intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng

Chia sẻ: Nguyễn Phong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

133
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (Persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng được nghiên cứu nhằm bổ sung cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng đối với cây trưởng thành cũng như ngay từ giai đoạn vườn ươm; tạo cơ sở cho chiến lược chọn tạo và phát triển giống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA SINH HỌC  BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
  2. ĐỀ TÀI KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÁC LẬP  CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO VIỆC NHẬN DẠNG  MỘT SỐ DÒNG BƠ (Persea americana Miller)  ĐàQUA SƠ BỘ TUYỂN CHỌN TẠI LÂM ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn:  LÊ NGỌC TRIỆU Sinh viên thực hiện:  NGUYỄN HOÀNG PHONG (CSK 38) NGUYỄN THANH TIỀN (CSK 38) MAI TIẾN ĐẠT (CSK 39) THÁI THẠCH BÍCH (CSK 39)
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ  Đánh  giá  đa  dạng  di  truyền,  xác  lập  chỉ  thị  phân  tử  cùng  với  khảo  sát  hình thái cũng như đặc điểm nông học  của các tập đoàn  giống đã được  tiến hành phổ biến trên các đối tượng tài nguyên thực vật. Đây là những  công  việc  cần thiết  nhằm làm  tăng  hiệu quả  cho quá trình  nhận dạng,  phát triển và chọn tạo giống mới đối với cây trồng.   Bơ là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triên ở  Lâm Đồng. Đã có nhiều chủng giống bơ được trồng nơi đây nhưng cơ  sở dữ liệu cho việc nhận dạng, chọn tạo và công nhận giống còn chưa  hoàn thiện, cần phải được nghiên cứu thêm. Trước mặt cần triển khai  ghi nhận đặc điểm sơ bộ về hình thái quả và năng suất của các dòng bơ  đang được phát triển; đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn này và xác lập  chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng các dòng bơ tiềm năng nhằm: ­ Bổ sung  cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng đối với cây trưởng thành  cũng như ngay từ giai đoạn vườn ươm. ­ Tạo cơ sở cho chiến lược chọn tạo và phát triển giống. Đó là lý do đề tài này được đăng ký và triển khai thực hiện.
  4. Vật liệu: Qua khảo sát ban đầu, có nhiều dòng/giống bơ nhập nội và được chọn tạo trong  nước được canh tác tại Lâm Đồng. Tuy vậy có 11 dòng bơ được chọn tạo trong  nước đang được phát triển. Đây là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.  11  dòng  được  khảo  sát   các  đặc  Trong đó, 06 dòng cần được  điểm cơ bản về năng suất và hình  xác lập chỉ thị phân tử, gồm: thái  quả  và  đánh  giá  đa  dạng  di  truyền gồm: 04 04 05 05 Hải triều 1 Hải triều 1 Hải Triều 2 Hải Triều 2 34 34 36 36 34 lai HO TO BM00 BM02
  5. Nội dung, phương pháp và kết quả nghiên  cứu Nội  dung  1:  Ghi  nhận  sơ  bộ  đặc  điểm  hình  thái  và  nông  học  của các dòng bơ khảo sát Phương pháp: Dựa  vào  dữ  liệu  ghi  nhận  thực  tế  và  thu  thập  thông  tin  từ  người  dân, các nhà nghiên cứu, kinh doanh bơ, đặc biệt là tham khảo kết  quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây trồng  thành phố Bảo Lộc.  Các đặc điểm ghi nhận gồm: +  Đặc  điểm  quả:  màu  sắc,  độ  dày  vỏ,  chất  lượng  thịt  quả,  kích  thước hạt, trọng lượng và hình dạng chung của quả. + Đặc điểm năng suất thông qua các phiếu hỏi.
  6. Kết quả: DÒNG BƠ 04 Địa chỉ thu mẫu: Đức Giang – Bảo Lâm Năng suất: 300kg/cây/năm  Quả thon dài, thịt quả vàng nhạt, ráo, dẻo Khi chín vỏ quả màu xanh  Cỡ hạt: Trung bình
  7. DÒNG BƠ 05 Địa chỉ thu mẫu: Thôn 8 – Tâm châu – Di Linh Năng suất: 220kg/cây/năm  Thịt qủa vàng, hạt nhỏ Quả thuôn dài  Vỏ quả chín có màu xanh  Cỡ hạt: Trung bình Trọng lượng quả trung bình: 600g
  8. DÒNG BƠ 34 Địa chỉ thu mẫu: khu 4 – Phường B’Lao – Bảo Lộc. Năng suất: khoảng 300kg/cây/năm Chín vỏ da màu xanh thuôn dài, cơm vàng, hạt bé ( có trái không hạt ) Chiều dài quả từ 25 cm đến 35 cm Khối lượng quả từ 300g đến 800g
  9. DÒNG BƠ 34 LAI  Địa chỉ thu mẫu: Trang trại giống bơ Hải Triều – Đambri –  Bảo Lộc Năng suất: khoảng 250kg/cây/năm Khi chín vỏ quả có màu xanh, quả hơi tròn Hạt trung bình, không dính vỏ
  10.   DÒNG BƠ 036 Địa chỉ thu mẫu: Trang trại PGS. Nguyễn Văn Kết ­ Đức Trọng­  Lâm Đồng Năng suất: 200­ 300 kg/cây/năm Vỏ quả chín có màu xanh, quả hình bầu dục, thịt quả dày màu vàng  đậm, dẻo, béo Trọng lượng quả trung bình 750g Kích cỡ hạt: Trung bình
  11. DÒNG BƠ HO Địa chỉ thu mẫu: Trang trại PGS. Nguyễn Văn Kết  Đức Trọng­ Lâm Đồng Năng suất: 160 – 180 kg/cây/năm Trọng lượng quả: 380 – 450 g Vỏ quả già màu tím nhạt, thịt quả vàng kem, khá béo, không xơ.  Hạt gắn khít thịt quả nhưng dễ tách. Hoa sai, khả năng đậu quả cao
  12.  DÒNG BƠ TO Địa chỉ thu mẫu: Trang trại PGS. Nguyễn Văn Kết Đức Trọng­ Lâm Đồng Năng suất: 150 – 200 kg/cây/năm Trọng lượng quả: 380 – 450 g Vỏ quả già màu tím nhạt, hơi sần, không xơ  Kích cỡ hạt: Trung bình Hoa trổ đồng thời và đều nhau trên toàn cây
  13.  DÒNG BƠ BM00 Địa chỉ thu mẫu: Trang trại PGS. Nguyễn Văn Kết Đức Trọng­ Lâm Đồng Năng suất: 160 – 180 kg/cây/năm Trọng lượng quả: 380 – 450 g Vỏ quả già màu tím, mỏng, nhẵn bóng, cơm dày, ít sơ Kích cỡ hạt: Trung bình
  14. DÒNG BƠ BM02 Địa chỉ thu mẫu: Trang trại PGS. Nguyễn Văn Kết Đức Trọng­ Lâm Đồng Năng suất: 140 – 180 kg/cây/năm Trọng lượng quả: 180 – 200 g Quả hình tròn đều Vỏ quả chín xanh, hơi sần, Kích cỡ hạt: Trung bình
  15. G BƠ HẢI TRIỀU 2 hỉ thu mẫu: Trang trại giống bơ Hải Triều – Đambri ­ Bảo Lộc Năng suất: Vẫn chưa rõ Màu quả khi chín : Xanh Hình hạng quả: Oval hơi dài Thịt quả: Vàng nhạt, không sơ, đặc đều Hạt: Tròn, không lắc Khối lượng của quả:  250­ 475g G BƠ HẢI TRIỀU 1 hỉ thu mẫu: Trang trại giống bơ Hải Triều – Đambri ­ Bảo Lộc Năng suất: 650 kg/cây/năm Màu quả khi chín : Xanh Hình hạng quả: Oval dài đều  Dính thịt quả , không lắc, hình tròn i lượng của quả: 420­ 680g
  16. Nội dung 2: Tách chiết, kiểm tra nồng độ và chất lượng  DNA DNA từ mẫu lá được tách chiết theo quy trình CTAB I có cải tiến (bổ sung SDS  10% vào đệm chiết) DNA  sau tách chiết được kiểm tra nồng độ và chất lượng bằng phương  pháp kiểm tra mật độ quang ở các bước sóng 260nm và 280nm. Kết quả +  11  mẫu  DNA  của  11  dòng  bơ  khảo  sát,  trong  đó  có  6  dòng  cần  phát  triển  marker nhận dạng với 3 mẫu/dòng đã được tách chiết và tinh sạch + Các mẫu DNA sau tách chiết đạt độ tinh sạch cao với lượng đủ cho các thực  nghiệm tiếp theo.
  17. Nội dung 3: Làm nảy sinh đặc trưng nhận dạng DNA dựa trên  PCR Phương pháp: Sử dụng kỹ thuật ISSR (Khuếch đại đoạn giữa các trình tự lặp đơn giản) để làm  nảy sinh đặc trưng nhận dạng DNA với 10 mồi được sử dụng sau: Số band ghi nhận  Số band ghi nhận  Ta cho đánh giá đa  cho việc xác lập chỉ  STT Tên mồi Trình tự  (0C) dạng di truyền11  thị phân tử nhận  dòng bơ dạng 6 dòng bơ 1 ISSR 808 5' –(AG)8 C­3' 52 7 17 2 ISSR 844B 5' –(CT)8 GC­3' 52 10 18 3 ISSR 17899B 5'­(CA)6 GG­3' 54 16 12 4 HB9 5'­(GT)6 GG­3' 52 7 14 5 HB14 5'­(CTC)3 GC­3' 52 10 11 6 HB13 5'­(GAG)3 GC­3' 52 11 10 7 UBC 856C 5'­(AC)8 CA­3' 52 9 14 8 UBC 856T 5'­(AC)8 TA­3' 52 11 13 9 UBC 873 5'­(GACA)4 ­3' 52 15 14 10 UBC 859G 5' –(TG)8 GC­3' 51,5 2 02 Tổng thể 98 125
  18. Khuếch  đại  DNA:  Phản  ứng  PCR  được  thực  hiện  với  dung  tích  20  µl  chứa  2  mM  MgCl2,  0.25  mM  mỗi  loại  dNTP,  1U  Taq  DNA  polymerase  (ThermoScientific),  0.2  µM  mồi  và  khoảng  30  ng  khuôn  mẫu  DNA,  BSA  0.5%.  Chương trình nhiệt sau:  94 0C trong 5 phút;  10 chu kỳ, mỗi chu kỳ có tiến trình nhiệt  94 0C trong 45 giây Nhiệt độ bắt mồi thích hợp +5 (Ta  +5)  0C (Ta  trong bảng trên) trong  45 giâygiảm dần 0,5 0C/chu kỳ Kéo dài mạch ở 720C trong 1 phút 30 giây;  36 chu kỳ, mỗi chu kỳ có tiến trình nhiệt  94 0C trong 45 giây Nhiệt độ bắt mồi thích hợp (Ta) trong 45 giây Kéo dài mạch ở 720C trong 1 phút 30 giây Bước kéo dài mạch cuối cùng ở 720C trong 15 phút. (Touchdown PCR) Điện di, chụp  ảnh gel:  Sản phẩm khuếch đại được phân tách trên gel agarose  2%, sử dụng đệm TBE với điện thế 60 Volt, gel sau điện di được nhuộm với  ethidium bromide (0.5 µg/ml), và được chụp  ảnh dưới các ánh sáng cực tím có  bước sóng 254/312 nm
  19. Kết quả: Ảnh gel Đặc trưng nhận dạng DNA phục vụ cho  đánh giá đa dạng di truyền 11 dòng bơ theo 10 mồi Mồi ISSR 808 Mồi ISSR 844B Mồi ISSR 856C Mồi ISSR 856T Mồi ISSR 17899B Mồi ISSR HB13 Mồi ISSR Mồi ISSR UBC873 UBC859G Mồi ISSR HB9 Mồi ISSR HB14 Ghi chú: 1: dòng 04,  2: dòng 05,  3: dòng Hải Triều 2,  4: dòng Hải Triều 1,  5: dòng  34;  6:  dòng  36;  7:  dòng  34  lai;  8:  dòng  HO,  9:  dòng  TO;  10:  dòng  BM00,  11:  dòng  BM020.
  20. Ảnh gel Đặc trưng nhận dạng DNA phục vụ cho việc xác lập marker phân  tử  nhận  dạng 06 dòng bơ theo 10 mồi Mồi ISSR 808 Mồi ISSR Mồi ISSR Mồi ISSR 844B 856C 856T Mồi ISSR Mồi ISSR Mồi HB13 Mồi HB14 17899B HB9 Mồi ISSR UBC873 Mồi ISSR UBC859G Ghi chú: 1, 2, 3: các mẫu dòng 04;  4, 5, 6: các mẫu dòng 05;  7, 8, 9: các mẫu dòng  Hải Triều 2;  10, 11, 12: các mẫu dòng Hải Triều 1;  13, 14, 15: các mẫu dòng 34;  16, 17, 18: các mẫu dòng 36. Dựa trên sự xuất hiện hay vắng mặt các band trên gel, thiết lập ma trận  0/1  để đánh giá đa dạng và xây dựng marker cho việc  nhận dạng dòng   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1