Đề bài:<br />
<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh<br />
<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong hơn một thập niên qua, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành quả đáng kể, nhất là những thành quả về kinh tế. Đó là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, được điều tiết theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được sự thành công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp của nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm các hướng giải quyết , các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả. Qua đó vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có đủ điều kiện tăng tích lũy cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước… Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư…mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên góc đô khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Dược Liệu Trung Ương 2” để làm đề tài tốt nghiệp. Chuyên đề gồm những nội dung sau: Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh. Phần II: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh , một số giải pháp và nhận xét.<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu.<br />
Phân tích nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh dưới tác động của các yếu tố, các nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là một số tiềm năng chưa được khai thác. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Dược Liệu Trung Ương 2. Khóa: 2004-2007 -1Lớp: 04Cktoán<br />
<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu.<br />
Dựa trên những kiến thức đã học, phân tích trên các chỉ tiêu như: Hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn lưu động…thông qua các phương pháp như: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp cân đối. - Phương pháp phân tích chi tiết và tổng hợp.<br />
<br />
Hạn chế của chuyên đề.<br />
Do những hạn chế về thời gian, kiến thức và là lần đầu tiên vận dụng lý thuyết vào phân tích thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ bảo của Thầy cô, Ban lãnh đạo công ty để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.<br />
<br />
Khóa: 2004-2007<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Lớp: 04Cktoán<br />
<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh<br />
<br />
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH<br />
I. Khái niệm và nội dung 1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, nó nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp áp dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp, đó là để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Mà yêu cầu về thông tin thì ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Vì thế, nó là một hoạt động thực tiễn và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Suy cho cùng phân tích hoạt động kinh doanh chính là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. Là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được. vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định, mà không là kết quả chung chung. Trong cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự toán, phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu. Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ tiêu là biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến động xác định.<br />
<br />
Khóa: 2004-2007<br />
<br />
-3-<br />
<br />
Lớp: 04Cktoán<br />
<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh II. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1. Ý nghĩa Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của một đơn vị để đạt được lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh. Nó còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sau này. Do đó phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Thông qua việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… và phân tích các điều kiện tác động từ bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… 2. Nhiệm vụ. Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ: 2.1. Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giũa kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trong pháp luật của Nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. 2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng của các nhân tố gây nên, do đó ta cần phải xác định trị số của các nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. 2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện những tiềm năng cần phải được khai thác, những chỗ còn tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp mình. Khóa: 2004-2007 -4Lớp: 04Cktoán<br />
<br />