Báo cáo chuyên đề hướng nghiệp: Phân luồng học sinh các hướng đi sau tốt nghiệp trung học cơ sở
lượt xem 23
download
Trong những năm gần đây ngành GD-ĐT cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tuy nhiên hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp, sau khi học xong THCS đa số các em chủ yếu vào học THPT và học lên bậc CĐ, ĐH… Vấn đề học nghề chưa được các em quan tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề hướng nghiệp: Phân luồng học sinh các hướng đi sau tốt nghiệp trung học cơ sở
- TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HỮU THỌ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP PHÂN LUỒNG HỌC SINH CÁC HƯỚNG ĐI SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ
- NỘI DUNG I ĐẶT VẤN ĐỀ VẤN ĐỀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH II III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG NGUYÊN NHÂN IV GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG V HỌC CƠ SỞ VI KẾT LUẬN.
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngành GDĐT cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tuy nhiên hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp, sau khi học xong THCS đa số các em chủ yếu vào học THPT và học lên bậc CĐ, ĐH… Vấn đề học nghề chưa được các em quan Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp đã có nhiều Văn tâm. bản đưa ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch thực hiện và các nhà quản lý giáo dục cũng đã đưa ra nhiều biện pháp, đề án triển khai thực hiện. Trong thực hiện kế hoạch chủ trương đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhiều địa phương đã ít nhiều đề cập đến biện pháp phân luồng học sinh sau THCS bởi vì đây chính là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhưng nhìn chung, việc phân luồng học sinh sau THCS vẫn chưa hợp lý, biểu hiện với nhiều yếu kém sau: Ø Tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học các trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và các trường dạy nghề còn ít, đa số học sinh đăng ký vào học các trường THPT một cách miễn cưỡng không xác định được mục tiêu của bản thân. Tỉ lệ học sinh bỏ học toàn khoá còn lớn với nhiều lý do ( hoàn cảnh gia đình, sức học…) Ø Một bộ phận học sinh sau tốt nghiệp THCS không học tiếp mà quyết định tham gia lao động sản xuất với tư thế là người lao động giản đơn làm giảm chất lượng nguồn nhân lưc lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ø Một bộ phận học sinh học lực yếu kém vẫn quyết tâm theo đuổi THPT như học lại, thi lại, một số theo học các trung tâm giáo dục thường xuyên. Ø Hầu như các học sinh khá giỏi có hoàn cảnh khó khăn đều không chọn vào các trường TCCN hay các trường dạy nghề. Vậy giải pháp nào có thể được đưa ra để giải quyết các yếu kém trên ?
- II. VẤN ĐỀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS 1. Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở là gì? Theo nghị định 75/2006/NĐCP ngày 02/08/2006 của Chính phủ: “Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân, nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất Nước”.
- II. 1. Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở là gì? Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc vừa học vừa tham gia vào lao động sản xuất. Học sinh sau tốt nghiệp THCS hiện nay được phân chia theo bốn hướng khác nhau như sau:
- II. VẤN ĐỀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS (tt) Tốt nghiệp THCS THPT THPT hệ TCCN trình Tham gia hệ không độ THCS lao động chính chính hoặc trường sản xuất. quy quy(GDTX) dạy nghề Lưu đồ các hướng đi của học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở:
- II. VẤN ĐỀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS (tt) 2. Tại sao phải thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ? Phân hoá trong giáo dục là xu hướng tất yếu trong việc phát triển năng lực, hình thành nhân cách của học sinh sau một quá trình giáo dục rèn luyện. Trong giáo dục phổ thông, sau mỗi lớp học, cấp học sự phân hoá sẽ chia học sinh thành những nhóm khác nhau về học lực, về sở thích, nguyện vọng, xu hướng nghề nghiệp. Nhiệm vụ của giáo dục là làm sao đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khách quan đó. Dạy học phân hóa, thực hiện phân ban và phân luồng học sinh là những cách thức để giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện nay của xã hội.
- II.2. Tại sao phải thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ? Tuy nhiên phân luồng khác với phân hóa. Đối với học sinh sau THCS, phân hóa giúp cho phân luồng được đa dạng và cụ thể hơn. Phân luồng và phân ban là các giải pháp thực hiện dạy học phân hóa. Trong mỗi luồng có sự phân hóa theo luồng thí dụ trong luồng Trung học phổ thông (THPT) có trường THPT chuyên, trường “không chuyên ”, các trường năng khiếu khác nhau hoặc phân hóa nhỏ hơn ( theo nhóm môn hoặc theo môn học tự chọn ) như các ban khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn… trong trường THPT “ phân ban ”. Trong Gíao dục nghề nghiệp (GDNN) có trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trường Trung cấp nghề, sơ cấp nghề với nhiều ngành, và hàng trăm nghề đào tạo khác nhau…
- II. 2. Tại sao phải thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ?(tt) Cuối cấp tiểu học sự phân hoá chưa dẫn đến phải phân luồng. Cuối cấp THCS học sinh chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên, tuổi lao động cho nên sự phân hoá trong học sinh cũng đa dạng và đủ lớn để tiến hành phân luồng sau THCS. Đó là nguyện vọng của một bộ phận đông đảo học sinh và là yêu cầu cần thiết của xã hội. Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS cũng là yêu cầu khách quan. Yếu tố khách quan trong phân luồng học sinh sau THCS là do tính tất yếu của xu hướng phân hoá trong giáo dục qui định.
- II. 3. Điều kiện để thực hiện phân luồng hợp lý Để thực hiện việc phân luồng học sinh sau THCS cần có 4 điều kiện sau: Ø Thứ nhất: Muốn phân luồng đúng nghĩa trước hết phải có đủ luồng, có sự cân đối giữa các luồng, đa dạng trong phân hoá luồng. Ø Thứ hai: Luồng phải thông thoáng đủ dung lượng, người tham gia có đủ thông tin về luồng mà mình lựa chọn. Ø Thứ ba: Các luồng có sự liên thông cần thiết như liên thông theo chiều dọc hoặc liên thông theo chiều ngang hoặc cả hai, không có luồng ngõ cụt.
- II. 3. Điều kiện để thực hiện phân luồng hợp lý Ø Thứ tư: Chứng tỏ được hiệu quả xã hội sau phân luồng như mặt bằng chất lượng giáo dục PTTH được nâng lên, gia tăng được tỷ lệ lao động có trình độ qua đào tạo hàng năm. Tăng tỷ lệ và số lượng người học nghề sau THCS. Giải quyết được việc làm, thu nhập người lao động có tay nghề, chuyên môn được cải thiện…
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG Theo PGSTS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, mỗi năm có 90 – 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng có tới 80% thi vào các trường ĐH, CĐ; chỉ 10% học sinh chọn học nghề. Thực tế, số học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ khoảng 60% nhưng những học sinh thi rớt cũng không quyết định vào học nghề. Theo thống kê của Sở GDĐT TP.HCM, hàng năm TP.HCM có khoảng 78.000 học sinh tốt nghiệp THCS, số tuyển vào lớp 10 là 64.500 em (chiếm hơn 82%). Ông Phạm Ngọc Thanh (Phó Giám Đốc Sở) nhìn nhận : “ Đa số học sinh đều thi vào lớp 10 công lập.Không trúng tuyển, không còn sự lựa chọn nào khác mới phân luồng học nghề.Tỉ lệ học sinh phân luồng học nghề của TP.HCM chưa đạt tới 10%.”
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG (tt) Nhận thấy hiệu quả phân luồng còn thấp, 5 năm gần đây, Sở GDĐT TP.HCM đã đẩy mạnh công tác này và đạt được những hiệu quả nhất định, đặc biệt là phân luồng HS sau THCS. Cụ thể, năm học 2009 2010, số HS sau THCS có hộ khẩu tại TP.HCM vào học TCCN có hơn 5.000 em, sang năm học 2010 2011 có hơn 6.000 em; đến năm học 20112012 có hơn 8.000 em.
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG (tt1) Để đạt hiệu quả này, ông Phạm Ngọc Thanh (Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM) cho biết: “Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ngành giáo dục TP.HCM đã có nhiều đổi mới như tăng cường hợp tác quốc tế và gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo, công tác phân luồng triển khai đến từng quận/huyện… Chẳng hạn, quận 6 đã thực hiện xã hội hóa công tác phân luồng, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng giáo dục khác…; quận 8 phân công UBND các phường theo dõi và đến tận nhà vận động tất cả HS không vào lớp 10 THPT vào học tại trung tâm GDTX và TCCN; quận Phú Nhuận khuyến khích HS vào học chuyên nghiệp, học nghề được hỗ trợ 50% đến 100% học phí…”.
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG (tt2) Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định nhưng tỷ lệ phân luồng ở TP.HCM vẫn còn thấp so với mục tiêu phấn đấu của Ngành là đến năm 2020 có 30% HS sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp; 50% HS nghỉ, bỏ học ở THPT và 60% HS tốt nghiệp THPT vào hệ thống này. Một trong những lý do dẫn đến điều này, theo ông Phạm Ngọc Thanh: “Cơ sở chính sách phân luồng chưa đầy đủ, giáo dục nghề nghiệp chưa thu hút nhiều HS do cơ sở vật chất, chương trình đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động… Vì vậy, ngành GDĐT cần phải có nhiều biện pháp đổi mới hơn nữa trong công tác phân luồng”.
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG (tt3) Thực tế, không chỉ hiệu quả phân luồng còn thấp mà ngay cả HS đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng nghỉ, bỏ học giữa chừng để luyện thi ĐH, CĐ hoặc tham gia thị trường lao động. TS. Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM, cho biết: “Số HS hao hụt tại các trường TCCN và dạy nghề (hệ TC nghề) thường chiếm tỷ lệ từ 40% đến 50%, trong đó năm đầu của khóa học khoảng 30% đến 40%; các năm sau khoảng 10%. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở THCS và THPT mà còn phải tiếp tục và thường xuyên cho HS khi theo học hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm góp phần ổn định tư tưởng, thúc đẩy động cơ học tập của các em; qua đó giảm tỷ lệ nghỉ, bỏ học giữa chừng”
- III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG Riêng tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ năm học 2014 – 2015, trong số 568 học sinh tốt nghiệp THCS thì có tới 564 học sinh vào học lớp 10 THPT chiếm tỷ lệ 99,2%. Có thể thấy rằng đa số học sinh học lớp 9 sau tốt nghiệp đều chọn cho mình hướng đi tiếp tục học tiếp THPT , số ít chọn hướng đi khác.
- IV. NGUYÊN NHÂN 1. Nguyên nhân từ tâm lý xã hội: Do nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp chưa thật đúng đắn. Nhiều học sinh và gia đình không lượng được sức học của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm, động cơ tham gia các lớp học nghề của học sinh bị lệch lạc. Trong khi đó, thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn nghèo nàn và thiếu việc làm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán
17 p | 13288 | 2934
-
Chuyên đề tốt nghiệp "Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội "
70 p | 1420 | 769
-
Báo cáo chuyên đề: Bảo quản nông sản sau thu hoạch
23 p | 1222 | 404
-
Chuyên Đề Tốt Nghiệp xây dựng chiến lược marketing
113 p | 620 | 283
-
Chuyên Đề Tốt Nghiệp tầm quan trọng của marketing trong kinh doanh
113 p | 878 | 177
-
Chuyên đề tốt nghiệp ảnh hưởng của markting tới lợi nhuận
48 p | 235 | 102
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Emerald Digital Marketing
71 p | 347 | 100
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Lập kế hoạch truyền thông 6 tháng cuối năm 2008 cho sữa tiệt trùng Ancomilk
63 p | 373 | 72
-
Báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện phương pháp kế toán hàng tồn kho tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho
59 p | 286 | 67
-
Chuyên đề tốt nghiệp các giải pháp trong quản trị marketing
58 p | 236 | 62
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng giá trị thương hiệu Ursa-S tại thị trường Việt Nam
106 p | 180 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của Bộ phận sáng tạo Công ty LOWE Việt Nam
69 p | 233 | 35
-
Tiểu luận Báo cáo chuyên đề học phần Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Quản lý tour du lịch
57 p | 224 | 31
-
Báo cáo chuyên đề: Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức - Trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM
60 p | 208 | 30
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 150 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kiểm duyệt kết quả bán hàng phần 4
11 p | 90 | 14
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kiểm duyệt kết quả bán hàng phần 5
11 p | 80 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn