PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG THCS ……..<br />
Số: …../BC-……<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
…….., ngày …… tháng 4 năm 2018<br />
<br />
BÁO CÁO<br />
Công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường<br />
I. Công tác chỉ đạo<br />
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo nhà trường đã xây<br />
dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong năm học.<br />
Tăng cường tuyên truyền về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong<br />
tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt<br />
Đội…<br />
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng<br />
sống cho học sinh ở các lớp.<br />
II. Kết quả đạt được<br />
1. Kết quả triển khai, sự chuyển biến công tác giáo dục KNS trong các nhà<br />
trường ở từng cấp học về công tác giáo dục KNS:<br />
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép các môn học như môn Ngữ<br />
văn giúp học sinh có kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp…; môn Địa lý giúp học<br />
sinh có kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai, những hiễm họa trong<br />
xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống lành mạnh và an toàn của các em…;<br />
môn Sinh học giúp học sinh có kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên<br />
quan đến thể chất sức khỏe…; môn Hóa học hình thành ở các em một số kỹ năng<br />
phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học…<br />
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa như tổ chức<br />
hoạt động văn hóa văn nghệ nhân các ngày lễ Khai giảng năm học mới, ngày<br />
Trung thu, mừng ngày nhà giáo Việt Nam, lễ Tổng kết năm học, văn nghệ trong<br />
các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể... Những hoạt động này góp phần<br />
hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông; tổ chức Hội<br />
khỏe Phù Đổng cấp trường, tổ chức trò chơi dân gian nhân các ngày Khai giảng<br />
năm học mới, mừng Đảng – mừng Xuân… giúp học sinh có ý thức trong việc rèn<br />
luyện sức khỏe cho bản thân và góp phần rèn luyện một số phẩm chất như tính tổ<br />
chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết…; tổ chức chăm<br />
sóc bia Căm thù tại ấp 4, viếng nhà bia tưởng niệm tại Ủy ban nhân dân xã các<br />
em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, tình yêu quê hương đất nước, đoàn kết,<br />
thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; tổ chức việc trực nhật sân trường, vệ<br />
sinh trường lớp học, chăm sóc bồn hoa Liên đội, chăm sóc vườn cây thuốc nam<br />
cũng được thường xuyên thực hiện... Hoạt động này giáo dục cho các em có ý<br />
<br />
thức trong việc bảo vệ môi trường sống và góp phần làm nhà trường ngày được<br />
xanh – sạch – đẹp hơn<br />
2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác<br />
trong công tác giáo dục KNS<br />
III. Đánh giá chung<br />
1. Kết quả nổi bật<br />
Học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này. Nó đã<br />
cuốn hút các em; khuyến khích các em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho tất cả<br />
học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau. Từ<br />
đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn,<br />
khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh.<br />
Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi,<br />
hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực hiện các<br />
công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài<br />
thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong<br />
nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng<br />
tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực<br />
hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với<br />
mọi người.<br />
2. Hạn chế<br />
Một bộ phận không nhỏ là cha mẹ học sinh không có thời gian quan tâm con<br />
cái điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của<br />
học sinh ngoài giờ ở học ở nhà trường<br />
Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức<br />
một cách đúng mức trong một bộ phận giáo viên.<br />
3. Nguyên nhân<br />
Nhà trường chưa mạnh dạn đề xuất với phụ huynh, với địa phương kế hoạch<br />
hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngoài giờ học ở nhà trường.<br />
Một bộ phận giáo viên còn đối phó, dù cơ bản giáo viên đã nhận thức được<br />
bản chất, mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng giáo<br />
viên còn gặp lúng túng về phương thức, biện pháp để thực hiện có hiệu quả công<br />
tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
IV. Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới<br />
1. Phương hướng<br />
Năm học tới nhà trường tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục kỹ<br />
năng sống cho cho học sinh, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, lồng<br />
ghép ngoại khóa cho học sinh.<br />
<br />
2. Giải pháp<br />
Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ<br />
năng sống cho học sinh.<br />
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh<br />
hiểu rõ hơn công tác giáo dục kỹ năng sống cho cho học sinh.<br />
Vận động sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ địa phương, cha mẹ học sinh<br />
để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao.<br />
V. Kiến nghị, đề xuất<br />
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo<br />
Cần có những hướng dẫn thống nhất trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng<br />
sống cho học sinh.<br />
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
Không.<br />
Nơi nhận:<br />
- Phòng GDĐT;<br />
- Lưu:VT.<br />
<br />
KT. HIỆU TRƯỞNG<br />
PHÓ HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
BÁO CÁO SỐ LIỆU<br />
Thực trạng triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống, năm học 2017-2018<br />
I. Thống kê các số liệu:<br />
<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng số trường học<br />
Số trường tổ chức hoạt động giáo dục<br />
kỹ năng sống<br />
Số học sinh được giáo dục kỹ năng<br />
sống<br />
Số học sinh tham gia học KNS ngoài<br />
giờ chính khóa<br />
Số giáo viên nhà trường tham gia dạy<br />
KNS<br />
Số chuyên gia, giáo viên ngoài nhà<br />
trường dạy KNS<br />
Số trường có liên kết với các đơn vị<br />
ngoài nhà trường tham gia dạy KNS<br />
Số trường triển khai hình thức giáo dục<br />
KNS thông qua tích hợp, lồng ghép các<br />
môn học<br />
Số trường triển khai hình thức giáo dục<br />
KNS qua môn học ngoài giờ chính<br />
khóa<br />
Số trường triển khai hình thức giáo dục<br />
KNS qua hoạt động trải nghiệm sáng<br />
tạo…<br />
Số trường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn<br />
giáo viên dạy KNS<br />
Số câu lạc bộ sở thích, tài năng của học<br />
sinh do các nhà trường thành lập, quản<br />
lý<br />
Các hình thức khác<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Trường<br />
THCS<br />
<br />
Trường<br />
THPT,<br />
TTGDNNGDTX,<br />
TCCN<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
1<br />
1<br />
749<br />
<br />
100%<br />
<br />
749<br />
<br />
100%<br />
<br />
34<br />
0<br />
0<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
II. Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng: (Liệt kê theo thứ<br />
tự: tên tài liệu, tác giả, NXB, năm xuất bản)<br />
1. Tài liệu Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông –<br />
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa – Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2010<br />
<br />
III. Thống kê danh sách các câu lạc bộ sở thích, tài năng của học sinh,<br />
sinh viên<br />
Không<br />
IV. Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên<br />
Không<br />
<br />
Hình ảnh trưng bày sản phẩm thi làm lồng đèn. Tháng 09/2017<br />
<br />