Báo cáo " Khung làm việc và ứng dụng xây dựng hệ thống quản trị đơn nhãn hiệu "
lượt xem 7
download
Mô tả bài toán và giải pháp: trình bày vấn đề của tổ chức Sở hữu trí tuệ, bài toán đặt ra là xây dựng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ quản trị xét nghiệm đơn quốc. Đề xuất phương án mô hình hệ thống sẽ xây dưng và công nghệ sử dụng, kiến trúc phần mềm và các chức năng của hệ thống. Trình bày một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và công nghệ được sử dụng để giải quyết bài toán: công nghệ Framework và mô hình MVC (Model-View-Controller), và một số công cụ tích...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo " Khung làm việc và ứng dụng xây dựng hệ thống quản trị đơn nhãn hiệu "
- Khung làm việc và ứng dụng xây dựng hệ thống quản trị đơn nhãn hiệu Trịnh Thị Thanh Hiền Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS. ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Mô tả bài toán và giải pháp: trình bày vấn đề của tổ chức Sở hữu trí tuệ, bài toán đặt ra là xây dựng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ quản trị xét nghiệm đơn quốc. Đề xuất phương án mô hình hệ thống sẽ xây dưng và công nghệ sử dụng, kiến trúc phần mềm và các chức năng của hệ thống. Trình bày một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và công nghệ được sử dụng để giải quyết bài toán: công nghệ Framework và mô hình MVC (Model-View-Controller), và một số công cụ tích hợp vào hệ thống như Mygeneration (công cụ sinh mã truy cập lược đồ cơ sở dữ liệu, hỗ trợ tầng Model), công cụ TestWord (thư viện hỗ trợ soạn thảo văn bản theo mẫu Template định sẵn, hỗ trợ tầng View và Controller), công nghệ XSLT (Extensible Stylesheet Language Transformations – Ngôn ngữ định kiểu mở rộng chuyển đổi – hỗ trợ chuyển đổi định dạng XML sang HTML, hỗ trợ tầng View), và chuẩn định dạng MECA (Madrid Electronic CommunicAtion – là chuẩn trao đổi dữ liệu nhãn hiệu điện tử do Văn phòng quốc tế xây dựng). Phân tích và thiết kế hệ thống theo định hướng đối tượng và công nghệ sử dụng lại. Tiến hành cài đặt chương trình và giới thiệu cấu trúc, chức năng và cách sử dụng khai thác chương trình. Keywords. Công nghệ phần mềm; Công nghệ framework; Quản trị nhãn hiệu Content Chƣơng 1 BÀI TOÁN QUẢN TRỊ ĐƠN NHÃN HIỆU QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ CỦA NÓ 1.1. Giới thiệu Cục sở hữu trí tuệ 1.1.1. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ a. Sự hình thành của cục Cục Sở hữu trí tuệ Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Cục Sở hữu công nghiệp được đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ. b. Chức năng nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ Chức năng nhiệm vụ chính: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;
- c. Cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ Cục Sở hữu trí tuệ có 19 đơn vị trực thuộc, trong đó có 17 đơn vị làm việc tại Cơ quan Cục (384-386, Nguyễn Trãi, Hà Nội) và 2 Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. 1.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý Cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu Trí tuệ được mô tả bằng sơ đồ sau: Hình 1.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Cục Sở hữu trí tuệ 1.2. Mô tả bài toán 1.2.1. Mô tả khái quát Hiện tại, các phòng xét nghiệm Nhãn hiệu quản lý các đơn nhãn hiệu quốc tế thực hiện hoạt động theo sơ đồ tổng quát như hình 1.2 : Hình 1.2: Biểu đồ hoạt động tổng thể của hệ thống
- 1.2.2. Các hoạt động nghiệp vụ a. Nhận và xử lý dữ liệu Hệ thống đọc và xử lý file dữ liệu XML trong file ZIP cập nhật thông tin đơn vào cơ sở dữ liệu của hệ thống quản trị đơn Nhãn hiệu Quốc tế. file XML được tuân theo chuẩn MECA do Văn phòng Quốc tế định nghĩa. Sao chép file XML của mỗi đơn tương ứng vào thư mục tương ứng trong hệ thống. b. Thu thập tài liệu đối chứng và làm phiếu xét nghiệm Xét nghiệm viên sử dụng chức năng này để lấy thông tin, ảnh của các tài liệu đối chứng từ các nguồn cơ sở dữ liệu trong hệ thống có sẵn của cơ quan: Dữ liệu đối chứng có thể là nhãn hiệu quốc tế; đơn quốc gia hoặc đăng bạ quốc gia. c. Làm công văn từ chối cho Văn phòng Quốc tế. Sau khi xét nghiệm, xét nghiệm viên soạn thảo công văn từ chối đơn gửi cho Văn phòng Quốc tế. Công văn được viết bằng tiếng pháp, được định dạng mẫu sẵn, xét nghiệm viên chỉ thêm một số thông tin nhất định thay vì phải soạn thảo cả công văn. d. Làm công báo Sau khi đơn đã được xét nghiệm và kí duyệt sẽ được đưa lên công báo để các tổ chức, cá nhân xem xét khiếu kiện. Sau thời gian 1 tháng không có khiếu kiện gì thì sẽ đưa đơn lên công bố. e. Thống kê: Chức năng thống kê nhằm có những góc nhìn khái quát về kết quả đạt được, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm cải tiến đem lại hiệu suất công việc cao, đảm bảo tiến độ xét nghiệm đơn. Thống kê sản lượng làm việc của từng xét nghiệm viên: để xét định mức công việc cho mỗi xét nghiệm viên. Thống kê số đơn chỉ định vào Việt Nam theo năm, theo thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid; Thống kê đơn được chấp nhận bảo hộ đơn chỉ định vào Việt Nam dưới dạng tiếng anh, tiếng việt: văn phòng quốc tế yêu cầu gửi danh sách đơn đã được bảo hộ. Thống kê phí: hỗ trợ phòng tài chính. f. Các tiện ích cần thiết khác Các chức năng sau sẽ hỗ trợ người dùng xem các thông tin của đơn và cập nhật các thông tin đơn: Định vị đơn: tìm kiếm đơn theo một số thông tin cơ bản. Xem và hiệu chỉnh dữ liệu: Cho phép Xét nghiệm viên xem và chỉnh sửa dữ liệu, bao gồm cả mẫu nhãn, bổ sung phân loại Vienna; g. Các hệ thống có liên quan khác Hệ thống quản trị đơn quốc gia - IPAS : quản trị đơn quốc gia. Hệ thống quản trị đơn quốc tế sẽ sử dụng cấu trúc cơ sở dữ liệu IPAS để lưu dữ liệu của đơn quốc tế nhằm mục đích tập trung hoá và chuẩn hoá các cơ sở dữ liệu quản trị đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. 1.2.3. Những khó khăn, trỏ ngại của việc quản lý các đơn nhãn hiệu quốc tế Thông tin về đơn từ văn phòng quốc tế đến Việt Nam chậm. Nhân viên của các phòng xét nghiệm nhãn hiệu phải nhập thông tin bằng tay – có thể dẫn đến sai sót. Thông tin của đơn nhãn hiệu quốc tế quản lý trong EZ-Search là không đầy đủ do nguồn của kho dữ liệu này là kho nhãn hiệu NOIP trước đây, có cấu trúc đơn giản chỉ lưu những thông tin cơ bản về đơn: không có danh mục hàng hoá dịch vụ… Công việc theo dõi các thời hạn thực hiện khó khăn: việc lưu trữ tài liệu trên giấy tờ dẫn đến khó tìm kiếm cũng như thống kê theo dõi các về thời hạn hiệu lực của đơn.
- Không có công cụ hỗ trợ Xét nghiệm viên thực hiện công văn từ chối bảo hộ cũng như làm phiếu xét nghiệm Quản lý số lượng đơn nhãn hiệu quốc tế lớn : Yêu cầu chất lượng xét nghiệm đơn ngày càng cao : 1.2.4. Giải pháp cho các vấn đề đặt ra Vấn đề Giải pháp − Đơn đến chậm qua đường bưu điện. − Sử dụng đường truyền mạng Internet − Cần xử lý, cập nhật dữ liệu đơn từ tài liệu − Hệ thống cần chức năng phân tích dữ liệu đơn dạng XML từ file XML. − Tạo tài liệu công bố, công báo nhanh − Sử dụng công cụ TestWord.. chóng, chính xác. − Phiếu thẩm định, cũng như công văn nhanh, chính xác − Cần hiện thị thông tin đơn từ dạng XML − Sử dụng công nghệ XSLT (Extensible sang dạng HTML. Stylesheet Language Transformations- ngôn ngữ kiểu mở rộng chuyển đổi) − Để có để đánh giá được định mức của mỗi − Có chức năng thống kê sản lượng làm xét nghiệm viên nên cần có số liệu thống việc. kê về sản lượng làm việc của họ. Với những những đặc trưng của hệ thống đề ra, việc áp dụng mô hình MVC (Model- View-Control) để xây dựng hệ thống sẽ giải quyết được những vấn đề phức tạp của bài toán. Mô hình MVC có những ưu điểm rất lớn để giải quyết những bài toán tương tự như vậy đó là: làm cho hệ thống có tình mềm dẻo, ổn định, khả năng mở rộng cao, khả năng sử dụng lại hệ thống, dễ phát triển, tích hợp với các hệ thống có sẵn, hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu… 1.3. Nghiên cứu hệ thống và những yêu cầu đặt ra cho nó 1.3.1. Mô hình nghiệp vụ a. Các chức năng nghiệp vụ Hệ thống cần có các chức năng nghiệp vụ sau: TT Tên chức năng Mô tả R1 Xử lý dữ liệu đơn Xử lý dữ liệu đơn từ tài liệu đơn dạng XML lấy từ Văn phòng quốc tế để lưu trữ thông tin đơn vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. R2. Cập nhật thông tin Cập nhật thông tin của đơn vào cơ sở dữ liệu của hệ đơn thống. R3. Giao đơn Phân chia đơn cho các xét nghiệm viên để xét nghiệm đơn: lập phiếu thẩm định, công văn cho đơn. R4. Ký duyệt công văn Ký duyệt công văn do xét nghiệm viên tạo. R5. Làm phiếu thẩm Xét nghiệm viên làm phiếu thẩm định để trình lãnh
- định đạo ký duyệt. Phiếu thẩm định chứa các thông tin đơn đối chứng và lý do từ chối/chấp nhận đơn. R6. Làm công văn Xét nghiệm viên tạo công văn bằng tiếng pháp để trình lãnh đạo duyệt. Công văn này được gửi tới văn phòng quốc tế. R7. Tạo công bố Tạo tài liệu công bố đơn được chấp nhận bảo hộ. Tài liệu công bố gồm các thông tin như: tên nhãn hiệu, mẫu nhãn, chủ văn bằng, danh mục sản phẩm dịch vụ… của các đơn. R8. Tạo công báo đơn Tương tự tài liệu công bố, tài liệu này gồm những đơn mới, đơn chỉ định mới, đơn chỉ định muộn. muộn R9. Tạo công báo đơn Tương tự tài liệu công bố, tài liệu này gồm các đơn gia gia hạn hạn. R10. Thống kê theo các Người dùng đưa ra các tiêu chí để thống kê: thống kê tiêu chí sản lượng xét nghiệm của xét nghiệm viên, thống kê đơn chỉ định vào VN theo năm, thống kê đơn được chấp nhận bảo hộ, thống kê phí. R11. Tính phí Tính lệ phí đơn theo công thức đưa ra nhằm hỗ trợ phòng hành chính. b. Tiến trình nghiệp vụ Hình 1.4 : biểu đồ tiến trình giải quyết một đơn nhãn quốc tế
- c. Các tác nhân nghiệp vụ Tác nhân Vai trò/chức năng − Cập nhật thông tin đơn, − Làm phiếu thẩm định − Làm công văn − Tạo công bố, công báo 1.Chuyên viên − Thống kê − Tính phí − Giao đơn 2. Lãnh đạo − Ký duyệt công văn 3. Hệ quản trị − Cung cấp các dữ liệu đối chứng để xét nghiệm viên làm phiếu thẩm định, đơn quốc gia công văn. d. Các đối tượng và thao tác nghiệp vụ d1. Các đối tượng nghiệp vụ TT Tên đối tượng Các thuộc tính của đối tượng 1 (DS) Đơn Số đơn, Ngày nộp đơn QT, ngày nộp đơn VN, ngày hết hạn QT, ngày hết hạn VN, Ngày ưu tiên, … 2 Phiếu thẩm định Đối chứng : số đối chứng, ngày đối chứng, Người nộp đơn, địa chỉ, nhãn hiệu, nhóm SpDv, mẫu nhãn ; ... 3 Công văn Loại; Số thông báo ; Ngày nộp đơn ; Người nộp đơn ; Địa chỉ ; Người ký ; Phạm vi từ chối ; Lý do chuẩn ; ... 4 Công bố, công báo Mẫu nhãn ; Tên nhãn ; Ngày nộp đơn ; Ngày hết hạn ; Chủ đơn ; Danh mục sản phẩm dịch vụ . 5 Bảng giao đơn Quyển số ; Số đơn bắt đầu ; số đơn cuối ; Xét nghiệm viên 1 ; Xét nghiệm viên 2. 6 Bảng thống kê (Thống Quyển số ; Tên XNV ; Lượng đơn ; Loại đơn (mới/chỉ kê sản lượng của xét định muộn). nghiệm viên (XNV) ) 7 Bảng thống kê (Thống Năm ; số đơn ; loại thể thức nộp đơn (nghị định thư/thỏa kê đơn chỉ định VN ) ước) 8 Bảng thống kê ( Đơn Quyển số ; số Quyết định; Số đơn, Tên chủ đơn. được bảo hộ tiếng Anh/tiếng Việt) 9 Bảng thống kê (phí) Quyển ; số đơn ; Phí nộp đơn theo WIPO/VN d2. Các thao tác nghiệp vụ Xử lý dữ liệu, Cập nhật thông tin đơn Làm phiếu thẩm định : lấy đối chứng, chọn từ chối, hoặc chấp nhận đơn, lấy lý do từ chối. Làm công văn : Lấy lý do từ chối. Tạo công bố Tạo công báo đơn mới, đơn chỉ định muộn
- Tạo công báo đơn gia hạn Thống kê Tính phí e. Mô hình miền lĩnh vực Tính phí NGƯỜI DÙNG Cập nhật thông tin (DS)Đơn đơn tạo lập có Duyệt 1..* tạo lập tạo lập có 1..* 1..* 1..* 1..* Công bố, công Lập báo bảng Phiếu thẩm định giao đơn Bảng giao đơn Duyệt Công văn có có 1..1 1..* Bảng thống kê Hình 1.5: Mô hình miền lĩnh vực f. Từ điển giải thích Số TT Thuật ngữ Ý nghĩa 1 Người dùng Là người truy nhập vào dùng hệ thống nghiệp vụ và chịu sự kiểm soát của hệ thống quản trị truy nhập 2 Đơn Đơn là đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Đơn chứa các thông tin như : mẫu nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, chủ đơn, danh mục sản phẩm dịch vụ đăng ký… Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là đơn của các tổ chức, cá nhân trên quốc tế nộp vào Việt Nam để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tổ chức khác không được sử dụng nhãn hiệu đó nếu không được sự cho phép của chủ nhãn. Ví dụ nhãn hiệu Hitachi được bảo hộ với sản phẩm dịch vụ : tủ lạnh, điều hòa… 3 Tạo lập bảng giao Bảng giao đơn cho từng xét nghiệm viên, mỗi xét nghiệm đơn viên có nhiệm vụ xét nghiệm đơn của mình. 4 Xét nghiệm đơn Lập phiếu thẩm định, công văn cho đơn. 5 Phiếu thẩm định Xét nghiệm viên (người dùng) lập phiếu thẩm định để trình lãnh đạo duyệt. Phiếu thẩm định gồm danh sách các đơn nhãn hiệu trong nước, quốc tế có tên nhãn hiệu, mẫu nhãn, danh mục sản phẩm tương tự, có thể gây nhầm lẫn với mẫu nhãn đăng ký nộp đơn. 6 Duyệt Lãnh đạo ký duyệt phiếu thẩm định, công văn do xét nghiệm
- viên tạo lập. 7 Công bố Tài liệu gồm các thông tin của các đơn nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ. 8 Công báo đơn Tài liệu gồm các thông tin của đơn mới nộp, đơn chỉ định mới, đơn chỉ định muộn để các cơ quan tổ chức có thể khiếu kiện nếu thấy muộn nhãn hiệu, dịch vụ đó vi phạm. 9 Công báo đơn gia Mỗi nhãn hiệu có quyền được gia hạn vô thời hạn nhằm yêu hạn cầu nhãn hiệu của mình được bảo hộ. 10 Bảng thống kê Bảng thống kê theo các tiêu chí đưa r theo tiêu chí Chƣơng 2: CÔNG NGHỆ, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ 2.1.Tổng quan về FRAMEWORK 2.1.1. Định nghĩa Một khung làm việc bao gồm một tập các lớp mà các thể hiện của chúng cộng tác với nhau, được dự kiến để mở rộng, sử dụng lại cho các ứng dụng cụ thể của một lĩnh vực. Các khung làm việc cũng có phần được biểu diễn bằng một ngôn ngữ lập trình, như vậy nó cung cấp cho việc sử dụng lai cả mã thực hiện và thiết kế. 2.1.2. Cấu trúc của một khung làm việc Một khung làm việc hướng đối tượng gồm các thành phần: Các tài liệu thiết kế Các giao diện Các lớp trừu tượng Các thành phần Các lớp Mối quan hệ giữa các thành phần trong khung làm việc được mô tả ở hình 2.1 Các tài liệu thiết kế phản ánh Các giao diện triển khai Các lớp trừu triển khai tượng thừa kế Các thành phần là một phần của Các lớp Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong 1 khung làm việc [Gurp01] 2.1.4. Phân loại khung làm việc 2.1.4.1. Phân loại khung làm việc theo vùng vấn đề 2.1.4.2. Phân loại khung làm việc theo cấu trúc nội bộ 2.1.4.3. Phân loại khung làm việc theo cách sử dụng
- 2.2. Mô hình MVC (Model-Control-View) 2.2.1 Khái niệm MVC là một kiến trúc phần mềm được chia ba phần tách biệt: Model(mô hình dữ liệu), View (phần hiển thị hay giao diện người dùng), Controlller (phần điều khiển hay điều khiển chức năng) của một thành phần hay một ứng dụng thành, vì thế khi thay đổi trên một trong ba thành phần đó sẽ ảnh hưởng ít nhất đến các thành phần còn lại. a. Model (Mô hình dữ liêu) Model nắm giữ các dữ liệu, thực hiện các chức năng liên quan đến việc truy cập dữ liệu hay thay đổi các dữ liệu của chương trình. Model thường được chia thành hai hệ thống con: Các trạng thái nội tại của hệ thống và các hành động làm thay đổi trạng thái của hệ thống. b. View (Hiển thị hay giao diện người dùng) View xác định việc hiển thị trực quan dữ liệu của Model. View chịu trách nhiệm cập nhật những thay đổi của nó trên màn hình. View có thể nhận những thông báo gián tiếp từ Model hoặc các thông điệp từ Controller. c. Controller (Điều khiển hay Quản lý chức năng) Controller là hành vi của ứng dụng. Nó tập trung việc nhận các yêu cầu của người dùng, chuyển các yêu cầu của người dùng đến chức năng xử lý yêu cầu của Model và chuyển kết quả trả về cho View hiển thị. Controller có thể nhận thông điệp từ View và những thông điệp gián tiếp từ Model. 2.2.2. Sự tƣơng tác giữa các thành phần của MVC Trong kiến trúc MVC, Model chịu trách nhiệm thông báo cho View biết khi có sự thay đổi và cho phép View lấy các thông tin về trạng thái và Controller có thể truy cập vào các chức năng của Model. View lấy dữ liệu từ Model và chịu trách nhiệm hiển thị chúng. Nó tự động cập nhật việc hiển thị khi có sự thay đổi trong Model. Đồng thời View cũng làm nhiệm vụ chuyển các yêu cầu của người dùng đến Controller. Controller lựa chọn chức năng xử lý yêu cầu của người dùng và lựa chọn thành phần hiển thị tiếp theo dựa vào tương tác của người dùng hoặc dựa vào kết quả xử lý trả về từ Model. Hình 2.3 Mô hình tương tác MVC
- 2.2.3. Một số đặc điểm của MVC Kiến trúc MVC cho phép một ứng dụng có thể được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Do Model và Controller là độc lập với View nên View chỉ cần thông báo cho Controller các sự kiện người dùng và cập nhật những thay đổi của Model. Những ưu điểm nổi bật của mô hình MVC Đặc tính Mô tả Khả năng mở rộng, Có thể mở rộng các chức năng của hệ thống thông qua việc bổ bảo trì dễ dàng. sung các Module mới tại View mà không phải xây dựng lại toàn bộ ứng dụng Khả năng sử dụng lại Các ứng dụng có thể được sử dụng lại thay vì phải phát triển ứng dụng mới khi có nhu cầu thay đổi hoặc bổ sung chức năng Tích hợp với các hệ Dễ dàng xây dựng các cầu nối với các hệ thống khác do hệ thống có sẵn thống được xây dựng theo Module và được tổ chức tốt Hỗ trợ nhiều loại cơ Với việc tách riêng phần Data Access, có thể sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu sở dữ liệu khác nhau 2.3. Công cụ Mygeneration 2.3.1. Khái quát về Mygeneration Mygeneration là công cụ sinh mã chương trình hỗ trợ các nhà phát triển để truy cập vào lược đồ cơ sở dữ liệu. Nó rất hữu hiệu trong việc xây dựng các lớp thực thể dựa trên lược đồ cơ sở dữ liệu. Mygenration đặc biệt rất thích hợp trong việc xây dựng ứng dụng đa tầng, nó hỗ trợ ở tầng truy cập dữ liệu. Mygeneration hỗ trợ Microsoft SQL, Microsoft Access, Oracle, IBM DB2, MySQL, PostgreSQL, FireBird, Interbase, SQLite, và VistaDB. Mygeneration là phần mềm miễn phí mã nguồn mở và khá hoàn chỉnh. Hỗ trợ rất nhiều loại cơ sở dữ liệu và nhiều ngôn ngữ như: C#, VB.NET, jscript, vbscript…Và hỗ trợ đầu ra cho rất nhiều ngôn ngữ. Bạn có thể tự viết mẫu template hoặc sử dụng mẫu của người khác. Có rất nhiều mẫu sẵn có, một số đi kèm với chương trình cài đặt, nhưng nhiều hơn có thể tài từ thư viện của MyGeneration. 2.3.2. Ƣu nhƣợc điểm của công cụ Mygeneration a. Ưu điểm: Công cụ hoàn toàn miễn phí Dễ sử dụng, chính xác Có thư viện mẫu Template đa dạng b. Nhược điểm: Do sinh tự động nên sẽ có khá nhiều đoạn mã chương trình được sinh ra mà không thực sự cần, dẫn đến dư thừa. Có thể ảnh hưởng đến bộ nhớ, tốc độ chương trình. Tuy nhiên đó không thực sự là vấn đề vì ngày nay vấn đề bộ nhớ cũng như tốc độ bộ xử lý ngày càng cao. 2.3.3. Hƣớng dẫn sử dụng công cụ Mygeneration 2.3.3.1. Kết nối cơ sở dữ liệu 2.3.3.2. Sinh mã các lớp truy cập cơ sở dữ liệu 2.3.3.3. Các lệnh cơ bản gọi hàm chức năng của các lớp đã sinh 2.5. Công nghệ XSLT - Ngôn ngữ định kiểu mở rộng chuyển đổi (Extensible Stylesheet Language Transformations) 2.5.1. Khái niệm Ngôn ngữ định kiểu mở rộng chuyển đổi (Extensible Stylesheet Language Transformations - XSLT) cung cấp cách chuyển đổi dữ liệu XML từ dạng này sang dạng khác một các tự động. Định dạng muốn chuyển sang thường có thể là là một tài liệu XML; bạn có thể chuyển đổi dữ liệu XML sang bất cứ dạng gì bằng cách tạo ra các bảng định kiểu XSLT và thực hiện chuyển đổi dữ liệu. Nếu bạn muốn thay đổi định dạng đích, bạn chỉ việc
- thay đổi bảng định kiểu XSLT và thực hiện việc chuyển đổi lần nữa. Điều này rất hiệu cho những người không phải là lập trình viên, ví dụ như nhà thiết kế, họ có thể thay đổi XSLT để có được kết quả như ý. 2.6. Chuẩn MECA 2.6.1. MECA là gì MECA – Madrid Electronic CommunicAtions : Là chuẩn trao đổi dữ liệu nhãn hiệu điện tử do Văn phòng quốc tế xây dựng. MECA được xây dựng trên ngôn ngữ SGML (Standard Generalized Markup Language). Thực tế MECA chỉ sử dụng kỹ thuật “thẻ dữ liệu” và cấu trúc của SGML mà không sử dụng kỹ thuật định dạng dữ liệu của SGML. MECA cũng sử dụng file DTD (Document Type Definition) để định nghĩa cấu trúc dữ liệu. 2.6.2. Áp dụng MECA với đơn nhãn hiệu quốc tế MECA được áp dụng cho cả hai loại đơn: Thoả ước Madrid (Madrid Agreement) và Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol). Các chủ thể liên qua đến một đơn nhãn hiệu quốc tế, đó là : Người nộp đơn Cơ quan SHTT của Người nộp đơn (Cơ quan SHTT yêu cầu bảo hộ) Văn phòng quốc tế Cơ quan SHTT của nước được chỉ định (Cơ quan SHTT nhận yêu cầu bảo hộ). Văn phòng quốc tế dùng định dạng MECA trong việc trao đổi dữ liệu điện tử nhãn hiệu quốc tế hai chiều giữa Văn phòng quốc tế và các Cơ quan sở hữu trí tuệ thành viên: Thông báo điện tử của đơn nhãn hiệu quốc tế bao gồm tất cả các thông báo điện tử gửi tới một Cơ quan sở hữu trí tuệ về tất cả các sự kiện tác động đến những đơn liên quan tới Cơ quan sở hữu trí tuệ đó. Mỗi một Cơ quan sở hữu trí tuệ thành viên có một thư mục riêng (folder) trên máy chủ FTP. Ví dụ thư mục của Việt Nam là : ftp://ftpird.wipo.int/wipo/madrid/notif/vn Mỗi tuần, Văn phòng quốc tế đưa lên thư mục của Việt Nam một file nén (zip), trong đó là tất cả các thông báo về tất cả các sự kiện của tất cả các đơn liên quan đến Việt Nam trong tuần đó –file này có định dạng là MECA. Hiện tại có 11 loại sự kiện (tương ứng với 11 loại giao dịch) có thể sảy ra đối với một đơn nhãn hiệu quốc tế trong vòng đời của nó, bao gồm : BIRTH, CREATED, DEATH, NEWBASE, NEWNAME, PROCESSED, PROLONG, RESTRICT, CORRECTION, LICENCE-BIRTH, LICENCE-NEWNAME. Trong mỗi một loại giao dịch trên lại được phân chia thành các kiểu giao dịch cấp độ nhỏ hơn như sau (trong ngoặc là số phân loại giao dịch nhỏ hơn) : BIRTH (5 loại), CREATED (2 loại), DEATH (8 loại), NEWBASE (1 loại), NEWNAME (5 loại), PROCESSED (40 loại), PROLONG (3 loại), RESTRICT (5 loại), CORRECTION (lặp lại tất các các giao dịch trên), LICENCE-BIRTH (1 loại), LICENCE-NEWNAME (1 loại). Phân tích trên cho thấy rằng : Số lượng phân loại giao dịch rất lớn và phức tạp, cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ về ý nghĩa nghiệp vụ của từng loại thì mới đưa ra được phương pháp xử lý số liệu đúng đắn. Chƣơng 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1. Xác định ca sử dụng và tác nhân 3.1.1. Các ca sử dụng 3.1.2. Các tác nhân hệ thống Trong trường hợp này các tác nhân nghiệp vụ ( phần 1.4.3) chính là các tác nhân của hệ thống.
- 3.2. Đặc tả hệ thống 3.1.1. Biểu đồ đặc tả hệ thống - Biểu đồ ca sử dụng gộp a. Biểu đồ Xử lý và lưu trữ đơn Chuyên viên Quản lý Văn phòng quốc tế công việc Xét nghiệm đơn Lãnh đạo Tạo công Hệ quản Thống kê trị đơn báo quốc gia Tiện ích Hình 3.1 : Biểu đồ ca sử dụng ở mức cao b. Đặc tả các hệ con 3.1.2. Biểu đồ ca sử dụng chi tiết 3.1.2.1. Đặc tả yêu cầu ca sử dụng Xử lý và lưu trữ đơn a. Biểu đồ ca sử dụng b. Mô tả các ca sử dụng 3.1.2.2. Đặc tả yêu cầu ca sử dụng Quản lý công việc 3.1.2.3. Đặc tả yêu cầu ca sử dụng Xét nghiệm đơn 3.1.2.4. Đặc tả yêu cầu ca sử dụng Tạo công báo 3.1.2.5. Đặc tả yêu cầu ca sử dụng Thống kê, tính phí 3.3. Phân tích hệ thống 3.3.1. Gói ca sử dụng Xử lý và lưu trữ đơn 3.3.1.1. Biểu đồ tuần tự 3.3.1.2. Biểu đồ cộng tác 3.3.1.3 Giao diện 3.3.2. Gói ca sử dụng Quản lý công việc 3.3.2.1 Biểu đồ tuần tự 3.3.2.2 Biểu đồ cộng tác 3.3.2.3 Giao diện 3.3.3. Gói ca sử dụng Xét nghiệm đơn 3.3.3.1 Biểu đồ tuần tự 3.3.3.2 Biểu đồ cộng tác 3.3.3.3. Giao diện 3.3.4. Gói ca sử dụng Tạo công báo
- 3.3.4.1. Biểu đồ tuần tự 3.3.4.2. Biểu đồ cộng tác 3.3.4.3 Giao diện 3.3.5 Gói ca sử dụng Thống kê 3.3.5.1 Biểu đồ tuần tự 3.3.5.2 Biểu đồ cộng tác 3.3.5.3. Giao diện Chƣơng 4: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG 4.1. Môi trƣờng vận hành của hệ thống 4.1.1. Kiến trúc hệ thống phần cứng đầy đủ 4.1.1.1. Mô hình kiến trúc Hình 4.1 Mô hình phần cứng của hệ thống 4.1.1.2. Cấu hình và tính năng thiết bị Máy client: CPU 1.4HZ. RAM: 256MB (Cài đặt chương trình phần mềm quản trị nhãn hiệu quốc tế) Máy chủ: CPU 3.2GHz, RAM: 3GB (Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu) 4.1.2. Hệ thống phần mềm nền Hệ điều hành: Window XP, WIN2003, tương thích với nhiều hệ điều hành… Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle 8i Ngôn ngữ lập trình: C# Phần mềm môi trường trợ giúp cần thiết khác: Microsoft Office 4.1.3. Các hệ con và mô tả chức năng tƣơng ứng 4.1.3.1 Xử lý và lưu trữ đơn 4.1.3.3 Chức năng ghi nhận tài liệu đối chứng và làm phiếu xét nghiệm 4.1.3.4 Chức năng làm công văn từ chối gửi Văn phòng Quốc tế. 4.1.3.5 Chức năng làm công báo 4.1.3.6 Chức năng thống kê: 4.1.3.7 Các chức năng khác (Tiện ích) 4.2. Giới thiếu hệ thống phần mềm 4.2.1. Hệ thống thực đơn chính 4.2.2. Các hệ thống thực đơn con
- 4.2.3. Một số kết quả đầu ra tiêu biểu Hình 4.1 Màn hình thông tin của một đơn nhãn hiệu quốc tế Hình 4.3 Màn hình phiếu thẩm định
- Hình 4.5 Màn hình công văn từ chối
- Hình 4.9 Màn hình một phần tài liệu công bố đơn 4.3. Những hạn chế của hệ thống đƣợc phát triển Hệ thống chưa có chức năng gửi công văn trực tiếp tới văn phòng quốc tế qua đường ineternet. Do hệ thống sử dụng một số công cụ sinh mã tự động, nên có nhiều hàm chức năng được định nghĩa nhưng không được sử dụng. KẾT LUẬN Những kết quả đạt đƣợc Công nghệ Framework và mô hình MVC là những chuẩn công nghệ luôn đi theo cùng sự phát triển của công nghệ thông tin. Các hệ thống phần mềm được xây dựng đều ứng dụng các công nghệ trên và đem lại phần mềm có rất nhiều ưu điểm vượt trội: khả năng mở rộng, tích hợp, sử dụng lại, dễ kiểm thử, dễ phát triển, dễ bảo trì… Cùng với việc nghiên cứu các công nghệ trên luận văn cũng tìm hiểu thêm một số công cụ được tích hợp hỗ trợ xây dựng hệ thống như: công cụ Mygeneration (rất hiệu quả trong việc truy cập lược đồ cơ sở dữ liệu, thích hợp với những bài toán có nguồn dữ liệu đặc biệt, nhiều trường dữ liệu); công cụ TestWord hỗ trợ soạn thảo văn bản, trình diễn văn bản, thích hợp với những bài toán đầu ra phức tạp, cần nhiều xử lý và trích xuất lượng lớn dữ liệu; chuẩn MECA (chuẩn dữ liệu giao dịch đơn điện tử) với chuẩn dữ liệu trên làm việc trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia trở nên đơn giản, tiết kiệm rất nhiều kinh phí vận chuyển, đem lại
- sự thống nhất về thông tin giao dịch; và công nghệ XSLT để chuyển đổi dữ liệu định dạng XML sang HTML hỗ trợ người dùng đọc hiểu thông tin dễ dàng. Trong phạm vi luận văn này đã ứng dụng được công nghệ trên và xây dựng phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ rất lớn cho cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ. Với phần mềm hệ thống đã xây dựng đáp ứng tính cấp thiết của việc phải có hệ thống hỗ trợ. Nhờ đó công việc trở nên đơn giản, đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho cơ quan nói riêng, cho đất nước nói chung. Giúp Cục vững bước đi lên sự phát triển của thế giới, tiếp cận được với công nghệ mới để đáp ứng, thích nghi với yêu cầu mà quốc tế đề ra. Những hạn chế và tồn tại Việc áp dụng, tích hợp các công cụ sinh mã tự động vào hệ thống có những hạn chế nhất định, như dư thừa mã, nhưng đó không phải là vấn đề vì bộ nhớ và bộ xử lý bây giờ rất lớn. Công cụ Mygeneration không phải là công cụ mới, tốt nhất, hiện tại công cụ Entity cũng là một công cụ tương đương chức năng với nó và có những ưu điểm, khắc phục nhiều nhược điểm của Mygeneration. Hệ thống xây dựng chưa được tối ưu ở mức tốt nhất ở mặt tốc độ, bộ nhớ sử dụng cũng như về mặt nghiệp vụ. Hệ thống chưa có một số chức năng nghiệp vụ như việc gửi trực tiếp công văn tới văn phòng quốc tế… Hƣớng tiếp tục nghiên cứu Tiếp tục nghiên cứu các công cụ hỗ trợ tích hợp vào hệ thống để xây dựng hệ thống được tối ưu và hoàn thiện hơn. Hoàn thiện các chức năng nghiệp vụ còn thiếu của hệ thống: tiếp thu phản hồi góp ý của người dùng, bổ sung các tính năng mới theo yêu cầu của người dùng. Có cách thức quản lý hợp lý đối với tài nguyên chia sẻ của hệ thống. References Tiếng Việt [1]. Nguyễn Văn Vỵ (2004), “Phân tích thiết kế hệ thống phần mềm theo hướng đối tượng”, Bài giảng cho cao học. Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh [2]. Dan Olteanu “XSLT tutorial” [3]. Fayad M. E., D. C. Schmidt, R. E. Johnson, “Building Application Frameworks: Object- Oriented Foundations of Framework Design”, NY: John Wiley and Sons, New York. 1999. [4]. Gabriela B. Arevalo, “Architectural description of Object-Oriented Frameworks”. 2000. [5]. H. Schmidt & F. Mueller. "Patterns for Extending Black-Box Frameworks." Journal of Object-Oriented Programming, 11(3): 38–47, June 1998. [6]. http://www.w3schools.com/xsl/ [7]. John Deacon , May 2009, Model – View – Controller Architecture [8]. J. van Gurp and J. Bosch, “Design, implementation and evolution of object oriented frameworks: concept and guidelines”, University of Groningen. 2001. [9]. Michael Mattsson, “Object-Oriented frameworks, A survey of methodological issues”, Lund, Sweden. 1996 [10]. Mike Friffin, 2005 “Mygeneration A fresh approach to code Generation” [11]. Steve Corn, 2005 Mygeneration Doodards C# Quick Reference [12]. Steve Masover June, 2004 “Model –View – Controller: A Design Pattern for Software”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂU HỎI BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
25 p | 3238 | 566
-
Luận văn: Lạm phát và xử lý ở Việt Nam
39 p | 261 | 107
-
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐÓNG CỌC VÁN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC
42 p | 225 | 45
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới
74 p | 213 | 36
-
BÁO CÁO KHOA HỌC " NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH "
17 p | 155 | 34
-
Báo cáo khoa học: " XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH ĐA CHIỀU VÀ HỆ THỐNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRƯỜNG HỢP NGÀNH THỦY SẢN KHÁNH HÒA"
8 p | 141 | 29
-
Báo cáo " Khung pháp luật bảo vệ môi trường ở Singapore"
5 p | 163 | 22
-
Báo cáo khoa học:Bản chất tương tác xã hội của giá trị
5 p | 195 | 19
-
Báo cáo khoa học: "Tính kết cấu khung phẳng và nền làm việc đồng thời với mô hình nền phi tuyến vật liệu bằng ph-ơng pháp phần tử hữu hạn"
8 p | 101 | 17
-
BẢN BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG
0 p | 140 | 17
-
Báo cáo " Khủng hoảng tài chính - mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay "
11 p | 113 | 14
-
Báo cáo khoa học " NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA NÚT GIỮA TRONG KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT THÔNG QUA MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM "
8 p | 81 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG"
5 p | 85 | 12
-
Báo cáo khoa học: Xác định góc nâng giới hạn của cam trụ trên máy đóng bầu mía giống
6 p | 88 | 9
-
Báo cáo khoa học: "Tính kết cấu khung phẳng và nền làm việc đồng thời có kể đến trình tự đặt tải bằng ph-ơng pháp phần tử hữu hạn"
9 p | 55 | 8
-
Báo cáo " Điểm mới của pháp luật Việt Nam về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam"
3 p | 102 | 8
-
Báo cáo " Framework và ứng dụng cho một lớp bài toán quản lý "
19 p | 86 | 5
-
Báo cáo "Mấy vấn đề về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào "
7 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn