Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam
lượt xem 38
download
Mở Đầu Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta không những chiến thắng hai cuộc chiến tranh trường kỳ ác liệt, xây dựng một nước Việt nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mà còn tạo nên một nền mỹ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù mỗi lần đất nước bị xâm lăng lại một lần nền văn hoá dân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam
- Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam Mở Đầu Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta không những chiến thắng hai cuộc chiến tranh trường kỳ ác liệt, xây dựng một nước Việt nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mà còn tạo nên một nền mỹ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù mỗi lần đất nước bị xâm lăng lại một lần nền văn hoá dân tộc bị thử thách, bị tàn phá, kẻ thù luôn muốn đồng hoá nền văn hoá của chúng ta. Nhưng với tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc, cho nên đến nay nền văn hoá nghệ thuật của chúng ta không những không bị đồng hoá mà bản sắc dân tộc còn được khẳng định hơn. Chính vì thế ngày nay chúng ta giữ được nhiều tác phẩm có giá trị kể các tác phẩm thời nguyên thuỷ. Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy di tích núi Đo thuộc xã Thiệu Khanh, Huyện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá. Hàng ngàn khảo cổ được phát hiện. Mặc dù đó là Mảnh rước, Hạch Đá, các công cụ chặt, nạo, rìu.... Được chế tác rất thô sơ và nghèo nàn về loại hình, song nó đã chứng tỏ rõ sự có mặt làm ăn sinh sống của những người nguyên thuỷ trải dài trên đất nước Việt Nam của chúng ta.Di chỉ núi Đo được xếp tương đuơng với giai đoạn Sen và đầu Asơn thuộc do thời kỳ đồ đá cũ, cách ngày nay khoảng 30 vạn năm. Mặc dù vậy phải trải qua một thời gian dài chúng ta mới tìm được một số hình khắc những dấu
- hiệu đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên Thuỷ. Trên cơ sở đó đến cuối thời kỳ đồ đá mới, mỹ thuật đã phát triển hơn một bước nửa so với thời kỳ trước, tuy vậy phải đến thời kỳ đồ đồng, chúng ta mới tìm được nhiều tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiều loại nghệ thuật tạo hình. Những tác phẩm quý báu là nguồn tư liệu cho các thế hệ con cháu ngày nay tìm hiểu và học tập vốn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống ông cha ta ngày xưa. Quay về với thời kỳ xa xưa nhất của lịch sử mỹ thuật dân tộc, chúng ta thử đi tìm hiểu về sử hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam, những loại hình nghệ thuật tạo hình nào xuất hiện sớm nhất? Mỹ thuật nguyên thuỷ Việt Nam có phong phú, đa dạng như nghệ thuật nguyên thuỷ thế giới hay không? Trong xã hội thời nguyên thuỷ, trình độ mỹ thuật phát triển ở mức độ nào? Mỹ thuật thời nguyên thuỷ có những đặc điểm đặc trưng cơ bản nào? Kỳ Đồ Đá Cũ Di tích núi Đo – Thanh Hoá được xếp vào thời kỳ đồ đá cũ. Đây là nơi cư trú của người việt cổ, đồng thời cũng là nơi chế tạo ra các công cụ bằng đá thô sơ, đó là những mảnh tước, công cụ chặt, rìu tay, nạo ... Thời kỳ này cách chúng ta mấy vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thuỷ. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau sống thành những bầy người trong các hang động tự nhiên với công cụ thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm.
- Đến thời kỳ đồ đá cũ, người Việt cổ đã cư trú trên một địa bàn khá rộng. Các di tích khảo cổ học đã cho chúng ta thấy di tích của thời kỳ này có ở nhiều nơi : Miền Bắc từ Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu đến Bắc Ninh, Bắc Giang. Miền Trung từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Trị. Thời kỳ này các bầy người Nguyên Thuỷ đã tập hợp lại với nhau, thành các thị tộc, bộ lạc, mỗi thị tộc gồm vài ba thế hệ cùng huyết thống. Nhiều thị tộc đã hợp lại thành một bộ tộc. Đến thời kỳ này kỹ thuật chế tác đồ đá đã tiến thêm một bước. Nếu thời kỳ núi Đo người nguyên thuỷ dùng đá ba gian để chế tạo công cụ, thì thời kỳ này con người lại dùng các đá cuội tìm được ở các bãi sông. Những viên đá cuội được ghẽ đẹo cẩn thận trở thành các công cụ lao động hiệu quả hơn so với thời kỳ trước. Các di tích của các bộ lạc thời kỳ này được gọi là văn hoá SơnVi. Văn hoá Sơn Vi thuộc xã Sơn Vi, Huyện Sông Thao, Tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi đầu tiên phát triển ra những hiện vật của văn hoá cuối thời kỳ đồ đá cũ. Văn hoá Sơn Vi cách ngày nay chừng một vạn năm đến 18000 năm. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, với nhiều phương tiện, thiết bị và điều kiện làm việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm nhiều di tích văn hoá Sơn Vi: Năm 1993 tìm được di tích văn hoá ở huyện Do Linh (Quảng Trị), năm 1994 phát hiện thêm di tích văn hoá Sơn Vi ở đảo Cồn Cỏ. Những phát hiện mới này cho thấy rõ hơn về lịch sử thời kỳ đầu tiên của dân tộc chúng ta. Thời kỳ đồ đá giữa Sau văn hoá Vi Sơn, Người Việt cổ bước vào thời kỳ đồ đá giữa, tương
- đương với nền văn hoá Hoà Bình. Xã hội Nguyên Thuỷ chuyển sang thời kỳ Hoà Bình đã tiến thêm một bước cao hơn. Ngoài cuộc sống săn bắn, hái lượm, các cư dân văn hoá Hoà Bình đã bắt đầu làm nông nghiệp. Những dấu vết về một nền nông nghiệp sơ khai được tìm thấy ở nhiều nơi như: Hang Sủng Sàm – Hoà Bình (11.365 ± 80 năm cách ngày nay, Hang Thẩm Khương – Lai Châu, hoặc hang Xóm Trại – Hoà Bình .. Đến thời kỳ văn hoá Hoà Bình , con người đẫ định cư lâu dài hơn so với thời kỳ đồ đá cũ. Nếu ở núi Đo – Thanh Hoá không có kết cấu tầng văn hoá, thì đến văn hoá Hoà Bình có tầng văn hoá dày tới 3,7 m. Năm 1930, Cô-La-Ni khai quật ở Quảng Bình, Ninh Bình cũng gặp di chỉ văn hoá tương tự như ở Hoà Bình. Ngoài dấu vết của văn hoá Hoà Bình, còn tìm thấy ở Hạ Long, Nghệ An. Con người thời kỳ này thường làm lều, nhà cửa ở Hang gần sông suối. Bên cạnh các công cụ Lao động bằng đá còn tìm được các công cụ, vũ khí bằng tre, nứa, xương, sừng rất phong phú. Đồ trang sức bằng vỏ sò, ốc, xương thú. Điều này cho thấy cuộc sống của các bộ lạc người Việt Cổ đã phát triển thêm một bước. Cùng với săn bắn, hái lượm, con người đã biết trồng trọt. Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu được hình thành. Tín ngưỡng tôn giáo bắt đầu xuất hiện với hình thức sơ khai nhất : tô tem giáo (thờ vật cổ). Thời kỳ đồ đá mới Thời kỳ đố đá mới bắt đầu vào khoảng thiên niên kỷ VI trước công nguyên. Địa bàn cư trú của người Việt cổ lan rộng trong cả nước, từ
- miền núi tới miền biển và miền trung du, dân số ngày càng tăng. Sách Lịch Sử – Nhà Xuất Bản Giáo Dục, xuất bản năm 1988 viết các bộ lạc chủ nhân văn hoá Hoà Bình đã tạo nên văn hoá Bắc Sơn từ trong quá trình tiến hoá của họ. Công cụ sản xuất thời kỳ văn hoá Bắc Sơn đã tiến bộ hơn trước rất nhiều. Vẫn là Những công cụ bằng đá cuội, song kỹ thuật chế tác không dừng lại ở ghè, dẻo. Các cư dân thời kỳ này đã biết sử dụng kỹ thuật mài đá tạo ra các lưỡi rìu, mài có tra cán. Với công cụ lao động mới, năng suất lao động đã tăng lên rất nhiều. Chăn nuôi, trồng trọt phát triển mạnh. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ cách mạng đồ đá . Ngoài công cụ và đồ dùng bằng đá, dân cư thời này đã biết chế tạo ra đồ gốm. Như vậy, có thể nói cuộc sống sinh hoạt, làm ăn của cư dân thời kỳ đồ đá mới tiến bộ hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Bên cạnh việc săn bán , hái lượm, nhiều nghề mới xuất hiện như trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá. Nghề nông bắt đầu hình thành trong thời kỳ đồ đá giữa đến nay tiếp tục phát triển và trở thành một trong những ngành chính. Cây trồng quan trọng và chủ yếu chính là cây lúa. Đời sống vạt chất phát triển, kéo theo sự phát triển cảu đời sống tinh thần. Đồ trang sức được chế táởctên nhiều chất liệu phong phú như Đá, đất nung, vỏ trai,..và nhiều thể loại khác nhau như : vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,.. Điều này chúng tor nghề thủ công đã rất phát triển. Ngoài việc chế tạo công cụ lao động, công cụ gia đình, đồ trang sức, đồ gốm, con người kỳ này còn biết dệt vải. Trong các mộ cổ được khai quật và qua cách chôn người chết, chúng ta có thể hiểu thêm nhữn quan niệm người việt cổ về cuộc sống sau khi chết của con người. Trong ngôi mộ chúng ta đã tìm được nhiều xương
- sọ và các xương khác được tô màu đỏ cùng các vật dụng, công cụ lao động. Điều đó cho thấy trong tư duy của người Nguyên Thuỷ đã hình thành quan niệm về một thế giới khác tồn tại chỉ khi con người từ giã cuộc sống ở thế giới đó con người vẫn làm ăn sinh sống như thế giới thực tại. Thời kỳ đồ đá mới là giai đoạn cuối của thời kỳ Nguyên thuỷ. Tư duy của con người ngày một phát triển phong phú hơn. Bàn tay ngày một khéo léo hơn. Phân công lao động trong một bộ lạc ngày một rõ ràng, cụ thể và chuyên môn hoá hơn. Đời sống ổn định lâu dài hơn. Tất cả những điều đó là sự chuẩn bị cho việc ra đời một chế độ xã hội mới và sự hoàn thành nhà nước ở giai đoạn sơ khai nhất. Quá trình phát triển mỹ thuật nguyên thuỷ Thời ky Nguyên thuỷ lẽ là thời kỳ dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đồng thời cũng là thời kỳ sự phát triển chậm chạp nhất. Mặc dù vậy cùng với sự nhích dần chậm chạp ấy, con người cũng đã dần tiến tới một đời sống thẩm mỹ. Cùng với lao động, với cái có ích, với cái đẹp cũng dần xuất hiện. Trải qua một thời gian lâu dài đến thời kỳ đồ đá giữa, con người đã bắt đầu sáng tạo ra những hình khắc đầu tiên, mở đầu cho một nền mỹ thuật phát triển sau này. Mỹ thuật thời kỳ đồ đá giữa ( cách ngày nay khoảng một vạn năm ) năm 1926 nhà khảo cổ học người Pháp, Ma - Đô- Len – Cô La Ni, đã đổ nhiều tâm sức nghiên cứu về nền văn hoá Hoà Bình, và đến năm 1932, Hội nghị Quốc tế đã công nhận những nghiên cứu khảo cổ học của bà. Thuật ngữ văn hoá Hoà Bình chỉ chung cho cả vùng văn hoá
- Đông Nam á, trong đó có Việt Nam với những di tích khảo cổ ở Hoà Bình, Ninh Bình. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới đến cuối thời kỳ đồ đá cũ, đã xuất hiện những dấu vết đầu tiên về nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, thời kỳ đồ đá cũ của văn hoá Sơn Vi, tìm được chủ yếu là Hòn Nghè và các công cụ chặt. Để chia các giai đoạn văn hoá các học giả cho rằng nếu chỉ dựa vào hình thái công cụ là chưa đủ mà phải dựa vào cấu tạo địa tầng di tích hoá của động thực vật ở tầng văn hoá. Văn hoá Hoà Bình được xếp với thời kỳ đồ đá giữa và dần dần phát triển sang thời kỳ đồ đá mới. Trong nhiều di tích thuộc nền văn hoá Hoà Bình chúng ta đã tìm được những dấu hiệu mỹ thuật đầu tiên. Mặc dù đó chỉ là những hình khắc đơn giản về nội dung và bằng trình độ tạo hình sơ khai, nhưng sự xuất hiện của những hình khắc đã khẳng định được sự ra đời của nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ. Văn hoá Hoà Bình là một khâu phát triển nằm trong truyền thống văn hoá nghệ thuật đá cuội nảy sinh ở Đông Nam á và phát triển từ sơ kỳ đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới. Thời kỳ này con người vẫn ở trong hang động nghệ thuật văn hoá Hoà Bình cũng chính là nghệ thuật Hang Động. ở hang động Lan Gan ( Hoà Bình), người ta tìm được mũi dùi làm từ xương thú. Hình sống các lá mọc so le đan thành hình ngọn cây được khắc ở đầu nhọn của mũi dùi . Mặc dù rất nhỏ, song hình lá được khắc rõ, chi tiết. Bốn trong sáu chiếc lá còn lại còn khắc cả đường gân song song. Những hình khắc đó vừa mang lại vẻ đẹp cho mũi dùi, lại còn có tác dụng về mặt kỹ thuật. hay nói cách khác ở thời kỳ sơ khai của nghệ thuật tạo hình dân tộc, mỹ thuật luôn chỉ dùng cái có ích, hình chạm với công cụ lao động một
- cách hữu cơ và tạo nên một nền tổng thể. Mặc dù vậy, phải đến các hình khắc trong hang động nơi thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình, chúng ta mới chứng kiến được hình vẽ, nhưng tác phẩm hoàn thiện và độc lập hơn, chúng tỏ sự phát triển thêm một bước của mỹ thuật Nguyên thuỷ. Trên vách đá lớn đi vào hang Đồng Nội có bốn hình khắc với nét sâu và to. Trong đó có 3 hình mặt người và một hình mặt thú. Mặt người ngoài cùng, có lẽ do mưa nắng nên đến nay chỉ còn một nửa. Ba hình khắc được xếp thành một nhóm. Mặt to nhất với kích thước 31 cm. các chi tiết mặt mũi miệng rõ ràng cân đối. Nét khắc dứt khoát, khoẻ, khuôn mặt vuông vức, đôi mày đậm gợi cho người xem cảm giác đây là chân dung người đàn ông. Hai mặt người hai bên có đặc điểm tạo hình khác với hình ở giữa, Hình bóng (cao 13cm rộng 18cm) nét khắc mảnh và mềm mại hơn. Nét cong của khuôn mặt được thể hiện rõ gợi khuôn mặt nữ hơn, Nét cong của chi tiết của nét mặt mũi miệng, gần nhau. Đặc biệt phía trên đầu của 3 hình khắc đều có hình gần giống chữ Y. Hình này gợi nhớ đến hình sừng thú, có nhiều giả thuyết về hình này, song tập trung gồm hai giả thuyết. Đây là một cách hoá trang để có thể lại gần các con thú. Đồng thời cũgn có thể là một nghi lễ với một hình thức thờ phụng gì đó củangười Việt coỏ. Nhóm thứ 2 là hình khắc mặt thú có kích thước to nhất ( cao 57 cm, rộng 51cm) với đặc điểmmiệng rộng, mắt tròn, cái mũi to và có sừng. Dưới miệng các nghệ nhân còn khắc 2 rạch dọc, tạo được sự cân bằng cho bố cục.
- Bốn hình khắc ở hang động Đồng Nội một mặt chửng tỏ tư duy hình tượng và nghệ thuật của người Việt thời Nguyên thuỷ đã tiến thêm một bước. Từ những hình đơn giản độc lập đã tiến thêm một bước có ý thức. Mặt khác, trong các hình khắc đã bộclộ khả năng quan sát và tỷ lệ thể hiện mặt người, thú tương đối cân đối và hoàn thiện. Ngoài ra còn thể hiện tài năng khéo léo của bàn tay qua nét khắc khoáng đạt và phong phú về độ sâu, độ to nhỏ, cứng cáp hoặc mềm mại. Chỉ bằng bón hình khắc đơn giản nhưng gợi cảm người nghệ nhân Nguyên thuỷ đã cho chúng ta ngày nay nhiều hiểu biết, suy đoán về con người và cuộc sống Nguyên thuỷ xưa. Mỹ thuật thời kỳ đồ đá (cách ngày nay khoảng 5000 năm) theo các nhà khảo cổ học, thời kỳ đồ đá mới trên thế giới bắt đầu từ thiên niên kỷ VI đến thiên niên kỷ III trước công nguyên (TCN) ở thời kỳ này nghệ thuật tạo hình phát triển đa dạng, phong phú đề tài rộng sâu hơn. Trong các tác phẩm chú ý đến tính đối xứng và nhịp điệu, sự lặp lại các yếu tố hình tượng. ở Việt Nam, thời kỳ đồ đá mới để lại dấu vết của nhiều nền văn hoá : Văn hoá Bắc Sơn , văn hoá Quỳnh Lưu, Văn hoá bàu Tró, văn hoá Hạ Long.. đến cuối thời kỳ đồ đá mới trên toàn bộ nước ta đã tụ cư nhiều nhóm bộ lạc trồng lúa. Họ có kỹ thuật chế tạo đồ đá, đồ gốm tương tự như nhau. trên cơ sở đó, nghệ thuật tạo hình cũng phát triển ở nhiều nơi khác nhau từ miền núi đến miền biển, đồng bằng,.. dấu vết của văn hoá Bắc Sơn tìm được ở nhiều nơi như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình. Tuy vậy di tích nổi tiếng của văn háo Bắc Sơn là hang Chàm Khách huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- ở thời kỳ này, người Nguyên thuỷ đã biết làm đồ gốm. Dấu vết về đồ gốm tìm thấy ở nhiều nơi như ở Quỳnh Văn ( Quỳnh Lưu – Nghệ An), Bàu Tró (Đồng Hới – Quảng Bình) hang Mai Pha (Lạng Sơn, hang Ninh Cầm ( Quảng Bình),.. Cùng với sự phong phú về kiểu dáng là hệ thống đa dạng các hoa văn trang trí trên đồ gốm như hoa văn khắc vạch, dấu vặn thừng(Bàu Tró), hoa văn song song, ô quả trám, hình chữ S (Hạ Long), hoa văn hoa thị bốn cánh (Mai Pha – Lạng Sơn) hoa văn hình tròn nhỏ (Nghệ Tĩnh) hoa văn ô trám, gân lá, hoa văn hoa sáu cách vặn thừng (Minh Cầm).. Cùng với ặ ngẫu nhiên người Nguyên thuỷ phát hiện ra đồ gốm, những hoa văn đầu tiên cũng ngẫu nhiên xuất hiện. Bắt đầu là những dấu nan đan, dấu vân tay còn lại trong quá trình nặn, làm đồ đựng nước dần dần được thay đổi, phát triển thành một hệ thống hoa văn phong phú. Tất cả đều được bắt nguồn từ hiện thực, từ những hình mẫu có sẵn trong tự nhiên được đơn giản hay cách điệu hoá. Các hao văn này ngoài mục đích trang trí cho đồ gốm, còn tạo sự tiện dụng như bưng đồ di chuyển,.. Một số đồ gốm được tìm thấy ở Minh Cầm, Bàu Tró còn được trang trí bằng những băng màu đỏ rộng từ 10mm đến 25mm, hoặc những đường song song. Ngoài ra còn tìm được những vỏ ốc, rùi đá được nhuộn màu đỏ cùng với những miếng thổ hoàng đỏ, những mảnh đá, vỏ sò, vỏ ngoà, dùng để nghiền màu, đựng màu. Những vỏ ốc, rùi đá tô màu đỏ lằnhngx vật chèn theo người chết. Như vậy đên thời kỳ đồ đá mới ngoài khẳ năng tạo hình và trang trí, người Nguyên thuỷ đã biết dùng màu sắc, nhất lầmù đỏ thổ hoàng. Theo cô giáo sư Chu Quang Trứ, một
- số nước một số dân toọc trên thế giới như người Mê – La – Niêng – Diêng, người Tân - Đê lan.. dùng sả phẩm màu đỏ trong một số tục lệ liều thị sức sống và sự tái sinh. Người Việt từ thời Nguyên thuỷ đến nay vẫn sử dụng màu đỏ nhiều trong đám tang, có lẽ không nằm ngoài mong muốn đó. Thế giớ tìm được rất nhiều hình vẽ chứng tỏ sự có mặt của một nền hội hoạ, nhưng về nghệ thuật chạm khắc trên đất đá, ở mỹ thuật Nguyên thuỷ Việt Nam lại thấy khá nhiều. Có tác phẩm thì đơn giản như chạm trên viên cuội dài 10cm ở Đông Kỳ ( Thái Nguyên). Trên viên cuội có hình khắc ở cả hai mặt. Mặt này là những hình họ, chủ yếu là hình vuông, được sắp xếp như một mặt người theo kiểu kỷ hà. Mặt kia là một chân dung người đã chỉ nét mắt, mũi, miệng được tạo bởi những chấm chấm. Tuy sự thể hiện còn rất đơn giản, tỉ lệ chưa chuẩn xác, nhưng hình chạm ở đây đã có biểu cảm. Một số tác phẩm còn thể hiện ở tính trang trí và tượng trưng như tác phẩm bằng đất sét vàng (10 x 4 x 0,7 cm ) tìm thấy ở Nghinh Tắc (Thái Nguyên). Bố cục trên bề mặt tác phẩm được chia làm hai phần. Phía ngoài là 15 nhóm khắc vạch xếp xung quanh. Mỗi nhóm có 34 vạch khắc. Bên trong được bố trí thành 8 đường song song. Mỗi đường được tạo nên bởi những hình giống chữ kể liên tiếp. Nhìn vào tác phẩm này có thể gợi cho chúng ta liên tưởng đến một khu vườn, một mảnh ruộng với những hàng cây đều đặn và hàng rào xung quanh. Tuy vậy mọi sự áp đặt so sánh đều không chính xác, đôi khi còn giảm giá trị nghệ thuật. Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, tác phẩm đã cho chúng ta thấy một khẳ năng tạo hình, trang trí của người Việt Nguyên thuỷ . Cho dù nó biểu hiện cái gì nhưng có một điều rõ ràng là ở đây có sự sắp xếp
- các mảnh khắc vạch cân đối, thuận mắt thuận nhìn với ý thức bố cục cụ thể, Điều này dễ nhận thấy khi ta quan sát tác phẩm. Mỹ thuật Nguyên thuỷ Việt Nam tuy có những đột phá, nhưng so với mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới chúng ta còn thua xa vì ở Việt Nam thời kỳ này đỉnh cao là khắc mặt người, tỉ lệ chưa cân đối, nhưng mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới đã tác đựơc tượng, tuy tỉ lệ còn ước lượng như tượng "vệ nữ ViLen – Doóc'. Họ đã biết cách vẽ những con vật gần gũi với cuộc sống của họ, hình vẽ mang tính chất tả thực như hình "Đàn Hươi qua sông – Hang Mêri" qua đó ta thấy so với nghệ thuật Nguyên thuỷ thế giới thì mỹ thuật Nguyên thuỷ còn kém xa. Ngoài ra mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới về chất liệu điêu khắc phong phú hơn. Họ có thể khắc trên xương, sừng, ngà voi, hay đá mềm. Còn ở Việt Nam thời Nguyên thuỷ họ chỉ mới biết khắc trên đá cuội, trên hang đá. Về nghệ thuật điêu khắc thì chưa ra đời (thời kỳ Văn Lang Âu Lạc), An Dương Vương đứng đầu tồn tồn từ thế kỷ thứ III TCN đến năm 179 TCN chúng ta mới thấy những hình khắc trên trống đồng, tượng ở trên các vật dụng trong đời sống như : tượng người thổi kèn trên cán môi. (hình minh hoạ.) đặc điểm của thời kỳ nguyên thuỷ việt nam Những thành tựu của người khảo cổ Việt Nam đã chứng minh được sự có mặt của người Nguyên thuỷ trên dải đất của chúng ta, cách đây khoảng 30 vạn năm với di tích Núi Đo (Thanh Hoá). Tuy vây, trải qua một thời gian dài, lao động và sinh sống đên thời kỳ đồ đá giữa, mới thấy xuất hiện những biểu hiện đầu tiên chứng tỏ sự xuất hiện của nghệ
- thuật tạo hình. * Về loại hình nghệ thuật Trong giai đoạn sơ khai của mỹ thuật, chúng ta mới tìm được một số tác phẩm nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá, xương thú. Đất nước ta còn một lịch sử đấu tranh dựng nước giữ nước lâu dài và là một đất nước nghèo đang phát triển. Suốt trong khoảng 4000 năm lịch sử từ đời vua Hùng dựng nước đến nay, dân tộc ta liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều này hạn chế nhiều đến việc khảo cổ bảo tàng, bảo tồn các di sản văn hoá. Hi vọng trong điều kiện phát triển hiện nay, chúng ta sẽ tìm được nhiều hơn các tác phẩm, di sản văn hoá của cha ông, tổ tiên còn ẩn sâu trong lòng đất. Căn cứ trên các hiện vật tìm được cho đến ngày nay, ta chưa thấy có nghệ thuật hội hoạ hoặc điêu khắc tượng tròn. Bên cạnh các hình chạm khắc, đến cuối thời kỳ đồ đá mới nghệ thuật đồ gốm và trang trí gốm phát triển đã để lại nhiều hoa văn đơn giản, nhưng lại phong phú về thể loại. Như vậy ta có thể thấy trong thời kỳ Nguyên thuỷ , nghệ thuật chạm khắc và trang trí trên gốm đã hình thành và dần phát triển. * Về đề tài, nội dung Hình chạm khắc chủ yếu đi vào đề tài chân dung con người hoặc khái quát hình tượng đầu thú. Một số tác phẩm mang hình trang trí và tượng trưng đề cập tới đề tài cây lá, thiên nhiên. Hoạ tiết trang trí phong phú hơn, song đều bắt nguồn từ hiện thực sinh động của cuộc sống : dấu nan đan, bàn tay, sóng nước, vặn thùng, ràng lược, ô quả trám, hình hoa thị, khắc vạch,.. * Về cách thể hiện
- Bước đầu nghệ thuật Nguyên thuỷ đã bộc lộ khả năng quan sát, thể hiện đặc trưng của một số sự vật, hình tượng, tỉ lệ tương đối cân đối. ở một số hình còn thể hiện ý thức về bố cục. Lúc đầu còn những hình đơn lẻ, riêng biệt, Dần dần xuất hiện một số tác phẩm chạm khắc hoàn thiện. Ngoài khả năng về các hình các nghệ nhân Nguyên thuỷ còn bắt đầu tìm cách sử dụng màu để vẽ hoặc nhuộm trên các hình gốm, vỏ sò, những vật thiêng dành cho người đã mất. Các hoa văn trang trí thể hiện khả năng khái quát và cách điệu của người Nguyên thuỷ từ những quan sát chính trong cuộc sống. Kết Luận : Với một số tác phẩm tiêu biểu mong muốn tìm được và giữ đến ngày nay của mỹ thuật Nguyên thuỷ, cho chúng ta có điều kiện tìm hiểu về những bước đi chập chừng của tổ tiên ta. Mặc dù còn rất ít tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đã khẳng định sự hình thành và phát triển một đời sống thẩm mỹ vào thời kỳ đồ đá. Những tác phẩm chạm khắc đều được thể hiện đơn giản, song đó chính là sự bộc lộ nhận thức, cảm nhận về thế giới xung quanh của người Việt cổ. Hơn nữa còn chứng tỏ khă năng quan sát thực tế, chính xác, khă năng tư duy hình tượng và sự khéo léo của đôi bàn tay khi biểu hiện cảm nhận đó lên nhiều chất liệu : Đất đá, xương thú, ngà voi, tất cả yếu tố đó đủ dể tạo nên tác phẩm nghệ thuật, tuy còn vụng về trong cách thể hiện song lại rất chân thực, đường nét phong phú, sinh động, thể hiện cảm xúc trong sáng, tinh khiết, của con người thời kỳ này. Mặc dù rất lâu sau xã hội mới hình thành những dấu vết của nghệ thuật tạo hình mới xuất hiện, nhưng hoạt
- động sáng tạo này đã đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng nghệ thuật tạo hình dân tộc sau này tiếp tục phát triển và đạt được những thành công đáng kể. Những tác phẩm tuy ít nhưng quý báu, là nguồn tư liệu cho thế hệ con cháu tìm hiểu và học tập vốn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống ông cha ngày xưa. Tất cả điều đó đã khẳng định tài năng mỹ thuật của cha ông, khiến chúng ta thêm tự hào về truyền thống văn hoá nghệ thuật mà tổ tiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY
2 p | 732 | 136
-
Lịch sử mĩ thuật Thế Giới - Hội hoạ
5 p | 701 | 108
-
Mỹ thuật 6 - Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại (2)
5 p | 515 | 41
-
ĐỘC ĐÁO NHÀ CỔ BÌNH THUỶ TRONG CÁC YẾU TỐ MỸ THUẬT
6 p | 84 | 14
-
NHỮNG NGÔI NHÀ TẠ TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
8 p | 138 | 12
-
Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại
12 p | 116 | 12
-
Lối tạo hình mới trong hội hoạ
14 p | 84 | 9
-
Họa sĩ Dương Thùy Dương
4 p | 98 | 9
-
TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT THỦY TINH AUSTRALIA VÀ CUỘC TRANH LUẬN 70 NĂM TRƯỚC
5 p | 77 | 6
-
Họa sĩ Lê Viết Sử
15 p | 87 | 6
-
BẢN ROCK ĐƯỢC PHỐI BỞI NHIỀU SẮC MÀU
7 p | 78 | 6
-
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 p | 148 | 6
-
MỘT NGHỆ NHÂN TÀI HOA, GIÀU NHIỆT HUYẾT VỚI BÀN TAY VÀNG
4 p | 74 | 5
-
Nguyễn Thùy Dương: NHÌN mà có gồng không?
19 p | 81 | 4
-
Dương thịnh hoàn toàn…!
20 p | 41 | 3
-
XEM TRANH LÊ QUẢNG HÀ
2 p | 74 | 3
-
Họa sĩ Nguyễn Nhất
4 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn