ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA<br />
PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN<br />
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015<br />
<br />
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2<br />
1. Lý do kiểm kê................................................................................................. 2<br />
2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê ....................................................................... 2<br />
a) Đối tượng kiểm kê: ..................................................................................... 2<br />
b) Phạm vi kiểm kê ......................................................................................... 3<br />
3. Phương pháp kiểm kê..................................................................................... 3<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN<br />
HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 4<br />
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN<br />
HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 6<br />
1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể...................................... 6<br />
a) Ngữ văn dân gian ........................................................................................ 6<br />
b) Nghệ thuật trình diễn dân gian ................................................................... 8<br />
c) Tập quán xã hội......................................................................................... 10<br />
d) Lễ hội truyền thống................................................................................... 27<br />
e) Nghề thủ công truyền thống...................................................................... 30<br />
f) Tri thức dân gian ....................................................................................... 32<br />
2. Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu………………………………34<br />
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT<br />
THỂ..................................................................................................................... 39<br />
1. Đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ............................................ 39<br />
2. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 43<br />
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN<br />
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................................................................... 46<br />
1. Định hướng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn<br />
thành phố Đà Nẵng........................................................................................... 46<br />
2. Các giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn<br />
hóa phi vật thể đã được kiểm kê ...................................................................... 47<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do kiểm kê<br />
Văn hóa phi vật thể (hay văn hóa vô thể, văn hóa ẩn) là một bộ phận quan<br />
trọng của một nền văn hóa, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của<br />
mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Văn hóa phi vật thể nằm trong trí nhớ con người và<br />
thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các<br />
loại hình văn học nghệ thuật. Ngày nay, vai trò của văn hóa phi vật thể trở nên<br />
quan trọng hơn, trước những thay đổi nhanh chóng, mang tính thời đại ở các<br />
phương diện kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa – xã<br />
hội ở nhiều nước cho thấy: dân tộc nào giữ được vốn văn hóa phi vật thể thì dân<br />
tộc đó giữ được bản sắc văn hóa của mình.<br />
Những năm gần đây, do hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi<br />
vật thể, Nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư kinh phí và chất xám cho hoạt<br />
động sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Điều này được cụ thể<br />
hóa ở mục tiêu IV của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa.<br />
Trong công tác quản lý văn hóa – xã hội, việc nắm bắt được thực trạng<br />
cũng như tiềm năng văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng một cách<br />
cụ thể và hệ thống sẽ đem lại căn cứ khoa học để các nhà quản lý có thể điều<br />
chỉnh, tác động tích cực đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân<br />
một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, vấn đề văn hóa phi<br />
vật thể được đặt ra một cách cấp bách hơn. Là một thành phố có tốc độ phát<br />
triển kinh tế, cũng như đô thị hóa nhanh nhất cả nước, Đà Nẵng đang phải đối<br />
mặt với nhiều mặt trái không mong muốn của sự phát triển là những biến đổi,<br />
tác động lớn đến diện mạo và cấu trúc của các giá trị văn hóa truyền thống.<br />
Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể sẽ gi p các tổ chức, cá nhân<br />
làm công tác uản lý di sản và các chủ thể văn hóa có thể nâng cao nhận thức về<br />
di sản và tầm uan trọng của nó đối với các cá nhân và cộng đồng sở hữu, uản<br />
lý. ên cạnh đó, có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di sản văn hoá phi vật<br />
thể đang bị mất dần và lựa chọn các di sản tiêu biểu có giá trị để lập hồ sơ đề<br />
nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật<br />
thể cấp quốc gia.<br />
2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê<br />
a) Đối tượng kiểm kê:<br />
Đối tượng kiểm kê là những di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trên<br />
địa bàn quận Sơn Trà, bao gồm các loại hình di sản được uy định tại Thông tư<br />
số<br />
2 1 TT- V TTDL ngày 3 tháng năm 2 1 của ộ Văn hoá, Thể<br />
thao và Du lịch. Cụ thể như sau:<br />
- Ngữ văn dân gian;<br />
- Nghệ thuật trình diễn dân gian;<br />
2<br />
<br />
- Tập quán xã hội;<br />
- Lễ hội truyền thống;<br />
- Nghề thủ công truyền thống;<br />
- Tri thức dân gian.<br />
Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ<br />
khẩn cấp.<br />
b) Phạm vi kiểm kê<br />
Về phạm vi kiểm kê, chú trọng khảo sát điểm, lựa chọn các địa bàn được<br />
đánh giá giàu trữ lượng di sản văn hóa ở quận Sơn Trà để triển khai kiểm kê.<br />
3. Phương pháp kiểm kê<br />
Phương pháp tiến hành kiểm kê: Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài<br />
liệu hiện có (sách, báo, tạp chí, chuyên luận...) liên uan đến từng loại hình văn<br />
hoá phi vật thể trên địa bàn; khảo sát điền dã; phỏng vấn, ghi chép, tư liệu hóa<br />
các thông tin thu thập được trong uá trình điền dã; thống kê, phân loại và phân<br />
tích tài liệu thu được tại thực địa từng địa phương (bảng, biểu phỏng vấn, băng<br />
ghi âm, ghi hình...); đồng thời tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tư liệu hóa, hệ thống<br />
hóa, thư mục hóa các thông tin, các phiếu kiểm kê và các tài liệu, tư liệu có liên<br />
uan đã thu thập được.<br />
<br />
3<br />
<br />