intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang

Chia sẻ: Nguyen Hong Thang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

405
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang" trình bày nội dung thông qua các chương sau: chương 1 giới thiệu, chương 2 phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, chương 3 phân tích thực trạng của công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang, chương 4 phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chương 5 một số giải pháp, chương 6 kết luận và kiến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang<br /> <br /> Chương 1 GIỚI THIỆU<br /> 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang ” làm đề tài tốt nghiệp.<br /> <br /> GVHD: BÙI VĂN TRỊNH<br /> <br /> -1-<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH<br /> <br /> Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang<br /> <br /> 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh. Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí. Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối. Trong đó: - Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so sánh số phân tích và số gốc. - Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm: - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. ROS = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x 100 %<br /> <br /> GVHD: BÙI VĂN TRỊNH<br /> <br /> -2-<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH<br /> <br /> Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang<br /> <br /> - Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Công thức tính được thiết lập như sau : ROE = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu x 100 %<br /> <br /> Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. ROA = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản x 100 %<br /> <br /> Ngoài ra, người ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh. Như chúng ta đã biết: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không<br /> GVHD: BÙI VĂN TRỊNH -3SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH<br /> <br /> Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang<br /> <br /> hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004-2006. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận . - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh. 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định - Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Giá bán tăng thì hiệu quả tăng. - Khối lượng hàng hóa tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng. - Chi phí thấp thì hiệu quả tăng. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Doanh thu tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào? - Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí? - Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào làm ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận?<br /> <br /> GVHD: BÙI VĂN TRỊNH<br /> <br /> -4-<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH<br /> <br /> Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang<br /> <br /> 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang. 1.4.2 Thời gian - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 05/03/2007 đến ngày 16/06/2007. - Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2004 đến năm 2006. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu: - Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích thực trạng của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang khi đăng ký kinh doanh là một công ty đa ngành nghề, tuy nhiên hiện nay công ty chỉ hoạt động nhiều trong lĩnh vực kinh doanh gạo và xây dựng, phát triển nông thôn. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài chủ yếu đi sâu phân tích lĩnh vực kinh doanh gạo. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Nguyễn Hồng Ngọc Hân (2005), tiểu luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Bài viết phân tích về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ từ năm 2003 – 2005 trong đó đi sâu về tình hình tiêu thụ của công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối.<br /> <br /> GVHD: BÙI VĂN TRỊNH<br /> <br /> -5-<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2