intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài Phân tích tài chính công ty chứng khoán

Chia sẻ: Vũ Kha | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:40

237
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là sinh viên khoa Kinh Tế Đầu Tư và cũng rất đam mê trong lĩnh vực tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng em đã xin thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Maybank nhằm có cơ hội tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế về thị trường chứng khoán ngoài những kiến thức mà em đã trau rồi được trên ghế nhà trường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài Phân tích tài chính công ty chứng khoán

  1. BÁO CÁO TỔNG HỢP Phân tích tài chính công ty chứng khoán
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK ........................................................... 4 PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ........................................................................................................ 14 PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK. ............................................ 14 Báo cáo tài chính giữa năm và niên độ của các doanh nghiệp. ........ 14 Báo cáo tài chính hợp nhất và tổng hợp ............................................ 16 Phần 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK. .................. 18 KẾT LUẬN ......................................................................................... 39
  3. LỜI MỞ ĐẦU Là sinh viên khoa Kinh Tế Đầu Tư và cũng rất đam mê trong lĩnh vực tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng em đã xin thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Maybank nhằm có cơ hội tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế về thị trường chứng khoán ngoài những kiến thức mà em đã trau rồi được trên ghế nhà trường Là một công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam cả về vốn và thị phần công ty Cổ Phần Chứng Khoán Maybank có dịch vụ rât đa dạng bao gồm: Dịch vụ chứng khoán, phân tích và tư vấn đầu tư, dịch vụ thị trường vốn, dịch vụ thị trường nợ, quản lý tài sản không những thế tại Maybank còn có một môi trường làm việc năng động sáng tạo và chuyên nghiệp. Với những lý do như trên nên em đã nộp đơn xin thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Maybank Sau 3 tuần thực tập tại Maybank em đã có thể hiều biết thêm về các hoạt động của chi nhánh cũng như của công ty đặc biệt là các hoạt động đầu tư vào hạ tầng của Maybank, đầu tư vào thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Cũng như cơ hội áp dụng các kiến thức trong trường vào thực tế. Nhờ đó em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp nhằm giới thiệu tổng quát về đơn vị thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn anh, chị tại Maybank, cô Phạm Thu Hương giảng viên khoa Tài chính – Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.
  4. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Maybank 1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty Song song với quá trình phát triển mở rộng và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới thì nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt là Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/200 và hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Song với quá trình hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam thì Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Maybank cũng được ra đời A. Giới thiệu chung về công ty Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK KIM ENG Địa chỉ: Lầu 1, 255 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel: (84-8) 44.555.888 Fax: (84-8) 38.38.66.39 Website: www.maybank-kimeng.com.vn Vốn điều lệ: VND 300 billion Giấy phép kinh doanh số: 71/UBCK - GP Ngày ban hành: 14/12/2007 Tổng Giám Đốc: Lê Minh Tâm - Ngành nghề kinh doanh: Môi giới chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán Tự doanh chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán - Sản phẩm và dịch vụ chính: Môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp( tư vấn CPH, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành…) tư vấn đầu tư chứng
  5. khoán, lưu ký chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hội sở: số 056679 do sở Kế Hoạch Đầu Tp Hồ Chí Minh cấp ngày30/12/1999 - Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán : số 03/GPHĐKD do uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 05/04/2000. Giấy phép điều chỉnh số 81/UBCK-GPDCCTCK do uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 05/10/2007 - Quyết định số 276/QĐ-UBCK ngày 25/04/2007 về việc chấp thuận hay đổi địa chỉ trụ sở chính Công Ty Chứng Khoán Maybank - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh CTCK SG tại Hà Nội tại 1C Ngô Quyền Hà Nội số 0113000160 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp, Hà Nội cấp - Quyết định số 08/QĐ- UBCK ngày11/10/2007 c ủa chủ tịch UBCKNN về việc chấp thuận cho mở chi nhánh Trần Bình Trọng tại 25 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Quyết định số 282/QĐ- UBCK ngày27/04/2007 c ủa chủ tịch UBCKNN về việc chấp thuận cho mở chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại địa chỉ 180-182 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp HCM - Quyết định số 277/QĐ- UBCK ngày25/04/2007 c ủa chủ tịch UBCKNN về việc chấp thuận cho mở chi nhánh Hải Phòng tại 22 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng - Mã số thuế : 030 1955 155 1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Maybank là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 056679 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp HCM cấp ngày 30/12/1999, vốn điều lệ ban đầu 6tỷ đồng - Maybank là công ty chứng khoán đầu tiên tại thành phố HCM, Maybank đồng thời là thành viên của hai Tung tâm giao dịch chứng khoán: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và trung tâm giao dịch Chứng khoán Tp HCM - 05/04/2000 Maybank được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán với nghiệp vụ mỗi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán - 02/2001 Maybank tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng - 07/2001 Maybank tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 4 nghiệp vụ chính là: Tư vấn đầu tư, môi giới, tự doanh và lưu ký chứng khoán - 09/07/2002: Mở chi nhánh Hà Nội, mở rộng hoạt động từ bắc vào nam - 4/2004: Maybank tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng
  6. - 02/2005: Maybank tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng, với 5 nghiệp vụ chính là: tư vấn đầu tư, tự doanh, môi giới , lưu ký chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư - 6/2005 Maybank tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, bổ xung nghiệp vụ bảo lãnhphát hành - 02/2006 Maybank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng - 05/2006 Maybank tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đó - 09/2006 Maybank tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng - 11/2006 hoàn thành đợt phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi - 07/2007 Maybank tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đồng - 09/2007 Maybank phát hành thêm 555.600 trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông chiến lược là ngân hàng ANZ 2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1. Chi nhánh của công ty Hiện tại Maybank có : - 01 Hội sở tại 72 Nguyễn Huệ, Q1, Tp HCM - 01 chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại 180-182 Nguyễn Công Trứ, Q1,Tp HCM - 01 Chi nhánh 1C Ngô Quyền, Hà Nội - 01 Chi nhánh Trần Bình Trọng tại 25 Trần Bình Trọng, Hà Nội - 01 Chi nhánh Hải Phòng tại 22 Lý Tự Trọng, Hồng Bàng, Hải Phòng
  7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Đại hội cổ đông Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc nhiềm vụ và quyền hạn được pháp luật và Maybank quy định Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị gồm: Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Ông Hưng là người sáng lập Maybank. Ngô Văn Điểm – Uỷ viên Hội đồng quản trị. Ông Điểm có bề dày kinh nghiệm 31 năm làm việc trong lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu công nghiệp và hội nhập kinh tế ở các chức vụ trung, cao cấp trong các cơ quan của Chính phủ. Ông đã từng đảm nhiệm các vị trí như Chánh Văn phòng Uỷ Ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư, Vụ trưởng Hội đồng thẩm định nhà nước, Vụ trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và Phó trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng đặt tại Văn phòng Chính phủ. Ông Điểm tốt nghiệp Đại học tổng hợp Leipzig và là tiến sĩ kinh tế Đại học Martin Luther University Halle tại Đức. Akihiko Kanamura – Uỷ viên Hội đồng quản trị. Ông Akihiko Kanamura hiện đang là giám đốc của công ty chứng khoán Daiwa SMBC, trưởng khu vực Nam Á và Châu Đại Dương, Giám đốc Công ty chứng khoán Daiwa SMBC Singapore, Chứng khoán Daiwa SMBC Future- một ngân hàng đầu tư hàng đầu
  8. của Nhật Bản. Là thành viên kỳ cựu của ngành ngân hàng Nhật Bản, ông Kanamura đã gắn bó với công ty chứng khoán Daiwa từ năm 1983 và đã lần lượt đảm đương nhiều vị trí khác nhau trong công ty. Năm 2006, dưới sự lãnh đạo của ông, công ty chứng khoán Daiwa SMBC đ ược đứng đầu bảng các công ty kinh doanh trái phiếu nội địa và bảng xếp hạng đấu thầu trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Ông Akihiko Kanamura có bằng cử nhân thương mại của đại học Doshisha, Nhật Bản. Nguyễn Hồng Nam – Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc. Ông Nam là nhà quản lý doanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ông Nam có bằng Thạc sĩ Khoa học tại Trường Đại học Bách khoa Lugansk – Ukraina. Gilles Planté - Ủy viên Hội đồng quản trị. Ông Plante hiện nay đang làm Giám đốc điều hành thị trường vốn, kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau từ ngoại hối, vốn, hàng hóa và sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng đầu tư ANZ, thành viên của Tập đoàn tài chính ANZ. Ông có nhiều năm kinh nghiệm làm Quản lý khu vực của bộ phận kinh doanh quyền cho Credit S uisse trước khi gia nhập ANZ. Ông là thạc sỹ Tài chính Quốc tế. Hội đồng quản trị của Maybank, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Maybank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Hội đồng quản trị Maybank hiện có 5 người gồm 1 chủ tịch và 4 uỷ viên. ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 đã phê chuẩn việc miễn nhiệm của hai ông James William Lewis và ông Phạm Mạnh Hùng theo đơn từ nhiềmj của hai ông này. Đại hội đã bầu bổ xung ông Ngô Văn Điểm, ông Tátuoka Toỵoi và 1 thành viên còn lại dự kiến là đại diện của đối tác chiến lược vào họi đoòng quản trị . Đến tháng 10/2007, ngân hàng ANZ, cổ đông chiến lược của Maybank, đã chỉ định ông Gilles Planté là đại diện của ngân hàng ANZ trong hội đồng quản trị của công ty Ban giám đốc 1. Tổng giám đốc – Ông Nguyễn Duy Hưng. Ông Hưng là người sáng lập Maybank. 2. Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Hồng Nam. Ông Nam là người lãnh đạo thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ông Nam có bằng thạc sĩ của trường đại học Luganisk – Ukraina Univesity. Ban điều hành các bộ phận/khối 1. Giám đốc Tài chính – Bà Nguyễn Thị Thanh Hà. Bà Hà có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài ING Barings tại Việt nam và Ngân hàng VID Public trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Bà
  9. Hà là thạc sĩ ngành ngân hàng và tài chính của trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 2. Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng đầu tư, Trợ lý Chủ tịch HĐQT/TGĐ – Bà Nguyễn Thanh Hương. Bà Hương là cử nhân trường Đại học quốc gia, thạc sỹ ngành tài chính và ngân hàng của trường Paris Daulphine và trường ESCP EAP Pháp, được đào tạo về nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư tại Singapore và Anh. Bà Hương có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng quốc tế lớn, nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ phận Tài Chính Doanh Nghiệp, Phát triển kinh doanh Doanh nghiệp và Định chế tài chính, Giám sát hoạt động quỹ đầu tư; là người đặt viên gạch đầu tiên và dẫn dắt bộ phận Ngân Hàng đầu tư của Ngân hàng HSBC tại Việt nam. Bà Hương đã tham gia vào nhiều giao dịch trên thị trường vốn của các tập đoàn nhà nước lớn. 3. Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán – Ông Bùi Thế Tân. Ông Tân có kiến thức và hiểu biết rộng trong các lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán, là một trong những người đầu tiên được cấp giấy phép hành nghề kinh doan h chứng khoán tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Maybank năm 2000, ông Tân đã có kinh nghiệm làm việc tại Bộ phận Kinh doanh tiền tệ Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi. Ông Tân là cử nhân tài chính – ngân hàng. 4. Giám đốc Phát triển hệ thống kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Ông Nguyễn Hoài Anh. Ông Hoài Anh có 19 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong ngành ngân hàng và có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống, quản lý hệ thống và quản trị rủi ro. Ông Hoài Anh là cử nhân kinh tế. 5. Giám đối Phân tích và Tư vấn đầu tư, Trợ lý Chủ tịch HĐQT/TGĐ – Bà Lê Lệ Hằng. Bà Hằng đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên gia phân tích cho công ty Quản lý quỹ W.P Steward (Mỹ), một công ty quản lý 5 tỷ USD. Bà Hằng có bằng cử nhân về kế toán và bằng thạc sĩ tài chính của trường American University, USA. Có seri 7 và 24. 6. Trưởng phòng Luật, Kiểm soát nội bộ - Ông Nguyễn Kim Long. Ông Long là luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã tham gia Maybank từ năm 2003 và phụ trách kiểm soát tuân thủ pháp luật tại Maybank. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật về quản trị nội bộ, cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 7. Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ - Ông Trần Dương Anh Việt. Ông Việt đã tốt nghiệp đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996, tốt nghiệp đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999. Ông Việt đã trải qua hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, phụ trách quản lý các doanh nghiệp
  10. về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư, các công ty tài chính ...Ông Việt có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế về kiểm toán và chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam, ông cũng là người đã được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên quốc gia năm 1999. 8. Giám đốc Xúc tiến Đầu tư Nhật Bản – Bà Haru Omura. Trước khi tham gia Maybank, bà Haru làm đại diện thị trường Việt Nam tại công ty Đầu tư Nhật Bản Á Châu (Japan Asia Investment Co.,Ltd.). Bà Haru là cử nhân quan hệ quốc tế tại đại học Tsuda, thạc sĩ tại đại học Tokyo - Nhật Bản và đã làm nghiên cứu sinh 2 năm tại đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Phó Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán- Ông Mai Hoàng Khánh Minh. Ông Minh phụ trách Bộ phận Môi giới nước ngoài. Ông Minh là thạc sỹ Tài chính ứng dụng tại trường đại học Monash - Úc. Ông Minh đã từng là chuyên viên Kế hoạch và Thẩm định của Quỹ Hỗ trợ Phát triển. 10. Phó Giám đốc Dịch vụ chứng khoán – Bà Hoàng Thị Xuân. Bà Xuân phụ trách Bộ phận Giao dịch, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Á CHấu. Bà Xuân là môt trong những người có thời gian dài gắn bó với Maybank từ khi mới thành lập Công ty (năm 2000) tới nay. Bà Xuân là cử nhân kinh tế của Trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. 11. Phó Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán - Bà Trương Phan Bình Minh. Bà Minh đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài. Bà đã từng phụ trách khối nghiệp vụ của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội, đảm trách những vị trí chủ chốt như Thư ký Tổng Giám đốc, cán bộ giám sát nghiệp vụ, giám sát viên cao cấp, Trợ lý Giám đốc nghiệp vụ. 12. Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng đầu tư khu vực phía Nam – Ông Hà Việt Thắng. Ông Thắng có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán, đã tham gia nhiều dự án tư vấn tài chính, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa của các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực: Khai thác cảng, giao nhận vận tải, chế biến thủy sản, viễn thông, xây dựng v.v.. Ông Thắng tốt nghiệp trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trưởng phòng Nguồn vốn – Bà Nguyễn Thu Hồng. Trước khi gia nhập đội ngũ Maybank, bà Hồng đã có 3 năm kinh nghiệm phụ trách quản trị rủi ro tại ngân hàng Techcombank. Bà Hồng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính tại trường đại học New South Wales (UNSW), Úc. 14. Trưởng phòng Đầu tư tại Hội sở - Ông Phạm Trường Sơn. Ông Sơn từng làm việc tại Ngân Hàng HSBC, bộ phận Quản lý rủi ro và Dịch vụ Tài Chính Doanh Nghiệp sau đó phụ trách bộ phận Phân tích Đầu tư tại Cty CK
  11. Đông Á. Ông Sơn có bằng MBA tại Webster University, St. Louis và Cử nhân tại ĐHKT, Tp.HCM ngành Tài chính tiền tệ. 15. Quyền Kế toán trưởng - Bà Hoàng Thị Minh Thủy. Bà Thủy đã liên tục làm việc tại Maybank từ tháng 11 năm 2004 đến nay, bà là cử nhân ngành kế toán - kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ban kiêm soát Ban kiểm soát do ĐHCĐ bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của công ty. Ban kiểm soát hiện tại có 3 người, trong đó Bà Hồ Thị Hương Trà được bầu bổ sung tại ĐHCĐ thường niên năm 2007 Hội đồng đầu tư Hội đồng đầu tư phê duyệt các hạn mức và giao dịch đầu tư. Hội đồng đầu tư bao gồm các thành viên: Chủ tịch HĐQT/TGĐ, PTGĐ, Giám đốc quản lý rủi ro, giam đốc tài chính Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội giám sát và kiểm ta hoạt động của các bộ phần nhằm: - Đảm bảo hoạt động hiệu quả trong cao trong kinh doanh và tuân thủ nghiêm túc mọi quy định liên quan đến luật pháp và quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ của công ty - Ngăn ngừa hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ của công ty dẫn đến rủi ro trong hoạt động - Bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của công ty - Kiến nghị ban giám đốc công ty trong việc sửa đổi, bổ xung, hoặc ban hành quy chế và quy định quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, gia,r thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Ban quản lý công ty quản lý quỹ Maybank 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên - Ông Nguyễn Duy Hưng, nguời sáng lập Maybank (Maybank góp 100% vốn thành lập Maybank AM). 2. Tổng giám đốc – Bà Đặng Thị Hồng Phương. Bà Phương có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó có 9 năm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý quỹ đầu tư tại Tập đoàn Tài chính bảo hiểm Bảo Việt, với cương vị Giám đốc Trung tâm Đầu tư và Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bảo Việt. Bà Phương là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Touro, Hoa Kỳ. 3. Phó Tổng giám đốc – Bà Thân Hiền Anh. Bà Hiền Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, từng giữ vị trí Chuyên viên tái bảo hiểm tài sản Công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tái
  12. bảo hiểm Công ty liên doanh Samsung – Vina Re. Gần đây nhất bà Hiền Anh giữ cương vị Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bảo Việt, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, Marketing và dịch vụ khách hàng đầu tư quỹ và danh mục ủy thác. Bà Hiền Anh có bằng cử nhân Tài chính Ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Đại học Birmingham, Vương quốc Anh. 2.3. Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phàn của công ty: Cơ cấu cổ đông Bảng 1: Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của công ty Thời điểm 24/07/2007 Số cổ STT Cổ đông CMTNN Tỷ lệ(%) Địa chỉ phần Nguyễn Duy 20 Lam Sơn, 1 220895507 7410532 9.26 Hưng Nha Trang, Khánh hòa 2 Australia anh Level 6,100 8000000 10 New Zealand Queen street, Banking Group Melbourne, Limited Victoria, Australia Bảng 2 : Cơ cấu cổ đông thời điểm 24/07/2007 Sổ lượng cổ Cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ (%) đông Cổ đông trong nước 62.575.413 8.706 78,22 Cá nhân 55.287.033 8.630 69,11 Tổ chức 7.288.380 76 9,11 Cổ đông nước ngoài 17.424.504 428 21,78 Cá nhân 678.264 400 0,85 Tổ chức 16.746.240 28 20,93 Tổng số 79.999.917 9.134 100 3. Mục tiêu hoạt động và năng lực của công ty Với sứ mệnh ban đầu - Maybank là địa chỉ tin cậy cho nhà đầu tư, cùng với sự phát triển và sự lớn mạnh của công ty, Maybank đã xác định một sứ mệnh cho mình đó là " Maybank là sức mạnh của nhà đầu tư". Maybank luôn sát cánh cùng khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động trên thị trường tài chính.
  13. Nền tảng dịch vụ của Maybank được dựa trên sự chuyên nghiệp, trung thực và bảo mật. Maybank không ngừng xây dựng mối quan hệ lâu dài và có lợi cho cả hai bên với khách hàng của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty “Maybank phát triển trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt nam, hoạt động theo mô hình Ngân hàng đầu tư với các dịch vụ như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiêp, bảo lãnh phát hành, thu xếp và quản lý vốn, quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. " 3.2 Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có sự góp mặt của hơn 60 công ty chứng khoán. Về mặt dịch vụ, các công ty chứng khoán đều cung cấp các dịch vụ tương tự như nhau theo quy định của UBCKNN bao gồm môi giới chứng khoán, tự doang chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán,tư vấn đầu tư chứng khoán nên cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Đặc biệt là trong hai lĩnh vực môi giới và tư vân doanh nghiệp. Các yếu tố ván bản tạo nên sự khác biệt là uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ cung cấpm các dịch vụ giá trị gia tăng và mức phí dịch vụ Về thị phân giao dịch bao gồm cả môi giới và tự doanh lũy kế thông qua Maybank tại HOSTC gần 20% và tại HASTC đạt hơn 25% tại thời điểm cuối tháng 07/2007. Về tư vấn doanh nghiệp các công ty Chứng Khoán Maybank, Chứng Khoán Bảo Việt, Chứng Khoán Ngoại Thương và Chứng Khoán Đầu Tư vượt trội hơn so với các đơn vị khác trong việc thu hút được số lượng khách hàng là các doanh nghiệp.
  14. PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK. Báo cáo tài chính giữa năm và niên độ của các doanh nghiệp. Các nội dung cần báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Tài sản.  Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác.  Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.  Thuế và các khoản nộp Nhà nước.  Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.  Các luồng tiền.  Các doanh nghiệp còn phải cung cấp đầy đủ các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và  trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập  báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty. Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường  chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì  được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đối với Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán  trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ. Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo  cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 c ủa Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.
  15. Các đối tượng áp dụng báo cáo tài chính giữa năm và niên độ Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành  phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần  này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính c ủa các ngân hàng và tổ chức tài chính  tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính c ủa các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân  thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại  chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô  hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính năm, gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.
  16. (1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng Mẫu số B 02a – đầy đủ): DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN. (2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – (dạng tóm lược): DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”:Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh. Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Báo cáo tài chính hợp nhất và tổng hợp Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN
  17. - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. Báo cáo tài chính tổng hợp Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong k ỳ báocáocủatoànđơnvị Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B 09-DN Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, và công khai Báo cáo tài chính tổng hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, vừa phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp trước (Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất, kinh doanh; đầu tư XDCB hoặc sự nghiệp) sau đó mới lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa các loại hình hoạt động. Trong khi lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa các đơn vị SXKD đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất báo cáo tài chính. Các đơn vị vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp vừa phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải tuân thủ cả các quy định về lập báo cáo tài chính tổng hợp và các quy định về lập báo cáo tài chính hợp nhất.
  18. Phần 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK. Là công ty kinh doanh các dịch vụ liên quan đến chứng khoán nên hoạt động đầu tư của công ty có thể chia thành hai loại là đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính. Đặc biệt là đầu tư tài chính của công ty liên quan đến nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán nói chung và Maybank nói riêng 1. Đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản 1.1 Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty Như chúng ta đã biết trong giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thời điểm quyết định mua hay bán là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong chiến luợng đầu tư lướt sóng nếu lệnh của nhà đầu tư chỉ cần chậm vài giây cũng có thể gây ra thất bại trong giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Nhận thấy rõ vai trò của công nghệ thông tin ứng dụng cho các công ty chứng khoán nên Maybank đã liên tục đầu tư nâng cao chất lượng của hệ thống IT cuả mình nhằm theo kịp yêu cầu của sở giao dịch chứng khoán cũng như nhu cầu tiện lợi, cập nhật và chính xác của khách hàng. Maybank đã và đang đầu tư toàn diện cho IT, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về các giải pháp giao dịch và nhân sự cho IT - Hạ tầng kỹ thuật Được xây dựng trên cơ sở mạng nội bộ ( LAN Gigabit), dùng đường truyền tốc độ cao (lease line), bảo mật tốt với công nghệ V lane có dự phòng nóng( hot redundant) ở tất cả các vị trí. Mạng này thường xuyên được nâng cấp, đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các ứng dụng mới, và do khối lượng tăng
  19. cao cảu các giao dịch của khách hàng cũng như nội bộ công ty. Để đảm bảo quản lý và xử lý dữ liệu, Maybank đã có hệ thống máy chủ (Server) đa dạng. Tuỳ theo mỗi ứng dụng sẽ có những series máy chủ phù hợp do các hãng IBM, HP hoặc DELL sản xuất đảm bảo sự hiệu quả, ổn định. Đặc biệt là dùng cho phần ứng dụng lõi môi giới chứng khoán, Maybank đã đầu tư hệ thống P series của IBM, nổi tiếng về sự ổn định và tin cậy. Hệ thống máy chủ này cũng sử dụng kỹ thuật dự phòng (back up) tiên tiến của hãng IBM( gọi là TIVOLI) dự phòng sao chép dữ liệu đẻ phòng những rủi ro không nhìn thấy trước. Nhằm tránh những hư hỏng thất thoát dữ liệu do những ảnh hưởng vật lý như cháy nổ hay trong trường hợp không tính trước được, Maybank đã xây dựng 2 trung tâm dữ liệu(data center) tại Hà Nội và thành phố HCM với sự bảo mật cao, có thể thay thế nhau trong trường hợp cần thiết - Các giải pháp giao dịch Từ khi thành lập, Maybank dùng giải pháp giao dịch lõi của FPT phát triển, gọi là BOSC. Giải pháp này liên tục được nâng cập, mở rộng thêm ứng dụng đáp ứng nhu cầu giao dịch và kết nối của Maybank và khách hành Trước nhu cầu phát triển cả về bề rộng cũng như về sâu, Maybank đã nhận thức rõ phải phát triển phần mềm lõi mới có khả năng đáp ứng các giao dịch hiện đại, có khả năng kết nối đồng nhất các trung tâm chưng khoán, với các công ty thành viên khác, với các ngân hàng và có khả năng kết nối với quốc tế Từ tháng 5/2007 Maybank bắt đầu triển khai phần mềm lõi mới hiện đại được phân làm 3 lớp đáp ứng nhu cầu quản lý, mở rông, cũng như khả năng linh hoạt trong việc ạp dụng c ác ứng dụng hiện đại trên cơ sở Internet online
  20. Phần mềm mới sẽ dựa trên công nghệ và kỹ thuật của IBM, do công ty Freewill của Thái Lan triển khai. Nó sẽ có khả năng bảo mật cao, mở rộng phạm vi và mạng lưới giao dịch, cho phép các ứng dụng qua Internet và điện thoại di động, tin nhắn bên cạnh các giao dịch cổ điển. giải pháp mới theo chuẩn quốc tế , nên khả nưng tích hợp và kết nối với các hệ thống khác là hoàn toàn khả thi và dễ thực hiện( theo chuẩn FIX) Ngoài phần mềm lõi, Maybank cũng tập trung phát triển các giải pháp khác như ORACLE cho kế toán. WEB cho giao diện công bố thông tin chung, nhân sự hay chuẩn bị cho dự án quản lý nguồn lực doan nghiệp nhằm phát triển đồng nhất, đảm bảo khai thác tốt nhất hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin - Nhân sự Để có thể tiến hành đầu tư sâu rộng cho IT, Maybank cần nhiều chuyên gia giỏi cũng như đội ngũ IT đông đủ để vận hành hiệu quả hệ thống. Maybank mở cửa với các chuyên gia IT giỏi và có kinh nghiệm trong lĩnh vực IT mà Maybank quan tâm. Ngoài những chuyên gia giỏi người Việt Nam và người Nước ngoài thì Maybank cũng tuyển dụng các cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp đại học để đào tạo, tạo nên lớp thừa kế bền vững cho công ty Chúng ta có thể thấy sự ra tăng trong tổng mức đầu tư vào tài sản cố định vô hình của công ty qua bảng sau: 2004 2005 2006 2007 Năm TSCĐVH (tr) 682 812 1448 19.869,9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2