Báo cáo khoa học: Tình hình trẻ em thế giới 2011 Tóm tắt: Tuổi vị thành niên - tuổi của những cơ hội
lượt xem 4
download
Báo cáo khoa học: Tình hình trẻ em thế giới 2011 Tóm tắt: Tuổi vị thành niên - tuổi của những cơ hội trình bày tính cấp thiết của việc đầu tư vào trẻ thành niên, quyền của trẻ vị thành niên, các thách thức toàn cầu đối với trẻ vị thành niên, nắm bắt cơ hội ở tuổi vị thành niên và kêu gọi cùng hành động vì trẻ vị thành niên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Tình hình trẻ em thế giới 2011 Tóm tắt: Tuổi vị thành niên - tuổi của những cơ hội
TÌNH HÌNH TRẺ EM THẾ GIỚI 2011 TÓM TẮT Tuổi vị thành niên Tuổi của những cơ hội TÌNH HÌNH TRẺ EM THẾ GIỚI 2011 TÓM TẮT Tính cấp thiết của việc đầu tư vào trẻ thành niên . . . 1 Quyền của trẻ vị thành niên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Các thách thức toàn cầu đối với trẻ vị thành niên . . . 8 Nắm bắt cơ hội ở tuổi vị thành niên. . . . . . . . . . . . . 11 Cùng hành động vì trẻ vị thành niên . . . . . . . . . . . 13 . . TÓM TẮT Tính cấp thiết của việc đầu tư vào trẻ vị thành niên Đầu tư vào trẻ vị thành niên là một việc rất cần thiết vì ít nhất 5 lý do: • Thứ nhất, đầu tư vào trẻ vị thành niên là một việc làm phù hợp với nguyên tắc của Công ước LHQ về Quyền Trẻ em, áp dụng cho mọi đối tượng trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, và Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Bạo lực đối với Phụ nữ, áp dụng cho mọi trẻ em gái vị thành niên. Để thực hiện cam kết đối với trẻ em và thanh thiếu niên theo các công ước này, và để thực hiện một cách nghiêm túc các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015, chúng ta cần phải đưa vấn đề an sinh và quyền của trẻ vị thành niên trở thành một phần không thể thiếu của các chương trình nghị sự. • Thứ hai, đây là cách hiệu quả nhất nhằm củng cố những kết quả đạt được có tính lịch sử cho trẻ em trong những năm đầu (0-4 tuổi) và giữa (5-9 tuổi) tuổi niên thiếu kể từ năm 1990, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã giảm 33%, gần như xóa bỏ hoàn toàn chênh lệch về giới trong tỉ lệ nhập học cấp tiểu học ở một số khu vực, và những cải thiện đáng kể trong khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học, nước sạch, tiêm chủng định kỳ và những loại thuốc thiết yếu như thuốc ARV trong điều trị HIV. ©UNICEF/NYHQ2009-2036/Sweeting Trong vô số các vấn đề, mục tiêu, chỉ tiêu và ưu tiên của các chương trình phát triển quốc tế, trẻ vị thành niên – những người từ 10 đến 19 tuổi theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc – rất hiếm khi giữ vị trí hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh ngân sách phát triển hạn hẹp như hiện nay, theo lối tư duy truyền thống thì hầu hết các nguồn lực sẽ được dành cho trẻ em trong 10 năm đầu đời. Đầu tư vào y tế, dinh dưỡng, giáo dục cơ bản và bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây đã góp phần đảm bảo một sự khởi đầu tốt hơn một cách đáng kể cho cuộc sống của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, cùng với thành quả này là trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ cho trẻ em tiếp tục được duy trì khi trẻ lớn lên và phát triển. Là một động lực cơ bản rất quan trọng của Tuyên bố Thiên niên kỷ, sự thay đổi lâu dài trong cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên chỉ có thể đạt được bằng việc bên cạnh những cam kết cải thiện cuộc sống 10 năm đầu đời của trẻ, cần công nhận tầm quan trọng của 10 năm tiếp theo. Hawa, 12 tuổi, (thứ hai từ trái sang) gần đây đã được đi học trở lại, sau khi có sự can thiệp của Mạng lưới Quốc gia của Hiệp Hội Các Người Mẹ dành cho Trẻ Em Gái - một mạng lưới vận động về giáo dục dành cho trẻ em gái ở Cameroon. • Thứ ba, đầu tư vào trẻ vị thành niên có thể giúp đẩy nhanh cuộc đấu tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng kinh tế - xã hội và phân biệt đối xử giới. Bất bình đẳng thường bộc lộ rất rõ ràng ở độ tuổi vị thành niên: trẻ em nghèo hoặc sống bên lề xã hội ít có khả năng được học lên cấp trung học và có nhiều khả năng phải trải qua những sự lạm dụng như tảo hôn, tình dục sớm, bạo lực và lao động giúp việc gia đình – đặc biệt là đối với các em gái. Việc chối bỏ quyền của trẻ vị thành niên được giáo dục và được chăm sóc sức khỏe một cách có chất lượng, được bảo vệ và được tham gia sẽ kéo dài mãi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói và tình trạng bị gạt ra ngoài lề đã tước đi của các em cơ hội được phát triển tối đa tiềm năng của mình. • Thứ tư, đầu tư vào trẻ vị thành niên sẽ giúp tăng cường các nỗ lực của chúng ta nhằm giải quyết các thách thức TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI 1 lớn của thời đại: biến đổi khí hậu, bất ổn định kinh tế, đô thị hóa và di cư bùng nổ, HIV/AIDS, và các khủng hoảng nhân đạo đang tăng lên về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Để có thể giải quyết hiệu quả các hậu quả qua nhiều thế hệ của những thách thức này, trẻ vị thành niên cần phải được đối xử như những đối tác bình đẳng, và cần được trang bị những kỹ năng, năng lực và hiểu biết phù hợp. • Cuối cùng, mặc dù trẻ vị thành niên thường được gọi là ‘thế hệ tương lai’, nhưng chúng ta không nên quên rằng các em cũng là một phần đáng kể của thế hệ các công dân toàn cầu hiện tại – đang sống, lao động, và đóng góp cho các gia đình, cộng đồng, xã hội và nền kinh tế. Không kém gì trẻ em, trẻ vị thành niên cũng xứng đáng được công nhận, được bảo vệ và chăm sóc, được sử dụng các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, được tạo cơ hội và được hỗ trợ. Thực tế là trong một số hoàn cảnh – đặc biệt liên quan đến những nguy cơ trong công tác bảo vệ trẻ em như tảo S lư ng tr v thành niên(10-19 tu i) theo khu v c, 2009 Các nư c công nghi p hóa 118 tri u Châu M La tinh và Caribe 108 tri u Đông Á và Thái Bình Dương 329 tri u CEE/CIS 58 tri u Đông và Nam Phi 91 tri u Tây và Trung Phi 94 tri u Trung Đông và B c Phi 84 tri u Nam Á 335 tri u Ngu n: Liên H p Qu c, Ban Kinh t và Xã h i,Division de la population, Phân chia Dân s , Tri n v ng Dân s Th gi i: Ch nh s a năm 2008, , truy c p tháng 10/2010. 2 TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI hôn, khai thác tình dục vì mục đích thương mại, và vi phạm pháp luật – thì trong số tất cả các trẻ em dưới 18 tuổi, trẻ vị thành niên có thể là đối tượng có nhu cầu được bảo vệ và hỗ trợ lớn nhất. Tuy nhiên hiện nay có rất ít sự đầu tư và hỗ trợ trong các lĩnh vực quan trọng này, đôi khi là vì những lý do nhạy cảm liên quan đến chính trị, văn hóa và xã hội. Do có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa công tác bảo vệ, giáo dục và sự sống còn của trẻ em, nên rõ ràng là việc đầu tư vào người chưa thành niên, đặc biệt là các em gái, có khả năng làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và giải quyết đáng kể các vấn đề bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em và phụ nữ. Vì những lý do kể trên, và để hưởng ứng Năm Quốc tế Thanh thiếu niên lần thứ hai bắt đầu vào tháng 8/2010, UNICEF đã dành riêng ấn bản báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2011 của mình cho đối tượng trẻ vị thành niên. Báo cáo này trình bày những thách thức mà các em trai và gái phải đối mặt khi bước vào thập niên thứ hai của cuộc đời, nêu lên không chỉ những nguy cơ và khả năng bị tổn thương của thời kỳ có vai trò mấu chốt này, mà cả những cơ hội hiếm có mà tuổi vị thành niên mang lại, cả cho bản thân trẻ vị thành niên và cho xã hội mà các em đang sống. Rất nhiều bằng chứng thu thập được cho thấy rằng đầu tư vào trẻ vị thành niên đem lại cho chúng ta hy vọng lớn nhất về khả năng phá vỡ vòng đói nghèo luẩn quẩn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và giải quyết tình trạng bất bình đẳng đã làm suy yếu các cộng đồng và quốc gia và gây tổn hại đến sự phát triển và quyền của vô số trẻ em. Bằng việc hành động ngay lúc này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng một thế hệ được trao quyền để thực hiện quyền của chính mình, đặt nền móng cho một thế giới hòa bình hơn, vị tha hơn và bình đẳng hơn, trong đó mỗi thế hệ trẻ em tiếp nối đều có thể có cuộc sống tốt đẹp. TÓM TẮT Quyền của trẻ thành niên Bị xao nhãng ở thời kỳ đầu của tuổi niên thiếu, những khác biệt về giới trong chăm sóc dinh dưỡng trở nên rõ ràng ở lứa tuổi vị thành niên, và đặc biệt rõ nét ở các khu vực Tây Phi, Trung phi và Nam Á. Những tác động của dinh dưỡng yếu kém có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các em gái vị thành niên: rất nhiều em sống ở các khu vực có tỉ lệ thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng cao lập gia đình và có thai ở độ tuổi vị thành niên, và do đó có nhiều hơn khả năng tử vong hoặc bị biến chứng trong thai kỳ hoặc trong khi sinh. S ph bi n c a ch ng thi u máu các em gái v thành niên (15-19) tu i t i m t s qu c gia có t l cao 80% 70 68 60 66 63 59 50 57 56 52 51 51 40 49 30 20 10 r Fa kina so G ui né e R ép L Sie ub eo rr a de liqu ne Ta e-U nz n an ie ie de Bu In go on ni n C Bé na ha G né ga l i 0 al Nhìn chung, trẻ vị thành niên trên khắp thế giới ngày nay khỏe mạnh hơn so với trước đây. Nhờ một phần lớn vào những khoản đầu tư cho trẻ em ở giai đoạn đầu và giữa của thời niên thiếu, những em bước sang thập niên thứ hai của cuộc đời đã vượt qua được những năm tháng có nguy cơ tử vong lớn nhất. Tai nạn chiếm trên 1/3 số ca tử vong ở trẻ vị thành niên: năm 2004, gần 400.000 trẻ vị thành niên tử vong vì những thương tích không chủ ý. Rất nhiều trong số các vụ tai nạn này có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là ở những nơi có tỉ lệ đô thị hóa nhanh chóng cùng với số lượng trẻ vị thành niên lớn. Các em trai thường là nạn nhân của tai nạn giao thông đường bộ hơn, và cũng có nhiều khả năng hơn bị thương tích hoặc tử vong do bạo lực, bao gồm các trường hợp bạo lực ngẫu nhiên và có tổ chức. Tính dễ bị tổn thương của trẻ vị thành niên một phần xuất phát từ xu hướng tự nhiên của các em là thích mạo hiểm và thử nghiệm ranh giới của các hành vi được xã hội chấp nhận. Dinh dưỡng M Y tế Khi các em tìm cách hình thành một cái tôi cho mình, các em có thể có những trải nghiệm với thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác, hoặc tham gia vào những hành động liều lĩnh có thể dẫn đến thương tật hoặc những vấn đề lâu dài cho sức khỏe. Sé Không phải tất cả những trẻ vị thành niên đều được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe có chất lượng, cũng như sự bảo vệ và sự tham gia. Việc đánh giá chính xác tình hình hiện tại của trẻ vị thành niên là bước đi đầu tiên hướng tới giám sát và đảm bảo việc thực hiện quyền của các em. Tuy nhiên có một điều không thuận lợi là hiện có rất ít các số liệu toàn diện và được chia theo nhóm – một yếu tố thiết yếu cho việc theo dõi các tiến bộ đạt được, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Các hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế về trẻ em tập trung chủ yếu vào những năm đầu đời của trẻ, thời điểm những mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ là lớn nhất và có thể đánh giá việc trẻ đi học một cách dễ dàng hơn. Mặc dù việc tăng cường tập trung vào công tác bảo vệ trẻ em toàn diện đã giúp hình thành một số chỉ số chính về các vấn đề có tác động đến trẻ vị thành niên– như lao động trẻ em, tảo hôn, tập tục cắt âm hộ trẻ em gái, bạo lực và khuyết tật – nhưng vẫn còn một phạm vi rất lớn các vấn đề cần được bổ sung nhiều thông tin hơn và thông tin có chất lượng tốt hơn. *Dòng k đ m m c 40% th hi n ngư ng thi u máu đư c coi là m t v n đ s c kh e nghiêm tr ng c a qu c gia. Ngu n: DHS và các kh o sát qu c gia, 2003–2009. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1044 | 185
-
Báo cáo khoa học: "TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở TỈNH CÀ MAU VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ"
9 p | 324 | 78
-
Báo cáo thực tập tổng quan: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn”
38 p | 304 | 61
-
Bài báo cáo Khoa học môi trường: Tài nguyên năng lượng
88 p | 518 | 61
-
Báo cáo khoa học: Tình trạng nhiễm cầu trùng của gà ở một số địa điểm thuộc các tỉnh phía bắc và phác đồ phòng trị
5 p | 191 | 44
-
Báo cáo khoa học công nghệ: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía, thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 236 | 42
-
Báo cáo khoa học nông nghiệp: Phân tích QTL tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa Oryza sativa L.
11 p | 270 | 34
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
110 p | 205 | 33
-
Báo cáo khoa học: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
6 p | 220 | 28
-
Báo cáo khoa học: TìNH HìNH THựC HIệN QUI TRìNH SảN XUấT RAU AN TOàN ở Xã VÂN NộI, HUYệN ĐÔNG ANH, NGOạI THàNH Hà Nộ
8 p | 156 | 26
-
Báo cáo khoa học: " TÌNH HÌNH NUÔI VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) NUÔI AO VÀ BÈ Ở AN GIANG"
6 p | 119 | 22
-
Báo cáo khoa học: "Một số đặc điểm hình thái và hoá sinh của các giống bưởi trồng tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh."
8 p | 111 | 19
-
Báo cáo khoa học: Tình hình chăn nuôi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng trâu bò tại huyện vĩnh tường - vĩnh phúc
6 p | 94 | 15
-
Báo cáo khoa học: Chế tạo thiết bị đo tự động của nước thải công nghiệp, ghi và cảnh bảo - Viện kỹ thuật thiết bị
80 p | 136 | 15
-
Báo cáo khoa học: " MÔ HÌNH THUỶ VĂN DÒNG CHẢY RRMOD VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM HIỆU CHỈNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH"
9 p | 114 | 11
-
Báo cáo " Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 2008 và quan điểm phát triển 2009 "
10 p | 109 | 8
-
Báo cáo khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến tương phản hình ảnh trên cắt lớp vi tính tiêm thuốc
22 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn