Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại
lượt xem 15
download
Đề tài "Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại" nhằm nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại; nghiên cứu thực trạng về chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học giáo dục thể chất trong Trường Đại học Thương mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại Mã số: CS20 - 03 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Đức Tiến Thành viên tham gia: Ths.Nguyễn Văn Sơn Hà Nội, tháng 3/2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại Mã số: CS20 - 03 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Đức Tiến Thành viên tham gia: Ths.Nguyễn Văn Sơn Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, tháng 3/2021
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 3 2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 3 2.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................................. 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: .............................................................................. 5 Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Trường Đại Học Thương mại ................................................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................. 5 5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu đề tài ............................................................................... 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 7 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng .............................................................................................................. 7 1.1.1 Quan điểm của Mác – Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh ......................................... 7 1.1.2 GDTC trong trường học – mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta.......................... 8 1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường đại học ............................. 14 1.2. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất .................................................................... 24 1.2.1 Khái niệm GDTC ................................................................................................. 24 1.2.2. Giáo dục thể chất đối với sinh viên ..................................................................... 25 1.2.3. Tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta. ............................................. 26 1.3 Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi sinh viên ( 18 – 21 tuổi ) ......................................... 26 1.3.1. Hệ thần kinh......................................................................................................... 27 1.3.2. Hệ vận động ......................................................................................................... 27 1.3.3.Hệ tuần hoàn ......................................................................................................... 27 1.3.4. Hệ hô hấp ............................................................................................................. 27 1.3.5. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng ................................................................ 27
- 1.4.Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của sinh viên.................................................... 28 1.4.1 Đặc điểm các tố chất thể lực của sinh viên .......................................................... 28 1.4.2 Cơ sở sinh lý của GDTC sinh viên ....................................................................... 28 1.5. Đặc điểm giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại ................................. 28 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................. 30 2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ........................................................ 30 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. ....................................................................... 30 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. .......................................................................... 31 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................................... 32 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ................................................................... 34 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê .......................................................................... 35 2.2. Triển khai nghiên cứu ............................................................................................. 36 2.2.1. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên giáo dục thể chất tại Trường Đại học Thương mại ................................................................................................................... 36 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng về chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học GDTC trong Trường Đại Học Thương mại .................................................................. 38 2.2.3. Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại .......................................................................... 40 2.2.4. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục thể chất Trường Đại học Thương mại. ........................................................................................ 43 2.2.5. Nghiên cứu thực trạng thể chất hiện nay của sinh viên trường Đại học Thương mại ................................................................................................................................. 45 2.2.6. Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại .................................................................................. 47 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 52 3.1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học:..................................................................................................................... 52 3.2. Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất: ........................ 52 3.3. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất .................................. 53
- 3.4. Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên ........................................................................................... 54 3.5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học ........................................................................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 56 I. Kết luận ...................................................................................................................... 56 II. Kiến nghị ................................................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 58 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 62 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 63
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.2.1. Thực trạng đội ngũ Giáo viên giáo dục thể chất tại trường đại học Thương mại ................................................................................................................................. 37 Bảng 2.2.2. Phân bổ thời gian học tập môn học giáo dục thể chất................................ 39 tại trường Đại học Thương mại ..................................................................................... 39 Bảng 2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật.................................. 41 phục vụ công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại ........................... 41 Bảng 2.2.4. Kết quả xác định mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại........................................................................ 43 Bảng 2.2.5. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên khóa 55 ................. 45 Trường Đại học Thương mại (n= 4185) ........................................................................ 45 Bảng 2.2.6. Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của ........................... 46 sinh viên khoá 54 Trường Đại học Thương mại (n=170 nam và n=130nữ) ................. 46 Bảng 2.2.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng ..................... 49 giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thương mại ...................................... 49
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ GD Giáo dục GDTC Giáo dục thể chất TDTT Thể dục thể thao LVĐ Lượng vận động RLTT Rèn luyện thể thao CBQL Cán bộ quản lý SV Snh viên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại. - Mã số: CS20 - 03 - Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Đức Tiến - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 2. Mục tiêu: - Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại. - Nghiên cứu thực trạng về chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học GDTC trong Trường Đại học Thương mại. - Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Thương mại. - Thực trạng về thái độ học tập, rèn luyện thể chất của sinh viên Trường Đại học Thương mại. -Thực trạng kết quả học tập GDTC và chất lượng rèn luyện thân thể của sinh viên Trường Đại học Thương mại. 3. Tính mới và sáng tạo: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng dạy và học môn giáo dục thể chất từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục thể chất 4. Kết quả nghiên cứu: Đề tài chọn ra được 05 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại: - Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học
- - Tăng cường cơ sở vất chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục thể chất - Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thể chất - Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tính điểm phù hợp với đối tượng sinh viên - Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoài giờ học 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Báo cáo tổng hợp đề tài sau khi được nghiệm thu sẽ được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu sau: - Nội dung nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy của giáo viên bộ môn GDTC. - Là tài liệu tham khảo để Ban Giám Hiệu có cái nhìn tổng quan về môn học từ đó có những quan tâm nhất định tới môn GDTC. Ngày tháng năm Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Đức Tiến
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, cũng như để nói mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác GDTC và hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) trong trường học các cấp, và trong các văn kiện nghị quyết của Đảng đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển: ''Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe''. "Cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học". Tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo phải cùng với khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu...” Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức và lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong Nhà trường các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục Đào tạo đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm đưa vào nề nếp, phát 1
- triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong Nhà trường các cấp, xây dựng qui hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác GDTC và thể thao học đường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho học sinh, sinh viên, nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về nội dung chương trình GDTC, mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tâp mới cho phù hợp với điều kiện của trường. Điều đó đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên. GDTC cho thế hệ trẻ là bộ phận cơ bản trong hệ thống GDTC nhân dân, đặc biệt trong tầng lớp học sinh, sinh viên. Ngoài việc trang bị những tri thức khoa học (những kỹ năng nghề nghiệp) thì việc rèn luyện thể chất là một yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một trường học nào từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Ở bậc tiểu học và phổ thông, GDTC cho học sinh chủ yếu chủ yếu sử dụng các bài tập phát triển chung và các môn điền kinh. Đến bậc đại học thì việc sử dụng các bài tập thể chất đa dạng hơn với những môn thể thao khác nhau như: Thể dục, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng rổ, Bóng nem, Bóng chuyền, Điền kinh.... điều đó đã góp phần nâng cao thể chất cho sinh viên một cách toàn diện. Điều đáng quan tâm trong công tác GDTC ở các trường học trong những năm gần đây ở các nước phát triển đã hết sức coi trọng cải tiến chế độ hoạt động ngoại khoá chế độ thi đấu thể thao trong các trường học. Thực tế việc GDTC trong các nhà trường các cấp đã có sự tiến bộ đáng kể song chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Ở nước ta số học sinh sinh viên ngày càng tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng từ đó nảy sinh bao khó khăn về nhu cầu ăn, ở, vui chơi giải trí. Thiếu nơi sinh hoạt vui chơi thiếu sân bãi tập luyện và ngày càng bị thu hẹp lại. Hơn nưa đội ngũ giáo viên hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chương trình giảng dạy còn đơn điệu. Từ rất nhiều nguyên nhân trên đã làm cho công tác GDTC trong trường học còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. 2
- Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong các trường học là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội. Tại trường Đại học Thương mại, nắm được vị trí vai trò của công tác GDTC đối với sinh viên, do vậy, Đảng uỷ lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao các thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giảng viên. Vì thế mà công tác GDTC trong Nhà trường những năm vừa qua luôn được duy trì đảm bảo. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác Giáo dục (GD) của Nhà trường trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn. Đó là số lượng sinh viên vào trường ngày một tăng nhanh, vì vậy cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, chương trình học thay đổi liên tục nên đội ngũ giảng viên còn chưa thích ứng... Đồng thời nội dung chương trình môn học GDTC chủ yếu do các giáo viên TDTT tự biên soạn và giảng dạy chưa đảm bảo tính khoa học, do vậy hiệu quả của công tác GDTC trong Nhà trường còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài Nôvicốp A.D, Mátvêép L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tập 1 và 2, (Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm dịch), NXB TDTT, Hà Nội, Aulic I.V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch) NXB TDTT, Hà Nội. Quan điểm đánh giá trình độ thể lực bằng các chỉ tiêu chức năng vận động, được áp dụng chủ yếu là các nhà sư phạm. Các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực vận động và tố chất thể lực để đánh giá trình độ thể lực của các đối tượng nghiên cứu, như đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền. 3
- Một số tác giả sử dụng một test để đánh giá trình độ thể lực như Cooper (test Cooper), test PWC 170, Step test Harvard,Cooper K>(1950) cho rằng: sức bền chung trong hoạt động TDTT đã đồng thời phản ánh trình độ thể lực chung của con người [10,33,37]. Nhiều tác giả đã sử dụng từ 3 đến 5 chỉ tiêu để đánh giá trình độ thể lực thường theo hình thức mỗi một tố chất thể lực thì sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá Vôncốp V.I (1987) sử dụng chỉ tiêu chạy 100m, chạy 1000m và bật xa tại chỗ (đối với nam); chạy 100m, chạy 500m và bật xa tại chỗ ( đối với nữ) để đánh giá trình độ thể lực chung của nam và nữ lứa tuổi 17. Ở Tiệp Khắc (1987), đã sử dụng 4 test để đánh giá trình độ thể lực của nhân dân từ 6 – 60 tuổi bao gồm: nằm ngửa ngồi dậy, bật xa tại chỗ, nằm sấp co duỗi tay và test Cooper. Ở Nhật Bản (1993) đã quy định test kiểm tra thể lực cho mọi người từ 4 đến 64 tuổi bao gồm: Bật xa tại chỗ, ngồi gập thân trong 30 giây, nằm sấp co duỗi tay, chạy con thoi cự ly 5 m trong 15 giây và chạy 5 phút tính quãng đường. Đa phần tác giả sử dụng tổ hợp test từ 4 chỉ tiêu trở lên để đánh giá trình độ thể lực cho các đối tượng. Theo các tác giả, sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một tố chất thể lực theo hình thức sử dụng test tương đương, cho phép đánh giá chính xác, khách quan trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu. Hình thức sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một tố chất thể lực thì hầu như đều sử dụng hai test đánh giá sức mạnh: Một test đánh giá sức mạnh của hai tay, một test đánh giá sức mạnh của hai chân. 2.2. Những nghiên cứu trong nước Ở nước ta, các nhà sư phạm đã nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực bằng các tổ hợp test sư phạm như Lê Định Du và cộng sự (1973), Phạm Khắc Học, Vũ Bích Huệ, Đỗ Trọng Xanh 1978 – 1980), Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Hồng Minh (1984), Trần Đồng Lâm, Vũ Đào Hùng, Vũ Bích Huệ (1984)… Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Phùng Thị Hoà, Vũ Bích Huệ (1998), Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong Nhà 4
- trường các cấp, Tuyển tập NCKH GDTC, Sức khoẻ trong trường học các cấp, NXB TDTT Vũ Đức Thu (1989) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải tiến chương trình GDTC trong các Trường Đại học, đã xây dựng được tổ hợp chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá trình độ thể lực của sinh viên. Trên cơ sở các chuẩn mực được nghiên cứu, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ban hành tiêu chuẩn Rèn luyện thể lực cho học sinh các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, theo quyết định 203/QĐ - TDTT ngày 23/1/1989 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Trường Đại Học Thương mại Để giải quyết mục tiêu, đề tài dự kiến tiến hành theo các bước: - Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên giáo dục thể chất tại trường Đại học Thương mại. - Nghiên cứu thực trạng về chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học GDTC trong Trường Đại học Thương mại. - Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Thương mại. - Thực trạng về thái độ học tập, rèn luyện thể chất của sinh viên Trường Đại học Thương mại. - Thực trạng kết quả học tập GDTC và chất lượng rèn luyện thân thể của sinh viên Trường Đại học Thương mại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Đại học Thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng quan trắc : sinh viên khóa 54 và 55 trường Đại học Thương mại. 5
- -Đối tượng phỏng vấn :giảng viên bộ môn GDTC, CBQL và giảng viên trường Đại học Thương mại. -Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021. 5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, báo cáo nghiên cứu đề tài bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu Chương 3: Các kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng 1.1.1 Quan điểm của Mác – Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT của nước ta là: Khẳng định rõ TDTT là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều mong muốn thiết tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức khoẻ nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực cho mọi người. Bác Hồ rất tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và săn sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Ngày về thăm trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bác đã căn dặn: “Các cháu học thể dục thể thao ở đây không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. Cái chính là, là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật”. 7
- 1.1.2 GDTC trong trường học – mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định đường lối quan điểm TDTT, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đường lối quan điểm TDTT do mình đề ra. Đường lối quan điểm của Đảng thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về TDTT suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, được thể hiện qua nghị quyết đại biểu Đảng toàn quốc: “Từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân”. “Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày”. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”. Cụ thể hoá đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới: “Những năm gần đây công tác TDTT đã có tiến bộ, phong trào TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới... Tuy nhiên, TDTT của nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên tập luyện TDTT còn rất ít, đặc biệt là thanh nhiên chưa tích cực tham gia tập 8
- luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp... Đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt”. Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT, đầu tư cho lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế. Quản lý của ngành Thể dục Thể thao còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của toàn xã hội để phát triển TDTT. Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp TDTT: “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”. Trong các văn bản nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cũng như khẳng định phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân... Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”. 9
- Trong hiến pháp nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: “Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học”. Điều đó đã khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác TDTT và giáo dục thể chất trong nhà trường, coi đó là một nhiệm vụ cấp thiết và liên tục của toàn Đảng, toàn dân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao. Trong đó đã nêu: “Ngành Thể dục Thể thao phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Bộ giáo dục đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy quy chế bắt buộc ở các trường, nhất là các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học”. Thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Quốc hội đang thực hiện chương trình xây dựng các bộ luật, luật và pháp lệnh các văn bản pháp luật được ban hành, đã thể chế hoá nhiều chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội. Tạo ra môi trường pháp lý, tăng cường kỷ cương, đáp ứng những yêu cầu cấp bách của việc xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Giáo dục được đặt ở vị trí “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”. Là một lĩnh vực rộng lớn, nền giáo dục quốc dân có liên quan đến mọi người, mọi tổ chức xã hội. Do vậy, luật giáo dục là một văn bản pháp luật về giáo dục thống nhất có hiệu lực pháp lý cao, thể chế hoá đường lối chủ trương 10
- chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Luật giáo dục được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm đường lối chủ trương của Đảng về giáo dục, phù hợp với hiến pháp và pháp luật hiện hành. Bảo đảm sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đúng tầm quan trọng của giáo dục, và coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân, nước ngoài đầu tư cho giáo dục”. Bộ luật đã khẳng định: Giáo dục là con đường chủ yếu và cơ bản để chuẩn bị cho con người, cho sự phát triển bền vững của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có sức khoẻ và được phát triển toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục thể chất và thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên. Quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, và các văn bản pháp lệnh của Chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới. Đồng thời, để khắc phục thực trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Thể dục Thể thao đã thống nhất những nội dung, biện 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
124 p | 63 | 25
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 34 | 19
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 49 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nút cảm biến không dây kết hợp dùng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho mạng cảm biến cảnh báo cháy
42 p | 38 | 17
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các thông điệp quảng cáo và gợi ý thiết kế thông điệp quảng cáo nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
123 p | 42 | 16
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức, tối ưu khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đào tạo tín chỉ
61 p | 76 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam
130 p | 29 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán độc lập
141 p | 39 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn
141 p | 27 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại
79 p | 29 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường Đại học Thương mại
81 p | 28 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình quản trị quan hệ khách hàng của các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội
154 p | 37 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội
128 p | 22 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
94 p | 47 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu một số thuật toán học máy (machine learning) ứng dụng cho bài toán xác định các chủ đề quan tâm của khách hàng trực tuyến
95 p | 78 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 133 | 7
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác chất béo từ hạt chôm chôm và ứng dụng thay thế một phần bơ ca cao trong sản xuất socola
89 p | 107 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn