intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kết quả chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại

Chia sẻ: Nguyễn Hồng đà đà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

131
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là sinh viên cuối khóa của Trường Đại Học Thương mại, sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường và được rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các Thầy Cô; em cũng như các bạn sinh viên khác đã dần trưởng thành hơn với hành trang kiến thức sâu rộng hơn. Để những kiến thức này có ích hơn, không chỉ là kiến thức xuông và được thực hành nhiều hơn thì việc đi vào thực tập trong môi trường các doanh nghiệp là rất cần thiết đối với em cũng như các bạn sinh viên khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kết quả chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại

  1. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! LỜI NÓI ĐẦU Là sinh viên cuối khóa của Trường Đại Học Thương mại, sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường và được rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các Thầy Cô; em cũng như các bạn sinh viên khác đã dần trưởng thành hơn với hành trang kiến thức sâu rộng hơn. Để những kiến thức này có ích hơn, không chỉ là kiến thức xuông và được thực hành nhiều hơn thì việc đi vào thực tập trong môi trường các doanh nghiệp là rất cần thiết đối với em cũng như các bạn sinh viên khác. Thực hiện nhiệm vụ học tập của nhà trường trong đợt thực tập tốt nghiệp với khóa đào tạo chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo Công ty Cổ Phần Cửu Long. Qua đợt thực tập tìm hiểu các vấn đề, các mặt hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp t ại công ty nhằm củng cố và bổ sung vào kiến thức thực tế, hoàn thiện hơn về kiến thức mà sinh viên đã được học tập tại nhà trường. Bám sát đề cương của nhà trường, những lý luận và kiến thức đã học, em đi sâu vào tìm hiểu các mặt hoạt đ ộng đó. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã được trau dồi thêm kiến thức thực tiễn và hiểu biết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, công tác quản lý nhân sự, thực hiện các dự án... Được sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc; các phòng ban trong công ty; sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Thầy Bùi Minh lý, và bằng sự nỗ l ực trong học tập, tìm tòi học hỏi em đã nắm bắt một cách tương đối cụ thể và toàn diện về các lĩnh vực của Công ty. Và đưa ra một số nhận xét, hướng đ ề tài luận văn chuyên đề về những vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu và giải quyết của doanh nghiệp. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Thầy Cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Page 1 of 11
  2. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! A. PHẦN CHUNG: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY: 1. Công ty Cổ phần Cửu Long được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thiết Bị Điện Cửu Long thành lập theo Giấy phép TLDN số 4366 GP/TLDN do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 5 năm 1999. • Tên Công Ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CỬU LONG • Tên giao dịch quốc tế: CUU LONG JOINT STOCK COMPANY • Tên viết tắt: CUU LONG JSC • Giấy CN ĐKKD số: 0103006078 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 03 tháng 12 năm 2004. • Địa chỉ: Số 343 Trần Khát Chân, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. • Số tài khoản: 111 20127564 016 tại ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Hà Nội. • Mã số thuế: 0100903164 2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: • Thiết bị điện cao thế, thiết bị điện công nghiệp. • Thiết bị điện dân dụng, tủ bảng điện, thiết bị viễn thông. • Dây và cáp điện chất lượng cao sản xuất trong và ngoài nước. 3. Vốn điều lệ: 9.999.000.000 đ 4. Cổ đông sáng lập: • Ông Phạm Anh Tuấn • Ông Nguyễn Kiều Hưng • Bà Trần Thị Thông • Ông Trần Chiến • Ông Trịnh Quang Ngọc • Bà Vũ Kim Yên Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Phạm Anh Tuấn Giám đốc Công ty: Ông Phạm Anh Tuấn. 5. Nhân sự chủ chốt của công ty: Page 2 of 11
  3. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! Chỉ tiêu Số người Tổng số CBCNV 31 Số nhân lực có trình độ Đại Học trở lên 19 Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD 9 Số nhân lực tốt nghiệp từ trường Đại Học Thương Mại 2  Nhận xét: - Số nhân sự của công ty tốt nghiệp từ trường Đại học Thương Mại chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số nhân viên trong công ty (2/31) tuy nhiên họ đ ều nắm giữ những chức vụ quan trọng trong công ty, cụ thể: + Bà Vũ Kim Yên: Giám đốc tài chính của công ty. + Ông Nguyễn Đình Tuấn: Trưởng phòng kinh doanh của công ty. - Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy có những lý do sau đây khiến số nhân viên là sinh viên trường Đại học Thương Mại tại công ty không cao: + Số lượng hồ sơ đăng ký tuyển dụng vào công ty đến từ trường Đ ại Học Thương Mại là không cao trong những lần Công ty tuyển nhân viên. + So với những sinh viên đến tuyển dụng từ những trường Đại học khác thì nhiều sinh viên đến từ trường Đại học Thương Mại còn tỏ ra thua kém về kỹ năng phỏng vấn và kinh nghiệm thực tiễn. 6. Kết quả hoạt động kinh doanh: Đơn vị tính: VNĐ Năm 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 26.754.676.122 25.988.388.900 29.056.103.532 Lợi nhuận trước thuế 1.079.515.759 1.051.913.583 1.156.503.198 Lợi nhuận sau thuế 1.027.489.788 1.015.963.769 1.099.890.338 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CỬU LONG Page 3 of 11
  4. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CÁC ĐỘI PHÒNG PHÒNG PHÒNG CHÍNH KẾ KỸ HÀNH KINH THI TOÁN THUẬT CHÍNH DOANH CÔNG B. PHẦN CỤ THỂ: Số phiếu điều tra trắc nghiệm được phát ra là 5 phiếu, số phiếu thu về là 5 phiếu. Tất cả các phiếu đều đã có sự xác nhận của người được phát phiếu điều tra Page 4 of 11
  5. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! trắc nghiệm. Qua kết quả tổng hợp 6 phiếu điều tra trắc nghiệm được thu về có thể rút ra những kết luận như sau: 1.Mục 1: Công ty Cổ Phần Cửu Long có 5 phòng ban chính: Phòng tài chính kế toán, Phòng hành chính, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Các đội thi công. Qua 2 tuần thực tập tại phòng kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp và qua khảo sát các phòng ban khác em rút ra được những nhận xét sau: + Phòng kinh doanh: Trong quá trình thực tập tại phòng kinh doanh em thấy rằng mình có đủ kiến thức để xử lý các công việc trong phòng kinh doanh, thực hiện các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh doanh vừa và nhỏ; tìm kiếm đối tác, khách hàng,...Tuy nhiên, do là sinh viên mới ra trường nên kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong việc xử lý những vướng mắc, giải quyết những thắc mắc của khách hàng còn hạn chế. + Phòng hành chính tổng hợp: Theo nhận xét chung của phòng hành chính tổng hợp thì sinh viên thực tập, mới ra trường chưa thể làm tốt được những công việc tại đây. Vì đây là phòng tổng hợp rất nhiều mảng như : Nhân sự, kế hoạch, dự án,...của Công ty vì vậy muốn làm tốt được cần phải có thời gian học hỏi thêm và phải có kinh nghiệm. + Phòng tài chính kế toán: Do bản thân em là sinh viên thuộc chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại và chỉ được học môn học Nguyên lý kế toán (kế toán cơ bản) nên lượng kiến thức về kế toán chưa nhiều. Vì vậy, em chỉ có thể xử lý được các số liệu cơ bản, còn những số liệu phức tạp mang tính chuyên ngành thì chưa đủ khả năng thực hiện. + Phòng kỹ thuật: Do phòng này liên quan đến các vấn đề kỹ thuật c ủa Công ty và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật, tuy nhiên bản thân em lại thuộc khối kinh tế nên chưa thể làm được việc tại phòng này. + Các đội thi công: Theo nhận xét, bản thân em nói riêng và các bạn sinh viên thuộc khoa Quản trị doanh nghiệp nói chung có thể làm tại phòng này ở các vị trí giám sát, quản đốc, thủ kho. Tuy nhiên, để làm tốt thì cần phải có kinh nghiệm, cho nên đối với những sinh viên thực tập như em và những sinh viên mới ra tr ường còn cần phải học hỏi nhiều. 2. Mục 2: Về phần kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp: Page 5 of 11
  6. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! Sau đây là bảng tổng hợp kết quả từ 5 phiếu điều tra về mức độ cần thiết về các chỉ tiêu kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đối với cử nhân chuyên ngành Quản tr ị doanh nghiệp Thương mại.( Lưu ý: Thứ tự quan trọng được xếp dựa trên tỉ lệ phiếu chọn đối với mỗi chỉ tiêu và mức độ đánh giá cần thiết qua các phiếu): 2.1. Kiến thức: Cần thiết Thứ tự Tỉ T Cơ cấu kiến thức Số quan lệ STT trọn phiếu (%) g I. Kiến thức nền kinh tế. Cụ thể: 1. Kinh tế học vĩ mô 5 100 1 2. Kinh tế học vi mô 5 100 1 3. Kinh tế học phát triển 2 40 4 4. Kinh tế học môi trường 1 20 5 5. Kinh tế và quản lý công 0 0 6. Kinh tế thương mại 3 60 3 7. Kinh tế - xã hội Việt Nam 5 100 2 8. Kinh tế khu vực ASEAN và thế giới 5 100 2 II. Kiến thức cơ sở về kinh doanh: 1. Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế 0 0 - Môi trường kinh tế - xã hội 4 80 4 - Môi trường xã hội - dân số 0 0 - Môi trường chính trị, luật pháp 5 100 3 - Môi trường tự nhiên - dân số 0 0 - Môi trường khoa học - công nghệ 0 0 2. Môi trường cạnh tranh ngành của doanh nghiệp 5 100 1 3. Môi trường cạnh tranh trên thị trường sản phẩm của DN 3 60 3 4. Môi trường nội tại của doanh nghiệp 4 80 2 5. Nguyên lý kinh doanh hiện đại - Marketing căn bản 3 60 6. Nguyên lý quản trị học 5 100 1 7. Nguyên lý kế toán 3 60 6 8. Nguyên lý tài chính - tiền tệ 3 60 4 9. Nguyên lý thống kê kinh doanh 0 0 1. Đại cương Thương mại điện tử 2 40 6 11. Đại cương kinh doanh quốc tế 0 0 III. Kiến thức chung ngành Quản trị kinh doanh: 1. Quản trị chiến lược kinh doanh 5 100 1 2. Quản trị nhân lực kinh doanh 5 100 1 3. Quản trị tài chính doanh nghiệp 5 100 1 4. Quản trị marketing kinh doanh 5 100 2 5. Quản trị logistics kinh doanh 3 60 2 6. Quản trị sản xuất và tác nghiệp 3 60 4 Page 6 of 11
  7. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! 7. Tổng quan thương mại hàng hóa 4 80 3 8. Tổng quan thương mại dịch vụ 4 80 3 9. Tổng quan thương mại hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ 2 40 5 10. Quản lý nhà nước về thương mại 2 40 5 IV. Kiến thức chuyên môn chuyên ngành: 1. Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ 4 80 4 2. Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại 5 100 1 3. Quản trị dự án 5 100 2 4. Quản trị bán hàng 3 60 5 5. Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế 5 100 3 6. Quản trị văn phòng 5 100 3 7. Nghiên cứu marketing (nghiên cứu thị trường và kinh doanh) 4 80 4 2.2. Về phần kỹ năng: Cần thiết Thứ tự Tỉ Số S Tên kỹ năng quan lệ phiế STT trọn u (%) g I. Kỹ năng nghề nghiệp: 1. Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh 5 100 1 Nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề tác nghiệp kinh 2. 5 100 2 doanh 3. Giao tiếp và truyền thông kinh doanh 5 100 5 4. Quan hệ công chúng và tuyển dụng 5 100 7 5. Lập kế hoạch truyền thông và phỏng vấn tuyển dụng 5 100 6 6. Làm việc theo nhóm (Team Work) 5 100 5 Làm báo cáo nghiên cứu và trình diễn vấn đề tác nghiệp kinh 7. 5 100 4 doanh Lập kế hoạch quản trị nhân lực doanh nghiệp (tuyển dụng, đãi 8. 5 100 3 ngộ, đào tạo nhân lực) 9. Lập chương trình xúc tiến bán hàng và dịch vụ khách hàng 5 100 4 10. Tự học và phát triển kiến thức 5 100 3 II. Kỹ năng công cụ: Tiếng Anh (Pháp, Trung) đạt chuẩn TOEIC tương đương 450 1. 5 100 1 điểm Đọc, dịch thành thạo các văn bản chuyên môn tiếng Anh (Pháp, 2. 5 100 2 Trung) Sử dụng thành thạo máy tính phục vụ chuyên môn đạt chuẩn (70/100 điểm) tin học (tin học văn phòng Word, Exel, sử dụng 3. phần mềm PowerPoint, SPSS, quản lý cơ sở dữ liệu, khai thác 5 100 1 internet,...) Truyền thông online (truy cập, khai thác, chia sẻ thông tin trực 4. 5 100 4 tuyến) Page 7 of 11
  8. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! 5. Tìm kiếm việc làm và PR bản thân 5 100 3 III. Ngoài những kỹ năng trên, để làm tốt các công việc ở mục 1, theo tổng hợp ý kiến còn cần có thêm những kỹ năng rất cần thiết sau: 1. Kỹ năng thuyết trình 4 80 1 2. Kỹ năng hoạch định công việc 1 20 2 3. Kỹ năng quản lý thời gian 1 20 3 2.3. Phẩm chất nghề nghiệp: Cần thiết Thứ tự Số Tỉ S Tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp quan phiế lệ STT trọn u (%) g Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy doanh nghiệp 1. 5 100 1 Ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó, dấn thân hoàn thành 2. 5 100 11 nhiệm vụ Khả năng hội nhập và thích nghi với sự đổi mới, thay đổi 3. 5 100 8 Khả năng làm việc trong môi trường có áp lực 4. 5 100 13 Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế 5. 5 100 14 Yêu nghề và có ý thức cầu thị học tập vươn lên với nghề 6. 5 100 9 nghiệp An tâm làm việc, trung thành với đơn vị/doanh nghiệp 7. 5 100 15 Tôn trọng, trung thực với cấp quản lý và đồng nghiệp 8. 5 100 2 Tôn trọng, có ý thức phục vụ đúng nhu cầu khách hàng, bạn 9. 5 100 5 hàng, đối tác Tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tham gia công tác, sinh hoạt 10. 5 100 12 chung Quan hệ đúng mực và ý thức xây dựng đơn vị/ doanh nghiệp 11. 5 100 4 Tác phong hiện đại trong công tác 12. 5 100 10 Khả năng độc lập, tự trọng và trung thực với công việc 13. 5 100 3 Tinh thần năng động và sáng tạo trong đổi mới 14. 5 100 7 Khả năng tự ý thức, tự quản lý bản thân 15. 5 100 6 * Một số kiến nghị với nhà trường trong công tác giáo dục, đào tạo sinh viên chu ẩn bị các tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp tương lai: Nhà trường nên tiếp tục phát huy những điểm mạnh vốn có của sinh viên (chịu khó, trung thực, năng động, hòa đồng,...), cần cho sinh viên tiếp xúc với thực tế nhiều hơn. Chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh, tin học cho sinh viên. Tuyên truyền, giáo dục đ ạo đ ức cho sinh viên. Page 8 of 11
  9. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! 3. Mục 3: Quá trình sử dụng cử nhân Đại học Thương Mại, là nhà quản trị cao cấp của DN: Sau khi điều tra khảo sát đã thu được kết quả như sau: Công ty Cổ phần Cửu Long đã sử dụng 2 cử nhân Đại Học Thương Mại vào những chức vụ cao cấp của doanh nghiệp, cụ thể: + Bà Vũ Kim Yên: Hiện là Phó Giám Đốc tài chính của Công ty (Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại). + Ông Nguyễn Đình Tuấn: Trưởng phòng kinh doanh của Công ty (Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại). * Đánh giá mặt mạnh/yếu của cử nhân chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại, đại học Thương mại trong việc đáp ứng với yêu cầu của đúng công việc được sử dụng ở mục 1: 3.1. Mặt mạnh: * Phẩm chất: Trung thực, nhiệt tình, chịu khó, năng động, sáng tạo, hòa đồng, tinh thần trách nhiệm cao. * Kiến thức: Kiến thức chuyên ngành; kinh tế vi mô, vĩ mô. * Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm; hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh. 3.2. Mặt yếu: * Phẩm chất: Làm việc trong môi trường áp lực, môi trường quốc tế, * Kiến thức: Kinh tế khu vực ASEAN và thế giới, môi trường kinh tế - xã hội. * Kỹ năng: Tiếng Anh giao tiếp, tin học văn phòng. 3.3. Mặt thiếu: * Phẩm chất: Tác phong làm việc hiện đại. * Kiến thức: Kiến thức xã hội * Kỹ năng: PR bản thân. 3.4 Đánh giá cho điểm mức độ đáp ứng yêu cầu công việc: - Phẩm chất: Theo đánh giá chung thì Phẩm chất của những nhân viên tốt nghiệp từ trường Đại học Thương Mại là rất tốt (Mức điểm: 5). - Kiến thức: Nhân viên tốt nghiệp từ trường Đại học Thương Mại có kiến thức vững vàng, hoàn thành tốt chức vụ và nhiệm vụ được giao trong Công ty. Kiến thức Page 9 of 11
  10. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! chuyên môn không hề thua kém những nhân viên tốt nghiệp từ các trường Đ ại học khác trong khối kinh tế (Mức điểm: 5) - Kỹ năng: Về mặt bằng chung thì những nhân viên này có kỹ năng khá tốt, tuy nhiên khi mới vào Công ty thì các kỹ năng như hoạch định, làm việc theo nhóm, giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Nhưng càng làm việc thì các nhân viên này càng t ỏ ra thích nghi rất nhanh và dần dần đã hoàn thiện được các kỹ năng của mình (Mức điểm: 4). 4. Mục 4: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẤP BÁCH CẦN GIẢI QUYẾT Phần này chỉ nên nêu ra 2 - 3 vấn đề cấp bách và xoay quanh v ấn đ ề b ạn s ẽ chọn làm đề tài. Bạn cần phân tích qua để toát nên vấn đề cấp bách của nó, toát nên được đó là lý do bạn chọn đề tài Qua kết quả khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cửu Long, dựa trên các phiếu điều tra và những câu hỏi phỏng vấn, em thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại, cấp bách mà Công ty đang gặp phải như sau: + Những vấn đề tồn tại vướng mắc trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp: Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường còn mang tính chủ quan, chưa kịp thời và chưa phát huy được hiệu quả; lượng thông tin về thị trường, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty; Công tác phát triển thị trường còn chậm. + Vấn đề về nhân lực: Đội ngũ cán bộ được tuyển dụng chưa thực sự mạnh, chưa tiến hành được các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên. + Những vấn đề tồn tại vướng mắc trong quản trị hành chính văn phòng c ủa doanh nghiệp: Triển khai quản lý hành chính thông qua mạng máy tính chưa hiệu quả do đây là ứng dụng mới và còn xa lạ với nhân viên. + năng suất lao động chưa cao do kỹ năng của cán bộ chưa đ ược hoàn thiện, phần lớn cán bộ còn trẻ và mới ra trường. + Những vấn đề tồn tại vướng mắc trong quản trị hành chính văn phòng c ủa doanh nghiệp: Triển khai quản lý hành chính thông qua mạng máy tính chưa hiệu quả do đây là ứng dụng mới và còn xa lạ với nhân viên. Page 10 of 11
  11. Báo cáo kết quả điều tra, phỏng vấn! +Mô hình tổ chức chưa phát huy được hết hiệu quả hoạt động, sự phân quy ền chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng tới kết quả công việc; Chưa ứng dụng đ ược công nghệ thông tin trong quản lý tổ chức. * Hướng đề tài luận văn/ chuyên đề tốt nghiệp: Từ những vấn đề tồn tại cấp bách ở trên em xin đề xuất nghiên cứu đề tài: “ABCXYZ ”. Hà Nội, Ngày … Tháng 02 Năm 2009 Sinh viên thực hiện Phan Văn Hải Page 11 of 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2