intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: " SỬ DỤNG LỌC KALMAN ĐỂ QUAN SÁT TỪ THÔNG ROTOR VÀ NHẬN DẠNG HẰNG SỐ THỜI GIAN ROTOR TRONG CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TÁCH KÊNH TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng bộ lọc Kalman để quan sát từ thông rotor và nhận dạng hằng số thời gian rotor Tr. Việc tuyến tính hóa chính xác phần mô hình dòng điện của động cơ không đồng bộ trên hệ tọa độ dq đã đưa đến cấu trúc điều khiển tách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: " SỬ DỤNG LỌC KALMAN ĐỂ QUAN SÁT TỪ THÔNG ROTOR VÀ NHẬN DẠNG HẰNG SỐ THỜI GIAN ROTOR TRONG CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TÁCH KÊNH TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 SỬ DỤNG LỌC KALMAN ĐỂ QUAN SÁT TỪ THÔNG ROTOR VÀ NHẬN DẠNG HẰNG SỐ THỜI GIAN ROTOR TRONG CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TÁCH KÊNH TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ ESTIMATION OF ROTOR FLUX AND IDENTIFICATION OF ROTOR TIME CONSTANT USING KALMAN FILTER IN DIRECT DECOUPLED CONTROL STRUCTURE FOR INDUCTION MOTOR Nguyễn Phùng Quang Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lê Tiến Dũng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng Nguyễn Lê Hoàng Trường Cao đẳng Đông Á – Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng bộ lọc Kalman để quan sát từ thông rotor và nhận dạng hằng số thời gian rotor Tr. Việc tuyến tính hóa chính xác phần mô hình dòng điện của động cơ không đồng bộ trên hệ tọa độ dq đã đưa đến cấu trúc điều khiển tách kênh trực tiếp hai thành phần dòng điện trục d tạo từ thông và trục q tạo mômen quay. Trong cấu trúc điều khiển mới này, thuật toán của bộ lọc Kalman ban đầu được nghiên cứu áp dụng để quan sát từ thông rotor và sau đó được mở rộng để nhận dạng hằng số thời gian rotor. Kết quả nghiên cứu đã được kiểm chứng trên Simulink và PLECS cho thấy bộ lọc Kalman hoạt động tốt trong cấu trúc điều khiển mới. ABSTRACT The paper presents research results in the application of Kalman filter to estimate rotor flux and to identify the Rotor Time Constant Tr. The exact linearization of the current process model of induction motor in dq coordinates leads to a control structure with direct decoupling between magnetizing current in d axis and torque generating current in q axis. In this new control structure, the Kalman algorithm was firstly used to estimate the rotor flux, and then extended to identify the rotor time constant. The investigation results were verified by simulation with Simulink & PLECS and indicated that the Kalman Filter would be successfully used in the new control structure. 1. Đặt vấn đề Hướng nghiên cứu về ứng dụng phương pháp tuyến tính hóa chính xác (TTHCX, bản chất là chuyển hệ tọa độ trạng thái) trong điều khiển động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) rotor lồng sóc [1] đã đưa ra một cấu trúc điều khiển mới cho ĐCKĐB, hứa hẹn khắc phục một vài nhược điểm của hệ thống thiết kế theo các phương pháp tuyến tính kinh điển. Cấu trúc điều khiển (ĐK) có tách kênh trực tiếp (TKTT) là cấu trúc điều khiển phi tuyến, thu được khi sử dụng phương pháp TTHCX. Do phù hợp với 1
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 bản chất phi tuyến của động cơ, cấu trúc có TKTT cho phép cải thiện chất lượng ĐK truyền động ở các chế độ vận hành phi tuyến (giới hạn dòng/áp). Tuy nhiên, cấu trúc giới thiệu trong [1] vẫn sử dụng một mô hình đơn giản để tính từ thông rotor, đồng thời chưa xét đến các biến đổi của hằng số thời gian rotor Tr (sự phụ thuộc của điện trở rotor vào nhiệt độ và của điện cảm rotor vào trạng thái từ hóa) trong quá trình vận hành. Nhằm giải quyết nốt vấn đề còn trống kể trên, góp phần hoàn chỉnh cấu trúc ĐK, bài báo này giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng bộ lọc Kalman để quan sát từ thông rotor khi chưa xét đến sự thay đổi của hằng số thời gian. Sau đó, mở rộng áp dụng bộ lọc Kalman để nhận dạng cả hằng số thời gian rotor Tr khi xét đến sự thay đổi của nó trong quá trình vận hành của động cơ. 2. Cấu trúc điều khiển tách kênh trực tiếp của ĐCKĐB Động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc được mô tả trên hệ tọa độ dq như sau (xem [1]): (1) Trong đó: : Vector trạng thái. : Vector đầu vào. : Vector đầu ra. isd, isq : Dòng điện stator trục d, trục q. : Tốc độ góc cơ học của động cơ. : Tốc độ góc các vector mạch stator. , : Từ thông rotor trục d, trục q. Ts, Tr : Hằng số thời gian stator, rotor. usd, usq : Điện áp stator trục d, trục q. Lm, Ls, Lr : Hỗ cảm, điện cảm stator, rotor. 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 Việc TTHCX phần mô hình dòng điện của ĐCKĐB đã được giới thiệu trong tài liệu [1]. Theo đó, mô hình tuyến tính thu được khi TTHCX có dạng như sau: Hay có thể viết: là các tín hiệu vào mới. w3 = u3 = s. Trong đó: , Đây chính là một hệ quả rất quan trọng của phương pháp tuyến tính hóa chính xác, đó là đặc điểm tách kênh trực tiếp (direct decoupled) giữa hai thành phần: Thành phần tạo từ thông (dòng ) và thành phần tạo mômen (dòng ). Từ đó dẫn đến ý tưởng: Từ mô hình (1) của ĐCKĐB có thể tách thành hai phần là mô hình con phần điện (tạo từ thông) và mô hình con phần cơ (tạo mômen). + Mô hình con phần điện (tạo từ thông): (2) + Mô hình con phần cơ (tạo mômen): trong đó: (3) mM, mw: Mômen động cơ và mômen tải. J: Mômen quán tính. zp: Số đôi cực. Hình 1. Sơ đồ hệ truyền động với cấu trúc điều khiển TKTT cho ĐCKĐB. 3
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 Dựa trên những kết quả đó đưa đến cấu trúc điều khiển mới TKTT cho ĐCKĐB được thể hiện như hình 1. Trong cấu trúc ĐK mới này ta thấy bộ điều chỉnh dòng hai chiều trong sơ đồ cấu trúc hệ truyền động tựa theo từ thông rotor kinh điển đã được thay thế bằng một khâu phản hồi trạng thái (hay khối chuyển trục tọa độ) và hai bộ điều chỉnh dòng riêng biệt cho hai thành phần trục d và q. Nội dung nghiên cứu của bài báo sẽ thực hiện thay khối Mô hình từ thông trong sơ đồ hình 1 bằng bộ lọc Kalman để quan sát từ thông rotor và sau đó mở rộng bộ lọc Kalman để nhận dạng hằng số thời gian rotor Tr. 3. Quan sát từ thông bằng bộ lọc Kalman Từ mô hình con phần điện của ĐCKĐB (2), đặt các biến trạng thái và các ma trận: , , , , , Mô hình (2) được viết lại dưới dạng mô hình trạng thái phần điện như sau: (4) Gián đoạn hóa mô hình (4) sử dụng phương pháp tích phân gần đúng Euler ta có: (5) với , , Cd = C. Thuật toán ước lượng từ thông rotor dùng bộ lọc Kalman như sau: + Dự báo (Predict): (6) + Hiệu chỉnh (Correct): (7) Với , là giá trị ban đầu, phương sai ban đầu. G, Q, R là các ma trận trọng số nhiễu, hiệp phương sai của nhiễu. K là ma trận Kalman. P là ma trận phương sai của sai lệch giữa giá trị ước lượng và giá trị thực của x. 4
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 4. Ứng dụng bộ lọc Kalman mở rộng (EKF) nhận dạng hằng số thời gian rotor Tr Để nhận dạng hằng số thời gian rotor Tr sử dụng bộ lọc Kalman mở rộng (Extended Kalman Filter), trước hết ta đặt :  = 1/Tr, và xem  như một hằng số ngẫu nhiên bị thay đổi dưới dạng: (8) Sau khi đã xét cả nhiễu ngẫu nhiên tác động vào hệ thống, mô hình động cơ (1) sau khi thực hiện gián đoạn hóa, cùng với giả thiết (8) có thể được viết lại thành hệ phi tuyến: (9) Trong đó: Gk là vector trọng số nhiễu. Các vector nhiễu , , được giả thiết là các nhiễu trắng có phân bố chuẩn Gaussian, có kỳ vọng bằng 0 và với mọi k, j ta có: , , . Các bước thực hiện sử dụng bộ lọc Kalman mở rộng (Extended Kalman Filter) để nhận dạng biến trạng thái mới x của hệ (9) và hằng số thời gian rotor 1/Tr như sau:  Dự báo (Predict): + Dự báo vector trạng thái: + Tính ma trận phương sai của sai lệch dự báo: 5
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009  Hiệu chỉnh (Correction): + Tính ma trận khuếch đại Kalman: + Ước lượng vector trạng thái: + Tính ma trận phương sai của sai lệch ước lượng: 5. Các kết quả mô phỏng Mô phỏng được thực hiện trên phần mềm Matlab-Simulink và PLECS cho ĐCKĐB có các số liệu sau: Rr = 0.42, Rs = 0.37, Lr = 0.03425H, Ls = 0.03441H, Lm = 0.0331H, zp = 1, J = 0.00095kgcm2, UN = 110V, nN = 3000rpm, IsN = 7.4A, cos = 0.9. 5.1. Kết quả quan sát từ thông rotor bằng lọc Kalman (chưa xét sự thay đổi của Tr) a) b) Hình 2 – Kết quả quan sát từ thông rotor dùng lọc Kalman khi chưa xét sự thay đổi của hằng số thời gian rotor Tr a) Từ thông quan sát bằng lọc Kalman. b) Đáp ứng dòng isd và dòng isq. c) Đáp ứng tốc độ của động cơ. c) 6
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 5.2. Kết quả nhận dạng hằng số thời gian rotor ứng dụng lọc Kalman mở rộng (EKF) b) a) c) d) Hình 3. a) Hằng số Tr nhận dạng từ các giá trị ban đầu Tr(0) khác nhau. b) Từ thông rotor quan sát được so sánh với giá trị thực trường hợp Tr(0)=1.5Tr. c) Đáp ứng tốc độ của động cơ. d) Đáp ứng dòng isd và dòng isq. 6. Kết luận Các kết quả mô phỏng cho thấy khả năng ứng dụng tốt của bộ lọc Kalman trong cấu trúc điều khiển TKTT động cơ KĐB, nhằm ước lượng từ thông rotor và nhận dạng hằng số thời gian rotor. Hằng số thời gian rotor được nhận dạng từ các giá trị ban đầu khác nhau, sau thời gian quá độ đã hội tụ về cùng một giá trị gần với giá trị thực của Tr. Kết quả mô phỏng đã khẳng định tính đúng đắn của các giải pháp đề xuất và cho thấy triển vọng sử dụng trong thực tiễn. Ưu điểm của lọc Kalman là ta còn có thể mở rộng thêm vector trạng thái của ĐCKĐB để ước lượng đồng thời tốc độ quay của động cơ, cho phép thực hiện điều khiển tốc độ mà không cần cảm biến tốc độ (speed sensorless control). Ngoài ra, các bộ lọc Kalman có khả năng giúp hệ thống kháng nhiễu tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyen Phung Quang, Andreas Dittrich: Vector Control of Three-Phase AC Machines – System Development in the Practice. Spinger, 2008. [2] Nguyễn Phùng Quang: MATLAB & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động. 7
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 Nhà xuất bản KH&KT, 2006. [3] Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Hán Thành Trung: Lý thuyết điều khiển phi tuyến. Nhà xuất bản KH&KT, tái bản lần 2 có bổ sung, 2006. [4] Dương Hoài Nam, Nguyễn Phùng Quang: Về triển vọng ứng dụng phương pháp tuyến tính hóa chính xác trong điều khiển động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc. Chuyên san “Kỹ thuật điều khiển tự động”, số 11(1)2004, tr.10-15, Tạp chí Tự động hóa ngày nay. [5] C.K. Chui, G. Chen: Kalman Filtering with Real-Time Applications. Springer, 1990. [6] K.Radhakrishnan, A.Unnikrishnan, K.G.Balakrishnan: EM Based Extended Kalman Filter for Estimation of Rotor Time Constant of Induction Motor. IEEE ISIE 2006, July 9-12 2006, Montréal, Québec, Canada. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2