intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

30
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại" nhằm xem xét kết quả học tập ngoại ngữ của sinh viên sau khi áp dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp với công nghệ có được cải thiện hay không; thực tiễn sinh viên sử dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ như thế nào từ đó có hướng đề xuất phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG HỌC TẬP TỰ ĐIỀU CHỈNH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số: CS20-51 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Thị Anh Thơ Thành viên tham gia: ThS. Hán Thị Bích Ngọc Hà Nội, Tháng 3/2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG HỌC TẬP TỰ ĐIỀU CHỈNH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số: CS20-51 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Thị Anh Thơ Thành viên tham gia: ThS. Hán Thị Bích Ngọc Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, Tháng 3/2021
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ............v MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................1 2. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ....................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................4 4. Cách tiếp cận ...............................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5 7. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................7 1.1. Học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning)........................................................7 1.1.1. Cơ sở hình thành học tập tự điều chỉnh .................................................................7 1.1.2. Định nghĩa học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning) ...................................9 1.1.3. Mối quan hệ giữa học tự điều chỉnh và sự tự chủ của người học ........................10 1.1.4. Các yếu tố cấu thành lên học tập tự điều chỉnh ...................................................11 1.1.5. Đặc điểm của người học tự điều chỉnh ................................................................12 1.1.6. Các mô hình học tập tự điều chỉnh ......................................................................13 1.1.7. Học tập tự điều chỉnh trong văn hóa Á Đông ......................................................16 1.1.8. Các yếu tố cản trở quá trình học tập tự điều chỉnh ..............................................17 1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ...........................................................19 1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................................19 1.2.2. Vai trò của ICT trong dạy và học ngoại ngữ .......................................................19 1.2.3. Khó khăn khi áp dụng ICT vào dạy và học ngoại ngữ ........................................20 1.2.4. ICT hỗ trợ cho hoạt động học tập tự điều chỉnh ..................................................21 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .23 2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................23 2.1.2. Bối cảnh diễn ra nghiên cứu ................................................................................23 i
  4. 2.1.3. Đối tượng tham gia ..............................................................................................24 2.1.4. Các bước tiến hành thực nghiệm .........................................................................24 2.1.5. Công cụ thu thập dữ liệu .....................................................................................25 2.1.6. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................................26 2.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................26 2.2.1. Kết quả từ phiếu khảo sát ....................................................................................26 2.2.2. Kết quả phép kiểm định t-test ..............................................................................35 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38 3.1. Kết luận...................................................................................................................38 3.2. Các kiến nghị và đề xuất về vấn đề nghiên cứu .....................................................38 3.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41 PHỤ LỤC .....................................................................................................................47 ii
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1. Các giai đoạn của quá trình học tự điều chỉnh (Zimmerman, 2002) ....... 14 Bảng 1.1. Các giai đoạn của quá trình học tự điều chỉnh (Pintrich, 2004) .................. 16 Biểu đồ 2.1. Phương tiện công nghệ thông tin được dùng trong hoạt động học tập tự điều chỉnh ................................................................................................................. 26 Bảng 2.1. Chia sẻ thông tin .......................................................................................... 27 Bảng 2.2. Tham gia tích cực trên mạng........................................................................ 28 Bảng 2.3. Tìm kiếm và phân loại tài liệu ..................................................................... 29 Bảng 2.4. Xử lý thông tin ............................................................................................. 30 Bảng 2.5. Mở rộng và đào sâu thông tin ...................................................................... 31 Bảng 2.6. Kiểm soát và tự nhận xét.............................................................................. 32 Bảng 2.7. Quản lý thông tin.......................................................................................... 33 Bảng 2.8. Tự đánh giá .................................................................................................. 34 Bảng 2.9. Học hợp tác .................................................................................................. 34 Bảng 2.10. Kết quả phép kiểm định t-test .................................................................... 36 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SRL Self-regulated learning APDIP Chương trình phát triển thông tin Châu Á Thái Bình Dương ICT Công nghệ thông tin và truyền thông iv
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại - Mã số: CS20 -51 - Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Thị Anh Thơ - Cơ quan chủ trì: Khoa Tiếng Anh, Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 2. Mục tiêu: - Xem xét kết quả học tập ngoại ngữ của sinh viên sau khi áp dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp với công nghệ có được cải thiện hay không - Thực tiễn sinh viên sử dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ như thế nào từ đó có hướng đề xuất phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Tính mới và sáng tạo: Cung cấp thêm minh chứng của sự tác động tích cực lên kết quả người học khi áp dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông đồng thời thêm một cách nhìn về phương tiện và công cụ người học sử dụng khi áp dụng phương pháp này. 4. Kết quả nghiên cứu: Kết quả bài kiểm tra khi hết thúc học phần của nhóm thực nghiệm có sự khác biệt với nhóm đối chứng chứng tỏ phương pháp đã có tác động lên người học và tạo ra sự khác v
  8. biệt ở kết quả học tập này. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên sử dụng tương đối ít các phương tiện công nghệ thông tin. Các kênh học phổ biến nhất với các em là các ứng dụng cài trên điện thoại, mạng xã hội và các công cụ trực tuyến. Các hoạt động học tập tự điều chỉnh mà sinh viên đã áp dụng công nghệ thông tin để triển khai cũng khá đa dạng. Tương ứng với phương tiện công nghệ ở trên, hoạt động học tập tự điều chỉnh mà sinh viên dùng công nghệ nhiều nhất là trao đổi thông tin và tìm kiếm học liệu qua mạng xã hội và liên hệ bạn bè qua công cụ giao tiếp như Zalo, Messenger. Ngoài ra còn kể đến tra cứu thuật ngữ trực tuyến, dịch trực tuyến, theo dõi các kênh Youtube và các kênh khác của những người giỏi trên mạng để học hỏi thêm. Các ứng dụng di động và chia sẻ học liệu qua các kênh lưu trữ cũng rất đáng quan tâm. Nhiều kĩ năng học tập tự điều chỉnh còn yếu đi kèm công nghệ sử dụng cũng giới hạn theo. Đó là việc kiểm tra đạo văn, quản lý trích dẫn nguồn tài liệu, quản lý thời gian, quản lý quá trình học, việc luyện nghe và các hoạt động trình bày ý cá nhân hay bài luyện rồi chia sẻ với bạn bè để nhận phản hồi và đánh giá. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) Bài báo: Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động học tập tự điều chỉnh của sinh viên chuyên Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số kì 2 -3/2021 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả được áp dụng vào giảng dạy sinh viên chuyên Tiếng Anh do Bộ môn Thực hành tiếng đảm nhận tại Trường Đại học Thương mại. Ngày tháng năm Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Người học tự chủ (learner autonomy) là một khái niệm học tập hiện đại lấy tâm lý học nhận thức làm cơ sở lý luận. xuất hiện vào những năm 60 thế kỷ 20 ở các nước phương tây. Đến giữa những năm 70 học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học ngôn ngữ. Vấn đề tự chủ trong học ngoại ngữ được các học giả nước ngoài chú ý đến từ rất sớm, nội dung các nghiên cứu rất đa dạng, nhiều góc độ, tầng bậc, từ khái niệm, định nghĩa đến cơ sở lý luận, điều kiện, những yếu tố ảnh hưởng đến tính tự chủ, đặc điểm của người học có tính tự chủ, vai trò của người dạy với tính tự chủ, khả năng thích ứng trong môi trường văn hóa khác nhau, nội dung, phương pháp, chiến lược rèn luyện tính tự chủ cho người học (Holec, 1981; Wenden, 1987; Little, 1991; Crookall, 1995; Benson, 2001; Chan, 2001). Trong nhiều nghiên cứu, sự tự chủ được gọi với những cái tên khác như tự định hướng (self-directing), tự quản lý (self-management) hoặc tự điều chỉnh (self-regulated learning) bởi rõ ràng là khả năng tự chịu trách nhiệm và tự đưa ra quyết định sẽ quyết định tính tự chủ của người học. Nhiều nghiên cứu khác lại có sự tách biệt với sự tự chủ là một khái niệm rộng và học tự điều chỉnh (self-regulated learning - SRL) là khái niệm hẹp hơn. Theo hướng tiếp cận này, học tự điều chỉnh là một quá trình, một phương tiện, một phương pháp dạy và học giúp người học đạt được mục tiêu học tập và thúc đẩy người học đạt được sự tự chủ trong học tập (Zimmerman, 2000). Học tập tự điều chỉnh nhận được sự quan tâm không kém gì sự tự chủ của người học trong giới nghiên cứu tâm lý và giáo dục. Các mô hình và khung lý thuyết về SRL có thể kể đến mô hình của Biggs (1985), Boekaerts (1995, 1996), Borkowski (1996), Pintrich (2004) và Zimmerman (1989, 1998, 2002). Ở trong nước, các nghiên cứu về sự tự chủ không phải là ít nhưng nghiên cứu về học tập tự điều chỉnh lại giới hạn với số lượng nhất định. Các nghiên cứu này đều nhấn mạnh vai trò của học tập tự điều chỉnh trong việc xây dựng tính tự chủ của người học và nâng cao năng lực ngoại ngữ (Trịnh, 2005; Nguyễn, 2008; Ngô, 2019; Trần & Nguyễn, 2020). Nghiên cứu của Trần Quốc Thao và Nguyễn Châu Hoàng Long (2020) mới đây đã đưa cái nhìn gần hơn về mức độ tự chủ của sinh viên khi học tiếng 1
  10. Anh. Mặc dù các em có thái độ tích cực với sự tự chủ, có ý thức được vai trò của tự chủ trong học ngoại ngữ nhưng gần như các em đều thiếu hiểu biết về cách thức học tự chủ. Kết quả là, sinh viên không triển khai học tự chủ thường xuyên và mức độ tự chủ của sinh viên là thấp. Để thúc đẩy tính tự chủ của người học, ngoài phương pháp như học tập độc lập (independent study), học tập tự định hướng (self-directed learning) và học qua dự án (project-orientation) (Phạm, 2017), một phương pháp cũng nhận được sự quan tâm không ít từ phía các nhà nghiên cứu chính là phương pháp dạy học trên nền tảng công nghệ (technology-based approach). Sự hiệu quả của học trên nền tảng công nghệ trong việc thúc đẩy sự tự chủ của người học được đề cập rõ trong nghiên cứu của Phan Thị Thanh Thảo (2015). Khi nói đến sử dụng công nghệ trong giảng dạy nói chung, Ngô Văn Giang (2016) đã đề cập đến 3 nhóm giáo dục đại học có tích hợp công nghệ thông tin: e- learning (đào tạo trực tuyến), blended learning (đào tạo kết hợp trực tuyến và trên lớp) và distance learning (đào tạo từ xa). Cho dù đấy là dạng giáo dục nào chúng ta cũng thấy được vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy và học. Bắt kịp xu thế thời đại, Lê Xuân Quỳnh (2013) cho rằng các chương trình học tích hợp công nghệ dần dần giúp sinh viên phát triển khả năng kiểm soát quá trình học của mình, thúc đẩy và nâng cao khả năng tự chịu trách nhiệm trong học tập, tạo thói quen với việc học tập tự định hướng. Đặng Tấn Tín (2012) cũng khẳng định sự kết hợp giữa hoạt động ở nhà và ở trường được tạo bởi nền tảng online có thể làm giàu cả môi trường học và môi trường xã hội của sinh viên, môi trường này hứa hẹn thúc đẩy sự tự chủ của người học. Cụ thể hơn, nhờ có công nghệ thông tin, giáo viên đã thay đổi vai trò của mình trong lớp học từ người cung cấp kiến thức thành người tổ chức và điều phối lớp học; sinh viên có tiếng nói hơn trong quá trình học tập; sinh viên tự chủ hơn và năng động hơn ngoài giờ học trên lớp đồng thời vẫn giữ mối quan hệ thầy trò nghiêm túc trong giờ trên lớp; mức độ sinh viên sử dụng công nghệ thông tin có mối liên hệ với niềm tin về trách nhiệm, sự sẵn lòng giải quyết các nhiệm vụ học tập và sự tự tin vào khả năng chịu trách nhiệm của mình (Nguyễn, V. & Stracke, E., 2017). 2
  11. Như vậy có thể thấy, sự tự chủ của người học và công nghệ thông tin đều có mối quan hệ tích cực tới việc học ngoại ngữ. Công nghệ thông tin cũng đóng vai trò nhất định trong việc xây dựng tính tự chủ của người học. Tuy nhiên những nghiên cứu về việc sử dụng các phương pháp làm tăng tính tự chủ của người học, góp phần nâng cao năng lực tiếng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin gần như vẫn còn hạn chế và vẫn là câu hỏi mở thôi thúc sự đóng góp từ các nhà nghiên cứu. 2. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay khi quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh thì nhu cầu về sử dụng ngoại ngữ lại càng cao. Thực tiễn đó đã thôi thúc các cơ sở đào tạo và các cá nhân làm nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ phải liên tục thay đổi để nâng cao chất lượng đào tạo một cách tốt nhất. Trong nhiều năm gần đây, phương pháp lấy người học làm trung tâm và tạo điều kiện cho người học theo đuổi việc học cả đời luôn là mục tiêu hướng tới của giáo dục. Yếu tố then chốt để hướng tới mục tiêu đó chính là xây dựng sự tự chủ của người học. Người học tự chủ có thể đưa ra các mục tiêu, biết chọn nội dung và phương pháp học, biết giám sát và đánh giá quá trình học tập của mình. Với việc học ngoại ngữ, sự tự chủ và năng lực tiếng có mối quan hệ tích cực với nhau. Những người có khả năng tự chủ càng cao thì năng lực tiếng của họ càng cao (Nguyễn, 2012). Tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây (Trần & Nguyễn, 2020), sinh viên học tiếng Anh có ý thức được vai trò của sự tự chủ trong việc học ngoại ngữ nhưng gần như các em đều thiếu hiểu biết về cách thức học tự chủ, dẫn tới việc triển khai học tự chủ không được thường xuyên và mức độ tự chủ là thấp. Nhìn từ mặt khác, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại phủ sóng của rất nhiều thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông. Các thiết bị này không những là phương tiện học tập hữu hiệu mà còn là kênh học phổ biến để người học khai thác nguồn dữ liệu dồi dào. Phương pháp học tập trong thời đại công nghệ số có sự khích lệ đáng kể tới sự tự chủ của người học. Người học có thể tự do sử dụng công nghệ sẵn có để tìm kiếm và tra cứu tài liệu, lựa chọn hình thức học, nội dung học và thời điểm học cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Các nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra rằng các chương trình học tích hợp công nghệ dần giúp sinh viên phát triển khả năng kiểm soát quá trình học của mình, thúc đẩy và nâng cao khả năng tự chịu trách nhiệm trong học tập, tạo thói quen với việc học tự định hướng (Lê, 2013). 3
  12. Ngoài ra sự kết hợp giữa hoạt động học ở lớp và ở nhà trên nền tảng công nghệ có thể làm giàu cả môi trường học và môi trường xã hội của sinh viên, hứa hẹn thúc đẩy sự tự chủ của người học (Đặng, 2012). Sự tự chủ trong học tập đóng vai trò không hề nhỏ trong quá trình học ngoại ngữ bởi quá trình này là sự tích lũy tri thức và sự luyện tập không ngừng nghỉ theo thời gian. Người học đòi hỏi khả năng tự điều chỉnh việc học của mình thông qua việc tự đề ra kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kế hoạch học tập đã đề ra. Thực tế đào tạo ngoại ngữ tại Đại học Thương Mại cho thấy khối lượng kiến thức các em cần học có thể nhiều nhưng giờ học với các môn thực hành tiếng còn khá khiêm tốn với 4 đến 5 giờ học một tuần. Nếu các em không dành thời gian tự học và tự điều chỉnh kế hoạch học tập của mình, các em không thể đạt được kết quả như mong đợi. Hơn nữa, sinh viên có năng lực tự học không chỉ liên quan trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp ở trường mà còn ảnh hưởng quan trọng đến việc học tập suốt đời của mỗi người. Việc phát triển năng lực tự học là một đòi hỏi trong giảng dạy khi sinh viên dần quen với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Từ thực tiễn này nhóm nghiên cứu mong muốn thực hiện đề tài về việc sử dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát huy tối đa tính tự chủ của người học từ đó nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ tại trường Đại học Thương Mại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu việc sử dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông vào việc giảng dạy ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Trường Đại học Thương Mại. Cụ thể, nghiên cứu hướng tới 1) xem xét kết quả học tập ngoại ngữ của sinh viên sau khi áp dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp với công nghệ có được cải thiện hay không, 2) thực tiễn sinh viên sử dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ như thế nào từ đó có hướng đề xuất phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. 4
  13. 4. Cách tiếp cận Sau khi xác định mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông. Từ cơ sở lý thuyết, phương pháp học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ sẽ được giới thiệu với sinh viên thuộc một lớp mà tác giả được phân công giảng dạy. Sau khi áp dụng phương pháp này, các em sinh viên tiến hành làm bài kiểm tra. Kết quả hai bài kiểm tra ở hai lớp khác nhau kết hợp bảng hỏi khảo sát sẽ được tổng hợp, so sánh và phân tích nhằm tìm hiểu phương pháp học tập tự điều chỉnh kết hợp công nghệ thông tin và truyền thông có nâng cao chất lượng đào tạo hay không và thực tiễn các em đã sử dụng phương pháp này như thế nào. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây và phương pháp định lượng lấy thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát. Phép kiểm định t-test là cơ sở để đánh giá sự cải thiện về khả năng ngôn ngữ của người học khi áp dụng phương pháp học tập tự định hướng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Sau khi được thu thập, các dữ liệu sẽ được phân tích và xử lý bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và so sánh. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là việc sử dụng hoạt động học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông vào việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên khoa Tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các hoạt động học tập tự điều chỉnh của sinh viên hi vọng sẽ giúp các em nâng cao năng lực ngoại ngữ của chính mình. Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Tiếng Anh, Đại học Thương Mại vào năm học 2020-2021. 43 sinh viên khoa Tiếng Anh sẽ tham gia nghiên cứu thực nghiệm và làm khảo sát sau khi kết thúc quá trình học tập của mình. Nghiên cứu giới hạn ở việc sử dụng hoạt động học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào việc học ngoại ngữ của sinh viên. 5
  14. 7. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu luận cứ khoa học của học tập tự điều chỉnh và công nghệ thông tin và truyền thông 1.1. Học tập tự điều chỉnh 1.1.1. Cơ sở hình thành học tập tự điều chỉnh 1.1.2. Định nghĩa học tập tự điều chỉnh 1.1.3. Mối quan hệ giữa học tự điều chỉnh và sự tự chủ của người học 1.1.4. Các yếu tố cấu thành lên hành tập tự điều chỉnh 1.1.4.1. Yếu tố mang tính cá nhân 1.1.4.2. Yếu tố mang tính hành vi 1.1.4.3. Yếu tố mang tính môi trường 1.1.5. Đặc điểm của người học tự điều chỉnh 1.1.6. Các mô hình học tập tự điều chỉnh 1.1.6.1. Mô hình được giới thiệu bởi Zimmerman (2002) 1.1.6.2. Mô hình được giới thiệu bởi Pintrich (2004) 1.1.7. Học tập tự điều chỉnh trong văn hóa Á Đông 1.1.8. Các yếu tố cản trở quá trình học tập tự điều chỉnh 1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông ICT 1.2.1. Định nghĩa ICT 1.2.2. Vai trò của ICT trong dạy và học ngoại ngữ 1.2.3. Khó khăn khi áp dụng ICT vào dạy và học ngoại ngữ 1.2.4. ICT hỗ trợ cho hoạt động học tập tự điều chỉnh Nội dung 2: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy và học tiếng Anh Nội dung 3: Nghiên cứu thực tiễn sinh viên sử dụng công nghệ và phương pháp học tập tự điều chỉnh vào học tiếng Anh 6
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning) 1.1.1. Cơ sở hình thành học tập tự điều chỉnh Từ những năm 1980, hoạt động tự điều chỉnh (self-regulated) được áp dụng vào dạy và học trong nhà trường và được nhìn nhận theo nhiều học thuyết khác nhau. Trong số đó thuyết nhận thức xã hội (social cognitive theory) có lời giải thích cho học tập tự điều chỉnh rõ ràng hơn cả (Ping, 2012). Theo thuyết này, việc học và sự phát triển của loài người không phải là một khối nguyên mà là một quá trình trải qua nhiều sự thay đổi. Albert Bandura đã phát triển thuyết này và cho rằng việc học có liên quan đến sự thay đổi về chức năng tâm lý của mỗi cá nhân. Theo Bandura (1989), con người chịu sự ảnh hưởng của yếu tố cá nhân, hành vi và môi trường. Yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm và yếu tố sinh học. Yếu tố môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội. Ba yêu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và hành vi được phản ánh là sự tương tác giữa suy nghĩ, tình cảm và hành động. kỳ vọng, niềm tin, nhận thức của bản thân, những mục tiêu và ý định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi con người. Nói cách khác những gì con người suy nghĩ, tin tưởng và cảm nhận sẽ được thể hiện thông qua hành vi. Mối tương quan giữa hành vi và môi trường là tác động qua lại theo 2 chiều. Trong cuộc sống hằng ngày, khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi trường. Trong khi đó môi trường luôn biến động và thay đổi sẽ tác động làm thay đổi hành vi. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và cá nhân được hiểu như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm mang yếu tố cá nhân đó với sự ảnh hưởng của môi trường. Những mong muốn của con người, niềm tin, khuynh hướng cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điểu chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã hội. Niềm tin vào bản thân là khái niệm cốt lõi của học thuyết. Niềm tin vào bản thân là sự tự tin của con người vào khả năng của họ để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. Từ các công trình nghiên cứu của Bandura, lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructivism) được dựng lên. Theo lý thuyết kiến tạo xã hội, kiến tạo kiến thức dù mang tính cá nhân nhưng được thực hiện trong một khung cảnh mang tính xã hội. Lý thuyết kiến tạo xã hội là một mô hình dạy và học. Đối với mô hình này, có 3 yếu tố 7
  16. liên kết chặt chẽ với nhau cho phép sự tiến bộ của người học: phương diện kiến tạo là muốn nói đến chủ thể học - người học, phương diện xã hội là muốn nói đến các đối tác liên quan là những người học khác và người dạy, phương diện tương tác là muốn nói đến môi trường ví dụ như các tình huống dạy và học. Theo Simon (1999), sự tự điều chỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc học và sự phát triển của con người. Khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong học thuyết nhận thức xã hội. Theo thuyết nhận thức xã hội, học tự điều chỉnh không chỉ được quyết định bởi các quá trình mang tính cá nhân mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố hành vi và môi trường theo cách tương hỗ lẫn nhau. Dựa trên thuyết này, Zimmerman (1989) đã đưa ra định nghĩa tự điều chỉnh là mức độ mà người học trở thành người tham gia tích cức về mặt siêu nhận thức (metacognitive), động lực và hành vi trong chính quá trình học của mình. Siêu nhận thức (metacognitive) là một thuật ngữ về sự hiểu biết và kiểm soát khả năng suy nghĩ và các hoạt động học (Brown, 1987). Theo Brown, Mỗi cá nhân có khả năng học và nhớ khác nhau. Siêu nhận thức có hai thành tố riêng rẽ: 1) nhận biết về các kỹ năng, chiến lược và nguồn lực cần có để thực hiện một nhiệm vụ một cách hiệu quả (biết làm gì); 2) năng lực sử dụng các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo thành công công việc (biết làm thế nào và khi nào). Các chiến lược ở thành tố thứ nhất (biết phải làm cái gì) bao gồm nhận dạng ý tưởng chính, thông tin thực hành, tạo ra những liên kết và hình ảnh, sử dụng thuật ghi nhớ, tổ chức nguồn lực để làm cho dễ nhớ, áp dụng các kỹ thuật đo nghiệm, phác ra các ý chính, và ghi chú. Các cơ chế điều chỉnh (thành tố thứ hai), biết làm sao và khi nào, bao gồm kiểm tra xem người học có hiểu không, lường trước kết quả, đánh giá hiệu quả, hoạch định bước tiếp theo, đo nghiệm các chiến lược, quyết định cách thức phân chia thời gian và nỗ lực, và xem lại hay chuyển qua các chiến lược khác để khắc phục những khó khăn gặp phải. Việc sử dụng các cơ chế điều chỉnh này gọi là giám sát nhận thức (cognitive monitoring). Những tiến trình này giám sát nhận thức này có thể coi như một phần của các tiến trình kiểm soát thực hiện đối với dòng thông tin thông qua các hệ thống ghi nhớ trong quá trình xử lý thông tin. Nhìn chung, các năng lực siêu nhận thức bắt đầu phát triển ở độ tuổi 5-7 và cải thiện dần ở tuổi đến trường. 8
  17. Như vậy có thể thấy, từ thuyết nhận thức xã hội, học tập tự điều chỉnh được quyết định bởi các yếu tố mang tính cá nhân, hành vi và môi trường. Nó là một phần của quá trình siêu nhận thức và quá trình dạy và học gắn liền với các chiến lược nhận thức được giới thiệu tới người học, giúp người học biết khi nào, ở đâu và vì sao sử dụng chúng hiệu quả cho hoạt động học của mình. 1.1.2. Định nghĩa học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning) Khái niệm tự học được nhiều học giả và nhà nghiên cứu giáo dục định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nguồn gốc từ lý thuyết về tâm lý học giáo dục, học tập tự điều chỉnh theo Pintrich (2000) là một quá trình mang tính kiến tạo và tích cực trong đó người học thiết lập mục tiêu học, tiến hành theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh động lực và hành vi của mình. Quá trình này được chỉ dẫn và ràng buộc bởi mục tiêu của người học và yếu tố môi trường học tập tại thời điểm đó. Cũng những ý cơ bản như vậy, Zimmerman (2002) định nghĩa học tập tự điều chỉnh là hoạt động mà người học thực hiện cho chính mình theo cách thức chủ động, tự khởi xướng. Đây là một quá trình mà trong đó người học có thể thay đổi khả năng tư duy để phù hợp với mục tiêu học tập được đề ra. Sự chủ động và tự khởi xướng ở đây chính là ý thức về điểm mạnh cũng như giới hạn của chính mình. Trong các định nghĩa khác, Winne (1995) nhấn trọng tâm của học tập tự điều chỉnh là quá trình tự định hướng và mang tính tự khởi xướng; Ertmer et al. (1996) tập trung vào khả năng và động lực của mỗi cá nhân thực hiện các phương pháp học tập; Chang và Wu (2003) xem đây là một khía cạnh tâm lý thúc đẩy động lực. Leaver, Ehrman và Shakhtman (2005) coi đây là quá trình mà nhờ đó người học vừa luyện tập vừa phát triển tính tự chủ. Các phương pháp học tự điều chỉnh như theo dõi, kiểm soát, điều tiết hoạt động nhận thức tư duy và hành vi của mỗi người (Garcia & Pintrich, 1994) tất cả được dùng để giúp sinh viên phát triển sự kiểm soát cá nhân, đây được coi là nguồn gốc chính của động lực bên trong để tiếp tục việc học của mỗi người (Zimmerman, 1995). Dù học tập tự điều chỉnh được nhìn nhận ở góc độ nào, hoạt động này thể hiện khả năng tự học, tự điều chỉnh việc học thông qua việc người học xác định động cơ 9
  18. học tập, tự quản lý việc học, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác. Đây là ý mà Trịnh và Rijlaarsdam (2003) nhắc đến trong nghiên cứu của mình đồng thời là định nghĩa mà nhóm nghiên cứu có chung quan điểm. 1.1.3. Mối quan hệ giữa học tự điều chỉnh và sự tự chủ của người học Tính tự chủ của người học (learner autonomy) là khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của mình (Holec, 1981). Theo Holec, điều này có nghĩa chịu trách nhiệm cho tất cả các mặt của quá trình học bao gồm lập mục tiêu, lựa chọn tài liệu, quyết định về hoạt động về phương pháp, kiểm soát quá trình và đánh giá kết quả học. Khi so sánh tính tự chủ này với các định nghĩa học tập tự điều chỉnh ở trên có thể thấy những điểm chung về mặt lập mục tiêu, theo dõi và giám sát việc học. Tuy nhiên hai từ này không thể thay thế cho nhau được (Loyens, 2008). Học tập tự điều chỉnh là một đặc điểm của người học, là biểu hiện của người học tự chủ trong đó người học có trách nhiệm cho tất cả các quyết định liên quan đến việc học của mình (Dickinson, 1987). Trong khi đó sự tự chủ vừa là đặc tính vừa là đặc điểm của môi trường học. Khi nói đến sự tự chủ là nói đến sự kiểm soát của người học lên môi trường học và nó cung cấp vai trò quan trọng với người học khi bắt đầu một nhiệm vụ học tập. Một khóa học được thiết kế theo cách như vậy nghĩa là người học kiểm soát việc học của mình và lựa chọn cả nội dung (Benson, 2011). Sự khác biệt này rất có ý nghĩa với việc thiết kế giảng dạy. Khi bắt đầu nhiệm vụ học, với học tập tự điều chỉnh giáo viên là người đưa ra nhiệm vụ học tập, trong đó người học sẽ có mức độ tự do khác nhau để lựa chọn phương pháp và sự tích cực tham gia vào các hoạt động học cụ thể. Theo Holec (1981), người học tự chủ có trách nhiệm quyết định cả nhiệm vụ học tập. Nó khác với việc giáo viên đưa ra bài học và người học chịu trách nhiệm và tổ chức các nguồn lực học tập của mình. Xét về nguồn gốc, theo Lewis và Vialleton (2011) học tự chủ là phương pháp lấy người học làm trung tâm có gốc rễ từ thuyết tự do của người học trong khi đó học tập tự điều chỉnh được hình thành bởi thuyết nhận thức xã hội và nó bao gồm nhiều quá trình tự thúc đẩy, đặt mục tiêu, tự tin vào năng lực bản thân và tự đánh giá. 10
  19. Nguyễn va Gu (2013) cho rằng học tự chủ là sự kết hợp của sự tự khởi xướng của người học (self-initiation) ví dụ sự mong muốn và sẵn lòng để học và việc học tự điều chỉnh với trọng tâm vào phương pháp và kĩ năng tự quản lý mang tính siêu nhận thức như lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá. Bension (2011) cũng đồng tình với quan điểm này và thêm rằng nghiên cứu học tập tự điều chỉnh có thể giúp các nhà giáo dục quan tâm đến học tự chủ có thể hiểu rõ hơn về các mặt nhận thức và siêu nhận thức của hoạt động kiểm soát việc học. Bension (2011) kết luận rằng học tập tự điều chỉnh là khái niệm hẹp hơn so với học tự chủ. Đây cũng là lời kết cho mối quan hệ giữa học tự điều chỉnh và sự tự chủ mà nhóm người viết muốn đề cập đến ở phần này. 1.1.4. Các yếu tố cấu thành lên học tập tự điều chỉnh Theo Zimmerman (1989), có ba thành tố cấu thành lên học tập tự điều chỉnh là yếu tố cá nhân, yếu tố hành vi và yếu tố môi trường 1.1.4.1. Yếu tố mang tính cá nhân Có 4 yếu tố thuộc tính cá nhân này: kiến thức của người học, quá trình siêu nhận thức, tâm lý và niềm tin vào bản thân. Thứ nhất, kiến thức được chia nhỏ ra gồm kiến thức về phương pháp học, kiến thức về cách sử dụng những phương pháp này và kiến thức về khi nào và tại sao phương pháp đó lại hiệu quả. Thứ hai, quá trình đưa ra quyết định siêu nhận thức bao gồm 2 cấp độ là lập kế hoạch và kiểm soát. Thứ ba, vấn đề tâm lý cũng có ảnh hưởng đến học tự điều chỉnh. Ví dụ khi người học lo lắng quá trình siêu nhận thức bị cản trở và người học cũng gặp khó khăn với việc lập mục tiêu dài hạn. Sự tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy) là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới học tập tự điều chỉnh. Đây chính là niềm tin của người học về khả năng của mình để học hay thực hiện một nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. 1.1.4.2. Yếu tố mang tính hành vi Yếu tố này được chia thành tự quan sát (self-observation), tự đánh giá (self- judgement) và tự phản hồi (self-reaction). Mỗi yếu tố nhỏ này lại có sự ảnh hưởng bởi quá trình mang tính cá nhân và môi trường. Tự quan sát có nghĩa là theo dõi một cách có hệ thống việc thực thi nhiệm vụ học tập của người học. Quan sát chính mình có thể cung cấp thông tin về việc người đó đang tiến tới mục tiêu của mình tốt ở mức độ nào. 11
  20. Hai phương thức biểu hiện cho sự tự quan sát là làm báo cáo và ghi hay thu lại hành động của người học. Yếu tố thứ hai, tự đánh giá, là việc so sánh có hệ thống kết quả học tập của người học với tiêu chuẩn hoặc mục tiêu đề ra trước đó. Chuẩn hoặc mục tiêu có thể bao gồm chuẩn mực xã hội hoặc tiêu chí về thời gian. Hai biểu hiện của tự đánh giá là kiểm tra và xếp hạng. Ví dụ người học tự kiểm tra đáp án với đáp án chuẩn và xếp hạng bài của mình với bài của người khác hay mẫu chuẩn của giáo viên. Yếu tố thứ ba – tự phản hồi là cách tự phán ảnh mang tính hành vi nhờ đó người học tối ưu hóa được quá trình học của mình. Ví dụ điển hình việc tự khen hoặc tự phê bình. 1.1.4.3. Yếu tố mang tính môi trường Yếu tố mang tính môi trường là ảnh hưởng của trải nghiệm mang tính xã hội và môi trường lên việc học. Zimmerman (1989) đã đề cập đến 5 kiểu ảnh hưởng thuộc nhóm này. Đó là cách học theo kiểu làm mẫu bắt chước, là việc sử dụng từ ngữ để thuyết giảng, là sự trợ giúp trực tiếp từ người khác ví dụ từ phía giáo viên, là tình huống học tập cụ thể ví dụ độ ồn của môi trường học thuật đối với một người ưa yên tĩnh và sự thay đổi mức độ khó của nhiệm vụ. 1.1.5. Đặc điểm của người học tự điều chỉnh Những người học có khả năng tự điều chỉnh có những phẩm chất mà người khác không có. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt của một người học có khả năng tự điều chỉnh và người học không có khả năng này (Zimmerman, 1998, 2002; Winne, 1995; Perry&Vandekamp, 2000). Người học được coi là có khả năng tự điều chỉnh chủ động tham gia vào việc học của chính mình hơn là tin tưởng vào giáo viên, cha mẹ hoặc trường lớp. Họ được miêu tả là người tự khởi xướng, người kiên quyết theo các nhiệm vụ học tập, chiến thắng khó khăn và có phản ứng phù hợp với kết quả học tập. Ngược lại người học thiếu tính điều chỉnh có sự tin tưởng thấp vào bản thân, trốn tránh bằng việc tìm kiếm các nhiệm vụ học tập đơn giản, trì hoãn và tránh làm tất cả các công việc cùng lúc. Họ thường là những người thiếu động lực, thiết lập mục 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2