intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Khảo sát tác động của một số chất ức chế miễn dịch lên chuột nhắt trắng"

Chia sẻ: Vũ Đình Kỳ Đình Kỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

228
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở bảng 1. Trong lô đối chứng, t start t Critical one-tail = số lượng bạch cầu trong ngày N0 và N8 không bằng nhau và ở ngày N8 số lượng bạch cầu giảm hơn so với ngày N0. Do thuốc sử dụng tiêm chuột là Busulfan và Cyclophosphamide là thuốc gây suy giảm miễn dịch đã làm cho số lượng bạch cầu giảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Khảo sát tác động của một số chất ức chế miễn dịch lên chuột nhắt trắng"

  1. Trần Thị Bích Nguyệt_0615081 Nguyễn Thị Hoài Như_0615084 Nhóm : II Bài báo cáo KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ỨC CHẾ MIỄN DỊCH LÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG MÔ TẢ SỐ LIỆU LÔ ĐỐI CHỨNG LÔ THÍ NGHIỆM N0 N8 N0 N8 TRUNG BÌNH 9700 10240.91 8330.556 3555.556 PHƯƠNG SAI 9932500 14783409 7863864 10427614 BẢNG KẾT QUẢ Bảng 1 NGÀY LÔ ĐỐI CHỨNG LÔ THÍ NGHIỆM N0 9700a 8330.556a N8 10240.91a 3555.556b t Stat = 0.36085 t Stat = 4.736802 t Critical one-tail =1.729133 t Critical one-tail =1.69236 Bảng 2 LÔ N0 N8 LÔ ĐỐI CHỨNG 9700a 10240.91a LÔ THÍ NGHIỆM 8330.556a 3555.556 b t Stat = 5.034183 t Stat = 1.218069 t Critical one-tail = 1.703288 t Critical one-tail =1.703288 GIẢI THÍCH Xét trong phạm vi sai số chuẩn là 0.05 Ở bảng 1. Trong lô đối chứng, t start < t Critical one-tail nên có thể kết luận là số lượng bạch cầu trong ngày N0 và N8 là tương đương nhau. Do thuốc được tiêm vô là dung dịch sinh lý PBS nên không gây đáp ứng suy giảm miễn dịch. Trong lô thí nghiệm, t start > t Critical one-tail => số lượng bạch cầu trong ngày N0 và N8 không bằng nhau và ở ngày N8 số lượng bạch cầu giảm hơn so với ngày N0. Do thuốc sử dụng tiêm chuột là Busulfan và Cyclophosphamide là thuốc gây suy giảm miễn dịch đã làm cho số lượng bạch cầu giảm. Ở bảng 2 Xét ở ngày N0, t start < t Critical one tail => số lượng bạch cầu ở lô đối chứng và thí nghiệm là tương đương nhau. Do ở ngày N0 là ngày đầu tiên tiêm thuốc nên đáp ứng suy giảm miễn dịch chưa xảy ra. Xét ở ngày N8, , t start > t Critical one tail, => số lượng bạch cầu ở lô đối chứng và lô thí nghiệm không bằng nhau, và ở lô thí nghiệm, số lượng bạch cầu giảm hơn ở lô đối chứng. Do thuốc dùng để tiêm chuột ở lô đối chứng là PBS, là dung dịch sinh lý nên số lượng bạch cầu không thay đổi, còn ở lô thí nghiệm thuốc dùng tiêm là thuốc gây suy giảm miễn dịch làm cho số lượng bạch cầu giảm. Vì vậy số lượng bạch cầu trong ngày N8 của lô thí nghiệm ít hơn so với lô đối chứng.
  2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH CHUỘT MẮC BỆNH PARKINSON BẰNG CÁCH CẢM ỨNG THUỐC AMINAZIN. I. GIỚI THIỆU 1. Bệnh Parkinson Bệnh Liệt Rung thường được gọi nhiều hơn với tên Bệnh Parkinson. Parkinson là tên của vị bác sĩ giải phẫu người Anh, James Parkinson, sinh năm 1755 và mất năm 1824. Năm 1817, ở tuổi 62, ông xuất bản tác phẩm “Eassay on the Shaking Palsy”, diễn tả rõ ràng hơn về những cơn rung của một số bệnh nhân mà các thầy thuốc đương thời nói tới. Ông thấy rằng, người bệnh bắt đầu có cơn rung giật cách hồi ở một chi, rồi cơn rung trở nên không kiểm soát được. Khi người bệnh thay đổi vị trí bất thình lình thì cơn rung ở chi đó ngừng để rồi lại rung ở chân hoặc cánh tay phía bên kia. Ông cũng nhấn mạnh tới sự liên hệ giữa rung với liệt, với bước đi lảo đảo ngắn- đi đâm vầm- (festination), với dáng điệu khom khom lưng, cứng nhắc của người bệnh. Theo ông, liệt chỉ tạm thời mặc dù bệnh có trầm trọng. Các biểu hiện thường thấy của bệnh a. Rung khi nghỉ :Dấu hiệu này thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân Parkinson. Ðặc điểm của rung là sụ chuyển động nhịp nhàng, đều đều, từ 4 tới 6 lần trong một giây, thường là ở bàn tay, khi người bệnh không làm việc, và họ không kiểm soát được. Ðôi khi rung cũng xảy ra ở cánh tay, chân, cằm, mặt, cổ, môi, lưỡi...Cường độ rung thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, nhiều hơn khi căng thẳng tinh thần hay thể chất hoặc ở giữa đám đông người. b.Cứng cơ: Hầu hết các bắp thịt đều ở trong tình trạng căng cứng liên tục, gây khó khăn cho các hoạt động của cơ thể. Chân cứng nhắc, bước đi khó khăn, tay không vung vẩy; gương mặt lạnh lùng (như mang mặt nạ), không cảm xúc, không nụ cười, không chớp mắt, khó khăn nhai nuốt nước miếng, thực phẩm, phát âm không rõ, tiếng nói nhỏ, đều đều, lắp bắp nói lắp. Mặc dù căng cứng nhưng các bắp thịt không bị tổn thương và vẫn sử dụng được khi tập luyện. c.Dáng đi cứng nhắc, đầu cúi về phía trước, lưng khom khom, cất bước khó khăn, không quay mình được, đôi khi lật đật bước nhanh để giữ thăng bằng, tránh té ngã.. d.Khó khăn khi bắt đầu cử động, chậm chạp khi thực hiện các cử động và mất khả năng điều chỉnh tư thế cơ thể. Nhiều người không làm được các động tác thường lệ như mặc quần áo, cài khuy cúc áo quần, cầm thìa, cầm bát ăn cơm, viết lách, cầm báo để đọc, gãi đầu...Ðang làm một động tác nào dó, người bệnh bất chợt trơ trơ bất động. Chẳng hạn như đang đi tự nhiên đứng khựng lại, đang nói chợt ngưng, há miệng ú ớ.. Một số yếu tố có thể có liên hệ với bệnh liệt rung là tác dụng phụ của vài loại thuốc trị bệnh tâm thần ( aminazin, phenothiazine, thioxanthene, reserpine...), viêm nhiễm virus não, ngộ độc khí carbon monoxide, khoáng manganese, một loại thuốc gây nghiện tổng hợp từ chất gây mê (narcotic), thiểu tuần hoàn não, tuổi cao, di truyền...Ðiều mà y khoa học biết rõ về bệnh Parkinson là: não bộ người bệnh không sản xuất được chất dopamine.
  3. Trong đề cương này, nhóm chúng tôi xây dựng mô hình chuột bị bệnh Parkinson dưới tác dụng phụ của thuốc aminazin do sử dụng quá liều nhằm mục đích sử dụng chuột trong nghiên cứu tìm ra thuốc điều trị Parkinson cho con người. 2. Thuốc Aminazin Aminazin là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần, có hoạt chất clopromazin. Ở não bộ, nhân xám nền não chỉ huy hoạt động bán tự động và hoạt động của cơ thể. Trong đó hoạt động rung là một hoạt động bán tự động. Khi sử dụng thuốc aminazin quá liều, hoạt chất clopromazin trong thuốc sẽ làm tổn thương nhân xám, gây rối loạn hoạt động bán tự động. Do đó não bô không chỉ huy được hoạt động rung gây bệnh Parkinson. II. MÔ HÌNH THỰC HIỆN • Sử dụng 60 con chuột nhắt trắng Mus musculus var. Albino trọng lượng từ 20- 25g. Chia làm 2 lô đối chứng và thí nghiệm. • Kiểm tra chụp X quang não bộ bằng MRI và hoạt động của chuột trước khi tiêm thuốc. • Tiêm aminazin ( liều dùng 25mg/ kg), tiêm vào khoang bụng chuột với 30 con thí nghiệm và tiêm dung dịch PBS với 30 con đối chứng • Kiểm tra não bộ và hoạt động của chuột vào các ngày N0, N5, N10. • Đánh giá hiệu quả của thuốc. 30 con chuột đối 30 con chuột thí chứng nghiệm Tiêm PBS tiêm amimnazin (25 mg/kg) Kiểm tra chụp X quang não Kiểm tra chụp X quang bộ bằng MRI và hoạt động não bộ bằng MRI và hoạt của chuột ở N0 động của chuột ở N0 tiêm amimnazin (25 mg/kg) Tiêm PBS Kiểm tra chụp X quang não Kiểm tra chụp X quang bộ bằng MRI và hoạt động não bộ bằng MRI và hoạt của chuột ở N5 động của chuột ở N5 Tiêm PBS tiêm amimnazin (25 mg/kg Kiểm tra chụp X quang Kiểm tra chụp X quang não bộ bằng MRI và hoạt não bộ bằng MRI và hoạt động của chuột ở N10 động của chuột ở N10 Đánh giá hiệu quả của thuốc Aminazin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2