intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể sẽ giúp các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý di sản và các chủ thể văn hóa có thể nâng cao nhận thức về di sản và tầm quan trọng của nó đối với các cá nhân và cộng đồng sở hữu, quản lý. Bên cạnh đó, có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di sản văn hoá phi vật thể đang bị mất dần và lựa chọn các di sản tiêu biểu có giá trị để lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA<br /> PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN<br /> QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015<br /> <br /> MỤC LỤC ............................................................................................................ 1<br /> MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2<br /> 1. Lý do kiểm kê................................................................................................. 2<br /> 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê ....................................................................... 2<br /> a) Đối tượng kiểm kê: ..................................................................................... 2<br /> b) Phạm vi kiểm kê ......................................................................................... 3<br /> 3. Phương pháp kiểm kê..................................................................................... 3<br /> CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN<br /> HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 4<br /> CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN<br /> HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 6<br /> 1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể...................................... 6<br /> a) Ngữ văn dân gian ........................................................................................ 6<br /> b) Nghệ thuật trình diễn dân gian ................................................................... 8<br /> c) Tập quán xã hội......................................................................................... 10<br /> d) Lễ hội truyền thống................................................................................... 27<br /> e) Nghề thủ công truyền thống...................................................................... 30<br /> f) Tri thức dân gian ....................................................................................... 32<br /> 2. Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu………………………………34<br /> CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT<br /> THỂ..................................................................................................................... 39<br /> 1. Đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ............................................ 39<br /> 2. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 43<br /> CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN<br /> VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................................................................... 46<br /> 1. Định hướng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn<br /> thành phố Đà Nẵng........................................................................................... 46<br /> 2. Các giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn<br /> hóa phi vật thể đã được kiểm kê ...................................................................... 47<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do kiểm kê<br /> Văn hóa phi vật thể (hay văn hóa vô thể, văn hóa ẩn) là một bộ phận quan<br /> trọng của một nền văn hóa, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của<br /> mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Văn hóa phi vật thể nằm trong trí nhớ con người và<br /> thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các<br /> loại hình văn học nghệ thuật. Ngày nay, vai trò của văn hóa phi vật thể trở nên<br /> quan trọng hơn, trước những thay đổi nhanh chóng, mang tính thời đại ở các<br /> phương diện kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa – xã<br /> hội ở nhiều nước cho thấy: dân tộc nào giữ được vốn văn hóa phi vật thể thì dân<br /> tộc đó giữ được bản sắc văn hóa của mình.<br /> Những năm gần đây, do hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi<br /> vật thể, Nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư kinh phí và chất xám cho hoạt<br /> động sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Điều này được cụ thể<br /> hóa ở mục tiêu IV của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa.<br /> Trong công tác quản lý văn hóa – xã hội, việc nắm bắt được thực trạng<br /> cũng như tiềm năng văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng một cách<br /> cụ thể và hệ thống sẽ đem lại căn cứ khoa học để các nhà quản lý có thể điều<br /> chỉnh, tác động tích cực đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân<br /> một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, vấn đề văn hóa phi<br /> vật thể được đặt ra một cách cấp bách hơn. Là một thành phố có tốc độ phát<br /> triển kinh tế, cũng như đô thị hóa nhanh nhất cả nước, Đà Nẵng đang phải đối<br /> mặt với nhiều mặt trái không mong muốn của sự phát triển là những biến đổi,<br /> tác động lớn đến diện mạo và cấu trúc của các giá trị văn hóa truyền thống.<br /> Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể sẽ gi p các tổ chức, cá nhân<br /> làm công tác uản lý di sản và các chủ thể văn hóa có thể nâng cao nhận thức về<br /> di sản và tầm uan trọng của nó đối với các cá nhân và cộng đồng sở hữu, uản<br /> lý. ên cạnh đó, có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di sản văn hoá phi vật<br /> thể đang bị mất dần và lựa chọn các di sản tiêu biểu có giá trị để lập hồ sơ đề<br /> nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật<br /> thể cấp quốc gia.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê<br /> a) Đối tượng kiểm kê:<br /> Đối tượng kiểm kê là những di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trên<br /> địa bàn quận Sơn Trà, bao gồm các loại hình di sản được uy định tại Thông tư<br /> số<br /> 2 1 TT- V TTDL ngày 3 tháng năm 2 1 của ộ Văn hoá, Thể<br /> thao và Du lịch. Cụ thể như sau:<br /> - Ngữ văn dân gian;<br /> - Nghệ thuật trình diễn dân gian;<br /> 2<br /> <br /> - Tập quán xã hội;<br /> - Lễ hội truyền thống;<br /> - Nghề thủ công truyền thống;<br /> - Tri thức dân gian.<br /> Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ<br /> khẩn cấp.<br /> b) Phạm vi kiểm kê<br /> Về phạm vi kiểm kê, chú trọng khảo sát điểm, lựa chọn các địa bàn được<br /> đánh giá giàu trữ lượng di sản văn hóa ở quận Sơn Trà để triển khai kiểm kê.<br /> 3. Phương pháp kiểm kê<br /> Phương pháp tiến hành kiểm kê: Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài<br /> liệu hiện có (sách, báo, tạp chí, chuyên luận...) liên uan đến từng loại hình văn<br /> hoá phi vật thể trên địa bàn; khảo sát điền dã; phỏng vấn, ghi chép, tư liệu hóa<br /> các thông tin thu thập được trong uá trình điền dã; thống kê, phân loại và phân<br /> tích tài liệu thu được tại thực địa từng địa phương (bảng, biểu phỏng vấn, băng<br /> ghi âm, ghi hình...); đồng thời tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tư liệu hóa, hệ thống<br /> hóa, thư mục hóa các thông tin, các phiếu kiểm kê và các tài liệu, tư liệu có liên<br /> uan đã thu thập được.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2