Bản sắc dân tộc và sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.
lượt xem 33
download
Khó có một dân tộc nào lại không có nền văn hóa mang bản sắc dân tộc của mình.Nền văn hóa đó góp phần tạo nên sức mạnh truyền thống gắn bó và phát triển của cộng đồng. Trở lại với ngành điện ảnh của ta,qua gần nửa thế kỷ,ngay từ những bộ phim đầu,nó đã gắn bó với cuộc chiến đấu của dân tộc mà trưởng thành.Qua hàng ngàn phim truyện,phim tài liệu sản xuất trong 40 năm,những phim để lại trong lòng người xem,vẫn là những phim mà tác giả của nó đã sống trong cuộc sống chiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bản sắc dân tộc và sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.
- Bản sắc dân tộc và sự phát triển của điện ảnh Việt Nam. Khó có một dân tộc nào lại không có nền văn hóa mang bản sắc dân tộc của mình.Nền văn hóa đó góp phần tạo nên sức mạnh truyền thống gắn bó và phát triển của cộng đồng. Trở lại với ngành điện ảnh của ta,qua gần nửa thế kỷ,ngay từ những bộ phim đầu,nó đã gắn bó với cuộc chiến đấu của dân tộc mà trưởng thành.Qua hàng ngàn phim truyện,phim tài liệu sản xuất trong 40 năm,những phim để lại trong lòng người xem,vẫn là những phim mà tác giả của nó đã sống trong cuộc sống chiến đấu chống xâm lược để sáng tạo.Những người làm phim thời đó đã cố gắng để trở thành người chiến sĩ-nghệ sĩ như lời Bác Hồ dạy.Trình độ tay nghề khi đó chưa cao,kỹ thuật lại thô sơ,nhưng tâm hồn họ thì cháy bỏng.Cuộc sống đầt hào hùng,cho nên,họ đã tạo dựng được những bộ phim có sức sống lâu bền,đầy nhân ái,dung dị,chân thực và cũng đầy quyết liệt trong đấu tranh sinh tồn. Ta có thể nhắc tới Chim vành khuyên,Chị Tư Hậu...của thời chống Pháp;Cánh đồng hoang,Bao giờ cho đến tháng Mười của thời chống Mỹ...;những phim tài liệu Điện Biên Phủ,Lũy thép Vĩnh Linh,Đường ra phía trứơc...của một thời chấm ngoại xâm và "bài thơ" đẹp Đường dây lên sông Đà của thời đầu xây dựng đất nước từ bùn lầy,ta đứng lên tỏa sáng. Trong chống giặc ngoại xâm,ta đã phải đượng đầu với bao kẻ thù hung hãn,con người được thử thách quyết liệt càng làm nổi rõ bản sắc của mình.Bản sắc văn hóa dân tộc luôn luôn là động lực mạnh mẽ,góp phần làm nền cho dân tộc ta vượt qua bao hy sinh gian khổ để tồn tại và phát triển.Đó chính là phẩ m chất cao đẹp của tâm hồn Việt Nam giặc đến nhà,đàn bà cũng đánh.Một thời làm phim của ta hướng vào khí phách anh hùng của dân tộc với Không có gì quý hơn độc lập tự do.Ở những phim có giá trị,nó phản chiếu tâm hồn Việt Nam và được tỏa sáng bởi tính chân thực hào hùng.Đó là nét đẹp cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc với hình tượng trung tâm là "anh bộ đội Cụ Hồ"
- Có thể không nước nào lại gọi người lính bằng cái tên trìu mến như vậy.Vẻ đẹp trìu mến của anh bộ đội Cụ Hồ là sự gắn bó với dân,với nước,quý trọng người già,yêu thương trẻ nhỏ,khiêm tốn,giản dị,nhưng đầy sức mạnh:"Nhiệ m vụ nào cũng hoàn thành,khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng".Hình ảnh người chiến sĩ mũ nan,chân đất,trong những năm tháng gian lao hào hùng đã được mô tả chân thực và xúc động trong một số phim truyện ,phim tài liệu có giá trị.Cho nên,nó đọng lại,tạo nên sự xúc động lâu dài cho người xem,mặc dù việc làm phim khi đó còn thiếu thốn trăm bề.Gần đây,chúng ta đã có điều kiện làm phim tốt hơn,nhưng tại sao vẫn có những phim mô tả những sự kiện lớn lao trong cuộc kháng chiến trường kỳ lại đơn giản,khô cứng,thiếu đi cái hồn của con người và thời đại? Liệu những phim như vậy có thể để lại sự xúc động nào về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong các thế hệ mai sau hay không? Một thời chúng ta đã có phim hay,nhiều nhân vật đọng lại lâu dài trong người xem.Chị Tư Hậu mô tả một phụ nữ nông dân bình dị đã trưởng thành trong chiến đấu gảii phóng,nhưng vẫn đậm đà nét truyền thống dân tộc.Đó cũng là vợ chồng Ba Cô trong Cánh đồng hoang sống đơn độc trên cù lao giữa đồng nước mênh mông.Họ thật nhỏ nhoi,nhưng ởhọ lại có sức mạnh chống trả với bầy trực thăng Mỹ.Đó cũng là nét đẹp nhân hậu,thủy chung ở Duyên trong Bao giờ cho đến tháng Mười.Rồi bé Nga trong Chim vành khuyên,những đứa trẻ trong Mẹ vắng nhà,người công nhân kéo dây trong bùn lầy để xây dựng đất nước ở Đường lên sông Đà...Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên nét đẹp truyền thống,mang tâm hồn Việt.Chính vì vậy,nhiều người nước ngoài sau khi xem phim đã hiểu thêm niềm tin sắt đá và sự quật cường của những con người bình thường đã chiến thắng sức mạnh của vũ kkí Mỹ.Một số phim của ta một thời có tiếng vang trên thế giới cũng bởi lẽ như vậy. Bản sắc văn hóa dân tộc trong điện ảnh không bao giờ là nệ cổ,khép kín;không chỉ là cảnh cây đa,bến nước đủ để tạo nên bản sắc dân tộc trong phim.Không thể tìm kiếm,chắp vá ở đâu mà trước hết cần phải phản ánh chân thực cuộc sống vào phim với tất cả tấm lòng của người nghệ sĩ.Sức sáng tạo của nó mở ra không ngừng.Người nghệ sĩ cần hòa nhập cuộc sống để làm thăng hoa cuộc sống đó vào phim bằng chính tài năng và tâm hồn mình.Tôi chợt nghĩ tới những bức tranh của một số họa sĩ nước ngoài vẽ các cô gái Việt Nam với tà áo dài và chiếc nón cứ chung chiêng trên đầu cô gái và tà áo cũng không hòa vào người
- mặt một cách tha thướt,duyên dáng tự nhiên.Điều đó có lẽ người vẽ chưa nhập được cái thần thái bản sắc của dân tộc ta.Nó cũng giống như những phim hợp tác của ta với nước ngoài trước đây,sao cứ ngô nghê dại dại thế nào ấy. Trong giai đoạn mới của đất nước chúng ta không thể đề cao sự tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ cái gốc văn hóa dân tộc.Xét cho cùng,mọi đổi mới đều nhằm mang lại tự do,hạnh phúc cho nhân dân.Điều đó không trái gì với truyền thống của dân tộc ta.Nhưng như vậy không cò nghĩ là đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng,tự do phát triển lối sống ích kỷ,tàn bạo,thỏa mãn những thị hiếu thấp kém.Người nghệ sĩ cần tạo ra trong tác phẩm những tư tưởng,tình cảm lớn,nâng đỡ tâm hồn,phẩm chất người xem.Cái nền để tạo những phim hay trước hết cần chân thực bắt vào cái gốc văn hóa dân tộc để thể hiện mọi vấn đề nóng bỏng của cuộc sống.Đó không thể là lấy sự bắt chước,giả tạo để thay cho tâm hồn trống rỗng,lấy lợi nhuận thay cho tài năng.Vài năm qua,khi thị trường rộng mở,phim ngoại tràn vào mà ta không kịp sàng lọc,ngăn chặn.Nguyên nhân một phần vì nền điện ảnh của ta chưa thật bắt chắc vào cái gốc văn hóa dân tộc để tạo nên một thị hiếu lành mạnh trong thưởng thức của người xem.Do đó chưa sàng lọc được hết những bèo bọt của những loại phim xấu.Chỉ khi người xem có một thị hiếu lành mạnh cùng với nền văn hóa xã hội được nâng cao,mới đủ sức ngăn chặn những dòng văn hóa lai căng cùng với những bộ phim thấp kém. Vào năm 1910, những buổi chiếu phim đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện tại các công sở, các đơn vị quân đội Pháp. Ngày 8/1/1920, khai trương rạp chiếu bóng đầu tiên - rạp Pathe' Freres ở Hà Nội. Năm 1927 toàn Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng thuộc Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương và Công ty chiếu bóng Đông Dương. Từ năm 1924 hãng phim và chiếu bóng Đông Dương thực hiện một số phim tài liệu về đền Kiếp Bạc, Kinh đô Huế, các đám tang...Đến năm 1937, bộ phim truyện đầu tiên ra đời (Cánh đồng ma) nhưng không mấy thành công. Từ năm1945, nền điện ảnh Cách mạng ra đời với một số phim tài liệu không có
- âm thanh đầu tiên ghi lại hình ảnh các cuộc chiến đấu của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp: Trận Mộc Hóa(1948), Chiến dịch Trà Vinh, Chiến thắng Cao - Bắc - Lạng(1950)... Ngày 15/3/1953, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập "Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam" và ngày này được coi là ngày khai sinh của nền điện ảnh dân tộc. Đến năm1955, bộ phim tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên: "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ra đời. Năm1959 ta có bộ phim truyện đầu tiên: "Chung một dòng sông". Bộ phim hoạt hình đầu tiên: "Đáng đời thằng cáo " cũng ra đời năm 1959. Trong lĩnh vực phổ biến phim, mạng lưới chiếu bóng từ chỗ chỉ có mấy đội chiếu bóng lưu động đã được tổ chức khắp các tỉnh và thành phố miền Bắc. Nền điện ảnh cách mạng của dân tộc đã thực sự hình thành và tiến bước trên con đường phát triển. Phi Nga trong phim Cho đến nay, ta đã xây dựng được một nền nghệ thuật điện ảnh vừa hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc với đủ các thể loại phim và thể loại nào cũng giành được những thành tựu đáng tự hào. Các liên hoan phim quốc gia đã tặng hàng trăm giải Bông sen vàng, Bông sen bạc cho các bộ phim xuất sắc nhất. ở các liên hoan phim quốc tế nhiều giả thưởng cao đã được trao cho phim Việt Nam và diễn viênđiện ảnh Việt Nam. Trong lĩnh vực phổ biến phim, từ sau khi đất nước được giải phóng, mạng lưới phát hành phim và chiếu bóng được hình thành rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi tới hải đảo, hàng năm phục vụ cho hàng trăm triệu lượt người xem. Một thành tựu quan trọng nữa là việc xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm công tác điện ảnh. Ngày nay chúng ta đã có được một đội ngũ khá đông đảo những người làm công tác điện ảnh có chuyên môn và tâm huyết. Các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ đã hăng say lao động nghệ thuật trong từng bộ phim. Nhiều đạo diễn, quay phim đã ngã xuống trên các chiến trường chống Pháp và chống Mỹ để lại những thước phim vô giá cho điện ảnh nước nhà. Ta cần tạo kột nền điện ảnh hiện đại,đậm đà bản sắc dân tộc,hòa nhập với người xem bởi các vấn đề gắn bó với cuộc sống.Chỉ có vậy,người xem mới tin
- tưởng,cổ vũ và bảo vệ sự nghiệp phát triển nền điện ảnh dân tộc.Cùng với sự tiến hóa về khoa học,kinh tế,ta mong sớm có những bộ phim góp vào sự tién hóa chung nhằm nâng cao phẩm giá,đạo đức trong quan hệ con người với xã hội,con người với thiên nhiên và với bản thân mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trang phục truyền thống Việt Nam
42 p | 3485 | 880
-
MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG - Tranh dân gian
5 p | 508 | 124
-
Dân tộc Khmer và Nhạc khí Nam Bộ
310 p | 358 | 120
-
Hát xoan, Hát ghẹo, Ả đào, Chầu văn - Những làn điều hay và đặc sắc: Phần 2
68 p | 172 | 50
-
Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam
15 p | 502 | 38
-
GIAO LƯU TIẾP XÚC MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHẬT BẢN
23 p | 121 | 15
-
Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 59 | 10
-
Hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc M’nông
8 p | 42 | 9
-
Giáo trình Trang phục các dân tộc Việt Nam: Phần 2
107 p | 15 | 7
-
Vai trò của sinh viên trong việc giữ gìn bản sắc trang phục truyền thống váy Mường
10 p | 50 | 7
-
Câu chuyện của tóc gàu
6 p | 84 | 7
-
Những kiểu tóc giúp tóc bạn trông dày hơn
8 p | 133 | 7
-
Tìm hiểu nét văn hóa và trang phục của các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam: Phần 1
73 p | 15 | 7
-
Bản sắc Việt qua áo Nhật Bình thời Nguyễn
4 p | 92 | 6
-
CON CHUỘT TRÊN BIA ĐÁ ĐỀN VUA ĐINH
5 p | 98 | 4
-
Bản sắc dân tộc qua các tiết mục thanh nhạc trong Opera Việt Nam
8 p | 84 | 3
-
Chỉ cách chăm sóc tóc luôn khỏe mạnh ở nam giới
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn