intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn nên làm gì giúp con thích nghi với cuộc sống mới

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông trung học nghĩ rằng việc bước vào cao đẳng hay đại học sẽ mở ra một khoảng thời gian tuyệt vời. Đối với các em, thời điểm đó đánh dấu sự kết thúc của thưở thiếu thời và bắt đầu cuộc sống của những người trưởng thành. Chúng cảm thấy tự do hơn,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn nên làm gì giúp con thích nghi với cuộc sống mới

  1. Bạn nên làm gì giúp con thích nghi với cuộc sống mới Nhiều thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông trung học nghĩ rằng việc bước vào cao đẳng hay đại học sẽ mở ra một khoảng thời gian tuyệt vời. Đối với các em, thời điểm đó đánh dấu sự kết thúc của thưở thiếu thời và bắt đầu cuộc sống của những người trưởng thành. Chúng cảm thấy tự do hơn, thoát khỏi những quy tắc và ràng buộc của thầy cô và cha mẹ. Nhiều thanh niên đón chào thời điểm đó với một sự mừng rỡ đầy hào hứng bởi suy nghĩ được làm chủ chính cuộc đời mình.Tuy nhiên, sự tự do và độc lập ấy đi kèm với ý thức về trách nhiệm bản thân, mà trách nhiệm bao giờ cũng đồng hành với áp lực. Khi rời khỏi gia đình, những tân sinh viên phải tự đưa ra những quyết định của riêng mình chứ không còn nhận được nhiều sự hướng dẫn từ bố mẹ. Chẳng hạn họ phải tự chọn cho mình lớp học phù hợp để tham gia. Bây giờ họ thật sự phải đối diện với kết quả đến từ những quyết định của
  2. mình. Nếu kết quả ấy là sự nhận lãnh một trọng trách được làm dở dang từ bạn học của mình, điều cuối cùng họ nhận được có thể chẳng là gì cả. Nếu kết quả là hỏng thi hay “viêm màng túi” thì sự tác động trở lại sẽ khó chịu hơn nhiều. Với mỗi một quyết định độc lập, các em hiểu được rằng cái gì là phù hợp hay không phù hợp với bản thân. Các em cần phải học cách trưởng thành từ những lần lựa chọn ấy, đó là một quá trình tự nhiên. Cái giá phải trả cho những kinh nghiệm sống, bên cạnh những kiến thức tiếp thu trên giảng đường, là những sự căng thẳng tinh thần gây ra bởi áp lực phân định điều đúng/sai. Điều này có thể gây ra khủng hoảng tinh thần cho những sinh viên nào đã quen sống trong sự bảo bọc của gia đình. Sự căng thẳng có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc mang tính chất đề phòng, hoặc mang tính phản ứng trước những trách nhiệm mới mà những người trẻ tuổi này phải gánh vác. Trong suốt khoảng thời gian chuyển tiếp từ phổ thông lên cấp học cao hơn, giai đoạn đầu thường vui vẻ nhưng càng về sau càng khó thích nghi hơn. Ngay cả những em có cách sống hòa đồng, cởi mở cũng có khi cảm thấy dễ nổi nóng và áp lực trước những rắc rối ấy.
  3. Lúc này, cha mẹ thường cảm thấy khó hiểu con nhất. Trong một nghiên cứu được thực hiện hơn 20 năm qua, nhà nghiên cứu xã hội độc lập Judy Callans đã phát hiện ra rằng các bậc phụ huynh thường thắc mắc về sự thay đổi thái độ một cách đột ngột của trẻ. Chúng thường tỏ ra bấn loạn và dễ thất vọng. Nhiều người thường tự hỏi: “Tại sao con tôi tại cư xử tiêu cực như vậy? Tại sao thằngbé lại rời khỏi nhà với những phát ngôn xấc xược đến thế?”. Phụ huynh cần hiểu rằng đó là cách mà trẻ phản ứng trước những căng thẳng và là sự cố gắng một cách không tự giác của trẻ từ giai đọan thiếu thời sang đời sống hiện tại. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn và chủ động có thể là cách hữu ích để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa cha mẹ và con cái. Sự thông hiểu lẫn nhau là cách tạo cho đôi bên sự cảm thông và làm giảm bớt những hậu quả từ những xung đột, xích mích nếu có. Cho phép con cái phát huy tính độc lập ngay từ nhỏ sẽ tạo cho trẻ một không gian cần thiết và khả năng thích nghi tốt hơn trước những sự thay đổi hoàn cảnh sống. Sự ủng hộ và tình yêu thương âm thầm từ cha mẹ cũng là sự khích lệ lớn đối với trẻ, ngay cả khi chúng không dễ nhận ra. Chúng ta, với tư cách là cha mẹ, cần hiểu rằng ngay cả khi con trẻ tỏ ra bất trị, không muốn tiếp thu
  4. thì chúng vẫn đang lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo. Một phương cách hữu ích nữa bạn có thể thực hiện là lập một thời gian biểu cố định để liên lạc với con, nếu chúng học xa nhà. Như vậy trẻ có thể chuẩn bị trước tâm lý cho những lần gặp kế tiếp. Nếu không có được một lịch trình như vậy, trẻ khó xác định được những lần tiếp theo sẽ liên lạc với bạn và cảm thấy không thoải mái khi bắt buộc phải nhận một lời đề nghị nói chuyện không phải lúc. Một cuộc thăm nom bất chợt đôi khi cũng gây ra những phiền toái nho nhỏ. Sự chân thành và cảm thông cũng là liệu pháp hiệu quả trong trường hợp này. Ngay cả những người đã trưởng thành cũng sẽ gặp khó khăn ít nhiều trước những thay đổi trạng thái tâm lý và thể chất. Trẻ cũng sẽ cảm thấy được chia sẻ nhiều hơn khi biết rằng cha mẹ cũng đã từng trải qua những vấn đề tương tự và đã tìm được cách vượt qua tất cả. Tóm lại, bạn hãy luôn tâm niệm một điều: Mỗi giai đoạn thay đổi trong cuộc đời đều có những thăng trầm nhất định. Cả cha mẹ và con cái hãy cùng nhau khắc phục những xung đột, mâu thuẫn nếu có trong giai đoạn
  5. quá độ này. Kết quả của sự hợp tác tốt đẹp sẽ là một sự chuyển giao khá suôn sẻ của trẻ, với ít va chạm và lo lắng cho cả hai phía.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2