intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới

Chia sẻ: Nguyen Lon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

215
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty artexport việt nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới

  1. LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những mối quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thể giới để phát triển là nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài luồng xoáy của sự vận động kinh tế thế giới đang diễn ra từng ngày, từng giờ này. Bước sang thế kỉ 21, Việt nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như thách thức đối với quá trình phát triển nền kinh tế của mình. Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết. Trong chiến lược này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên 120 nước trên thế giới, tuy nhiên, hiện đang gặp những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sản xuất và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Xuất phát từ thực tại trên, trong quá trình thực tập tại công ty Artexport, qua việc tìm hiểu và thu thập thông tin, em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công
  3. ty Artexport sang các thị trường nước ngoài. Từ đó, rút ra những thành tựu Công ty đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của mình, cũng như những tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại đó. - Trên cơ sở dự báo về tình hình thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, phân tích những cơ hội và thách thức đối với công ty Artexport khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nước ngoài. Từ đó, đề xuất các giải pháp cho Công ty và các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt hàng: tất cả các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty Artexport - Về thời gian: từ năm 2006 đến năm 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp duy vật lịch sử biện chứng và phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu của chuyên đề thực tập Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu hình vẽ, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài viết được kết cấu gồm 2 chương như sau: Chương 1 – Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport trong thời gian qua Chương 2 – Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại
  4. Công ty Artexport trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới Chương 1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ARTEXPORT 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty  Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ  Tên tiếng Anh: HANDICRAFT AND ART ARTICLES EXPORT IMPORT JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt: ARTEXPORT VIETNAM  Địa chỉ: 2A Phạm Sư Mạnh - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt Nam  Tel: (84.4) 38266576  Fax: (84.4) 38259275  Email: trade@artexport.com.vn  Website: http//www.artexport.com.vn  Ngày thành lập: 23/12/1964  Quyết định thành lập: 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương 1.1.1.1 Giai đoạn 1964 - 1975 Năm 1964, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (ARTEXPORT) tiền thân là 2 phòng nghiệp vụ: Phòng Mây tre đan và phòng Sơn mài được tách ra từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm (TOCONTAP) và
  5. được thành lập theo quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương (nay là bộ Công thương) với tên gọi là: Tổng Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ. Cơ sở vật chất ban đầu còn rất nghèo nàn, cán bộ quản lý kiêm nghiệp vụ chỉ có 36. Chỉ sau một năm thành lập Công ty đã có kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 600.000 rúp đôla. Năm 1968, kim ngạch XK của Artexport lên đến 6 triệu rúp đôla, tăng 10 lần chỉ sau 4 năm thành lập. Năm 1975, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 30 triệu rúp đôla, đồng thời số lao động làng nghề phục vụ sản xuất và làm hàng xuất khẩu cho Artexport đã tăng từ 2 vạn lên 20 vạn người. Ngoài thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN, Artexport còn tiếp cận được với một số thị trường TBCN như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Pháp, Ý, Tây Đức. 1.1.1.2 Giai đoạn 1976 – 1991 Đây là thời kỳ hòa bình thống nhất đất nước nhưng cũng là giai đoạn Công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo đơn hàng đã ký theo Nghị Định Thư hàng năm giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tổng Công ty đã hướng dẫn tay nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ và đưa công ăn việc làm đến với người dân ở những vùng mới giải phóng, đồng thời giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Năm 1976, Tổng Công ty XNK thủ công mỹ nghệ đặt chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Năm 1988, Công ty đã khắc phục mọi khó khăn sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường thế giới, do vậy kim ngạch xuất khẩu lên tới 98 triệu rúp đôla, chiếm tỉ trọng cao nhất trong toàn ngành (toàn ngành Thương mại thời điểm này chỉ đạt 800 triệu rúp đôla). Đây là giai đoạn phát triển cao của Công ty, đã sử dụng một lực lượng lao động lên đến 40 vạn người ở khắp các miền đất nước. Cán bộ của Công ty được cử đi làm đại diện thương mại ở nhiều nước trên thế giới và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1991, sự sụp đổ của Liên xô và hệ thống chính trị ở các nước Đông Âu đã khiến Công ty mất tới 85% thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình. Gánh nặng về các khoản nợ khó đòi từ phía bạn cùng khoản vốn ứ đọng bởi lượng lớn hàng tồn ở các địa phương làm
  6. cho Công ty vô cùng điêu đứng. 1.1.1.3 Giai đoạn 1991 – nay Giai đoạn này, công tác xúc tiến thương mại được Công ty đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Công ty cử nhiều đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm, thông qua thương vụ, Việt kiều, đoàn ngoại giao ở các nước để tìm kiếm thị trường. Chủ trương của Công ty là hướng cho các phòng nghiệp vụ đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, tranh thủ làm ủy thác và coi trọng công tác nhập nhẩu. Từ năm 1991 đến năm 1998, kim ngạch bình quân mỗi năm đạt khoảng 15 triệu USD, tuy mức độ chưa cao nhưng mức thực hiện có chiều hướng tăng dần và điều quan trọng, qua những giai đoạn khó khăn đó, Công ty đã tìm được cho mình hướng phát triển đầy triển vọng vào những năm tiếp theo. Đây cũng là giai đoạn Công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức của kinh tế thị trường đang có bước chuyển đổi mạnh mẽ: từ thế độc quyền chuyển hẳn sang cạnh tranh bình đẳng với nhiều thành phần kinh tế khác trong tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á 1997, suy thoái kinh tế thế giới năm 2001 sau sự kiện ngày 11/9…Từ năm 2005 đến nay, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong 40 năm xây dựng, Công ty ngày một tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, chủ động kết hợp xuất nhập khẩu với khai thác các bất động sản có sẵn, tạo thêm ngành nghề mới và công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. 1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 1.1.2.1 Nhiệm vụ Căn cứ vào nghị định NĐ/HĐBTG ngày 9/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), ngày 8/6/1993 Bộ trưởng Bộ Thương mại đã quyết định nhiệm vụ của Công ty Artexport Vietnam như sau:  Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh nhằm thực hiện được mục đích của Công ty:
  7.  Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ cho phép  Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và các mặt hàng khác được Bộ cho phép  Được ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho phép  Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh  Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty  Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời tự tạo ra các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đảm bảo thực hiện kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước  Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ 1.1.2.2 Quyền hạn  Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế trong nước, hợp đồng hợp tác liên doanh liên kết đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của Công ty  Được vay vốn ở trong nước và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước
  8.  Được liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế và cá nhân, kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để đầu tư khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công, huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện  Được mở các cửa hàng trong và ngoài nước khi Bộ thương mại cho phép, được giới thiệu hàng mẫu hoặc bán các sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc do liên doanh liên kết mà có và được tham dự hội chợ triển lãm, quảng cáo về hàng hoá của Công ty ở trong và ngoài nước theo quy định hiện hành  Được lập đại diện chi nhánh của Nhà nước, được tham dự các hội nghị, thảo luận có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty trong và ngoài nước, được cử cán bộ, công nhân viên của Công ty đi công tác ở nước ngoài ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy chế của Nhà nước và Bộ Thương mại 1.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị Cơ cấu tổ chức bộ máy của Artexport được chia thành 2 khối: Khối các đơn vị quản lý và Khối các đơn vị kinh doanh.  Đại hội cổ đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định  Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông  Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.  Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các
  9. vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Hai phó giám đốc là Phó giám đốc phụ trách tài chính và Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, ngoài việc thực hiện chuyên môn của mình còn phải giúp Giám đốc trong chỉ đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho Công ty khi Giám đốc vắng mặt.  Khối quản lý:  Phòng Tài chính kế hoạch: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ hạch toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, định kỳ báo cáo Ban Giám đốc các thông tin về việc thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn, lưu giữ hồ sơ chứng từ, sổ sách liên quan đến tài chính, kế toán, kế hoạch.  Phòng Tổ chức hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị.  Khối kinh doanh: Các phòng xuất nhập khẩu được chia làm hai loại: loại đánh số và loại không đánh số. Sở dĩ như vậy vì trước kia mỗi phòng sẽ phụ trách xuất nhập khẩu một mặt hàng như cói, mỹ nghệ, thêu, gốm…nhưng từ khi cổ phần hoá – hạch toán kinh doanh độc lập, các phòng tự tìm kiếm đơn hàng với phương châm kinh doanh “Nếu 2 tháng liên tục kinh doanh thua lỗ thì phòng đó sẽ tự giải thể.” Vì thế mà hiện giờ chỉ còn 4 phòng xuất nhập khẩu chính.  Xưởng sản xuất:  Xưởng thêu (trực thuộc Phòng thêu): có bộ phận thêu mẫu sáng tác và thể hiện mẫu phụ vụ chung cho toàn Công ty, tính toán và xác định giá phù hợp giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước ngoài.  Xưởng gỗ Đông Mỹ(trực thuộc Phòng mỹ nghệ): có bộ phận sản xuất
  10. hàng sơn mài – mỹ nghệ, sáng tác và thể hiện mẫu phục vụ chung cho toàn Công ty  Xí nghiệp gốm Bát Tràng (trực thuộc Phòng gốm): có chức năng sáng tác, thể hiện mẫu, trưng bày mặt hàng gốm. Xưởng gốm Bát Tràng là liên doanh sản xuất với xí nghiệp X54, thuộc Công ty Hà Thành, Bộ Quốc phòng. Xưởng có diện tích trên 9000 m2, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao.  Các chi nhánh và văn phòng đại diện  Chi nhánh tại Hải Phòng (25 Đà Nẵng)  Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng (102 Nữ Vương)  Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (31 Trần Quốc Thảo)  Khối liên kết:  Công ty TNHH Fabi Secret Việt Nam – Đường 1A, xã Thah Tuyến, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty vừa đảm bảo cho Giám đốc theo dõi mọi hoạt động của các bộ phận, vừa phát huy được hiệu quả và năng lực của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị trong Công ty. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
  11. Hình 1.1 – Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Chủ tịch HĐQT Giám đốc Phó giám đốc Khối quản lý Khối kinh doanh Chi nhánh Xưởng sản xuất Khối liên doanh - Phòng Tài - Phòng XNK 1 - Chi nhánh Hải - Xưởng thêu - Công ty TNHH chính kế hoạch - Phòng XNK 2 Phòng FABI – tỉnh Hà - Xí nghiệp sản Nam - Phòng Tổ chức - Phòng XNK 3 - Văn phòng xuất và xnk hàng hành chính - Phòng XNK 5 đại diện Đà thủ công mỹ nghệ Nẵng - Ban xúc tiến - Phòng XNK 9 - Xưởng gỗ Đông thương mại - Phòng XNK 10 - Chi nhánh TP. Mỹ Hồ Chí Minh - Phòng cói ngô - Phòng thêu ren -Phòng gốm sứ - Phòng mỹ nghệ
  12. 1.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh  Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị các loại (thi công xây dựng, ngành điện, văn phòng, trang thiết bị y tế), vật liệu xây dựng, nội thất, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, hàng công nghệ phẩm, dệt may, hàng da, sản xuất và gia công chê biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng hoá tiêu dùng  Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi, nhà xưởng sản xuất  Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hoá cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật  Kinh doanh phương tiện vận tải  Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh 1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách. Song bằng sự nỗ lực vươn lên, Công ty đã gặt hái được những thành quả nhất định. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một vài năm qua được thể hiện trong bảng sau:
  13. Bảng 1.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2009 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1. Tổng doanh thu 583.571 646.061 546.006 464.713 2. Lợi nhuận sau thuế 7.126 25.640 10.880 21.500 3. Thu nhập bình quân 2,7 3,15 4,0 4,1 người/tháng Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Artexport Biểu đồ 1.1 – Tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Nhìn chung, trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2006 – 2007), hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng nhanh về mặt chất lượng. Cụ thể doanh thu của năm 2006 là 583 tỉ đồng, năm 2007 đạt một kỷ lục về doanh thu là 646 tỉ đồng, tăng 63 tỉ đồng và tăng 11% so với năm 2006. Có thể nói đây là thời kỳ hoạt động mãnh mẽ nhất của Công ty. Tuy nhiên sang đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản bị chững lại, khiến cho doanh
  14. thu của Công ty bị suy giảm nặng nề. Cụ thể là doanh thu của năm 2008 chỉ là 546 tỉ, thấp hơn cả năm 2006. Và đặc biệt doanh thu của năm 2009, năm suy thoái sâu của nền kinh tế thế giới, chỉ còn ở mức 464 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với các năm trong cùng thời kỳ, giảm 28% so với năm doanh thu đạt đỉnh điểm – năm 2007. Đơn vị: Tỉ đồng Biểu đồ 1.2 – Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế của Công ty không hề tỷ lệ thuận so với mức doanh thu mà Công ty đạt được hàng năm. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận sau thuế của Công ty chưa chắc sẽ đạt mức cao hơn vào các năm 2006, 2007 khi chưa xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đạt mức thấp hơn vào các năm 2008, 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. Cụ thể, mức lợi nhuận sau thuế đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2006-2009 là năm 2006 với 7,1 tỉ đồng. Năm 2007 vẫn là năm có mức lợi nhuận sau thuế cao nhất là 25 tỉ đồng, do năm này có mức doanh thu đạt kỷ lục. Năm 2008 và 2009 tuy có sự suy giảm trong tổng doanh thu nhưng mức lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2006. Năm 2008, mức lợi nhuận sau thuế đạt gần 11 tỉ đồng và năm 2009 đạt 21 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước đó.
  15. Đơn vị: Triệu đồng Biểu đồ 1.3 – Thu nhập bình quân người/tháng của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng tuy tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với mức bình quân của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2006 chỉ đạt 2,7 triệu đồng, và tăng lên 3,1 triệu đồng vào năm 2007. Mức tăng này chưa nhiều mặc dù năm 2007 có sự đột phá về tổng doanh thu. Năm 2008 và 2009 có mức thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 4 triệu đồng, có tăng so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên vào các năm 2008 và 2009, mức lạm phát của nền kinh tế trong nước khá cao (năm 2008 mức lạm phát của Việt Nam xấp xỉ 20%), vì vậy mức thu nhập bình quân đầu người thực tế tăng không đạt được 4 triệu, như vậy là đời sống của cán bộ công nhân viên chưa hề được cải thiện hơn so với các năm trước đó. 1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2009
  16. 1.2.1 Theo cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Trong chiến lược kinh doanh của mình trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong giai đoạn ngay trước đó, Công ty đã luôn xác định cho mình những nhóm hàng mũi nhọn sau: Nhóm hàng thêu ren, dệt may; Nhóm hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ; Nhóm hàng cói, mây tre; Nhóm hàng gốm sứ, đất nung. Để tìm hiểu rõ cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo nhóm hàng, chúng ta sẽ đi phân tích bảng sau: Bảng 1.2 - KNXK theo cơ cấu nhóm hàng giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD TT TT TT TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 (%) (%) (%) (%) Tổng 11.082.30 12.751.62 11.183.66 9.506.11 100 100 100 100 KNXK 7 4 5 5 Hàng 32,3 30,9 3.032.45 thêu ren, 3.582.942 3.946.627 3.746.528 33,5 31,9 3 5 1 dệt may Hàng sơn mài, mỹ 27,7 23,7 26,3 2.807.15 29,5 3.071.608 3.023.410 2.945.777 nghệ, đồ 2 1 4 6 3 gỗ Hàng cói, 10,4 733.093 6,61 1.327.444 937.191 8,38 861.254 9,06 mây tre 1 Gốm sứ, 11,7 1.064.738 9,61 947.446 7,43 1.310.725 816.575 8,59 đất nung 2 Hàng 23,7 20,0 1.988.67 20.9 2.629.926 3.506.697 27.5 2.243.443 khác 3 6 9 2
  17. Nguồn: Artexport Qua bảng 1.2 và biểu đồ 1.4 dưới đây, ta thấy cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty không có nhiều thay đổi lắm trong giai đoạn 2006-2009 này. Nhóm hàng thêu ren, dệt may vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu, dao động trong khoảng 30-34%. Nhóm hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu, dao động trong khoảng 24-30%. Nhóm hàng cói, mây tre và nhóm hàng gốm sứ, đất nung thì có tỉ trọng chiếm khoảng xấp xỉ 10%. Biểu đồ 1.4 – Cơ cấu KNXK theo mặt hàng giai đoạn 2006-2009 1.2.1.1 Hàng thêu ren, dệt may Theo bảng 1.3 dưới đây thì kim ngạch xuất khẩu thêu ren, dệt may đạt giá trị cao nhất vào năm 2007, đạt hơn 3,9 triệu USD, tăng so với năm 2006 là 10%, tuy nhiên tỉ trọng của mặt hàng này năm 2007 lại thấp hơn so với các năm khác trong cùng giai đoạn. Mặc dù năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch của mặt hàng này thấp hơn hoặc thậm chí không tăng trưởng (năm 2008 tăng 4,56%, năm 2009 giảm 15,36% so với năm 2006) nhưng tỉ trọng của mặt hàng vẫn được duy trì ở mức cao hơn so với năm 2007. Đặc biệt năm 2008, tổng kim ngạch chỉ đạt 11 triệu USD nhưng riêng kim ngạch hàng thêu ren dệt may đã là 3,7 triệu USD. Bảng 1.3 - KNXK hàng thêu ren, dệt may giai đoạn 2006-2009
  18. Đơn vị: USD KNXK thêu ren, dệt Tỷ trọng Tốc độ Năm Tổng KNXK may (%) tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 3.582.942 32,33 _ 2007 12.751.624 3.946.627 30,95 10,15 2008 11.183.665 3.746.528 33,5 4,56 2009 9.506.115 3.032.451 31,9 -15,36 Nguồn: Artexport; (*): Năm cơ sở Đơn vị: USD Biểu đồ 1.5 - KNXK hàng thêu ren, dệt may giai đoạn 2006-2009 Có thể cho rằng Công ty đã có điều kiện quy tụ đội ngũ lao động và phát triển mặt hàng này nên tỉ trọng kim ngạch của mặt hàng vẫn đang có xu hướng tăng lên. Hàng thêu ren với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã thực hiện được nhiều sản phẩm đặc sắc, đề tài phong phú với nhiều thể loại: nắp bàn, khăn bàn, dép, phủ giường, áo gối, cà vạt, khăn choàng cổ, tranh thêu nổi, thêu phẳng, lụa tơ tằm thêu.. 1.2.1.2 Hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ
  19. Nghề sơn mài Việt Nam đã xuất hiện từ trước công nguyên, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, tuy phần kỹ thuật có khác. Năm 1932, nhờ một số giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghề sơn đã được cải tiến với kỹ thuật đặc biệt, mở đường cho nghệ thuật sơn mài hiện nay. Các sản phẩm sơn mài của Công ty khá đa dạng như bàn ghế, bình phong, tủ, tranh, bình, hộp... được làm theo nhiều kiểu như cẩn ốc, cẩn trứng, đắp nổi, khắc trũng, vẽ phủ, vẽ vàng... Hàng sơn mài của Công ty đã được xuất nhiều qua châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật.., không chỉ màu đen và marông như trước đây mà nay cải tiến nhiều màu, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Hàng gỗ mỹ nghệ với lực lượng nghệ nhân cha truyền con nối, được đào tạo từ trường lớp và có một số thiết bị vừa được nhập khẩu, Công ty đã cung cấp được nhiều loại hàng: tranh tượng, sofa, bình phong, tủ...đẹp, bền chắc với những đường nét chạm công phu, điêu luyện, lôi cuốn sự yêu thích của khách hàng. Khả năng có thể xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan, Singapore, Nhật, Trung Đông, Pháp, Italia, Tây Ban Nha... Bảng 1.4 - KNXK hàng sơn mài – gỗ mỹ nghệ giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD KNXK sơn mài-gỗ Tỷ trọng Tốc độ Năm Tổng KNXK mỹ nghệ (%) tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 3.071.608 27,72 _ 2007 12.751.624 3.023.410 23,71 -1,57 2008 11.183.665 2.945.777 26,34 -4,09 2009 9.506.115 2.807.156 29,53 -8,61 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở Qua bảng trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sơn mài-gỗ mỹ nghệ
  20. đang có xu hướng giảm về giá trị, càng những năm gần đây thì giá trị càng giảm dần. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 1,57%; năm 2008 giảm 4,09% và năm 2009 giảm 8,61% so với năm 2006. 1.2.1.3 Hàng cói, mây tre Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu dáng, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng cói, mây tre đã có bước phát triển khá vững chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản, gần đây những mặt hàng cói, mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại... dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành đôla xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Nhiều cơ sở sản xuất của Công ty đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt, độc đáo, thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài. Bảng 1.5 KNXK hàng cói, mây tre giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Tỷ trọng Tốc độ Năm Tổng KNXK KNXK cói, mây tre (%) tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 733.093 6,61 _ 2007 12.751.624 1.327.444 10,41 81,07 2008 11.183.665 937.191 8,38 27,84 2009 9.506.115 861.254 9,06 17,48 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở Qua bảng trên, ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre cũng giống như các mặt hàng khác, cũng đạt giá trị cao nhất vào năm 2007. Riêng năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2