intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát tình hình phạm nhân, điều tra xã hội học về thực trạng giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó, đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trại giam ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần bảo đảm quyền con người; tạo điều kiện tốt cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGÔ VĂN TRÙ<br /> <br /> gi¸o dôc ph¸p luËt cho ph¹m nh©n<br /> trong c¸c tr¹i giam ë viÖt nam<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br /> <br /> Mã số: 62 38 01 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Đức Thảo<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền<br /> xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã và đang là một trong những nhiệm<br /> vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Một trong<br /> những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là pháp luật phải luôn<br /> luôn được tôn trọng và được đặt ở vị trí thượng tôn; bất kỳ ai, dù ở cương vị<br /> nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhiệm vụ quan trọng đặt<br /> ra đối với Nhà nước không chỉ là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật,<br /> mà điều quan trọng hơn là phải đưa pháp luật vào thực thi trong đời sống xã<br /> hội; biến các quy phạm pháp luật thành nhân tố thường trực trong nhận thức<br /> và trở thành phương tiện điều tiết, điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi<br /> công dân. Con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để đưa pháp luật<br /> vào đời sống xã hội chính là đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL)<br /> cho cán bộ, công chức (CBCC) nhà nước, các tầng lớp nhân dân nói chung,<br /> cho từng nhóm đối tượng xã hội cụ thể nói riêng; hướng tới cung cấp, trang<br /> bị cho họ những kiến thức, hiểu biết về pháp luật.<br /> Trong những năm qua, hoạt động GDPL đã đạt được nhiều kết quả<br /> quan trọng; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng,<br /> chấp hành pháp luật; góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo pháp luật<br /> trong CBCC, nhân dân... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có lúc, có nơi, công tác<br /> này còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, làm theo kiểu đối phó, thiếu liên tục nên<br /> hiệu quả không cao; ý thức pháp luật trong một bộ phận CBCC, nhân dân<br /> chậm được cải thiện, chưa được nâng lên tương xứng với những thay đổi<br /> trong hệ thống pháp luật thời kỳ đổi mới. Thực tiễn công tác phòng, chống<br /> tội phạm ở nước ta trong những năm qua cũng cho thấy, do những hạn chế<br /> về trình độ học vấn, thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết<br /> pháp luật hình sự nói riêng nên không ít người đã thực hiện hành vi phạm tội,<br /> bị tòa tuyên án, trở thành phạm nhân (PN).<br /> <br /> 2<br /> <br /> PN là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.<br /> Trong nhiều trường hợp, một người trở thành PN là do thiếu kiến thức, hiểu<br /> biết pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự; bởi vậy, trong quá trình chấp<br /> hành án phạt tù tại trại giam (TG), theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành<br /> án hình sự, PN phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá,<br /> học nghề. PN chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. PN được cung<br /> cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luật Phổ biến,<br /> giáo dục pháp luật năm 2012 đã dành Điều 21 để quy định về phổ biến,<br /> GDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù.... Điều đó nói lên rằng,<br /> GDPL cho PN trong các TG là một trong những hoạt động quan trọng nhằm<br /> trang bị cho PN kiến thức pháp luật, chuẩn bị hành trang để họ trở thành<br /> người có ích cho xã hội sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.<br /> Là những cơ quan thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công an, các TG<br /> ở nước ta luôn phấn đấu hoàn thành tốt công tác tiếp nhận, tổ chức quản lý<br /> giam giữ, giáo dục cải tạo PN, trong đó có công tác GDPL cho PN. Công tác<br /> GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được<br /> những kết quả quan trọng, giúp PN nhận thức được tính chất, hậu quả nguy<br /> hại cho xã hội mà hành vi phạm tội của họ gây ra, làm hình thành, củng cố ý<br /> thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của PN. Bên cạnh đó, công tác này cũng<br /> còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định, như vẫn còn hiện tượng<br /> PN bỏ trốn khỏi TG; còn có PN vi phạm nội quy, quy chế TG, vẫn có PN<br /> phạm tội mới sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù... Một trong những<br /> nguyên nhân của tình trạng đó là do công tác GDPL cho PN chưa đạt mục<br /> đích, mục tiêu, hiệu quả như mong muốn; ngoài ra còn do ảnh hưởng của<br /> những nét đặc thù về điều kiện địa lý - tự nhiên, thành phần dân tộc, văn hóa,<br /> lối sống, phong tục tập quán... của các vùng, miền khác nhau ở Việt Nam.<br /> Từ thực tế đó, việc nghiên cứu lý luận về GDPL cho PN trong các TG,<br /> khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra những nét đặc thù, các yếu<br /> tố ảnh hưởng tới công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo<br /> đảm nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam<br /> <br /> 3<br /> <br /> hiện nay là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết cả về lý<br /> luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật<br /> cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ<br /> luật học, chuyên ngành Lý luËn vµ Lịch sử nhà nước và pháp luật.<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về<br /> GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, khảo sát tình hình PN, điều tra xã<br /> hội học (ĐTXHH) về thực trạng GDPL cho PN tại các TG ở Việt Nam trong<br /> những năm qua; từ đó, luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao<br /> hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tư<br /> pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần bảo đảm quyền con<br /> người; tạo điều kiện tốt cho PN tái hòa nhập cộng đồng sau này.<br /> Để đạt được mục đích, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPL cho PN trong các TG trên các<br /> phương diện: làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành GDPL cho PN; chỉ ra<br /> vai trò, những nét đặc thù và các yếu tố ảnh hưởng tới GDPL cho PN trong<br /> các TG ở Việt Nam; tìm hiểu GDPL cho PN tại TG ở một số nước trên thế<br /> giới và rút ra những bài học kinh nghiệm, giá trị tham khảo cho Việt Nam.<br /> - Phân tích đặc điểm tình hình PN trong các TG; khảo sát, đánh giá<br /> thực trạng công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, chỉ ra các<br /> nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; nhận diện những vấn đề cấp thiết đang<br /> đặt ra đối với công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam.<br /> - Đề xuất quan điểm và phân tích, luận giải tính khả thi của các nhóm<br /> giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho PN<br /> trong các TG ở Việt Nam hiện nay.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về GDPL cho PN tại<br /> các TG ở Việt Nam dưới góc độ Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2