JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 134-140<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0095<br />
<br />
BÀN VỀ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN<br />
KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM<br />
Ngô Thúy Quỳnh<br />
<br />
Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị - Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Tóm tắt. Vấn đề đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển đang là một đòi hỏi cấp<br />
bách. Cho tới nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu thỏa đáng về vấn đề đánh<br />
giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển. Mục đích của bài báo là đề xuất quan niệm<br />
về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển; kiến nghị bộ chỉ tiêu (hay hệ thống chỉ tiêu)<br />
và vận dụng bộ chỉ tiêu đó để đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển trong điều<br />
kiện Việt Nam.<br />
Từ khóa: Khu kinh tế, hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế, hiệu quả phát triển, chỉ tiêu đánh<br />
giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Ngay từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã triển khai chủ trương phát triển khu kinh tế ven<br />
biển (bằng việc thí nghiệm phát triển khu kinh tế Chu Lai ở tỉnh Quảng Nam) nhưng mãi đến năm<br />
2008 Thủ tướng chính phủ mới ra Quyết định phê duyệt dự án quy hoạch phát triển khu kinh tế<br />
ven biển đến 2020. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1], đến tháng 8 năm 2015 ở Việt<br />
Nam đã có 15 khu kinh tế ven biển. Tuy thế, cho đến nay việc đánh giá hiệu quả phát triển khu<br />
kinh tế ven biển vẫn chưa được tiến hành ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Khi đánh giá hiệu<br />
quả phát triển khu kinh tế ven biển đang còn gặp nhiều vướng mắc cả về mặt lí thuyết và thực tiễn.<br />
Trong đó, đặc biệt là hiểu biết về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển chưa rõ và các chỉ tiêu<br />
đánh giá cũng chưa được nghiên cứu. Trước tình hình ấy, tác giả xin trình bày ý tưởng của mình về<br />
hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển và đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển<br />
khu kinh tế ven biển trong điều kiện Việt Nam.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tình hình nghiên cứu về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt<br />
Nam<br />
<br />
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt số<br />
1353/QĐ-TTg (23/9/2008) [4] phê duyệt quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến 2020 và<br />
theo đó đến năm 2020 sẽ có 15 khu. Đến năm 2015 Việt Nam đã có 15 khu kinh tế ven biển. Qua<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br />
Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhapd@gmail.com<br />
<br />
134<br />
<br />
Bàn về vấn đề đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam<br />
<br />
8 năm phát triển khu kinh tế ven biển nhưng Việt Nam chưa có những đánh giá, tổng kết cần thiết.<br />
Khi bàn về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển đang còn dừng lại ở các nhận xét định tính và<br />
đang có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể là:<br />
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, chủ trương phát triển khu kinh tế ven biển là đúng đắn và<br />
đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, rõ nhất là đã thu hút được hàng chục tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư<br />
nước ngoài và tạo ra khoảng gần 1 triệu chỗ làm việc cho người lao động. . . nhưng chưa nói gì<br />
hoặc có nói thì cũng rất ít và chung chung đến mặt chưa được.<br />
- Loại ý kiến thứ hai, lại cho rằng tuy chủ trương phát triển khu kinh tế ven biển của Nhà<br />
nước là đúng và việc phát triển khu kinh tế ven biển tuy đạt được một số kết quả nhất định như<br />
thu hút được khối lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm, đóng góp tương đối<br />
khá cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng chưa thu hút được<br />
những Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có sức mạnh tài chính và công nghệ của thế giới và hệ lụy<br />
ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi rất nặng nề. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc phát<br />
triển các khu kinh tế ven biển đạt được còn thấp; thậm chí họ còn nói rằng càng thu hút nhiều vốn<br />
đầu tư trực tiếp nước ngoài càng gây thiệt hại cho nền kinh tế quuốc dân và càng có nguy cơ trở<br />
thành nước chỉ có công nghiệp công nghệ trung bình hoặc thấp. . .<br />
Tại sao lại có sự đánh giá khác nhau như vậy? Tác giả cho rằng, nguyên nhân chính là việc<br />
đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển của cả hai loại ý kiến vừa nêu chưa dựa trên<br />
những chỉ tiêu chuẩn mực.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Quan điểm và kiến nghị của tác giả về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven<br />
biển<br />
<br />
Có câu hỏi lớn đặt ra là, hiểu thế nào về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển; bộ chỉ tiêu<br />
đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển là gì? Để góp phần làm rõ những câu hỏi đó, tác<br />
giả bài báo xin trình bày một cách khái quát hai vấn đề cơ bản dưới đây:<br />
<br />
2.2.1. Hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển: quan niệm mới và một việc phải làm<br />
Hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển là tiêu chí quan trọng để đánh giá việc phát triển<br />
các khu kinh tế ven biển. Nó phản ánh tác động tích cực (đóng góp cho sự phát triển chung) hay<br />
tiêu cực (gây tác hại cho sự phát triển chung) từ việc phát triển khu kinh tế ven biển tới sự phát<br />
triển của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển thể hiện trên hai phương<br />
diện chủ yếu: a). Hiệu quả của bản thân khu kinh tế ven biển và b). Đóng góp của khu kinh tế ven<br />
biển cho sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Theo nguyên tắc chung của hiệu quả phát triển đã<br />
được học giả Ngô Doãn Vịnh đề cập [5], tác giả cho rằng, hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển<br />
thể hiện ở ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Trong đó, hiệu<br />
quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Nếu không có hiệu quả kinh tế thì chẳng thể có hiệu quả xã hội<br />
và chẳng thể có hiệu quả môi trường. Có hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thì sẽ có phát triển<br />
bền vững.<br />
Việc đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển là đòi hỏi cấp bách để chúng ta kịp<br />
thời điều chỉnh chủ trương phát triển và tìm cách làm mới cho các khu kinh tế ven biển trở nên<br />
có tác dụng lớn hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế cả nước cũng như của các địa phương.<br />
Tác giả cho rằng, hàng năm hoặc hai năm, ba năm, năm năm cần tiến hành đánh giá hiệu quả phát<br />
triển các khu kinh tế ven biển và công khai kết quả đánh giá đó để giúp xã hội có chung nhận thức<br />
và đánh giá đúng đắn về tác dụng của các khu kinh tế ven biển. Việc đánh giá hiệu quả phát triển<br />
các khu kinh tế ven biển phải hết sức khách quan và có căn cứ khoa học. Muốn vậy phải có bộ chỉ<br />
135<br />
<br />
Ngô Thúy Quỳnh<br />
<br />
tiêu phù hợp.<br />
<br />
2.2.2. Xác định bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam<br />
a) Quan niệm về bộ chỉ tiêu<br />
- Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển sẽ bao gồm một số chỉ tiêu,<br />
mỗi chỉ tiêu phản ánh từng mặt hiệu quả để cùng nhau phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện, hết<br />
sức bản chất về hiệu quả tổng hợp phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam.<br />
- Các chỉ tiêu phải tính toán được trên cở sở số liệu có thể thu thập; tức là chúng phải có<br />
tính khả thi.<br />
- Các chỉ tiêu phải tuân thủ nguyên tắc và nội dung của hiệu quả chung đối với sự phát triển<br />
của cả nền kinh tế quốc dân.<br />
b) Xác định bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển<br />
Tham khảo các chỉ tiêu tính toán hiệu quả của việc tổ chức lãnh thổ kinh tế trên địa bàn<br />
tỉnh Vĩnh Phúc [2] do chính tác giả đề xuất và căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả phát<br />
triển chung đối với nền kinh tế của học giả Ngô Doãn Vịnh [5], tác giả tiến hành xác định bộ chỉ<br />
tiêu để đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển ở nước ta. Đó là:<br />
(1) - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trực tiếp của bản thân khu kinh tế ven biển<br />
Gồm 3 chỉ tiêu chính và 2 chỉ tiêu phụ. Đó là:<br />
+ Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng một lao động của khu kinh tế ven biển (nói theo cách khác,<br />
thì đây chính là năng suất lao động của khu kinh tế ven biển; kí hiệu là hL ). Chỉ tiêu này phản ánh<br />
doanh thu hoặc giá trị gia tăng tạo ra bình quân một lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển<br />
(tính cho một năm hoặc tính mức trung bình năm của một thời kì) và được tính bằng biểu thức:<br />
hL = D : Lk<br />
Trong biểu thức này:<br />
- D: Doanh thu (hoặc giá trị gia tăng) của khu kinh tế ven biển;<br />
- Lk : Số lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển.<br />
+ Chỉ tiêu 2: Giá trị xuất khẩu bình quân một lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển<br />
(XL ) và được tính bằng biểu thức:<br />
XL = Xk : Lk<br />
Trong biểu thức này:<br />
- Xk : Tổng giá trị xuất khẩu của khu kinh tế ven biển;<br />
- Lk : Số lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển.<br />
XL càng cao càng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của khu kinh tế ven biển trên thị trường<br />
quốc tế.<br />
+ Chỉ tiêu 3: Nộp ngân sách nhà nước bình quân một lao động làm việc trong khu kinh tế<br />
ven biển (Nn ) và được tính bằng biểu thức:<br />
Nn = Nk : Lk<br />
Trong biểu thức này:<br />
- Nk : Tổng nộp ngân sách nhà nước của khu kinh tế ven biển;<br />
- Lk : Số lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển.<br />
Về lí thuyết nếu trong điều kiện mà chính sách thuế hợp lí, nộp ngân sách càng nhiều càng<br />
136<br />
<br />
Bàn về vấn đề đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam<br />
<br />
chứng tỏ khu kinh tế ven biển làm ăn có hiệu quả.<br />
Ngoài ba chỉ tiêu nêu trên, tác giả cho rằng, còn cần phân tích thêm hai chỉ tiêu bổ trợ. Đó<br />
là:<br />
a. Hiệu suất sử dụng điện năng của khu kinh tế ven biển (hd ). Chỉ tiêu này phản ánh doanh<br />
thu (giá trị gia tăng) tính trung bình trên một KWh điện đã tiêu thụ của khu kinh tế ven biển và<br />
được thể hiện bằng biểu thức:<br />
hd = D : Đk<br />
Trong biểu thức này: Đk : Tổng sản lượng điện tiêu thụ của khu kinh tế ven biển (thường<br />
tính bằng KWh); D: Doanh thu hay giá trị gia tăng của khu kinh tế ven biển làm ra.<br />
Nên nhớ, Hd càng lớn càng chứng tỏ hiệu suất sử dụng điện năng càng cao. Tiết kiệm điện<br />
và giảm mức tiêu thụ sẽ làm cho hd tăng.<br />
Hoặc tính theo biểu thức khác: = Đk : D; Biểu thức này cho biết mức tiêu tốn điện năng<br />
(Kwh) để tạo ra một dơn vị doanh thu hoặc một đơn vị giá trị gia tăng của khu kinh tế ven biển.<br />
b. Hiệu suất sử dụng một ha đất mà khu kinh tế ven biển đang chiếm (hoặc chỉ số giá trị gia<br />
tăng của khu kinh tế ven biển làm ra trên một ha diện tích đất đai mà Khu kinh tế đang chiếm, kí<br />
hiệu là hha ).<br />
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị gia tăng được tạo ra trên một ha đất của khu kinh tế ven biển<br />
và được tính toán theo biểu thức:<br />
hha = D : Sk<br />
Trong biểu thức trên:<br />
- Sk : Tổng diện tích đất mà khu kinh tế ven biển chiếm giữ.<br />
- D: như đã ghi chú ở trên.<br />
Hai chỉ tiêu này rất quan trọng. Nó cần phân tích vì hiện nay các doanh nghiệp FDI sử dụng<br />
nhiều điện và đất đai. Tuy nhiên, việc tính toán, phân tích theo 2 chỉ tiêu bổ trợ nêu trên là rất khó<br />
vì ở Việt Nam chưa thống kê được hai chỉ tiêu này.<br />
(2)- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về đóng góp của khu kinh tế ven biển cho nền kinh tế quốc<br />
dân<br />
Nhóm chỉ tiêu này gồm có 4 chỉ tiêu. Đó là:<br />
+ Chỉ tiêu 1: tỉ lệ đóng góp của khu kinh tế ven biển vào xuất khẩu của nền kinh tế quốc<br />
dân, (kí hiệu là đx ). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của khu kinh tế ven biển vào tổng giá<br />
trị xuất khẩu của cả nền kinh tế và được tính bằng biểu thức:<br />
đx = (Xk : Xc )*100 (%)<br />
Trong biểu thức này:<br />
- Xk : Giá trị xuất khẩu của khu kinh tế ven biển.<br />
- Xc : Giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế (của cả nước, hoặc của cả vùng kinh tế lớn hoặc<br />
của cả tỉnh).<br />
Từ biểu thức trên cho thấy, đx càng lớn càng nói lên vai trò tích cực của khu kinh tế ven<br />
biển đối với nền kinh tế Việt Nam; đx càng lớn càng góp phần tăng cường sức cạnh tranh của nền<br />
kinh tế nước ta. Mặt khác, đx còn cho phép tính được tỉ lệ đóng góp vào độ mở của nền kinh tế<br />
quốc dân.<br />
+ Chỉ tiêu 2: tỉ lệ đóng góp của khu kinh tế ven biển vào tạo việc làm của cả nền kinh tế (kí<br />
hiệu là đv ). Chỉ tiêu này phản ánh mức đóng góp của khu kinh tế ven biển vào tổng lao động của<br />
137<br />
<br />
Ngô Thúy Quỳnh<br />
<br />
cả nền kinh tế và được tính theo biểu thức sau đây:<br />
đv = (Lk : Lc )*100 (%)<br />
Trong biểu thức trên:<br />
- Lk : Tổng lao động làm việc trong khu kinh tế ven biển;<br />
- Lc : Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của cả nền kinh tế.<br />
Tỉ trọng Lk trong Lc càng cao chứng tỏ khu kinh tế ven biển tạo ra nhiều việc làm cho nền<br />
kinh tế quốc dân. Điều đó là tốt nhưng nếu các khu kinh tế ven biển sử dụng công nghệ cao. Còn<br />
nếu các khu kinh tế ven biển đạt được chỉ số đv lớn nhưng sử dụng công nghệ thấp thì không tốt.<br />
+ Chỉ tiêu 3: Tỉ lệ đóng góp của khu kinh tế ven biển vào thu ngân sách nhà nước (kí hiệu<br />
là đn ). Chỉ tiêu này phản ánh mức đóng góp (mức nộp ngân sách) của khu kinh tế ven biển vào<br />
tổng thu ngân sách của cả nền kinh tế quốc dân và được tính toán theo biểu thức:<br />
đn = (Nk : Nc )*100 (%)<br />
Trong biểu thức này:<br />
- Nk : Phần nộp ngân sách nhà nước của khu kinh tế ven biển;<br />
- Nc : Tổng thu ngân sách của cả nền kinh tế.<br />
Từ biểu thức trên cho thấy, đn càng lớn càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên, đn có giới hạn, tức<br />
thu ngân sách từ các khu kinh tế ven biển bao nhiêu là vừa, để vừa động viên khu kinh tế ven biển<br />
nộp ngân sách và vừa tạo điều kiện để gia tăng sản xuất của các khu kinh tế ven biển.<br />
+ Chỉ tiêu 4: Tỉ lệ doanh thu (tính theo giá trị tăng thêm) của khu kinh tế ven biển so với<br />
tổng GDP của nền kinh tế (td ). Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ khu kinh tế ven biển đóng góp<br />
càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân; và ngược lại. Nó được tính bằng biểu thức:<br />
td = (D: G)*100 (%)<br />
Trong biểu thức này:<br />
- D: doanh thu của khu kinh tế ven biển;<br />
- G: Tổng GDP của cả nền kinh tế.<br />
Tùy điều kiện của số liệu thống kê có được mà xác định sử dụng những chỉ tiêu nào trong<br />
số các chỉ tiêu tác giả đã nêu để tính toán và phân tích.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Vận dụng bộ chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển<br />
ở Việt Nam<br />
<br />
Theo số liệu công bố của các cơ quan: Cục đầu tư nước ngoài, Tổng cục thống kê thuộc Bộ<br />
Kế hoạch và Đầu tư và vận dụng bộ chỉ tiêu đã đề xuất ở mục 2, tác giả đã tính toán được các chỉ<br />
tiêu chính về hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển của Việt Nam và từ đó đã rút ra những nhận<br />
định cần thiết về tình trạng hiệu quả thấp của việc phát triển các khu kinh tế ven biển ở nước ta.<br />
Cụ thể là:<br />
<br />
2.3.1. Về hiệu quả của bản thân các khu kinh tế ven biển<br />
Nhìn chung hiệu quả phát triển của các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam đang còn thấp.<br />
Điều đó thể hiện ở kết quả tính toán 3 chỉ tiêu chính và phản ánh qua những điểm chủ yếu như:<br />
năng suất lao động tính theo doanh thu chỉ đạt khoảng 9700 USD* (cũng chỉ bằng khoảng 2,8 lần<br />
năng suất lao động trung bình của cả nước tính theo GDP*); giá trị xuất khẩu bình quân một lao<br />
động chỉ đạt khoảng 9.780 USD* (trung bình của cả nước khoảng 2795 USD/lao động); nộp ngân<br />
138<br />
<br />