Bản trường ca khai mở một hướng đi (Phê bình tập "Ngày đang mở sáng" của Trần Anh Thái)
lượt xem 3
download
tìm hình thức mới cho thơ không có nghĩa là “đả cựu nghinh tân” hay “hữu cựu bài tân”. Tìm hình thức mới mà nội dung cũ thì chẳng khác “bình mới” mà “rượu cũ”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bản trường ca khai mở một hướng đi (Phê bình tập "Ngày đang mở sáng" của Trần Anh Thái)
- Bản trường ca khai mở một hướng đi (Phê bình tập "Ngày đang mở sáng" của Trần Anh Thái) Đ i tìm hình thức mới cho thơ không có nghĩa là “đả cựu nghinh tân” hay “hữu cựu bài tân”. Tìm hình thức mới mà nội dung cũ thì chẳng khác “bình mới” mà “rượu cũ”. Trường ca Ngày đang mở sáng làm theo thể tự do, chẳng luật lệ, thi pháp nào quy định và nó chẳng cần cao sang, quý phái để gọi là “thi pháp nghệ thuật khúc chiết”, “cấu trúc phức điệu của âm nhạc giao hưởng”, hay “thi pháp động” mà Nguyễn Trọng Tạo dành trọn cho trường ca Trầm tích của Hoàng Trần Cương. Nó chỉ đi từ thể thơ tự do, nhiều phân đoạn với bố cục mạch lạc, nhịp nhàng cần thiết đầy đủ. Diện mạo bản trường ca có mặt mũi “khôi ngô tuấn tú” hay không cũng nhờ vào cách trang điểm tự nhiên này đề chuyển tải nội dung từ hiện thực chiến tranh mà các giả từng sống qua. Nó sử dụng các biện pháp tu từ, xây dựng hình ảnh, bố trí tình tiết và nhất là, nó không đóng vai trò MC dẫn chương trình kiêm ca sĩ. Can thiệp vào từng nhân vật hay từng vấn đề trong tác phẩm của mình, hầu hết những tác giả đều tham dự hội đồng thẩm vấn đơn phương độc mã này. Nghĩa là tác giả miêu tả những tốt xấu đâu đấy cả rồi cứ thế mà kết luận thay cho độc giả. Đó là phương
- pháp cũ của các thể loại văn chương. Trái với việc can thiệp “nội bộ” vào tác phẩm của mình, tác giả khúc huyền caNgày đang mở sáng chỉ đưa dữ liệu, miêu tả hiện thực, dẫn chứng bằng lời lẽ, ngôn ngữ, hành động... để người mà ấm trong. Nó sẽ mang tên tác giả đó như khẳng định bản quyền của tác phẩm mà ta quen nhìn hàng chữ “Copyricht” (bản quyền). Đó cũng là thi pháp đọc tự đánh giá tốt xấu, có giá trị hay không? Quyền tự đánh giá nhân vật, đánh giá tác phẩm, đều thuộc về độc giả. Tác giả miêu tả dường như... rất lạnh lùng nhưng bên trong tàng ẩn một tình cảm bao la. Phương pháp sáng tác trên gọi là thi pháp cá nhân tĩnh mà động (lạnh ngoài cũ mà mới). Nó cũ vì đã có người từng sử dụng. Nó mới là người sử dụng không lặp lại cách viết của người trước dù trong cùng một chủ đề. Rõ ràng nhất là những gì thuộc sở hữu đại từ như “của tôi” đã được Trần Anh Thái đánh rơi mất... của! còn “tôi”. Thi ca không nói đến ai đúng ai sai hay ai mới hơn ai. Nó chỉ biết, thơ có hồn hay thơ vô hồn, cảm được hay vô cảm. Nếu cảm nhận chưa thông thì đừng theo khuynh hướng “cuốn theo chiều gió”. Khen chê cũng bởi nhà ngươi. Khen người hôm nọ, chê cười bữa nay! Là sao? Người ta khen Nguyễn Du gì thì khen nhưng khen về thi pháp lục bát thì chưa chắc! Vì hơn một nửaTruyện Kiều sai luật và cưỡng vận. Với những trường ca, đều thấy rõ là các tác giả ra sức vận dụng toàn bộ các loại thể của thơ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thơ từ một từ đến đoạn dài nhằng mà ta đùa gọi thơ xe lửa. Một phương thức dùng trong trường ca là điệp từ, điệp ngữ đầu câu ta có thể bắt gặp ở hầu hết các tác giả, từ các nhà thơ mới đến Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Thi Hoàng... Trần Anh Thái cũng sử dụng điệp từ đầu câu nhấn mạnh như thế và từng mỗi điệp từ mang ý nghĩa riêng biệt phụ trợ cho nội dung nhưng mới ở chỗ chúng không điệp từ dẫn nguyên câu mà câu có điệp từ lại chia ra, nhìn “rất thoáng”: Những con còng rúc hang/ Những vòm cây/ Những cơn gió/ Ngày.../ Như không thấy gì/ Như không tồn tại/ Như không có bạn/ Như không có người/ Mây dại lửng lơ/ Ngày!.../ Ngày!.../ Ngày!.../ Đằng đẵng... ngày!... Đặc biệt, Trần Anh Thái đã không “tham lam” dùng thể “văn xuôi” tuỳ bút vào trường ca. Lạm dụng nó nhiều, trường ca như chàng trai trẻ bỗng chốc hoá ông già! Một
- phương thức mới cần chú ý, Trần Anh Thái không chen thể lục bát vào trường ca. Lục bát là loại thể dễ đánh lừa người ta. Nó khó làm được hay trong các thể loại. Vì vậy mà các tác giả thường gieo vần cưỡng vận nên dù có luật sư vần lưng hay vần thông gì cãi hộ cũng không phá cái án “tay nghề non”. Phương pháp sáng tác là một quá trình thực hiện những thao tác từ đơn giản đến phức tạp để tìm ra cho tác phẩm mình một hướng đi mà tác phẩm phải có tính thời gian. Thi pháp là cách viết, cách làm. Ví dụ viết trường ca: Không nên ôm đồm mọi thể thơ. Không sử dụng nó nếu như không rành lắm. Không chắc ăn về thể loại thì không nhúng tay vào. Mạnh về thể loại nào thì sài loại đó! Không trình bày khi thì lên đèo, khi xuống dốc, khi viết in, khi viết hoa... hoa mà những cái đó chỉ tổ loá mắt người đọc. Trần Anh Thái đã xen kẻ những thể loại thơ ba từ, bốn từ xen kẽ vào những năm từ, sáu từ đến nhiều từ. Cho nên, khi đọc hầu hết các trường ca, người đọc mới thấy được thế mạnh, yếu của trường ca là ở điểm nào. khúc huyền ca Ngày đang mở sáng là sự kết hợp các yếu tố cần thiết bảo đảm tính vừa phải để nó được tự nhiên mà sống cùng thời gian. Yếu tố kết hợp với cách dùng thể loại thơ là các phép tu từ mang tính thẩm mỹ nhất định. Trong trường ca này, Trần Anh Thái hoàn toàn thả lỏng mình. Tác giả chẳng hề kết luận, đánh giá mà chỉ nêu lên sự việc, miêu tả sự vật. Ví dụ để nói về người mẹ trên cánh đồng khô, Trần Anh Thái chỉ tả: Mẹ ra đi trong đêm Sương khuya mò bóng Thượng đế ở đâu nơi hốc mắt thẳm sâu rười rượi luống cày, chim sếu co ro ngày không gió. Người đọc tự hiểu người mẹ này như thế nào? Thượng đế này là đáng trách hay đáng tin? Ruộng cày ra sao qua những từ ngữ có tính biểu cảm ở các trường ca khác, các tác giả đã nói dùng hết các sắc thái biểu cảm người đọc, làm cho người đọc không cần phải nghĩ ngợi gì thêm. Nói về thân phận người thợ cày, Trần Anh Thái chỉ viết: Thượng đế rong chơi/ Người thợ cày nhâm nhi giọt máu của mình/ Chảy qua những dòng sông cánh đồng biển
- sâu lam lũ mà chẳng một lời bình, một lời kết thì người đọc cũng hiểu người thợ cày lam lũ này đáng thương khi “đổ vào cánh đồng cơn đói mờ run”. Tác giả chỉ dùng từng sắc thái tu từ biểu thị mối quan hệ tình cảm của từng nhân vật mà không can thiệp vào. Ví dụ về hoàn cảnh gia đình, tác giả chỉ viết: Mẹ thức lúc nửa đêm/ Cơm tàn tro nguội/ Anh tôi biền biệt chiến trường/ Bầy chim thản nhiên bay qua. Người đọc hiểu được nỗi lòng người mẹ như đang ngồi trên đống lửa vì có người con trai đang ở chiến trường. Hay Trần Anh Thái chỉ dùng ngôn ngữ miêu tả gián tiếp qua “hương khói ban thờ” và “trăng rằm côi cút” tạo hình ảnh:Hương khói ban thờ đỏ mắt/ Trăng rằm côi cút sáng ngoài sân. Cũng vậy, với hoàn cảnh má Mừng, nhân vật má này chẳng nói gì, tác giả chỉ ghi: Gương mặt chồng và năm đứa con/ Tàn nhang rơi lạnh... thì người đọc giật mình biết là má có 6 người thân đã hy sinh với 4 từ “tàn nhang rơi lạnh”. Trong khúc huyền ca, tình cảm “cậu bé và cô bé” không giống bất cứ chuyện tình nào trong văn học. Nó chẳng có từ yêu, không bỏ xuống chữ thương. Tác giả chỉ viết: Đêm đóng cửa vẽ gương mặt em trong trái tim tôi khi ấy/ Cây bút buông rơi trang giấy vo nhàu. Người đọc biết rằng từ đây, trái tim cậu bé đã có một nữ chủ nhân dễ thương ngự trị. Có nghĩa là “em đã nhốt anh trong trái tim của em”. Để diễn tả trường tương tư, Trần Anh Thái không “yêu xanh núi, nhớ tím trời” như Tứ tuyệt tương tư của Xuân Diệu “hoa tím tương tư đã nở đầy” hay la ó “Lệ Kiều ơi hỡi” như Hàn Mặc Tử với “Trường tương tư” của mình và chẳng giống “Trường tương tư” của Lý Bạch “Nguyệt minh nhân ỷ lâu” (Người tựa lầu đêm trăng) hoặc “ruột tằm chính khúc” vò tới vò lui trong “Tương tư” của Tú Mỡ. Cũng vậy, khác với “Tương tư” 6/8 lệch thi pháp và cưỡng vận khổ sở của “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” mà Nguyễn Bính hít hà. Trái lại tương tư của khúc huyền ca nhẹ nhàng, bí ẩn mà... nặng công hơn: Vô cớ một tiếng chim/ Vô cớ u buồn/... Lang thang khắp các nẻo đường/ Trĩu nặng dấu chân em.
- “Vô cớ” cũng là cái cớ, là một cách biểu hiện tương tư khá cảm xúc. Để biểu thị mức độ tình cảm của tác giả khi dựng lại hình ảnh chiến trường, hầu hết các tác giả các thể loại cùng chủ đề này nói chung và trường ca nói riêng, cái “tôi” của tác giả nằm trọn trong tác phẩm. Mức độ khen chê, thù hận, thương yêu đều dàn trải hết qua nhân vật “tôi” này. Khúc huyền ca không hề biểu hiện một thái độ của cá nhân chủ nghĩa trong tác phẩm. Đó là một tư duy theo phương pháp mới khi phác hoạ lại hình ảnh chiến tranh. Qua bao nhiêu năm, dĩ nhiên, cái nhìn về chiến tranh phải khác đi. Nhận xét, kết luận về kẻ thù cũng nên hiểu ở mức độ giá trị con người chứ không nên đánh đồng là thú vật với những từ ngữ “mày, tao, nó, thằng, quỷ, cá mập, rắn độc, xà tinh”. Trung thực và tôn trọng bản chất sự thật, Trần Anh Thái viết theo một quan điểm nhân văn là việc làm được coi quang minh lỗi lạc. Chỉ một đoạn ngắn: Tôi nghe lạnh giữa hai bờ cuộc chiến/ Cái chết nối hàng/ Cái chết tiễn đưa nhau. Quan niệm của người lính cũng như tác giả về cuộc chiến đã rõ ràng: Cái chết/ Bom vùi lấp mặt/ Mặt trời lấp mặt/ Xác quân thù xác bạn gục vào nhau/ Kéo hoàng hôn rã rời. Tác giả chỉ miêu tả lạnh tanh: Bóng người dìu nhau bết máu. Màn đêm lặng phắc bãi chiến trường, gió khô mặt đất. Mơ hồ cơn co giật, tiếng gọi thất thanh, tiếng kêu cứu vớt, ròng gương mặt thời gian ám mùi bom đạn. Những xác chết ngổn ngang hình hài méo mó. Từng nhúm xương chắp vá vô tình đêm tối mò tìm. Căn hầm nồng nặc. Bầu trời những vì sao tối dần, cái chết im lìm chờ cuốn ni lông đưa về đất. Thời gian rỉ máu, không gian ngột ngạt tanh nồng. Côn trùng rền rĩ. Họ đã đi tới đích cuộc đời. Không còn tường thành giam hãm. Giữa trận chiến ai mạnh nấy thắng. Người lính trong khúc huyền ca với tư cách một kẻ thắng trận: Kẻ thắng trận hai tay ôm mặt khóc/ Thương tích tạc vào gió thổi ngàn sau.
- Nói về số phận những người mẹ như má Mừng, tác giả không giới thiệu đây là người mẹ có công cách mạng mà chỉ tả ngắn gọn: Chiếc lán cứu thương năm chiến tranh/ Giờ mọc vài cụm cỏ dại/ Trống hai bàn tay trống ánh nhìn. Người đọc hiểu ngay công việc má làm “cứu thương” và số phận chung đầy “cỏ dại”. Và nhận lấy sự hy sinh thêm 6 người trong gia đình hy sinh với một thái độ câm nín mà sống: Hai mắt ngây nhìn/ Rừng xưa lá rụng đăm đăm. Bày tỏ tình cảm cho nhân vật, tác giả tự hoá thân vào thiên nhiên: Ngày xa dần/ Mây bay lơ lửng/ Sông Vệ thẫn thờ xanh. Con sông còn biết “thẫn thờ” huống chi con người! Tìm về nguồn cội tổ tiên và giải mã giấc mơ của người đạo sĩ là cái đích tới của khúc huyền ca. Trong trường ca Đổ nóng xuống mặt trời, Trần Anh Thái từng trăn trở về nguồn cội với con đường khai mở từ: Cánh đồng mọc ra từ máu thịt ông bà/ Lửa đậu đêm đêm ban thờ tiên tổ. Để nói về một khắc khoải của hành trình tìm về nguồn cội tổ tiên, khúc huyền ca của Trần Anh Thái không viện dẫn đất nước tôi tôn quý như nhiều tác giả khác... mà tác giả chỉ dùng những ví von câu đất nước như: Chiếc đỉnh đồng mất lửa/ Những tàn nhang đã tắt/ Mặt trời tắt/ Ý nghĩ rối mù/ Đêm vang hỗn độn/ Người mò mẫm tìm lửa ở nhà mình/ Tàn tro đã nguội/ Người ngồi thật lâu/ Gầy buồn thế kỷ. Mặt trời tắt thì người hãy tự đốt lửa nhà mình lên. Tro tàn đã nguội lạnh, nhóm lên cũng thật lâu. Người ngồi chờ lửa cháy, chờ mòn thế kỷ! Buồn đến thế! Mặt trời tắt thì làm sao biết được đâu là ranh giới giữa ngày và đêm? Không nhìn thấy ngày và đêm thì làm sao biết người nào chơn hay ác? Vậy thì phải nhờ vào một người nào đó đáng kính trọng chỉ đường. Một nhân vật huyền thoại xuất hiện trong mơ: Đêm đêm giấc mơ trở về/ Người đạo sĩ chống cây gậy trúc/ chỉ tay về phía biển Đông/ Mặt trời đang mở sáng... Chỉ cần đọc phớt danh từ “đạo sĩ”, với động từ “chỉ tay”, người đọc sẽ nghĩ rằng Trần Anh Thái bị... tẩu hoả nhập ma bởi khi khổng khi không cho vời ông đạo sĩ nào đấy từ đạo Lão bước vào trường ca mà làm bùa phép!! Cười! Đâu nghĩ rằng, bản trường ca thứ ba của Trần Anh Thái có cái độc đáo của nó ở chỗ khi nào nó ẩn vào những trang
- đêm dài động não, nó là khúc huyền ca, khi nào nó chui ra ngoài ngày dễ thấy, nó là Ngày đang mở sáng. 4 câu thơ một dòng suy tưởng, một giấc mơ lịch sử mở đường ngày nào với những đoàn quân vi-king mở nước thời xửa, thời xưa, thời ta chưa ra lò, thời con người chưa giở trò lừa dối. “Người đạo sĩ” ở đây không xuất thân từ đạo Giáo, đạo Lão hay từ phái Võ Đang tận bên Tàu như Khấu Khiêm Chi, Lý Thiếu Quân, Lý Xương Linh, Lục Tu Tĩnh, Văn Tử, Vương Huyền Phụ hay Trương Đạo Lăng, Trương Tam Phong hoặc Võ sĩ đạo tận bên Nhật hay gã “Phong Vân đạo sĩ” thời nhà Mạc chuyên làm điều trái đạo. “Cây gậy trúc” ở đây cũng chẳng phải ám chỉ quyền lực của ông tổng thống Argentina, chẳng phải cây gậy trúc chỉ dành cho “con bướm ngủ” của nhà thơ thiền sư Basho. Vậy ám thị “người đạo sĩ” và “cây gậy trúc” trong khúc huyền ca có ý nghĩa gì? Đơn giản chỉ là tổ tiên (đạo sĩ) và phép màu quyền lực (lịch sử 4000 năm mở nước). Đó mới chính là nhân vật linh thiêng, quyền uy, phép màu huyền diệu nhất mà không một người nào yêu đất nước mình dám bày tỏ thái độ khinh mạn và bất kính: Ký ức sáng trên vầng trán người đạo sĩ già/ ẩn cư miền cao Yên Tử/ Chòm râu phơ phất ưu tư. Ở đây, thật lý thú khi Trần Anh Thái bất ngờ đưa người đọc về một nơi thánh tích. Yên Tử với thiền viện Trúc Lâm thành nơi lễ hội hàng năm rộn rã suốt ba tháng mùa xuân. Yên Tử nơi thanh thản của lòng nhân với “Tham-Sân-Si” trần đời rũ sạch. Thái thượng hoàng Trần Thái Tông “người có cả một vương triều” lại không màng nhung gấm vàng son. Người đạo sĩ già trong khúc huyền ca vẫn chưa đạt tới đỉnh cao của đạo đời khi chòm râu còn “phơ phất ưu tư”. “Ưu tư” vì “Non sông ngày đổi đêm dời. Máu rơi, thây đổ lệ rơi hàng hàng”! Tổ tiên dựng nước vẫn chưa yên lòng, vẫn trăn trở lắng nghe từng bước chân của thế hệ cháu con tìm kiếm con đường mới. Ngày đang mở sáng đã mở ra một địa cầu bốn hướng bằng Địa Trung Hải: Tôi ra bến tàu/ Địa Trung Hải một màu đen huyền thoại/ Vách núi in chi chít bàn chân.
- Mặt trời trong khúc huyền ca không phải là “mặt trời chân lý chói qua tim” của Tố Hữu mà chỉ là mặt trời ước mơ của tuổi thơ trong khúc I: Tôi hào phóng tung những con tàu cất giấu trong mơ/ Bay mãi mãi về phía mặt trời bí ẩn. Với ngụ ý là mặt trời tương lai hạnh phúc trong khúc II khi có “Em”: Đôi môi hứng khởi thẹn thùng/ Sẽ cùng tôi yên tĩnh dưới mặt trời dịu nắng. Nhưng như vật đổi sao dời, mặt trời hạnh phúc của tuổi thơ cũng mất theo chiến tranh. Cuộc đời lộn xộn, mặt trời cũng ngủ vùi trong khúc III: Mặt trời tắt/ Ý nghĩ rối mù/ Đêm vang hỗn độn. Mặt trời trở thành niềm tin và thất vọng đã bị đánh tráo trong trường ca Trên đường: Niềm tin và thất vọng/ Đâu ánh sáng mặt trời. Không thấy mặt trời nên người ta không thể biết đâu là lằn ranh của ngày và đêm nhưng một giấc ngủ vùi lãng phí thời gian cũng chẳng làm sao phân được đêm và ngày! Không phân biệt đâu là đen trắng, đâu là ác hiền. Con người đi vào bóng đêm mù loà, nhoà nhoà ký ức. “Cha vác kheo đi dưới mặt trời” của Trần Anh Thái trong trường ca Trên đường để “chiếm lấy riêng điều bí mật” sau cái chết của mặt trời, còn làng trong “Đổ bóng xuống mặt trời “ thì ngược lại, không bí mật gì cả, chình ình ngay ra đó “làng nhỏ nhoi mọc trước mặt trời”. Chu Văn Sơn trong Đoản ca về trường ca (trường ca thứ hai “Đổ bóng xuống mặt trời”) nhận thấy “Thái đã trút tất tật máu thịt hồn vía vào những suy cảm căng thẳng và lao lung của mình. Suy cảm bao trùm lên tổng thể mạch thơ, suy cảm dồn trút vào từng chi tiết hình ảnh thơ, suy cảm nuôi dưỡng cả một hơi thơ khoẻ đều từ đầu chí cuối để theo cho được cái hơi thở phì nhiêu quyết liệt của Làng”. Người chạy theo thời gian cũng như trái đất quay chung quanh mặt trời. Trước mặt trời, làng phải được khai sinh đón ánh nắng đầu tiên khai mở. Cha đi dưới bóng mặt trời vì cha chạy theo thời gian. Sáng, bóng người cùng mặt trời nhập một. Trưa, người đổ bóng vào mặt trời vì mặt trời ở đỉnh đầu. Chiều, mặt trời xuống núi, bóng người chìm theo mất dạng mặt trời với “những mảnh vỡ mặt trời xô ngang mặt nước”. Nhưng theo quy luật thiên nhiên, ngày mai, nó hồi sinh. Con người cũng như mặt trời, chiều đi sáng lại khi nói về giá trị giàu nghèo, tốt xấu nhưng khi nói về quy luật, con người bé nhỏ bao giờ cũng tắt trước mặt trời. Con người lại theo quy luật con người “Cọp chết để da,
- người ta chết để tiếng”. Xoay vòng theo quỹ đạo con người cũng như muôn vì tinh tú vẫn quay theo quỹ đạo của chúng trong không gian vô tận. Sự vật, sự việc nào cũng phải theo quy luật tồn tại! Mặt trời cũng như con người. Người thiếu ăn, người chết. Mặt trời hết năng lượng, mặt trời cũng... đi! Nó cũng quay trong hệ thái dương của nó theo thiên hà, và phân phát lửa, tái tạo nguồn sống vô tư cho đến một ngày, dòng vật chất và năng lượng mất đi bức xạ mặt trời, chính là ngày nó thành mặt trời đen, băng giá vĩnh viễn và nó chết. Cái chết của mặt trời kéo theo những vệ tinh xung quanh nó mất nguồn sưởi ấm, chúng cũng... ngủ vùi! Sát thủ của trái đất là ai nếu không trực tiếp là con người? Sinh ra và sẽ chết đi, mặt trời cũng có bình minh và có hoàng hôn như cuộc đời. Khúc huyền ca thấy được tương quan sinh thái tự nhiên đó, nó thở dài: Hoàng hôn mặt trời/ Bóng tối lặng thinh. “Bóng tổ tiên khuất sau bóng mặt trời” vì người khuất mặt không bao giờ đối diện được mặt trời. Luật âm dương đã phân. Thế giới ảo là tưởng tượng mà có. “Cõi âm khắc luật” hay “cõi người khắc luật” là thế! Tổ tiên hoá thân vào con người. Con người có thể hồi sinh mặt trời, làm cho “mặt trời nóng dần lên những giấc mơ khô khát” qua hình ảnh “người đánh cá già” trong trường ca Trên đường: Bóng người đánh cá già lồng lộng in vào trời đất/ Đôi mắt sáng tiên tri chỉ tay về phíamặt trời đang tan trong làn sương. Tiến lên một bậc, tổ tiên hoá thân vào người đạo sĩ trong khúc huyền ca với khúc cuối cùng: Người đạo sĩ chống cây gậy trúc/ chỉ tay về phía biển Đông/ Mặt trời đang mở sáng... Mặt trời hạnh phúc tuổi thơ đã qua nhưng hạnh phúc không có tuổi nên không biết đến sự già cỗi. Nơi nào có mặt trời mọc, nơi đó có sự sống và hạnh phúc vô biên, khúc huyền ca một lần nữa tha thiết nối tình người với 4 không: Không biên giới, Không tuổi tác, Không giai cấp, Không thời gian: Mặt trời sắp lên rồi sao em chưa đến. Gió đang vỡ ra trên/ vòm lá xanh rờn. Cuối cùng, nó trở về với thi ngôn bất hủ: “Không có mặt trời cho một mặt trời”. Trái đất không thể có hai mặt trời. Một đời không thể vừa trung thành vừa bất nghĩa. Một nước không thể có hai vua. Một chùa không thể có hai trụ trì. Mặt trời có lợi tái tạo sự sống nhưng cũng là huỷ diệt trái đất khi con người tự phá hỏng tầng khí quyển Ozon.
- Còn hơn chiến tranh! Không có bữa ăn nào dọn sẵn cũng chính là đấy! Chiến tranh và cái chết làm nghẹn mặt trời và nó được nhân hoá với tư cách bè bạn của nạn nhân chứ không còn là biểu thị uy quyền, ước mơ gì nữa cả trong khúc X: Có bao nhiêu người không về/ Rưng rưng nắng ngày rưng rưng mặt trời xa... Trường ca Trên đường cũng “đỏ một mặt trời rỉ máu”. “Rỉ máu” dòng máu tổ tiên “khuất sau bóng mặt trời”. Vì sao con người bắt gặp mặt trời là “ngược ánh sáng mặt trời”? Đơn giản như người ta ăn cơm: Mặt trời có bao giờ mọc ở dưới đất đâu mà người ta cúi xuống mới không ngược sáng? Theo nghĩa thật vật lý là thế. Mặt trời mang ý nghĩa tượng trưng nên phải giải mã theo ý tượng trưng: Nhìn lên để tôn trọng, để được an ủi và được cầu xin. Mặt trời theo nghĩa có tư cách đồng hạng người thì giải mã theo kiểu làm người: Cúi xuống cho máu ngược dòng/ Cho nước sông cạn nguồn/ Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ/ Cúi xuống cho bóng đổ dài/ Cho xót xa mặt trời/ Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha... Làm người đừng bao giờ cúi xuống vì danh lợi mà cầu cạnh nhưng làm người hãy “cúi xuống để biết lòng đau, ngước lên để nhận lấy câu nghĩa tình”. Một giá trị nhân văn trong khúc huyền ca Ngày đang mở sáng đáng ghi nhận. Nó độc đáo. Ước mơ một chân trời tươi sáng, một không gian sạch trong, một cuộc sống chở đầy mộng lành không của riêng ai, khúc huyền ca Ngày đang mở sáng đang “khai môn” cuộc đời. Nó chờ đợi ngày mới: Ánh sáng nơi nơi toả dạng/ Vang ca sự sống ngời sinh. Tóm lại, giá trị nghệ thuật hay thẩm mỹ của trường ca Ngày đang mở sáng của Trần Anh Thái đã kết thúc một bản trường ca về cuộc chiến với từng số phận con người trước và sau chiến tranh. Đồng thời, nó mở ra một thi pháp mới cho văn học theo hai chiều hướng: Đổi mới cách viết tức phương pháp đã nói ở các phần trên và đổi mới tư tưởng. Một tác phẩm không tự trang bị cho mình một đôi cánh nhân văn thì nó sẽ mất tính thời gian và bị đào mồ chôn mình. Thanh Thảo trong Ta ngạt thở chờ bước chân em tới (toquoc.gov.vn) nói thực lòng về những câu thơ trong trường ca này: “Những câu thơ không còn yếu đuối, không hề yếu đuối. Và tôi hiểu: tất cả chúng tôi đã bước qua một thời kỳ khác, một anh hùng ca, một trường ca kiểu khác. Khác với chính chúng tôi, như 32 năm sau khác với 32 năm trước, dù sông Vệ hay Đình Cương vẫn còn: Nhưng ngay
- những dòng sông và ngọn núi cũng đã khác. Người làm thơ nào không có những lúc “ngạt thở chờ” những câu thơ tới. Không ai hình dung được gương mặt những câu thơ sẽ tới, và đó chính là bí mật của thơ ca, bí mật của nghệ thuật”. Dương Kiều Minh cũng đã “cảm nhận về tính hiện đại qua một số hình ảnh mang tính biểu tượng, tượng trưng, ẩn dụ trong trường ca Ngày đang mở sáng” trong bài viết cùng tên. Người viết mới đã đành mà cũng cần có người biết nhìn cái mới đó. Thi ca luôn luôn có những người bạn tri âm là thế. Thơ nói ít hiểu nhiều. Nói mà như không nói. Không nói như đã nói rồi. Người thông minh liếc qua là hiểu ý. Kẻ trung bình đọc kỹ cũng thông. Chỉ có kẻ chẳng cùng lòng mới không thông, không hiểu! Văn như óc. Thơ như tim. Tim có đập đưa máu lên óc thì óc mới tinh tường. Óc tinh tường mới vẽ đường nhịp tim đập không loạn. Tim chết trước. Óc chết sau. Cần nhau thế đó. Trường ca ở giữa óc và tim khi nó vừa sử dụng tinh tuý của thi ca vừa hưởng thụ nét sắc bén của tự sự. Đó là tất cả những gì đã đang và sẽ có của bản trường ca Ngày đang mở sáng. Đây cũng là bản trường ca khai mở một hướng đi mới khi xây dựng những bức tranh mang tính cách như những thông điệp hoà bình, khát vọng tự do và mưu cầu hạnh phúc. Trong đó, các nhân vật, các ý tưởng, các giá trị tu từ, tính âm dương, cộng trừ tương phản rõ ràng mỗi phân đoạn, mỗi khúc ca. Sự thành công của tác giả trên hai mặt nội dung (xây dựng nhân vật có tính giáo dục về nhân sinh quan lành mạnh, không ích kỷ và bon chen) và nghệ thuật (ý ẩn vào từ) chính là biết lựa chọn phương pháp sáng tác mới (tách hẳn cái tôi ra ngoài tác phẩm để lời bình luận, nhận xét dành cho độc giả, sử dụng hợp lý thơ ở ngoài lời). Cách sử dụng thể loại thơ có chọn lọc, không ôm đồm và không chuyển tải quá nội dung trong từng phân đoạn. Sau hai trường ca Đổ bóng xuống mặt trời và Trên đường, khúc huyền ca Ngày đang mở sáng trường ca mới nhất của Trần Anh Thái cùng nằm trong thể loại trường ca nói trên mang tính nhân bản, đan chéo nhau giữa bi và tráng, giữa hoàng hôn và bình minh.
- Trường ca Ngày đang mở sáng có thể coi như một tác phẩm đánh dấu cho thi pháp sáng tác mới trong thơ Việt Namhiện đại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT THUẬN TỪ. ĐỊNH LUẬT QUYRI-VÂYXƠ
8 p | 291 | 52
-
Bài 3: Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 1064 | 25
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T. Tâm
8 p | 387 | 17
-
Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Bài giảng Ngữ văn 8
9 p | 739 | 16
-
Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Bài giảng Ngữ văn 8
21 p | 484 | 14
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 250 | 9
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 129 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn