Báo cáo khoa học: " MÔ HÌNH THUỶ VĂN DÒNG CHẢY RRMOD VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM HIỆU CHỈNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9
lượt xem 11
download
Mô hình RRMOD thường được dùng để phục hồi dòng chảy cho các sông suối không có tài liệu đo đạc lưu lượng, bằng cách dựa vào trạm thuỷ văn trong vùng để hiệu chỉnh các bộ thông số của mô hình đạt tiêu chuẩn tối ưu hoá. Sử dụng bộ thông số mô hình này cùng với diện tích lưu vực, tình hình sử dụng đất trong vùng, lượng bốc hơi, lượng mưa lưu vực, dùng mô hình RRMOD để tính toán phục hồi lại dòng chảy cho các sông suối của lưu vực nghiên cứu. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: " MÔ HÌNH THUỶ VĂN DÒNG CHẢY RRMOD VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM HIỆU CHỈNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 MÔ HÌNH THUỶ VĂN DÒNG CHẢY RRMOD VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM HIỆU CHỈNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH THE RRMOD WATER CURRENT HYDROLOGICAL MODEL AND SOME EXPERIENCES IN REGULATING ITS PARAMETERS Nguyễn Đăng Thạch Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mô hình RRMOD thường được dùng để phục hồi dòng chảy cho các sông suối không có tài liệu đo đạc lưu lượng, bằng cách dựa vào trạm thuỷ văn trong vùng để hiệu chỉnh các bộ thông số của mô hình đạt tiêu chuẩn tối ưu hoá. Sử dụng bộ thông số mô hình này cùng với diện tích lưu vực, tình hình sử dụng đất trong vùng, lượng bốc hơi, lượng mưa lưu vực, dùng mô hình RRMOD để tính toán phục hồi lại dòng chảy cho các sông suối của lưu vực nghiên cứu. Bài báo đề cập đến phương pháp xác định lượng mưa và lượng bốc hơi lưu vực, thuật toán sử dụng và một số kinh nghiệm khi hiệu chỉnh bộ thông số của mô hình RRMOD. ABSTRACT The RRMOD model is usually used to track the data of water current of rivers and streams which have not been previously recorded. The model is able to generate optimized standard parameters basing on the data collected from local hydrological stations. By using the parameters recorded by RRMOD and the information on basin area, local land planning and water evaporation and rainfall, we are able to calculate parameters that help to recover the water currents of the observed basin. This article deals with the ways to determine water evaporation and rainfall in the basin. It is also concerned with the application of algorithm and our experiences in dealing with the regulation of RRMOD parameters . 1. Đặt vấn đề Trong công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế, khai thác quản lý các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, tài liệu về dòng chảy và sự phân phối dòng chảy trong năm là tài liệu thuỷ văn rất quan trọng. Tài liệu này giúp cho việc phân tích, đánh giá dòng chảy mặt của các lưu vực sông, làm cơ sở cho việc tính toán cân bằng nước, xác định nguồn tài nguyên nước mặt, để đưa ra các phương án quy hoạch khai thác bền vững nguồn nước, đưa ra các giải pháp công trình hợp lý, xác định qui mô, kích thước các công trình, các phương án vận hành quản lý công trình.. Hiện nay do các trạm thuỷ văn cấp 1 (có đo đạc lưu lượng với số năm quan trắc trên 15 năm) được bố trí rất ít và thường khống chế lưu vực lớn. Như ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trên hệ thống sông Hương (gồm sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch và sông Bồ) hiện nay chỉ có trạm thuỷ văn cấp 1 Thượng Nhật (sông Tả Trạch), tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có trạm thuỷ văn Thạnh Mỹ (sông Vu Gia) và trạm Nông Sơn (sông Thu Bồn), tỉnh Quảng Ngãi có trạm An Chỉ (sông Trà Khúc), và trạm Sông Vệ (sông 1
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Vệ), tỉnh Bình Định có trạm An Lão (sông An Lão) và trạm Cây Muồng (sông Kône), tỉnh Phú Yên có trạm Cũng Sơn (sông Ba)... Còn các sông nhánh và các hệ thống sông khác ở địa bàn các tỉnh trên, không có tài liệu đo đạc dòng chảy nên gây khó khăn rất nhiều khi đáng giá khả năng dòng chảy khi xây dựng công trình khai thác nguồn nước của các sông trên. Phương pháp sử dụng mô hình thuỷ văn dòng chảy thường hay được áp dụng nhằm đánh giá khả năng dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu không có tài liệu thực đo, hoặc có tài liệu thực đo nhưng không đủ dài, bằng cách dựa vào các bộ thông số của mô hình đã được hiệu chỉnh qua số liệu thực đo của các trạm thuỷ văn trong vùng. Với bộ thông số của mô hình kết hợp với diện tích lưu vực, diện tích các loại đất trong vùng, lượng bốc hơi, lượng mưa của lưu vực nghiên cứu sẽ tính toán phục hồi lại dòng chảy của lưu vực nghiên cứu. Để kéo dài và phục hồi dòng chảy năm của các lưu vực có liệt tài liệu quan trắc ngắn hoặc không có tài liệu thực đo, có thể sử dụng các mô hình thủy văn dòng chảy như: Mô hình TANK, SSARR, NAM ( MIKE), RRMOD 2. Giới thiệu các mô hình RRMOD mô phỏng dòng chảy Mô hình RRMOD (Rainfall Runoff Model) được xây dựng vào năm 1981 do phòng Quy hoạch và Máy tính thuộc Ban Thư ký sông Mê Kông và được sử dụng cho nhiều loại lưu vực. Mô hình RRMOD là mô hình dùng để tính toán và nghiên cứu dòng chảy tháng cho lưu vực sông, khôi phục và kéo dài liệt tài liệu dòng chảy ở lưu vực không có tài liệu thực đo hoặc có nhưng thiếu tài liệu. Trong mô hình có mô tả hàm thấm và hàm bốc hơi của lưu vực nên rất phù hợp với việc đánh giá tài nguyên nước, ngoài ra mô hình chỉ có 25 thông số nên việc dò tìm khá thuận lợi khi sử dụng. Hiện nay mô hình RRMOD thường được áp dụng để nghiên cứu tính toán dòng chảy năm và dòng chảy năm thiết kế cho các nhánh sông suối không có hoặc thiếu tài liệu thực đo, phục vụ cho việc tính toán cân bằng tài nguyên nước mặt trong dùng trong công tác quy hoach, lập dự án đầu tư, thiết kế, khai thác quản lý các công trình lợi, thuỷ điện, các công trình cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. 3. Cấu trúc mô hình RRMOD Cấu trúc của mô hình RRMOD đã được tác giả trình bày trong đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng. Tên đề tài: “Nghiên cứu xác định dòng chảy năm thiết kế bằng mô hình RRMOD, phục vụ việc xây dựng các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện trên lưu vực sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam“. Mã số: T05-15-91 năm 2005. Đề tài đã được nghiệm thu và cấp giấy “Xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng“ ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Đại học Đà Nẵng. Mô hình RRMOD có các thông số và các điều kiện sau: 25 thông số điều hành của mô hình: từ a1 đến a25. 2
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 3 hệ số cường độ thấm: FILCA, PERCA,DPERCA Sáu điều kiện đầu là: SAImin, SAmin, SFmin, SLmin, SSmin, SBmin Hệ số hiệu chỉnh mưa cho các tháng: 12 hệ số Các tiêu chuẩn để tối ưu hoá các thông số của mô hình: Hệ số tương quan giữa kết quả tính toán và số liệu thực đo (Correlation Coefficient) phải đạt 0.9 Chỉ số Nash - Sutcliffe 85 Hệ số cân bằng tổng lượng nước toàn năm (Water blance index of year) phải đạt 1.0 0.01 Hệ số cân bằng tổng lượng nước của từng tháng (Water blance index of month) phải đạt 1.0 0.10. 4. Xác định bộ thông số mô hình RRMOD Để tính toán khôi phục dòng chảy cho các nhánh sông suối không có tài liệu đo đạc dòng chảy, trước hết cần tìm bộ thống số mô hình RRMOD áp dụng cho trạm thủy văn trong vùng. Bộ thông số mô hình RRMOD được xác định theo thuật toán dò tìm tối ưu, trên cơ sở so sánh kết quả tính toán từ mô hình với số liệu dòng chảy thực đo của các trạm thuỷ văn và theo các tiêu chuẩn tối ưu như đã nêu trên 4.1. Tài liệu khí tượng thuỷ văn dùng trong mô hình RRMOD Lưu lượng thực đo bình quân tháng của trạm thuỷ văn Lượng mưa tháng của lưu vực trạm thuỷ văn Lượng bốc hơi tháng của lưu vực trạm thuỷ văn 4.2. Xác định bộ thông số mô hình RRMOD cho lưu vực trạm thuỷ văn Chương trình máy tính dùng để tính toán mô phỏng dòng chảy theo mô hình RRMOD cần có 2 file nhập liệu: BD1.d, RRMOD.run. Kết quả trong 2 file: K1,K2 a) File BD1.d: Chứa các số liệu sau: Bộ thông số điều hành của mô hình gồm 25 thông số. Diện tích lưu vực, diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất rừng: 3 giá trị Cường độ thấm: 3 thông số. Ẩm độ: 12 thông số. Hệ số hiệu chỉnh mưa cho các tháng: 12 hệ số. Hệ số thay đổi diện tích đất nông nghiệp: số hệ số bằng số năm nghiên cứu, giá trị là hệ số giữa diện tích đất nông nghiệp năm đang xét với diện tích đất nông nghiệp năm đầu tiên. Hệ số thay đổi diện tích đất rừng: số hệ số bằng số năm nghiên cứu, giá trị là hệ 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 số giữa diện tích đất rừng năm đang xét với diện tích đất đất rừng năm đầu tiên. b) File RRMOD.run: Gồm số liệu khí tượng thuỷ văn File này chứa: Tài liệu mưa lưu vực. Tài liệu bốc hơi. Tài liệu dòng chảy thực đo. c) File K1 Kết qủa quá trình dòng chảy của lưu vực mô phỏng từ mưa. d) File K2: Kết qủa các dòng chảy thành phần. Việc xác định các thông số của mô hình RRMOD cho lưu vực trạm thuỷ văn thực hiện theo thuật toán dò tìm tối ưu. 4.3. Đánh giá kết quả hiệu chỉnh bộ thông số mô hình: Có 4 tiêu chuẩn để tối ưu hoá các thông số của mô hình: Hệ số tương quan giữa kết quả tính toán và số liệu thực đo (Correlation Coefficient) phải đạt 0.9. Chỉ số Nash - Sutcliffe 85. Hệ số cân bằng tổng lượng nước toàn năm (Water blance index of year) phải đạt 1.0 0.01. Hệ số cân bằng tổng lượng nước của từng tháng (Water blance index of month) phải đạt 1.0 0.10. 5. Phục hồi dòng chảy năm các sông suối không có tài liệu đo đạc dòng chảy Sử dụng các bộ thông số mô hình RRMOD của lưu vực trạm thuỷ văn, tiến hành xác định quá trình dòng chảy năm cho các sông suối không có tài liệu đo đạc dòng chảy trong vùng với các tài liệu sau: diện tích lưu vực, tài liệu mưa, tài liệu bốc hơi, tình hình sử dụng đất của các sông suối đó . 5.1. Tài liệu mưa và bốc hơi lưu vực của các sông, suối nhánh Tác giả sử dụng phương pháp bình quân gia quyền, để tính mưa và bốc hơi lưu vực cho các sông suối, theo số liệu của các trạm đo mưa và trạm khí tượng trong lưu vực và vùng lân cận, cách xác định tương tự như tính cho lưu vực của trạm thuỷ văn. Lượng mưa của lưu vực nghiên cứu được xác định theo công thức ( mm) (1) 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 - n: Số trạm đo mưa đưa vào tính toán. - Xi: Lượng mưa của trạm thứ i. - F: Diện tích của lưu vực. - fi: Hệ số trọng số của trạm mưa thứ i ảnh hưởng đến lượng mưa của lưu vực tính toán, tính bằng tỷ trọng khoảng cách từ trạm mưa đến trọng tâm lưu vực. với (2) - Ri: Khoảng cách từ trạm đo mưa thứ i đến trọng tâm lưu vực Phương pháp này có độ chính xác cao và khắc phục được nhược điểm của các phương pháp tính mưa thường dùng. Lượng bốc hơi lưu vực cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. 5.2. Kết quả phục hồi dòng chảy năm các sông, suối nhánh Bộ thông số mô hình RRMOD của trạm thuỷ văn được dùng để phục hồi dòng chảy cho các sông suối không có tài liệu đo đạc dòng chảy. Kết quả dòng chảy năm của các sông, suối trong lưu vực được phục hồi dòng chảy theo số năm của liệt tài liệu mưa và bốc hơi lưu vực của các sông suối đó. Từ các số liệu dòng chảy năm của các sông suối trên tính chuẩn dòng chảy năm và dòng chảy năm thiết kế theo các tần suất thiết kế của các loại công trình cần nghiên cứu. 6. Một số kinh nghiệm hiệu chỉnh bộ thông số của mô hình RRMOD 6.1. Giá trị của các thông số mô hình RRMOD Qua kết quả hiệu chỉnh bộ thông số mô hình RRMOD cho các trạm thuỷ văn Cổ Bi (sông Bồ), Bình Điền (sông Hữu Trạch), Thượng Nhật (sông Tả Trạch), Thạnh Mỹ (sông Vu Gia), Nông Sơn (sông Thu Bồn), An Chỉ (sông Trà Khúc), Sông Vệ (sông Vệ), Cây Muồng (sông Kône), An Khê (sông Ia Ba), Ayun Hạ (sông Ayun), Krông Hnăng (sông Krông Hnăng), Sông Hinh (sông Hinh), Cũng Sơn (sông Ba). Giá trị thường gặp của bộ thông số của mô hình RRMOD đối với các lưu vực sông ở miền Trung có thể tham khảo theo bảng sau: Bảng 1. Giá trị của cá bộ thông số mô hình RRMOD đối với các sông ở miền Trung Tên thông số Ký Đơn Từ - đến hiệu vị Km2 Diện tích lưu vực AREA Hệ số cường độ thấm mặt FILCA m 0.15-0.20 5
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Tên thông số Ký Đơn Từ - đến hiệu vị Hệ số cường độ thấm sát mặt PERCA m 0.09-0.15 Hệ số cường độ thấm sâu DPERCA m 0.02-0.04 Thông số điều chỉnh lượng mưa theo từng vùng a1 1.0-2.0 Th. số hàm bốc hơi trên diện tích đất nông a2 0.8-2.5 nghiệp Thông số tập trung dòng chảy trên diện tích đất a3 0.4--1.0 NN Thông số biểu thị ảnh hưởng của của việc thấm a4 0.7-1.0 nước xuống lớp dưới trên diện tích đất nông nghiệp Thông số của hàm thấm trên diện tích đất NN a5 4.0-7.0 Thông số của hàm mao dẫn trên diện tích đất a6 0.5-1.5 NN Thông số điều chỉnh lượng mưa theo từng vùng a7 1.0-2.0 Thông số của hàm bốc hơi trên diện tích đất a8 0.8-2.5 rừng Th. số tập trung dòng chảy trên diện tích đất a9 0.4--1.0 rừng Thông số biểu thị ảnh hưởng của của việc thấm a10 0.7-1.0 nước xuống lớp dưới trên diện tích đất rừng Thông số của hàm thấm trên diện tích đất rừng a11 4.0-9.5 Thông số của hàm mao dẫn trên diện tích đất a12 0.5-1.0 rừng Thông số điều chỉnh lượng mưa theo từng vùng a13 1.0-2.0 Thông số của hàm bốc hơi trên diện tích đất a14 0.8-2.5 trống Th. số tập trung dòng chảy trên diện tích đất a15 0.4--1.0 trống Thông số biểu thị ảnh hưởng của của việc thấm a16 0.7-1.0 nước xuống lớp dưới trên diện tích đất trống Thông số của hàm thấm trên diện tích đất trống a17 4.0-9.0 6
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Tên thông số Ký Đơn Từ - đến hiệu vị Thông số của hàm mao dẫn trên diện tích đất a18 1.0-2.0 trống Thông số của hàm bốc hơi trên diện tích dưới a19 0.3-6.0 mặt Th. số tập trung dòng chảy trên diện tích đất a20 0.2-0.5 trống Thông số biểu thị ảnh hưởng của của việc thấm a21 0.7-1.0 nước xuống lớp dưới đối với lớp dưới mặt Thông số của hàm thấm trên diện tích dưới mặt a22 4.0-9.5 Thông số của hàm mao dẫn đối với lớp dưới a23 0.5-1.0 mặt Thông số tập trung dòng chảy ngầm a24 0.2-0.3 Thông số của hàm thấm dòng chảy ngầm a25 4.0-8.5 Lượng trữ nước ban đầu SAImin 0.10-0.20 Lượng trữ nước nhỏ nhất trên diện tích đất nông SAmin 0.07-0.12 nghiệp Lượng trữ nước nhỏ nhất trên diện tích đất rừng SFmin 0.07-0.18 Lượng trữ nước nhỏ nhất trên diện tích đất trống SLmin 0.05-0.10 Lượng trữ nước dưới mặt nhỏ nhất SSmin 0.07-0.15 Lượng trữ nước ngầm nhỏ nhất SBmin 0.30-0.80 6.2. Hiệu chỉnh theo nhóm cho các bộ thông số mô hình RRMOD Trong 25 thông số của bộ thông số mô hình RRMOD và 6 điều kiện ban đầu có thể chia thành 7 nhóm như sau: Nhóm 1: a1, a7, a13: Thông số điều chỉnh lượng mưa theo từng vùng. Nhóm 2: a2, a8, a14, a19: Thông số của hàm bốc hơi. Nhóm 3: a3, a9, a15, a20, a24: Thông số tập trung dòng chảy của các phần diện tích trên măt, dưới mặt và dưới ngầm. Nhóm 4: a4, a10, a16, a21: Thông số biểu thị ảnh hưởng của lượng trử nước lớp trên đối với lượng nước thấm xuống lớp dưới. Nhóm 5: a5, a11,a17, a22, a25: Thông số của hàm thấm. Nhóm 6: a6, a12, a18, a23: Thông số của hàm mao dẫn. 7
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Nhóm 7: SAImin, SAmin, SFmin, SLmin, SSmin, SBmin: Thông số của điều kiện phát sinh dòng chảy. Khi hiệu chỉnh bắt đầu từ nhóm 1lần lượt từng thông số theo thứ tự đã nêu bằng thuật toán dò tìm tối ưu, đầu tiên chọn giá trị của các thông số là giá trị trung bình, sau đó cộng thêm gia số, nếu chỉ số Nash – Sutcliffe tăng lên tiếp tục cộng thêm gia số , gia số có thể có giá trị dương hay giá trị âm. Giá trị lựa chọn cho các thông số khi hệ số tương quan và chỉ số Nash – Sutcliffe đạt giá trị cực đại và nhóm 7 là nhóm hiệu chỉnh cuối cùng. 6.3. Hiệu chỉnh hệ số mưa cho các tháng của mô hình RRMOD Việc hiệu chỉnh các hệ số mưa từ tháng 1 đến tháng 12 ảnh hưởng đến hệ số cân bằng tổng lượng nước toàn năm và hệ số cân bằng tổng lượng nước từng tháng. Sau khi đã hiệu chỉnh xong 7 nhóm thông số của mô hình, tiến hành hiệu chỉnh hệ số cân bằng tổng lượng nước từng tháng, các hệ số này phải nằm trong khoảng 0,9 đến 1,1 mới đạt yêu cầu. Muốn tăng hệ số này lên thì phải giảm giá trị của hệ số mưa và ngược lại. Kinh nghiệm cần phải hiệu chỉnh các hệ số mưa của tháng nào có hệ số cân bằng tổng lượng nước của tháng đó nằm ở hai biên xa giá trị 1 trước, sau đó hiệu chỉnh cho các hệ số này hội tụ gần giá trị 1. Khi các hệ số cân bằng tổng lượng nước của tháng nằm trong phạm vi cho phép thì hệ số cân bằng tổng lượng nước toàn năm sẽ nằm trong khoảng 0,99 đến 1,01. Kết quả hiệu chỉnh chỉ đạt yêu cầu khi 4 tiêu chuẩn để tối ưu hoá bộ thông số của mô hình RRMOD đạt được các giá trị đã nêu trên. Qua kinh nghiệm hiệu chỉnh bộ thông số RRMOD của các trạm thuỷ văn trên các sông miền Trung, lượng mưa và bốc hơi lưu vực tính theo phương pháp bình quân gia quyền cho chỉ số Nash – Sutcliffe lớn hơn các phương pháp khác. Tác giả kiến nghị để tính lượng mưa và bốc hơi lưu vực khi tính dòng chảy năm cho các sông suối ở miền Trung nên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. 7. Kết luận và kiến nghị Qua tính toán dòng chảy của các trạm thuỷ văn trong khu vực miền Trung bằng mô hình RRMOD so với dòng chảy thực đo, kết quả cho hệ số tương quan đều lớn hơn 90 và chỉ số Nash – Sutcliffe khá cao. Trạm thuỷ văn Cổ Bi có chỉ số cho Nash – Sutcliffe N= 88,208, Bình Điền N= 89,006, Thượng Nhật N= 90,712, Thạnh Mỹ N=87,248, Nông Sơn N= 93,203, An Chỉ N= 94,216, Sơn Giang (Sông Vệ ) N= 90,423, Cây Muồng N= 92,784, An Khê N=91,061, Ayun Hạ 92,943, Krông Hnăng N=93,123, Sông Hinh N= 90,608. Điều này chứng tỏ dùng mô hình RRMOD để tính toán dòng chảy cho các sông suối miền Trung rất phù hợp vì mô hình mô phỏng được nguyên nhân phát sinh dòng chảy của vùng này. Trạm An Chỉ có chỉ số Nash – Sutcliffe (94,216) cao nhất vì có các trạm đo mưa, trạm khí tượng bao quanh lưu vực. Trạm Thạnh Mỹ có chỉ số Nash – Sutcliffe (87,248) thấp nhất vì phía Tây của lưu vực sát với biên giới nước Lào nên không có 8
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 trạm đo mưa, trạm khí tượng nào. Khi tính toán lượng mưa và bốc hơi lưu vực nên dùng phương pháp bình quân gia quyền vì phương pháp này cho chỉ số Nash – Sutcliffe cao hơn các phương pháp khác và đường quá trình lưu lượng qua kết quả tính toán của mô hình RRMOD và thực đo rất sát nhau và đồng dạng, điều này chứng tỏ phương pháp bình quân gia quyền cho kết quả tính lượng mưa và sự phân bố mưa trong lưu vực gần với thực tế đã xẩy ra. Nếu trong lưu vực có ít trạm đo mưa, trạm khí tượng có thể chọn các trạm lân cận và các trạm này tốt nhất phải nằm bao quanh được lưu vực tính toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đăng Thạch (2008), Đánh giá khả năng nguồn nước sông Ba tỉnh Phú Yên khi các công trình thuỷ lợi thuỷ điện được xây dựng trên lưu vực sông trong giai đoạn năm 2010-2020. Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Mã số B2006-DN-02-14. [2] Nguyễn Đăng Thạch (2007), Nghiên cứu xác định dòng chảy năm thiết kế bằng mô hình RRMOD, phục vụ việc xây dựng các công trình thuỷ lợi- thuỷ điện trên lưu vực sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. Đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng . Mã Số: T05-15-91 năm 2005. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1041 | 185
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu giải pháp mới của công nghệ sinh học xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
174 p | 531 | 140
-
Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH kinh tế Huế
29 p | 700 | 99
-
Báo cáo khoa học:Nghiên cứu công nghệ UV–Fenton nhằm năng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bình Dương
50 p | 366 | 79
-
Báo cáo khoa học và kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ vi sinh để sản xuất một số chế phẩm sinh học dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm
386 p | 234 | 62
-
Báo cáo khoa học: Về từ tượng thanh tượng hình trong tiếng Nhật
10 p | 415 | 55
-
Báo cáo khoa học: " BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
8 p | 295 | 54
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của aflatoxin lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra (pangasius hypophthalmus)
39 p | 232 | 41
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu sản xuất giá đậu nành
8 p | 258 | 35
-
Báo cáo khoa học : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
11 p | 229 | 28
-
Báo cáo khoa học: " XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT MÀU CÓ TRONG CURCUMIN THÔ CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở MIỀN TRUNG VIỆTNAM"
7 p | 246 | 27
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện công nghệ enzym để chế biến các sản phẩm có giá trị bổ dưỡng cao từ nhung huơu
177 p | 165 | 22
-
Vài mẹo để viết bài báo cáo khoa học
5 p | 152 | 18
-
Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học: Hội nghị khoa học tim mạch toàn quốc lần thứ XI - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
232 p | 160 | 17
-
Báo cáo khoa học: Trợ từ Ga và Wa trong câu tiếng Nhật
9 p | 129 | 15
-
Báo cáo khoa học: So sánh cấu trúc protein sử dụng mô hình tổng quát
5 p | 175 | 11
-
Báo cáo khoa học: Lập chỉ mục theo nhóm để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu virus cúm
10 p | 162 | 8
-
Báo cáo khoa học: Việc giảng nghĩa từ đa nghĩa
4 p | 135 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn