intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về cách phân loại kế toán

Chia sẻ: Nguyen Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

141
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ góc độ lý thuyết cũng như thực tế đã có khá nhiều cách để phân loại kế toán. Mỗi tiêu thức được đem ra sử dụng sẽ cho một cái nhìn khác nhau về kế toán. Không đơn giản và khô khan, kế toán là một nghệ thuật của những số con số, của những ước tính kế toán, của các quy tắc kế toán sẽ đem lại không ít trải nghiệm về thông tin đem lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về cách phân loại kế toán

  1. Bàn về cách phân loại kế toán Từ góc độ lý thuyết cũng như thực tế đã có khá nhiều cách để phân loại kế toán. Mỗi tiêu thức được đem ra sử dụng sẽ cho một cái nhìn khác nhau về kế toán. Không đơn giản và khô khan, kế toán là một nghệ thuật của những số con số, của những ước tính kế toán, của các quy tắc kế toán sẽ đem lại không ít trải nghiệm về thông tin đem lại.
  2. Từ góc độ lý thuyết cũng như thực tế đã có khá nhiều cách để phân loại kế toán. Mỗi tiêu thức được đem ra sử dụng sẽ cho một cái nhìn khác nhau về kế toán. Không đơn giản và khô khan, kế toán là một nghệ thuật của những số con số, của những ước tính kế toán, của các quy tắc kế toán sẽ đem lại không ít trải nghiệm về thông tin đem lại. 1. Theo cách phân loại dựa vào đối tượng và kế toán cung cấp thông tin Theo cách này, có thể chia kế toán ra thành: - Kế toán doanh nghiệp hay kế toán cho các tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận: Số lượng chiếm ưu thế nhất, mục tiêu
  3. phục vụ cho doanh nghiệp ra các thông tin đúng, báo cáo đầy đủ với nhà nước, người lao động. - Kế toán cho các tổ chức phi lợi nhuận: Chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, bệnh viện, trường học… Hay có khi còn được gọi kế toán công.
  4. 2. Phân loại theo tính chất thông tin và phạm vi cung cấp thông tin của kế toán Kế toán tài chính: Đối tượng nhận thông tin là chủ doanh nghiệp, người lao động, cơ quan nhà nước như thuế, bảo hiểm, các nhà đầu tư và những đối tượng quan tâm khác. Nói chung loại này cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu. Kế toán tài chính hoạt động tuân thủ chặt chẽ theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Tính pháp quy của nó rất cao. Vì vậy thông tin của nó trong chừng mực nào đó chưa thật phù hợp với yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp.
  5. - Kế toán quản trị: Kế toán quản trị xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng vai trò của nó đã được khẳng định. Như tên gọi đã thấy, thông tin do kế toán quản trị cung cấp chủ yếu sử dụng cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp như đầu tư, sản xuất hay ngừng hoạt động. Kế toán quản trị có thể không tuân thủ chặt chẽ theo luật mà đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp có thể hai hình thức kế toán này cùng tồn tại song song hoặc kết hợp với nhau.
  6. 3. Cách phân loại: Chưa biết đặt tên như nào nhưng trong thực tế hay gọi Kế toán thuế và kế toán nội bộ Kế toán thuế, tất nhiên dùng để báo cáo cho nhà nước, ngân hàng… nếu xét kỹ về bản chất thực ra đây chỉ là kế toán tài chính đơn thuần được cắt gọt có thể nói “sát” nhất với quy định của luật. Trong các chuẩn mực về kế toán tài chính cho phép có sự khác nhau giữ kế toán doanh
  7. nghiệp và thuế, doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp, thuế thì theo luật. Vì vậy kế toán thuế chính xác là “uốn” mình theo luật để khỏi “phiền hà”. - Kế toán nội bộ: Chính là kế toán quản trị ở trên. Nhưng trong thực tế nhiều doanh nghiệp đó chỉ là kế toán tài chính tuân theo chuẩn mực kế toán chứ chưa đạt đến mức quản trị sâu.
  8. 4. Xét về quan điểm ghi nhận doanh thu và chi phí: Về cách này đã gặp doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng báo cáo lại lỗ, đại hội cổ đông tranh cãi quyết liệt. Nguyên nhân do quan điểm kế toán áp dụng. Kế toán theo tiền: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thu được tiền và chi phí chỉ được ghi nhận khi chi ra. - Kế toán theo thực tế phát sinh: Doanh thu và chi phí được ghi nhận ngay khi tiền chưa thu được và chưa chi ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2