intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

30
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam" nhằm đề xuất được giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững; giải pháp liên kết giữa các thành viên tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững phù hợp, có tính cạnh tranh cao của Việt Nam giai đoạn 2020-2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ “NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM” Mã số: CS18 – 06 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Minh Phượng Hà Nội, Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ “NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM” Mã số: CS18 – 05 Xác nhận của Chủ nhiệm đề tài Trường Đại học Thương mại ThS. Đỗ Minh Phượng Hà Nội, Năm 2019
  3. i MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ...........................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ..................................................................................1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .....................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .....................................................................7 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................7 6. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................8 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI QUỐC GIA ................................ 9 1.1. Khái luận về chuỗi cung ứng dịch vụ và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ...............9 1.1.1. Khái niệm, các nhân tố cấu thành, đặc điểm chuỗi cung ứng dịch vụ ..................9 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ..................................12 1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia.....................................................................................................15 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia.....................................................................................................15 1.2.2. Điều kiện phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia.......................................................................................................................... 18 1.2.3. Nội dung phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia.......................................................................................................................... 22 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia ...........................................................................................................24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng dich vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia.....................................................................................................29 1.3.1. Các yếu tố khách quan .........................................................................................29 1.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................ 30
  4. ii CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DỊCH TẠI VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................................33 2.1.Khái quát về Việt Nam và du lịch Việt Nam .......................................................33 2.1.1. Khái quát chung về Việt Nam .............................................................................33 2.1.2. Tổng quan về du lịch Việt Nam ..........................................................................33 2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững ............................................................................................ 37 2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ................................................................ 37 2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan....................................................................41 2.3. Phân tích thực trạng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững .............................................................................................................46 2.3.1. Thực trạng điều kiện phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững .....................................................................................................46 2.3.2. Thực trạng nội dung phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững .............................................................................................................72 2.3.2. Phân tích các tiêu chí đánh giá phát tri ển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững ..........................................................................74 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững ..........................................................................91 2.4.1. Thành công và nguyên nhân ..........................................................................91 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................................93 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI DOẠN 2020 – 2030 ......................................................................................................96 3.1. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam ................................................................ 96 3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch Việt Nam ........................................................96 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam........................................................... 98 3.2. Phương hướng và quan điểm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam ....................................................................................................................101 3.2.1. Phương hướng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam .....................................................................................................................................101 3.2.2. Quan điểm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam .....102
  5. iii 3.3. Một số kiến nghị và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 theo hướng bền vững ...............................103 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 theo hướng bền vững ...............................103 3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch .....................................................114 KẾT LUẬN ................................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................117
  6. iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng dịch vụ (Baltacioglu Et Al)..................................11 Hình 2.8: Chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ....................................................................14 Hình 2.9: Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ................................ 15 Bảng 1.1: Các chính sách PTDL chủ yếu ......................................................................21 Bảng 1.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững .............................................................................................................25 Bảng 2.1: Các di sản thế giới của Việt Nam .................................................................46 Bảng 2.2. Các sự kiện tiêu biểu lễ hội Việt Nam .......................................................... 55 Bảng 2.3. Các làng nghề truyền thống ..........................................................................58 Bảng 2.4. Tình hình khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2015-2018 .......................70 Bảng 2.5.Các sản phẩm dịch vụ du lịch của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cung cấp ................................................................................................ 75 Biểu đồ 2.1.Tốc độ tăng lượng khách du lịch quốc tế của một số quốc gia..................34 Biểu đồ 2.2.Quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2017 .........................34 Biểu đồ 2.3 Kênh đặt phòng tại các khách sạn 4-5 sao (2017) ....................................44 Biểu đồ 2.4. Tầm quan trọng của Công nghệ Số đối với khách sạn 4-5 sao .................45 Biểu đồ 2.5. Bảng giá phòng bình quân theo xếp hạng sao(2015- 2017) .....................76 Biểu đồ 2.6. Công suất phòng bình quân theo xếp hạng sao (2015 – 2017) .................76 Biểu đồ 3.1. Lượt khách du lịch quốc tế và nội địa đến Việt Nam 2020, 2025, 2030 ..98 Biểu đồ 3.2. Tổng thu khách du lịch đến Việt Nam 2020, 2025, 2030 ........................99 Biểu đồ 3.3. Số lượng cơ sở lưu trú tại Việt Nam 2020, 2025, 2030 ............................ 99 Biểu đồ 3.4. Chỉ tiêu việc làm tại Việt Nam 2020, 2025, 2030 ..................................100
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng DLBV : Du lịch bền vững DLTC : Dữ liệu thứ cấp DVDL : Dịch vụ du lịch TNDL : Tài nguyên du lịch PTDL : Phát triển du lịch VHTTDL : Bộ văn hóa thể thao du lịch VTCB: Chứng chỉ du lịch Việt Nam VH-XH : Văn hóa – xã hội
  8. vi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài:Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam Mã số: CS18 – 06 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Minh Phượng Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thương mại Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 2. Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là đề xuất được giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững; giải pháp liên kết giữa các thành viên tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững phù hợp, có tính cạnh tranh cao của Việt Nam giai đoạn2020-2030 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững quốc gia. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá khách quan thực trạng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững của Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững của Việt Nam giai đoạn 2020-2030. 4. Kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt lý thuyết, Đề tài hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững như chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững; khái niệm, điều kiện, nguyên tắc, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững của quốc gia; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững của quốc gia. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề tài đã sử dụng các thông tin và dữ liệu thứ cấp đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng dịch du lịch Việt Nam theo hướng bền vững trong thời gian vừa qua.
  9. vii Về giải pháp,trên cơ sở các dự báo về phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam, đề tài đã Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch Việt Nam; phương hướng và quan điểm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2020-2030 theo hướng bền vững 5. Sản phẩm: - 01 bài báo đăng Tạp chí khoa học chuyên ngành - 01 báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Phương thức chuyển giao Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài sau khi được nghiệm thu chính thức sẽ được chuyển giao toàn bộ tới phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Thương mại. Đồng thời, báo cáo tổng hợp của đề tài sẽ được lưu trữ tại thư viện của Trường Đại học Thương mại phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên của Nhà trường. Địa chỉ ứng dụng + Tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Viêt Nam. + Các trường có đào tạo về quản lý nhà nước về du lịch. + Tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động liên quan. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, đề tài được nghiên cứu để có thể vận dụng trong giảng dạy học phần Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành tai trường Đại học Thương Mại nói riêng và các trường có giảng dạy về quản trị dịch vụ lữ hành tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch nói chung. - Đối với phát triển kinh tế - xã hội + Đối với Tổng cục Du lịch: Đề tài có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý và khai thác chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để phát triển du lịch quốc gia bền vững + Đối với công ty lữ hành du lịch: Đề tài có thể giúp các doanh nghiệp xác định
  10. viii rõ vị trí, vai trò của mình trong phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn cả nước. Ngày 01 tháng 4 năm 2019 Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) Đỗ Minh Phượng
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, cần phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về du lịch và giúp Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ý tưởng về tính bền vững - và ba trụ cột của hành động kinh tế, môi trường và xã hội - hiện là một phần của việc ra quyết định trong nhiều lĩnh vực. Đối với du lịch, cũng như các ngành công nghiệp khác, việc thực hiện phát triển bền vững phụ thuộc vào các công ty chấp nhận trách nhiệm xã hội và môi trường của họ đối với xã hội, và thay đổi các hoạt động kinh doanh của họ để cải thiện hiệu suất bền vững của họ. Cam kết này được gói gọn trong nguyên tắc Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng dẫn các hành động bền vững cho doanh nghiệp. Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững xác định trách nhiệm xã hội là cam kết của các doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, làm việc với nhân viên, gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống. Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và khu vực chủ nhà trong khi bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bền vững dẫn đến ‘quản lý tất cả các nguồn lực theo cách có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, trong khi duy trì tính toàn vẹn văn hóa, các quá trình sinh thái thiết yếu, đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ cuộc sống. Mục tiêu của phát triển chuỗi du lịch bền vững là phát triển và quản lý các hoạt động và dịch vụ liên quan đến du lịch theo cách bảo tồn đặc tính của địa điểm được ghé thăm, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và bảo tồn các tài nguyên và điểm tham quan khiến các điểm đến du lịch mong muốn - và sống. Chuỗi ung ứng dịch vụ du lịch bền vững có nghĩa là tăng trưởng không làm tổn hại đến cấu trúc môi trường, xã hội và kinh tế của các điểm đến đã đến, mà là để cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường của các cộng đồng được truy cập. Có thể thấy rằng, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong thời gian qua như: một loạt các cơ chế, chính sách, thể chế liên quan có tác động tích cực, tạo nền tảng thúc đẩy chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển
  12. 2 du lịch thế giới và trong nước; các hãng lữ hành đã liên kết chặt chẽ với các cơ sở lưu trú du lịch; các hãng vận chuyển du lịch (kể cả hàng không) và các doanh nghiệp dịch vụ khác trên cơ sở hợp đồng kinh doanh; các sự kiện du lịch được tổ chức tại một địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế: Trong hệ thống các văn bản pháp quy này, ngành du lịch được xác định thuộc lĩnh vực dịch vụ, đóng vai trò như một “ngành kinh tế mũi nhọn " với trách nhiệm thu hút đầu tư, bảo tồn môi trường tự nhiên, văn hóa và di sản, và góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động hỗ trợ du lịch quan trọng vẫn thuộc sự điều hành của các Bộ ngành khác như: thương mại, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, v.v. Chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt nam vẫn thiếu các mô hình liên kết tốt, hiệu quả, có sự định hướng của Nhà nước, tạo ra giá trị và sức cạnh tranh cao hơn của sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù sản phẩm du lịch hiện nay đang phát triển một cách ồ ạt nhưng phần lớn trùng lặp và nghèo nàn về nội dung. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương vẫn chưa thật chặt chẽ trong xây dựng chính sách và trong điều hành. Sự phối kết hợp liên ngành, địa phương vẫn chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và hành động. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong từng địa phương để phát triển du lịch vẫn còn rất hạn chế. Quản lý tài nguyên thiếu thống nhất, triệt để; mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác tài nguyên dẫn tới nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh; môi trường du lịch tự nhiên và nhân văn bị xâm hại. Phối hợp liên vùng đã bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch. Tính căn cứ hành chính trong quy hoạch và đầu tư phát triển đã làm hạn chế không gian du lịch của các khu, điểm du lịch, dẫn đến thiếu đồng bộ và hiệu quả không cao. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng và giữa các thành phần tham gia trong hoạt động du lịch khá lỏng lẻo, thiếu cơ chế phối kết hợp. Như vậy, nhận thức chung của các đối tượng trên về vai trò chuỗi cung ứng dịch vụ du để phát triển du lịch chưa đúng mức. Nhận thức xã hội về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch chưa đầy đủ. Những điểm hạn chế này đã làm giảm đáng kể giá trị của từng sản phẩm thành phần của các thành viên trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch nằm trong chuỗi cung ứng du lịch.
  13. 3 Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam” là hết sức cấp thiết ở Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, VH-XH và môi trường của mỗi địa phương cũng như toàn lãnh thổ nhằm góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng, hiện nay đã có rất nhiều đề tài đi sâu vào các lĩnh vực như: chuỗi cung ứng hạt iều, chuỗi cung ứng rau sạch, chuỗi cung ứng hàng dệt may, chuỗi cung ứng hàng nội thất cao cấp,và chuỗi cung ứng thủy sản, các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch….Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này,tác giả đã tham khảo một số tài liệu như sau: Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch bền vững (DLBV) Cho đến nay, phát triển DLBV đã nhận được sự quan tâm và bàn luận từ nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả đều đưa ra khái niệm về DLBV, 3 trụ cột quan trọng để đảm bảo phát triển DLBV (kinh tế, VH-XH, môi trường) (Jonh Swarbrooke, 1998; Lars Aronsson, 2000; Valeriu, Elena Manuela, 2007; Nguyễn Đình Hòe, 2001; Phạm Trung Lương, 2002; Bùi Xuân Nhàn, 2012;…). Bên cạnh đó trong nghiên cứu “The Development of Sustainable Tourism” của Lars Aronsson (2000) còn đề cập đến phát triển DLBV tại điểm đến, trong đó có phân tích lý thuyết sản xuất và chiến lược PTDL trong dài hạn; các tác động của phát triển DLBV ở một vài điểm đến cụ thể [41]. Nghiên cứu “Sustainable Tourism Management” của Jonh Swarbrooke (1998) còn nhận dạng rõ các nhân tố cơ bản của DLBV là Chính phủ, ngành Du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch, truyền thông. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét DLBV ở các khu vực điểm đến khác nhau (vùng biển, vùng thành thị, vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, ở các nước đang phát triển); DLBV và công tác quản lý marketing, nguồn nhân lực, tài chính, quản trị tác nghiệp; DLBV với các lĩnh vực và loại hình du lịch khác nhau (điểm đến du lịch, điểm hấp dẫn du lịch, doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái , du lịch công vụ) [41]. Bài báo khoa học Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển DLBV ở Việt Nam của Phạm Trung Lương (2002) cũng đã tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triển
  14. 4 DLBV. Cụ thể, bài viết đã tổng quan và hệ thống hóa một số nội dung lý luận về phát triển DLBV như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển DLBV; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở đó, bài viết đã tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng PTDL Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992-2002, xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển DLBV đối với Việt Nam và đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển DLBV ở Việt Nam [17]. Các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng dịch vụ, chuỗi cung ứng du lịch, và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững. Với “Chuỗi cung ứng dịch vụ” - An Thị Thanh Nhàn -2018 – Tác giả đã đă đưa ra quan điểm về chuỗi cung ứng dịch vụ, đặc điểm, cấu trúc và nội dung vận hành chuỗi cung ứng dịch vụ. Tác giả đã phân tích Nguồn lực cơ bản của chuỗi cung ứng dịch vụ là kỹ năng lao động lành nghề.Năng lực chuỗi cung ứng dịch vụ thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng qua chất lượng dịch vụ cung ứng. Khả năng này lại phụ thuộc chủ yếu ở kỹ năng phục vụ của nhân viên và trình độ quản lý của nhà quản trị để tạo ra chất lượng dịch vụ phù hợp. Theo tác giả : “Trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch thì khách du lịch, nhà điều hành tour du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ tạo thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh”. Trên cơ sở khái luận về chuỗi cung ứng dịch vụ, một số các nghiên cứu đã đề cập đến chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Điển hình một số nghiên cứu: “Tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến quyết định quay lại Nha Trang của du khách nội địa “ của Nguyễn Thu Thủy (Đại học Nha Trang – Tạp chí khoa học và Công nghệ Đà Nẵng (2010), Chuỗi cung ứng du lịch và bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam (Trần thị Huyền Trang – Tạp chí quản lý kinh tế (2016), Theo Shu Yang & cộng sự (2008) đã định nghĩa “Chuỗi cung ứng du lịch” gồm 3 bộ phận : 1 – nơi thăm quan, 2 – tiện nghi, 3 – tổ chức tour. Đồng thời tác giả chia các bộ phận này thành hai lớp: lớp thuộc về môi trường kinh doạnh : nơi thăm quan và tiện nghi; lớp thuộc về người tổ chức khai thác môi trường kinh doanh : tổ chức tour. Bài báo: Vận dụng lý thuyết chuỗi cung ứng du lịch để phát triển ngành du lịch Miền Trung : Nguyễn Phúc Nguyên – (2012) – Tạp chí khoa học và công nghệ) đã chỉ ra cách phát triển ngành du lịch miền Trung dưới góc độ của quản trị chuỗi cung ứng và đề cập đến cách thức để tạo dựng lợi thế cạnh tranh của điểm đến, của ngành du lịch ở khu vực này bẳng cách sử dụng, đầu tư và quản lý nguồn lực cố hữu, nguồn lực sáng tạo, và nguồn lực bổ trợ.
  15. 5 Hay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Trần Thị Huyền Trang : “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch”(2017) cũng đã nghiên cứu xây dựng và phát triển các tiêu chí đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu và tựu chung lại, nội hàm của khái niệm chuỗi cung ứng du lịch đề cập đến 2 khía cạnh, đó là sự tồn tại của nhiều chủ thể hay các thành phần tham gia và mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại sự hài lòng cho khách du lịch. Một tài liệu nằm trong Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, có đề cập đến “chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm” với mục tiêu để tăng tính bền vững của chuỗi cung ứng du lịch có đưa ra quan niệm về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch :”Chuỗi cung cứng du lịch bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ du lịch cốt lõi và phụ trợ, sản phẩm cuối cùng được mua từ chuỗi cung ứng du lịch gọi là kỳ nghỉ (tour). Tài liệu có đề cập Một vài vấn đề chung về chuỗi cung ứng du lịch bền vững: các vấn đề về hoạt động kinh tế: doanh thu, lương và lợi ích của lao động dịch vụ, các sản phẩm địa phương; việc chi trả có trách nhiệm của doanh nghiệp…; các vấn đề về hoạt động văn hóa – xã hội: Các nhà cung cấp và thầu phụ, cộng đồng địa phương, Hợp đồng với các doanh nghiệp…; các vấn đề về môi trường: Sử dụng năng lượng, sử dụng nước, quản lý rác thải, quản lý nước thải, những tác động tới hệ sinh học và bảo tồn thiên nhiên, sử dụng các chất hóa học, sử dụng hóa chất, sự phát nhiệt (CO2), các chất làm yếu tầng ozone), cải tạo đất, ô nhiễm không khí, nước và đất, độ độc của các nguyên liệu và sản phẩm sử dụng, môi trường xây dựng (bao gồm bảo tồn kiến trúc, di sản lịch sử vàkhảo cổ học), hệ thống quản lý môi trường. Thực tế, mỗi địa phương, mỗi vùng du lịch, mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng trong phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Điều quan trọng là phải nhận biết, đánh giá, có kế hoạch và triển khai lựa chọn, khai thác, sắp xếp để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững. Các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam. Một số những công trình nghiên cứu có bàn luận và đánh giá về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam như: Tác giả Đỗ Minh Phượng :” Bàn về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của Việt Nam” (2018) đã đề cập đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng và nội dung, cơ chế và chính sách liên kết giữa khu vực Nhà nước và tư nhân trong phát triển du lịch. Đối với bài viết của tác giả Đinh Thu Phương “Quản trị chuỗi cung ứng du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0” có nghiên cứu một số kiến
  16. 6 thức nền tảng về chuỗi cung ứng du lịch, mối quan hệ giữa các đặc điểm ngành du lịch và nội dung quản trị chuỗi cung ứng ngành du lịch. Tác giả cũng trình bày những thách thức mà quản trị chuỗi cung ứng du lịch phải đối mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0. Hay tài liệu Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam có đề cập : “Du lịch có trách nhiệm và ngành lữ hành Việt Nam” Như vậy, việc nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững ở Việt Nam đã được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ vấn đề nói trên. Các công trình nghiên cứu thường chỉ thảo luận một, một số vấn đề đơn lẻ về chuỗi cung ứng dịch vụ; chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, hoặc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng, du lịch bền vững. Trong khi đó, chuỗi cung ứng dịch vụ nói chung và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nói riêng đặt ra yêu cầu phải theo hướng bền vững cả về lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Việc phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch không chỉ đòi hỏi phải khai thác thật tốt tiềm năng du lịch đặc sắc, độc đáo của Việt Nam để tạo sự khác biệt trong sản phẩm du lịch mà còn phải đảm bảo việc xây dựng, khai thác và tổ chức kinh doanh các sản phẩm du lịch từ chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch mang lại các lợi ích kinh tế, VH-XH và môi trường. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu của đề tài là đề xuất được giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững; giải pháp liên kết giữa các thành viên tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững phù hợp, có tính cạnh tranh cao của Việt Nam giai đoạn2020-2030. Để thực hiện mục tiêu tổng quát nói trên, đề tài sẽ hướng tới giải quyết cácmục tiêu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững như chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững; khái niệm, điều kiện, nguyên tắc, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững của quốc gia; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững của quốc gia. - Phân tích thực trạng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam trên các nhân tố ảnh hưởng, nội dung và các tiêu chí đánh giá; từ đó đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của các thành công, hạn chế trong phát
  17. 7 triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam trong thời gian qua. - Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch Việt Nam; phương hướng và quan điểm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2020-2030 theo hướng bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài có đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bao gồm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đại trà và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm. Bên cạnh đó, trong xu thế hiện nay, yêu cầu của phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành kinh tế du lịch nói riêng là hướng đến phát triển bền vững. Chính vì vậy, đề tài tiếp cận nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững. Đề tài cũng giới hạn tập trung nghiên cứu điều kiện, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các điều kiện phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam và trả lời câu hỏi chuỗi đã ứng tốt yêu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tại quốc gia hay chưa. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu đối với chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu thực trạng thông qua dữ liệu thứ cấp của 5 năm gần đây (giai đoạn 2013-2018) và định hướng đề xuất giải pháp chogiai đoạn 2020 – 2030. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Cách tiếp cận Đề tài tiếp cận trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ sở phương pháp luận của đề tài là triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các tiếp cận đi từ phân tích cơ sở lý thuyết về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững củaquốc gia và phân tích thực tiễn nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nước ta theo hướng bền vững. Nói cách khác, đề tài sẽ nghiên cứu và phân tích rõ lý luận và thực tiễn liên quan đến sự vận hành của chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững nhằmđáp ứng tốt
  18. 8 nhu cầu của KDL trong và ngoài nước cũng như lợi ích của cộng đồng địa phương. Trên cơ sở đó, đề tài đóng góp một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Nguồn dữ liệu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu, đó là: dữ liệu thứ cấp. Trong đó: - DLTC bao gồm các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững; kết quả hoạt động du lịch của Việt Nam; các điều kiện TNDL, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), nguồn nhân lực (NNL) du lịch, hiện trạng thị trường khách du lịch đến nước ta; phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bền vững;… Các DLTC được thu thập từ các giáo trình, sách, tạp chí, các bản quy hoạch, chiến lược PTDL, chiến lược chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, các đề án, các công trình nghiên cứu khoa học,… của các tác giả trong và ngoài nước, của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Bộ Văn hóa thể thao du lịch, Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, của Tổng cục Thống kê,…) 6. Kết cấu đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch theo hướng bền vữngtại quốc gia Chương 2. Thực trạng phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam theo hướng bền vững Chương 3. Giải pháp và kiến nghị phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2020-2030 theo hướng bền vững
  19. 9 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI QUỐC GIA 1.1. Khái luận về chuỗi cung ứng dịch vụ và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm, các nhân tố cấu thành, đặc điểm chuỗi cung ứng dịch vụ 1.1.1.1. Khái niệm và các nhân tố cấu thành chuỗi cung ứng dịch vụ a) Khái niệm - Khái niệm chuỗi cung ứng Có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu và thực hành. Có thể đưa ra một số khái niệm điển hình như sau: Theo M.Christopher, L. Martin (1992), chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Theo J. Beamon (1998), chuỗi cung ứng là quá trình liên kết giữa các thành viên kinh doanh khác nhau (như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ) làm việc với nhau nhằm mục đích: có được nguyên liệu, chế biến nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng và phân phối sản phẩm cuối cùng đến người bán lẻ. Theo S. Chopa và P Meindl (2012), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn người vận chuyển kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Theo Hội đồng chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (2010): chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. - Khái niệm chuỗi cung ứng dịch vụ Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng dịch vụ như sau: chuỗi cung ứng dịch vụ là một mạng lưới các nhà cung cấp, các nhà tích hợp dịch vụ, người tiêu dùng và các đơn vị hỗ trợ khác thực hiện chức năng và sử dụng các nguồn lực cần thiết để sản xuất dịch vụ; chuyển đổi các nguồn lực thành dịch vụ hỗ trợ dịch vụ cốt lõi; và cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng. b) Các nhân tố cấu thành chuỗi cung ứng dịch vụ
  20. 10 Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp hay giữa các nhân tố với nhau để phối hợp cùng nhau thực hiện nhiều chức năng trong một chuỗi cung ứng dịch vụ. Các doanh nghiệp này chính là các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ… là một trong những thành phần không thể thiếu trong một chuỗi cung ứng Các thành phần của một chuỗi cung ứng dịch vụ cơ bản:  Nhà sản xuất  Nhà phân phối  Nhà bán lẻ  Khách hàng  Các nhà cung cấp dịch vụ 1.1.1.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng dịch vụ Hiểu đơn giản, chuỗi cung ứng dịch vụ là một mạng lưới các nhà cung cấp, các nhà tích hợp dịch vụ, người tiêu dùng và các đơn vị hỗ trợ khác thực hiện chức năng và sử dụng các nguồn lực cần thiết để sản xuất dịch vụ; chuyển đổi các nguồn lực thành dịch vụ hỗ trợ dịch vụ cốt lõi; và cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2