thủy sản nói chung và đặc biệt là ngành tôm có những khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn ấy, ngành đã thấy rõ thị trường tôm đi xuống nói chung thì tôm thẻ chân trắng giảm là chủ yếu, còn giá tôm sú vẫn cao và nhu cầu tốt. Chính vì thế, ngành đã tập trung chỉ đạo các địa phương ven biển duy trì con tôm thẻ, nhưng tập trung vào con Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 6
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” tôm sú để tăng sản lượng và tận dụng kẽ hở cửa hẹp về thị trường của con tôm sú, giúp cho người dân có thu nhập cao hơn. Hiện tại, chúng ta đã mô hình lúa – tôm cho năng suất 5 tạ/ha, thậm chí là 1 tấn tôm sú trên một hecta, nhưng đó chỉ là mô hình. Trong lúc khó khăn thì cửa thị trường này vẫn đang rộng mở. Vấn đề chúng ta giúp cho dân biến những ý tưởng và những mô hình đó trở thành diện rộng” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh. Lâm nghiệp tăng trưởng vượt bậc Sản xuất lâm nghiệp năm nay tăng trưởng khá với mức tăng 7,9% so với các năm trước; giá trị tổng sản lượng tăng đến 10,89% và xuất khẩu cũng tăng 10%, vượt qua mức 7,1 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng rất cao, bởi chỉ 10 năm trước đây mức tăng của ngành này chỉ xoay quanh 12%. Việc gia tăng của ngành lâm nghiệp là do thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh nên đã khuyến khích khai thác và trồng rừng sản xuất. Tại nhiều địa phương đã thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu với các hộ gia đình nhằm bao tiêu sản phẩm của hộ. Bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu dùng xuất khẩu năm nay được đánh giá chất lượng tốt tại ba thị trường tiêu thụ mạnh là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc do đó thúc đẩy hoạt động trồng rừng trong nhân dân. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2015 ước đạt 8.309 nghìn m3, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 244,8 ngàn ha, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 24,9 ngàn ha, tăng 14,6%; Trồng mới rừng sản xuất đạt 220 ngàn ha, tăng 10,4%. Xuất khẩu duy tri ở mức trên 30 tỷ USD Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 7
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12/2015 ước đạt 2,65 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2015 lên 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam suy giảm trong năm vừa qua do ảnh hưởng mạnh của các yếu tố thị trường như: tỷ giá, tăng cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu lớn thì một số mặt hàng khác như: rau quả, tiêu, điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ lại tận dụng được những lợi thế về thông tin thị trường, nhu cầu nhập khẩu tăng và tận dụng tốt biện pháp dự trữ chờ tăng giá. Đánh giá về kết quả xuất khẩu năm nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Đầu năm xuất khẩu âm đến mấy chục phần trăm, lúc đó đã có dự đoán xuất khẩu chỉ đạt 27 tỷ USD. Bây giờ đạt trên 30 tỷ USD là nỗ lực rất lớn”. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong hội thảo gần đây, lãnh đạo Viện quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra con số, giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu nông sản là 84%. “Tôi nghĩ con số đó có thể không chính xác, chỉ khoảng 70% thôi. Nếu như 70% thôi thì khi chúng ta xuất khẩu 30 tỷ USD thì người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam bỏ vào túi 20 tỷ USD, tạo ra rất nhiều công ăn, việc làm, thu nhập cho dân” – Bộ trưởng nhấn mạnh. 2.2 Mặt hạn chế Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự xử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực ......... Trong bối cảnh ngắn hạn trước mắt, có rất nhiều vấn đề phải xử lý, đó là đối phó với thiên tai, dịch bệnh để làm sao chỉ tiêu đề ra không bị tụt hậu. Năm 2015, tình hình thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt là các hình thế cực đoan như bão mạnh, siêu bão, mưa, lũ lớn; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng núi. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 8
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Nông nghiệp nước ta đang chịu tác động gay gắt bởi hạn hán từ đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên, miền Trung Hàng trăm hecta chè của người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) cháy khô vì hạn hán Từ đầu tháng 5/2015 nắng nóng kéo dài trên địa bàn nhiều tỉnh gây hạn hán nghiêm trọng. "Khô hạn xảy ra ở một số vùng thuộc các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và những vùng không có hoặc có công trình thủy lợi nhỏ ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ đạt mức kỷ lục trong 40 năm qua, kể từ năm 1975. Theo đại diện Tổng cục Thủy lợi, tình hình khô hạn kéo dài bất thường chủ yếu là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Từ đầu năm 2015, lượng mưa ở các tỉnh khô hạn trên đều thấp hơn trung bình mọi năm. Một số nơi như Khe Sanh (Quảng Trị) chỉ đạt 47 mm, Thạch Hãn (Quảng Trị) 65 mm, Đồng Trăng (Khánh Hòa) 25 mm, Hàm Tân (Bình Thuận) 37 mm. Cá biệt có nơi như Phan Rang, Phan Thiết, Phú Quý hầu như không mưa. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 9
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Những cánh đồng xơ xác, bỏ trắng đất canh tác của người dân Ninh Thuận Tinh hinh khô h ̀ ̀ ạn, thiếu nước ở các tỉnh Nam Trung Bộ đến khoảng tháng 9/2015 mới dần được cải thiện. Trong khi miền Trung, Nam Trung Bộ chịu tác động gay gắt bởi hạn hán thì nửa miền Bắc điêu đứng vì mưa lũ lịch sử. Trên một số sông suối nhỏ ̣ thuôc miền núi phía Bắc xuât hiên đ ́ ̣ ỉnh lũ vượt mức BĐ3. Lũ quét, sạt lở đất xuất hiện nhiều hơn so với năm 2014. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 10
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Nước ngập khu dân cư ở Uông Bí sáng 2/8/2015 ́ ơn bao, áp th Sô c ̃ ấp nhiệt đới nhiêu h ̀ ơn vê sô l ̀ ́ ượng, lu xu ̃ ất hiện nhiều hơn ở Băc Bô, Trung Bô va Tây Nguyên. ́ ̣ ̣ ̀ Thứ hai là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là vấn đề cần làm quyết liệt, để làm sao đưa ra thị trường những sản phẩm tốt hơn, tốt cho người tiêu dùng, giữ uy tín cho hàng Việt Nam vì nó liên quan đến yếu tố thị trường, thị trường xuất khẩu. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 11
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại…đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả. Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm. Tiêm hóa chất cho mít nhanh chín – một hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dung Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 12
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng… Vì lợi nhuận, người ta có thể sử dụng mọi biện pháp mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tính mạng của người tiêu dùng. Hình ảnh một cơ sở giết mổ ở Hà Nội Không chỉ người sản xuất gặp khó khăn, người tiêu dùng đang phải đối mặt hàng ngày với tình trạng “thực phẩm bẩn”. Muốn bán được hàng, các đơn vị phải cạnh tranh với nhau bằng giá nhưng ở Việt Nam, rất nhiều người bán hàng cạnh tranh bằng cách… giảm chất lượng. Thực phẩm bẩn tràn làn thị trường: Gà thải, thịt rác, nội tạng thối, rau củ sử dụng chất bảo quản vượt ngưỡng,… Thị trường nước ta có thể thành nơi tiêu thụ phế phẩm động vật mà các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc nhập từ khắp thế giới rồi tuồn sang Việt Nam bán. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 13
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Nội tạng bẩn nhập lậu Ngay cả siêu thị, nơi vốn được người tiêu dùng tin tưởng sẽ mua được hàng chất lượng, gần đây cũng bị phát hiện một số vụ việc thực phẩm kém chất lượng. Với siêu thị, nếu bán sản phẩm chất lượng đúng giá thì phải cao hơn khoảng 30% so với mặt bằng bên ngoài chợ. Nhưng, siêu thị vốn phải đóng thuế đầy đủ, thuê mặt bằng tốn kém hơn mà giờ cạnh tranh cũng tìm cách bán giá rẻ nhiều hơn để thu hút người tiêu dùng. "Hiện tượng ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra thời gian qua là không thể chấp nhận được. Nó không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe của người dân mà còn là hiện tượng không đẹp của đất nước về thị trường thực phẩm, đặc biệt sẽ khó khăn với nền kinh tế Việt Nam”. Theo Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, dù doanh nghiệp đã có nỗ lực, ý thức được vấn đề phải làm sao có thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng, song thực tế rất nhiều sản phẩm của chúng ta không đạt được yêu cầu các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Liên minh châu Âu đưa ra. Thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều vấn đề làm cho người dùng lo lắng. Thứ ba là phải mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 14
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Có quá nhiều điều đang xảy ra đối với những mặt hàng nông nghiệp của nước ta, từ dưa hấu ở Quảng Nam Quảng Ngãi, cho đến hành tím ở Sóc Trăng, rồi hành tây ở Đà Lạt. Lại thêm cảnh người nông dân phải chặt bỏ hàng hecta cao su ở Phú Yên, đổ vứt thanh long ở Bình Thuận, những cánh đồng mía cháy ở Khánh Hòa, quẳng hoa layơn cho bò ăn ở Lâm Đồng… Đâu đó, gian thương Trung Quốc đang âm thầm thu mua bông thanh long, lá điều, lá mãng cầu… Cũng đâu đó, những cửa đóng sập, những thị trường tiềm năng từ chối trái cây Việt. Cũng đâu đó, con tôm Việt, con cá da trơn Việt vướng vào các vụ kiện phá giá. Thanh long bị đổ ra đường cho bò ăn tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận sáng 11/8 Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, khiến các nhà vườn thanh long và nông dân điêu đứng. Câu chuyện được mùa mất giá, lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt lặp đi lặp lại nhiều năm. Người nông dân ở nước ta cũng đang làm nông nghiệp theo lối tự phát. Họ tự phát, họ bắt chước lẫn nhau, họ hùa theo nhau. Thấy người ta trồng dưa hấu bán được, hùa nhau trồng dưa hấu. Thấy người ta trồng thanh long bán được, hùa nhau trồng thanh long… Khi thu hoạch lại phụ thuộc các thương lái; Một khi các Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 15
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” thương lái không thu mua hoặc bị ép giá: giá rẻ như cho; sản phẩm nông nghiệp ứ đọng, phải vứt bỏ cho bò ăn. Để nông sản xuất ra nước ngoài, điều đầu tiên cần thiết phải chú trọng là công nghệ sạch, theo tiêu chuẩn an toàn quốc tế VietGAP. Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực; Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản thủy sản thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và ngày 2812008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP. Người nông dân phải chú trọng từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Nông sản không được chứa hàm lượng chất bảo vệ thực phẩm vượt mức quy đinh,… Thời gian qua, nước ta có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất sang các thị trường Nhật Bản, Singapore,… Thứ hai là công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, lương thực thực phẩm. Cách đây nhiều năm, để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã tìm đường sang Mỹ cho quả thanh long. Năm 2008, lô hàng thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam được bán cho Mỹ. Thị trường luôn chào đón các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Giá tốt lắm, đồng thời thanh long có bao nhiêu thì khách hàng mua bấy nhiêu. Vào thời điểm đó, công ty trên cùng Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 16
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” một doanh nghiệp khác xuất được 3 lô hàng thanh long sang Mỹ nhưng sau đó việc xuất khẩu bị ngưng lại hoàn toàn. Theo các chuyên gia nông nghiệp, quả thanh long có tuổi thọ khoảng 40 ngày. Khi qua chiếu xạ, quả thanh long nhanh bị thối hơn, đồng thời chất lượng cũng se b ̃ ị giảm. Trong khi đo, t ́ ừ khi thu hoạch, phân loại, chiếu xạ, đóng gói và vận chuyển với quãng đường khá xa, chăc chăn khi đ ́ ́ ến thị trường nước bạn cũng đã gần hết “vòng đời” quả thanh long nên tỉ lệ hao hụt se r ̃ ất cao. Tình trạng trên cũng xảy ra với hầu hết các loại mặt hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành công nghiệp chế biến Việt Nam, làm sao để bảo quản được chất lượng sản phẩm mà vẫn đạt chuẩn về an toàn chất lượng. Năm 2013 bảo quản rau quả Việt Nam có hợp tác với đối tác Nhật Bản và họ đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ bảo quản cho Việt Nam. Đây là công nghệ rất hiện đại, với tổng vốn đầu tư lên tới 1 triệu USD. Tuy nhiên đến nay, thực trang nông sản không xuất được sang thị trường nước ngoài vẫn ở mức báo động. 3. Nguyên nhân – giải pháp: 3.1 Nguyên nhân: Thứ nhất: do người nông dân thiếu tầm nhìn, thiếu hiểu biết, không thực tâm với công việc, chạy theo lợi nhuận trước mắt Nền nông nghiệp của nước ta được xây dựng dựa trên nguyên tắc 4 nhà, tức là nhà nông nhà khoa học nhà quản lý và Nhà nước. Phải sòng phẳng là một phần lỗi này là do người nông dân, lỗi do tầm nhìn ngắn hạn. Khái niệm về lâu dài trong người nông dân hoàn toàn không có. Người nông dân ở nước ta cũng đang làm nông nghiệp theo lối tự phát. Họ tự phát, họ bắt chước lẫn nhau, họ hùa theo nhau. Thấy người ta trồng dưa hấu bán được, hùa nhau trồng dưa hấu. Thấy người ta trồng thanh long bán được, hùa nhau trồng Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 17
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” thanh long… Thêm vào đấy, những nhà doanh nghiệ, lái buôn cũng ảnh hưởng đến tư duy người nông dân. Cái khó khăn nhất của mình chung quy lại là thị trường. Mình không biết được thị trường nằm ở đâu, hoàn toàn mù mịt việc nên trồng cây gì, nuôi con gì, ai mua, giá cả bao nhiêu? Cuối cùng, người nông dân là người tự lo, và tự gánh mọi rủi ro. Người nông dân tầm nhìn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận. Thấy mặt hàng này có lợi thì sản xuất ồ ạt, không màng đến chất lượng sản phẩm, miễn là mình có lợi. Sản xuất ồ ạt, không quan tâm quy trình công nghệ và chất lượng nông sản. Vậy nên mới có tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu bị ứ đọng, không bán được. Lỗi thứ hai, thuộc về các nhà doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp nước mình cũng ăn xổi ở thì, cứ đợi khách hàng gõ cửa hỏi: “Có gì đó không?”, vội vàng đáp: “Có”. Rồi tung những thương lái đi gom hàng, khi mà gom hàng như vậy thì chất lượng sản phẩm làm sao mà đồng đều được. Vì có người nông dân trồng theo cách này, có người nông dân trồng theo cách kia. Cho nên sản phẩm nông nghiệp của nước mình xuất khẩu đâu có thương hiệu, đâu thể tạo được dấu ấn. Thêm lỗi của doanh nghiệp là không tự tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học để tăng tính cạnh tranh. Lỗi thứ ba, thuộc về Nhà nước. Đúng hơn là các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhà nước tuy là có làm những kế hoạch 5 năm, tầm nhìn đến năm 2020, 2025... có rất nhiều nghị quyết, nhưng lại không có tác động rõ ràng để có thể thực hiện hữu hiệu được mục tiêu do chính Nhà nước đề ra. Thí dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Công thương vẫn chưa kết nối được giữa người nông dân và doanh nghiệp, vẫn chưa nắm bắt thị trường để tổ chức lại sản xuất nhằm có được sản phẩm có thương hiệu. Họ luôn khuyến khích nông dân trồng cái này đi, trồng cái kia đi nhưng người nông dân trồng xong lại không tìm được đầu ra. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 18
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Rồi nhà quản lý còn để thương lái nước ngoài qua để khi thì họ mua khoai lang, lúc thì họ lại mua đọt khoai lang, rồi mua lá điều, lá của mãng cầu xiêm, rễ quế, bông thanh long… Toàn mua những thứ không thể hiểu được, mua như phá hoại mà nhà quản lý không thấy bóng dáng đâu, cứ để họ ngang nhiên hoạt động. Từ quản lý cho đến các tổ chức, doanh nghiệp không đồng bộ với nhau, không phối hợp, không hỗ trợ được cho nhau nên cứ để người nông dân mò mẫm, tự bơi trong bể thị trường, đến khi hậu quả xảy ra, người nông dân khổ, người tiêu dung khổ, cả nền kinh tế quốc dân đều khổ. 3.2 Giải pháp Kinh nghiệm vài năm vừa qua cho thấy rõ là phát triển nông nghiệp mình bây giờ dứt khoát phải làm khác đi, phải tổ chức xây dựng mô hình nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đưa an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản lên hàng đầu. Sau khi giải quyết được vấn đề giống và khoa học kỹ thuật, thì chúng ta cũng phải tính đến quy hoạch vùng sản xuất, Nhà nước phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu của vùng đó thành vùng sản xuất mặt hàng có thị trường. Tội gì mình phải trồng thứ khác theo quy hoạch cũ không thích ứng với thị trường. Phải tìm hiểu thị trường, phải nắm bắt thị trường ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc. Đó là một thị trường vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng. Nhưng chúng ta không thể nào nắm bắt thị trường Trung Quốc bằng cách cứ mang hàng đến cửa khẩu và nhẫn nại chờ đợi, tôi cho rằng nếu làm như vậy thì chúng ta sẽ còn gặp rủi ro, còn nghèo. Chủ lực trong việc nắm bắt thị trường là doanh nghiệp phải năng động, bây giờ không thể ngồi chờ khách hàng đến tìm, mà doanh nghiệp phải tận dụng kinh phí nhà nước do các cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tung ra nhiều quốc gia kể bên trên để tìm thị trường. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 19
- Bàn luận “ Làm nông nghiệp phải xuất phát từ trái tim” Trước mắt, chúng ta cần xem xét cân đối lại nguồn lực như đất đai, nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác… để không những ứng phó được mà còn có khả năng đàn hồi tốt nhất đối với cú sốc. Xem xét lại cơ cấu cây trồng vật nuôi, tính đến phương án chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, hoặc đa canh xen canh, thay đổi các loại giống thích hợp, chịu được các thay đổi thời tiết; thay đổi hệ thống thủy lợi hướng đến tới tiết kiệm, hoặc chuyển sang mùa vụ có thể thích ứng được với cả xâm nhập mặn, hệ thống thủy lợi cũng phải thay đổi lại không chỉ cho lúa mà phải đa năng cho cả thủy sản, tới cây công nghiệp, phòng chống cháy rừng. Các nguồn lực về đất sử dụng cũng cần chuyển đổi thích hợp, nguồn lợi về rừng, nguồn lợi về tài nguyên ven biển, tất cả đều phải cân đối lại theo hướng gia tăng được giá trị nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn Ví dụ như đối với dịch bệnh trên cây lúa: để chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu quả không để dịch hại lây lan trên diện rộng, Trạm Bảo vệ thực vật TP Vinh đã có công văn yêu cầu UBND các phường, xã, ban quản lý các HTX phối hợp với cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo chính xác, chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng. Bên cạnh đó, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón thúc cân đối, đúng kỹ thuật. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm khi bệnh mới phát sinh hẹp. Đối với bệnh đạo ôn: Trên những diện tích lúa đã nhiễm bệnh, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại cần dừng ngay việc bón các loại phân hóa học, kích thích sinh trưởng, giữ đủ nước trên ruộng (từ 2 3 cm) và tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất đặc hiệu đối với bệnh như: Tricyclazole (Benam 75WP, Kabim 30WP, Filia 525 SE, bankan 600 WP, Vista 72.5 WP,...); Fenoxanil (Katana 20 C, Ninja 35EC,...),... theo lượng Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai”
83 p | 568 | 323
-
Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
136 p | 439 | 154
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
92 p | 350 | 124
-
Tiểu luận "Giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan"
35 p | 248 | 87
-
Luận văn tốt nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
99 p | 332 | 86
-
Tiểu luận môn Kinh tế quốc tế: Tình hình Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất (Dệt may, da dầy và nông nghiệp)
24 p | 653 | 79
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng
22 p | 230 | 63
-
Tiểu luận kinh tế chính trị: “Qua trinh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta”.
40 p | 195 | 57
-
luận văn tốt nghiệp Cạnh tranh tranh trên thị trường - vũ văn thế
86 p | 196 | 53
-
Luận văn Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
113 p | 147 | 50
-
LUẬN VĂN: Kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
105 p | 118 | 42
-
LUẬN VĂN: Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
106 p | 196 | 41
-
Nghiên cứu triết học " CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT "
15 p | 133 | 41
-
BẢN BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG
0 p | 140 | 17
-
Tiểu luận về Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
40 p | 82 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN"
6 p | 98 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
120 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn