Đề tài nghiên cứu khoa học: Quản lý công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu lý luận về giáo dục thể chất và thực tiễn quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Quản lý công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BỘ NỘI VỤ PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI LÝ QUẢN HỌCĐÀO NỘI TẠO ĐẠI VỤ HÀ NỘIHỌC ___________________ BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HọGIÁO QUẢN LÝ CÔNG TÁC Nguyễn và tên:DỤC THỂAnhCHẤT Quyền CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI Chức vụ HỌC NỘI : Chuyên VỤ HÀ NỘI viên Đơn vị : Phòng Quản lý đào tạo Đại học Mã số: ĐTCT. 2021 Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Thanh Mỹ Đơn vị : Phòng Quản lý đào tạo Đại học Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Hà Nội, 01/2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BỘ NỘI VỤ PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI LÝ QUẢN HỌCĐÀO NỘI TẠO ĐẠI VỤ HÀ NỘIHỌC ___________________ BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HọGIÁO QUẢN LÝ CÔNG TÁC Nguyễn và tên:DỤC THỂAnhCHẤT Quyền CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI Chức vụ HỌC NỘI : Chuyên VỤ HÀ NỘI viên Đơn vị : Phòng Quản lý đào tạo Đại học Mã số: ĐTCT. 2021 Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Thanh Mỹ Thành viên đề tài: ThS. Vũ Thành Hưng ThS. Nguyễn Viết Bình ThS. Nguyễn Thị Tuyết Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Hà Nội, 01/2022
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………… 8 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………. 11 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ………………………………………. 11 5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………... 12 6. Giả thuyết khoa học …………………………………………………... 12 7. Đóng góp của đề tài ………………………………………………….. 12 8. Bố cục của đề tài ……………………………………………………… 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT …………………… 14 1.1. Một số khái niệm cơ bản …………………………………………….. 14 1.2. Công tác giáo dục thể chất cho SV ………………………………… 17 1.3. Quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV ………………………... 20 1.4. Kinh nghiệm quản lý công tác giáo dục thể chất của một số trường đại học …………………………………………………………………… 33 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………… 35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI …………… 36 2.1. Thực trạng các văn bản pháp lý để quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..………………………………. 36 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội …………………………………………………. 42 2.3. Thực trạng nội dung quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV 49 Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………… 76 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ……………………………………………………………. 78 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ………………………… 78
- 2 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục thể chất cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ………………………………… 79 3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức quản lý, viên chức và SV về vị trí và vai trò của công tác giáo dục thể chất trong Nhà trường …………………………………………………………………… 79 3.2.2. Giải pháp kiện toàn về tổ chức bộ máy quản lý công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ………………… 80 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất và nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên GDTC ……… 83 3.2.4. Giải pháp quản lý việc phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập học phần giáo dục thể chất phù hợp với SV Nhà trường ………………………….. 86 3.2.5. Giải pháp quản lý việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV theo hướng đa dạng hóa các hình thức hoạt động …………………… 90 3.2.6. Giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng các phương tiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất …… 91 3.2.7. Giải pháp xây dựng các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường và liên kết về TDTT giữa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với các tổ chức TDTT trên địa bàn quận Tây Hồ – nơi Trường đặt trụ sở làm việc …………….. 93 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất …………………………… 95 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất …………………………………………………………………… 96 Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………. 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 110
- 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CĐR Chuẩn đầu ra CLB Câu lạc bộ ĐHNVHN Đại học Nội vụ Hà Nội GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GDTCQP Giáo dục thể chất và quốc phòng SV Sinh viên RLTT Rèn luyện thân thể TDTT Thể dục thể thao
- 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của viên chức về vị trí, vai trò của công tác GDTC đối việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho SV Trường ĐHNVHN …………… 50 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò của công tác GDTC đối việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho SV Trường ĐHNVHN …………… 51 Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của viên chức về vị trí, vai trò của công tác GDTC đối việc nâng cao kỹ năng vận động và rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho sinh viên ……….. 52 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò của công tác GDTC đối việc nâng cao kỹ năng vận động và rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho sinh viên …..……… 53 Bảng 2.5. Chương trình GDTC áp dụng cho sinh viên đại học đào tạo theo niên chế ... 55 Bảng 2.6. Chương trình GDTC áp dụng cho SV đại học đào tạo theo học chế tín chỉ trúng tuyển từ năm 2014 ………………………………………………………… 56 Bảng 2.7. Mục tiêu chương trình học phần GDTC áp dụng cho SV đại học đào tạo theo học chế tín chỉ …………………………………………………..……………… 57 Bảng 2.8. CĐR học phần GDTC và liên kết nội dung chương mục với CĐR … 58 Bảng 2.9. Cấu trúc và nội dung chương trình học phần GDTC ................................. 60 Bảng 2.10. Đánh giá của SV về chương trình học phần GDTC ………………. 61 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của SV về mức độ quan trọng và tính hiệu quả của các hình thức GDTC ……………………………………………………….…. 62 Bảng 2.12. Đánh giá của viên chức quản lý, viên chức chuyên môn về thực trạng quản lý công tác GDTC thông qua hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên ……………... 63 Bảng 2.13. Đánh giá của sinh viên về thực trạng quản lý công tác dạy học GDTC ... 67 Bảng 2.14. Kết quả học tập của SV đại học chính quy trúng tuyển từ năm 2012-2017 và năm 2019 …………………………………………………………………………. 69 Bảng 2.15. Đánh giá của viên chức quản lý và viên chức chuyên môn về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học phần GDTC cho sinh viên …………………………………… 70 Bảng 2.16. Đánh giá của sinh viên về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học phần GDTC .. 70 Bảng 2.17. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên ……………………………………………………………………………. 72
- 5 Bảng 2.18. Tổng hợp số lượng viên chức giảng dạy tại Bộ môn GDTC từ năm 2011 đến 2021 ……………………………………………………………….... 73 Bảng 2.19. Đội ngũ viên chức Bộ môn GDTC ………………………………. 73 Bảng 2.20. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC ………… 76 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các giải pháp …………. 97 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các giải pháp …………… 99
- 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, diễn biến rất nhanh, có tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực trên toàn thế giới, đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và lĩnh vực giáo dục – đào tạo nói riêng trong tình hình mới. Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường giữ một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện nhằm nâng cao thể lực và sức khỏe cho người học. Điều 41 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học…” [24], Văn kiện Đại hội Đảng khóa VII khẳng định: “Công tác thể dục thể thao (TDTT) cần chú trọng chất lượng GDTC trong các trường học; tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày; nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, nâng cao thành tích một số môn thể thao. Cải tiến tổ chức quản lý các hoạt động thể dục thể thao theo hướng kết hợp chặt chẽ các tổ chức nhà nước với các tổ chức xã hội. Tạo điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh một số môn thể thao truyền thống và có triển vọng” [22]. Điều 20, Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 đã quy định: “GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”. Đồng thời, khoản 1, Điều 21, Luật số 26/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 quy định: “1. Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên TDTT cho các cấp học và trình độ đào tạo…” [28, 29]. Với mục tiêu phát triển con người toàn diện, công tác GDTC là một nội dung
- 7 không thể thiếu trong nhà trường. Công tác GDTC không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người học mà còn tác động trực tiếp đến các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mỹ và kĩ năng… Cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, giáo dục nói chung và GDTC nói riêng cũng chịu tác động của các hoạt động quản lý. Quản lý công tác GDTC và thể thao trường học là một bộ phận quản lý giáo dục trường học nói chung và là một nhánh quan trọng của quản lý TDTT. Quản lý công tác GDTC trong trường học là một quá trình công tác dựa trên các quy luật cơ bản của TDTT trường học và quản lý giáo dục để tiến hành xây dựng, thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác GDTC trường học với điều kiện sử dụng nhân lực, vật lực ít nhất và phương pháp tốt nhất. Quản lý công tác GDTC là một công việc không thể thiếu trong việc góp phần thực hiện phương châm giáo dục toàn diện, bồi dưỡng con người mới xã hội chủ nghĩa năng động và sáng tạo, có lí tưởng, đạo đức, sức khỏe, nắm vững khoa học kỹ thuật để thực thi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, khi nghiên cứu quản lí công tác GDTC cần được xem xét, đánh giá kỹ để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của GDTC trong quá trình phát triển con người toàn diện đối với sinh viên (SV). Việc nghiên cứu về các mặt hoạt động khác nhau trong công tác GDTC ở các trường đại học đã có những bước phát triển góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy và học. Song, các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về chương trình, phát triển thể chất, hứng thú học tập, đánh giá kết quả học tập mà chưa nghiên cứu sâu về nội dung quản lý công tác GDTC trong trường học phù hợp với ngành nghề đào tạo và xu hướng phát triển nên việc triển khai quản lý công tác GDTC tại mỗi trường đại học vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (ĐHNVHN), với đặc điểm riêng về chương trình học tập, đặc điểm của Trường đông nữ, ít nam nên cần có những nghiên cứu cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi áp dụng nhiều đổi mới về tổ chức quản lý, phương pháp, nội dung, tổ chức thực hiện dạy và học. Với những lý do phân tích và nhận định ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý công tác Giáo
- 8 dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở lý luận cho Nhà trường trong việc đổi mới tổ chức quản lý GDTC, cải tiến nội dung chương trình phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện thực tiễn của trường cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe cho người học. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác GDTC cho SV ở các trường đại học là một chủ đề đã thu hút được sự quan tâm các nhà khoa học TDTT nghiên cứu với các công trình phong phú, đa dạng và được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Sau đây, tác giả xin được khái quát tổng quan chung tình hình nghiên cứu về TDTT nói chung và quản lý công tác GDTC nói riêng như sau: Trên thế giới, TDTT nói chung và GDTC nói riêng luôn được coi trọng trong hệ thống giáo dục của các quốc gia phát triển. Ở Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, các trường học luôn dành số giờ cho môn GDTC không ít hơn 5 giờ mỗi tuần. Ở Mỹ, trong những năm qua, việc quản lý công tác GDTC luôn được coi trọng thông qua việc đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường tổ chức các môn học tự chọn, chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, tự giác tích cực của người học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nói chung và giảng dạy GDTC nói riêng. SV Mỹ phải hoàn thành các yêu cầu về GDTC và phải đạt được chứng chỉ GDTC mới có thể tốt nghiệp. Ở Nga, các nhà khoa học Nga đã có vai trò to lớn trong việc phát triển các quan điểm khoa học đúng đắn về GDTC trong trường học. Nhà sư phạm Conoxxtantin Usinxky (1824-1870) là người đầu tiên đề nghị cho học sinh tập luyện thân thể 5 phút trong thời gian học các môn lý thuyết và ông cho rằng, việc tập luyện như vậy sẽ nâng cao hiệu suất của các giờ học. Nhà văn Lep Tônxtôi (1826-1910) đã tiến hành các giờ học thể dục/GDTC trong trường học do ông mở cho học sinh là con em nông dân. Đặc biệt nhà giáo dục học, giải phẫu học, thầy thuốc Piot Lesghapht (1837-1909) đã có vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn GDTC. Ông là nhà khoa học đầu tiên tìm hiểu quá trình GDTC
- 9 bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó ông chỉ rõ các nguyên lý của thể dục tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể cũng như cách giải quyết vấn đề GDTC cho học sinh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nga cũng chú trọng đến quản lý công tác TDTT trường học và thể thao thành tích cao, tiêu biểu như công trình nghiên cứu về quản lý TDTT của nhà khoa học Novicop Matveep (1978) đã hình thành hệ thống nguyên lý phương pháp và phương thức quản lý TDTT trường học, trong khi Philin (1976) tập trung nghiên cứu để đưa ra hệ thống phương pháp quản lý huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao trẻ, đã mở ra hướng đi mới trong đào tạo và phát triển phong trào thể thao thành tích cao. Ở Nhật Bản, các nhà khoa học về TDTT lại chú trọng nghiên cứu để xây dựng hệ thống hợp tác không gian (Space Collaboration System) trong dạy học nói chung và dạy học TDTT nói riêng. Trung Quốc là một quốc gia phát triển không những về kinh tế mà còn là một cường quốc về TDTT. Việc tổ chức quản lý công tác TDTT nói chung và quản lý công tác GDTC trong trường học nói riêng luôn được Trung Quốc coi trọng và thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục của tác giả Trần Hiếu Tân (1990) đã khái quát được cơ sở lý luận và xây dựng được các nội dung, phương thức quản lý giáo dục của Trung Quốc. Tác giả Vương Nhị Cương (1999) và Vương Lộ Đức (2001) cùng có quan điểm chung khi nghiên cứu hệ thống quản lý các môn học cơ sở/môn học đại cương trong trường đại học, cao đẳng. Trong khi tác giả Tôn Chí Kiên (1998) lại đi sâu nghiên cứu về nội dung quản lý cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện trong các trường học. Tác giả Vương Chí Kiên (1999) tập trung nghiên cứu các giải pháp tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên GDTC. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học TDTT trên thế giới đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý ở các nội dung khác nhau của công tác TDTT nói chung và quản lý công tác GDTC trong trường học nói riêng.
- 10 Ở Việt Nam, với xu hướng hội nhập và phát triển, để sự nghiệp TDTT phát triển vững chắc, đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển TDTT phù hợp với tình hình mới, trong đó công tác TDTT cần được coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân rèn luyện thân thể (RLTT) hàng ngày, trong đó “đức, trí, thể, mỹ” được coi là những vấn đề quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, trí tuệ, thể chất cường tráng, sức khỏe tốt, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Với tầm quan trọng của công tác GDTC, các nhà khoa học TDTT của Việt Nam đã quan tâm, đi sâu nghiên cứu trên các phương diện khác nhau của công tác GDTC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDTC cho SV, tiêu biểu như công trình “Nghiên cứu xác định cơ chế chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công tác TDTT ngành Giáo dục – Đào tạo từ năm 1998-2000 và định hướng đến năm 2025” của các tác giả Nguyễn Kỳ Anh và Vũ Đức Thu (1998), “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, SV trước thềm thế kỷ XXI” của các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ Bích Huệ (2000), “Biện pháp tăng cường quản lý GDTC cho SV Trường Trung học Kinh tế Quảng Ninh” của tác giả Trịnh Bá Cường (2010), “Quản lý hoạt động GDTC cho SV Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức” của tác giả Phan Anh Tuấn (2013), “Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học GDTC các trường đại học” của tác giả Nguyễn Thị Quyên (2016), “Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho SV các trường đại học, cao đẳng miền núi phía bắc” của tác giả Nguyễn Đức Thụy (2016), “Nghiên cứu loại hình câu lạc bộ TDTT hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm GDTC và thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh (2017), “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC cho SV các trường đại học” của tác giả Đỗ Thị Tươi (2018), “Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình GDTC tự chọn (Bóng đá, Bóng rổ) cho SV Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp” của tác giả Phạm Cao Cường (2019). Các công
- 11 trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến các giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức, biện pháp hoạt động, biện pháp quản lý, thực trạng thể lực, nội dung chương trình, hứng thú học tập, hoạt động hiệu quả của nội bộ từng trường hoặc chỉ mang tính chất khảo sát, đánh giá hiệu quả tập luyện trong trường học mà chưa nghiên cứu, đề cập sâu đến quản lý công tác công tác GDTC cho sinh viên các trường đại học nói chung và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDTC và thực tiễn quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài xác định thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDTC và quản lý công tác GDTC cho SV trong trường đại học. - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý công tác GDTC cho sinh viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường đại học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đào tạo nhằm phát triển con người toàn diện. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào làm rõ công tác GDTC và nội dung quản lý công tác GDTC cho SV trong trường đại học. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng tại chương 2.
- 12 Phạm vi về đối tượng khảo sát: viên chức và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Quản lý công tác GDTC cho SV giai đoạn 2011 đến 2021. Phạm vi về không gian: Quản lý công tác GDTC cho SV tại trụ sở chính của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng tổng quan cơ sở lý luận của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra khảo sát, quan sát, phân tích tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm và toán học thống kê để xử lý số liệu của đề tài. Nguồn dữ liệu thu được mang tính định lượng này được kết hợp cùng các nguồn tài liệu định tính khác, giúp đề tài có được những đánh giá, phân tích rõ ràng, chính xác, tăng tính thuyết phục về vấn đề nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Việc quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của trường. Điều này bảo đảm công tác GDTC cho SV Nhà trường được quản lý một cách khoa học, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đạo tạo của Trường. 7. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học về công tác GDTC cho SV và thực trạng quản lý công tác GDTC cho SV. Trên cơ sở phân tích tài liệu và kết quả khảo sát để đề xuất các giải pháp giúp Nhà trường trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về GDTC và quản lý công tác GDTC.
- 13 Chương 2. Thực trạng quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- 14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Giáo dục thể chất Thuật ngữ Giáo dục thể chất (GDTC) đã có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước nhưng ở Việt Nam thuật ngữ này bắt nguồn từ gốc Hán – Việt nên cũng có người gọi tắt GDTC là TDTT theo nghĩa hẹp, vì theo nghĩa rộng của từ Hán – Việt cũ thì thể dục còn có nghĩa là TDTT. Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT, là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục – giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường). Theo từ điển TDTT Nga – Việt của tác giả Nguyễn Văn Hiếu thì “GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chỉ yếu là phát triển thể lực, tăng cường thể chất làm chính thông qua việc tham gia các môn thể thao để thực hiện” [36, tr. 198]. Theo các nhà lý luận TDTT của Liên Xô (cũ) như: Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P thì cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản có định hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trường các cấp” [37]. Trong Luật TDTT, GDTC trong trường học được định nghĩa “là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [28. tr.17]. Theo quan điểm của các nhà lý luận và phương pháp TDTT của Việt Nam như: Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì cho rằng: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Trong đó, dạy học động tác (còn gọi là giáo dưỡng thể chất) là quá trình truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách
- 15 thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người, qua đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan. Phát triển các tố chất vận động của con người chính là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con người” [35, tr.22]. Từ quan điểm của các tác giả nêu trên, theo chúng tôi thì GDTC là một quá trình sư phạm, là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 1.1.2. Quản lý Trong xã hội loài người hay thế giới tự nhiên luôn có sự sắp xếp phân công, hợp tác, điều chỉnh để điều hòa ổn định các hoạt động của mọi thành viên. Theo đó, quản lý là kết quả của sự phân công, hợp tác trong lao động, nó tác động có hướng đích, có sự vận dụng quy luật khách quan và con người tác động có chủ đích, có kế hoạch và có ý thức. Khi phương thức sản xuất phát triển hơn, con người tiến bộ và văn minh hơn thì trình độ quản lý cũng được nâng cao, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trải qua quá trình phát triển thì khái niệm quản lý cũng được tiếp cận theo các góc độ khác nhau. Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định xã hội là một hệ thống phức tạp và phát triển theo quy luật khách quan. Để đi đúng quy luật khách quan đó cần có sự quản lý. Mác khẳng định: “Bất cứ hoạt động xã hội hay lao động chung nào mà được tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm một chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh sự khác nhau giữa sự vận động chung của một cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những cơ quan độc lập tạo thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”. Theo Mác, quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những cá nhân khác nhau
- 16 của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và sự vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra [15]. Theo Frederik Winslon Taylor (1856-1915) – người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học lại cho rằng “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đồng thời, ông nhấn mạnh sự cần thiết trong hoạt động quản lý là một công việc dù là nhỏ nhất đều cần phải chuyên môn hóa và đều phải quản lý chặt chẽ [26]. Theo các chuyên gia về lĩnh vực quản lý nhà nước thì “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý trí của người quản lý” [25]. Trong khi các chuyên gia về quản lý giáo dục thì cho rằng “Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo một quy luật để đạt được những mục tiêu dự kiến”[33]. Theo quan điểm của các nhà quản lý TDTT thì “quản lý là sự tác động liên tục mang tính hướng đích và có kế hoạch của chủ thể lên khách thể nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động của khách thể để thực hiện các mục tiêu đã đề ra”. [47, tr.178]. Mặc dù có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về quản lý, nhưng nhìn chung thì các quan điểm, khái niệm nêu trên đều có điểm thống nhất chung đó là: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý. 1.1.3. Quản lý công tác Giáo dục thể chất Quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nói riêng là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý xã hội. Do đó, quản lý GDTC cũng mang đầy đủ đặc tính của quản lý: “Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra” [38].
- 17 Quản lý công tác GDTC là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thông qua quá trình sư phạm, để trang bị về kiến thức, kỹ năng vận động thể lực, ý trí, đạo đức, tác phong và một số yếu tố tinh thần khác nhằm hoàn thiện về hình thái chức năng cơ thể, hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản, phát triển thể lực và các phẩm chất, xây dựng lối sống lành mạnh, khắc phục những thói quen xấu. Với cách tiếp cận của đề tài thì chúng tôi sử dụng khái niệm “Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho SV theo đúng nguyên tắc, đúng mục tiêu và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội” làm công cụ giải quyết các nhiệm vụ của đề tài [39]. Như vậy, quản lý công tác GDTC cho SV là quản lý về mục tiêu, nội dung, chương trình GDTC, quản lý hoạt động dạy - học của giảng viên và SV; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kết quả rèn luyện thể chất của SV; quản lý cơ sở vật chất, các trang thiết bị, các phương tiện và các điều kiện khác phục vụ công tác GDTC. Do đó, để công tác GDTC đạt hiệu quả thì người quản lý cần nắm vững cơ sở lý luận về quản lý chung, quản lý công tác GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC, trên cơ sở đó để vận dụng và đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác GDTC trong nhà trường. Quản lý công tác GDTC cho SV là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà quản lý nhằm điều khiển, hướng dẫn quá trình GDTC, những hoạt động của viên chức, giảng viên và SV khi tham gia vào quá trình GDTC, cơ sở vật chất và các nguồn lực đảm bảo để thực hiện có hiệu quả chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDTC cho SV theo kế hoạch đã xác định. 1.2. Công tác GDTC cho sinh viên 1.2.1. Mục đích của GDTC cho sinh viên Chủ nghĩa Mác – Lê nin luôn xác định và đặt đúng vị trí của GDTC đối với thế hệ trẻ, trong đó có SV. Theo đó, GDTC là một trong 5 mặt giáo dục, là phương tiện để đào tạo nhân cách, phát triển toàn diện con người.
- 18 Mục đích của GDTC cho SV là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và văn hoá xã hội có thể chất cường tráng, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách của con người Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất… của nền kinh tế thị trường. Với mục đích đặt ra trong GDTC cho SV thì chúng ta thấy GDTC có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục đại học. GDTC là một mặt giáo dục toàn diện cho SV, đào tạo cho đất nước lớp thế hệ SV phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GDTC có vai trò chủ động nâng cao sức khỏe thể chất, năng lực vận động cho SV, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn nghiệp vụ. GDTC còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường đại học, các ngành nghề và mở rộng khả năng hội nhập với SV các nước trong khu vực và thế giới. GDTC còn là môi trường giáo dục, rèn luyện đạo đức và ý chí cho SV, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng thể thao SV cho đất nước. 1.2.2. Nhiệm vụ của Giáo dục thể chất cho sinh viên Công tác GDTC cho SV trong các trường đại học được xác định để giải quyết 03 nhiệm vụ cơ bản đó là: Giáo dục cho SV về đạo đức và nhân cách con người Việt Nam. Rèn luyện cho người học có phẩm chất đạo đức, ý chí, lòng dũng cảm, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, óc thẩm mỹ, năng động, sáng tạo, góp phần phát triển trí tuệ con người mới. Thông qua đó, góp phần xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và RLTT, chuẩn bị thể lực để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động và xây dựng, bảo vệ đất nước. Cung cấp cho người học những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng việc sử dụng các phương tiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5307 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn