Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PRÔTEIN ĐẾN KHẢ NĂNG CHO THNT CỦA CON LAI (NGAN X VNT) NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ TẠI QUẢNG NAM"
lượt xem 7
download
Con lai giữa ngan và vịt do Viện Chăn nuôi Quốc gia tạo ra đang được nuôi tại tỉnh Quảng Nam với những kết quả khả quan. Để tìm mức dinh dưỡng thích hợp cho con lai này, nghiên cứu đã được thực hiện trên con lai từ 1 ngày tuổi đến khi kết thúc 10 tuần tuổi với 3 giai đoạn: 1-3, 4-7 và 8-10 tuần tuổi. Mức năng lượng giống nhau ở 3 lô tương ứng với 3 giai đoạn nuôi là 2.700, 2.900 và 3.100 (kcal ME)......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PRÔTEIN ĐẾN KHẢ NĂNG CHO THNT CỦA CON LAI (NGAN X VNT) NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ TẠI QUẢNG NAM"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PRÔTEIN ĐẾN KHẢ NĂNG CHO THNT CỦA CON LAI (NGAN X VNT) NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ TẠI QUẢNG NAM Lương Thị Thuỷ, Lê Đức Ngoan Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế TÓM TẮT Con lai giữa ngan và vịt do Viện Chăn nuôi Quốc gia tạo ra đang được nuôi tại tỉnh Quảng Nam với những kết quả khả quan. Để tìm mức dinh dưỡng thích hợp cho con lai này, nghiên cứu đã được thực hiện trên con lai từ 1 ngày tuổi đến khi kết thúc 10 tuần tuổi với 3 giai đoạn: 1-3, 4-7 và 8-10 tuần tuổi. Mức năng lượng giống nhau ở 3 lô tương ứng với 3 giai đoạn nuôi là 2.700, 2.900 và 3.100 (kcal ME); mức protêin thô khác nhau cho 3 lô tương ứng với 3 giai đoạn nuôi là 16,15,14%CP (lô I); 18, 17, 16%CP (lô II) và 20, 19, 18 % CP (lô III). Kết quả cho thấy ở cả 3 mức protêin, ngan đều cho tỷ lệ sống cao (97,77 - 98,88%), khối lượng 10 tuần tuổi đạt 3.100, 3.620, 3.650 g/con, tăng trọng trung bình: 73, 76, 81, 35, 81, 67g/ngày, các chỉ tiêu thân thịt xẻ, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế đều đạt cao. Tuy vậy, so sánh giữa 3 mức protêin thì ngan ở lô I (ăn mức 16, 15, 14 %CP) thấp hơn đáng tin cậy so với ngan lô II và III (với mức tương ứng: 18, 17, 16%CP và 20, 19, 18% CP). Vì vậy, nên sử dụng mức protêin như ở lô II và lô III để nuôi con lai này. I. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, đối với từng con giống, trong mỗi điều kiện và giai đoạn nuôi dưỡng cần một khNu phần thích hợp nhằm đáp ứng đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để vật nuôi phát huy tối đa tiềm năng di truyền với mức chi phí thức ăn và giá thành thấp nhất (Baker,1993 [2]). Về mức năng lượng và protêin cho gà, vịt đã có nhiều nghiên cứu và kết quả thông báo trong những năm gần đây [1,2,10,11], nhưng ở ngan và một số đối tượng khác vẫn còn ít. Ngan và con lai giữa ngan trống và vịt mái do Viện Chăn nuôi Quốc gia tạo ra đang được nhiều người quan tâm [4,5,6,7,8,9], đặc biệt con lai đưa vào nuôi tại nông hộ ở các vùng sinh thái khác nhau ở tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu (Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, 2005, 2007) [4,8,9]. Tuy vậy để đạt được hiệu quả chăn nuôi cao khi nuôi con lai (ngan x vịt) cần có những nghiên cứu về các mức dinh dưỡng thích hợp. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu các mức protêin khác nhau ảnh hưởng đến khả năng cho thịt và hiệu quả sản xuất của con lai (ngan x vịt) nuôi tại tỉnh Quảng Nam. 135
- II. Vật liệu và phương pháp 2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 270 con lai (ngan x vịt) từ 1 đến 10 tuần tuổi, chia ngẫu nhiên thành 3 nghiệm thức: nghiệm thức I với khNu phần chứa 16% protêin thô (I - 16 CP), nghiệm thức II, III tương ứng với 18 % và 20 % protêin thô (II - 18CP và III - 20CP), mỗi nghiệm thức có 6 lần lặp lại với 15 con/lần lặp lại. Ở 3 giai đoạn sinh trưởng (0 - 21, 22 - 49, 50 - 70 ngày tuổi), ứng với các mức năng lượng tăng dần, giống nhau: 2.700, 2.900, 3.100 ME (kcal/kg), và mức protêin thô giảm dần (bảng 1). Bảng 1: Bố trí thí nghiệm I - 16CP II - 18CP III - 20CP Nghiệm thức Giai đoạn 0-21 ngày tuổi ME (kcal/kg) 2.700 2.700 2.700 Protein (%) 16 18 20 Xơ thô (%) 4 4 4 Ca (%) 1 1 1 P (%) 0,5 0,5 0,5 Giai đoạn 22-49 ngày tuổi ME (kcal/kg) 2.900 2.900 2.900 Protein (%) 15 17 19 Xơ thô (%) 5 5 5 Ca (%) 1 1 1 P (%) 0,5 0,5 0,5 Giai đoạn 50-70 ngày tuổi ME (kcal/kg) 3.100 3.100 3.100 Protein (%) 14 16 18 Xơ thô (%) 6 6 6 Ca (%) 2 2 2 P (%) 0,5 0,5 0,5 Chế độ ăn Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do 2.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu - Khối lượng của ngan lai qua các tuần tuổi được cân hàng tuần. Cân 5 con mỗi lần khi vật nuôi còn nhỏ (1 - 4 tuần), và sau đó giảm còn 3 con/lần (5 tuần), 2 con/lần (6 - 7 tuần) và 1 con/lần (8 - 10 tuần). Tính giá trị trung bình và tăng trọng qua các tuần tuổi và cả giai đoạn 136
- - Tỷ lệ sống và mức độ cảm nhiễm bệnh được quan sát hàng ngày và ghi chép. - Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng trọng được tính toán dựa trên lượng ăn vào và giá thức ăn (tại thời điểm thí nghiệm) và mức tăng trọng của ngan lai. - Khả năng cho thịt của ngan lai được đánh giá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (10 tuần tuổi). Chọn đồng đều 5 con cho mỗi nghiệm thức để khảo sát thân thịt xẻ. Các chỉ tiêu phNm chất thân thịt bao gồm: khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ, khối lượng thịt lườn, khối lượng thịt đùi, khối lượng mỡ bụng và tỷ lệ các phần thịt nói trên. Ngoài ra, các phân tích cảm quan như: màu sắc, trạng thái, mùi vị cũng được ghi nhận. Mẫu thịt lườn được lấy để phân tích hàm lượng chất khô và protein thô theo tiêu chuNn Việt Nam, tại Phòng thí nghiệm trung tâm của Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. - Hiệu quả kinh tế được tính toán theo chỉ số sản xuất (Production Number - PN) và chỉ số kinh tế (Economic Number- EN) trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhận được. Khối lượng trung bình x Tỷ lệ sống Chỉ số PN = Số ngày nuôi x Tiêu tốn thức ăn x 10 PN C h ỉ s ố EN = Chi phí thức ăn (đ) /kg tăng trọng 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được cập nhật trên phần mềm excel và xử lý bằng ANOVA theo phương pháp GLM trên MINITAB 14.20 (2005). Số liệu được trình bày với giá trị bình quân gia quyền (least square mean) và sai số của số trung bình (SEM). Biểu thức thuật toán thống kê như sau: Yij=µ + Ai + eij Trong đó, yij: giá trị của biến phụ thuộc của con vật j trong nghiệm thức i (i =1); i chỉ số mức của nhân tố, j chỉ số lần lặp lại; µ: trung bình tổng thể; Ai: ảnh hưởng của mức protein với mức i; và eij: hiệu dư. So sánh sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp TUKEY với khoảng tin cậy 95%. III. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mức protein đến tỷ lệ sống của con lai (ngan x vịt) Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống được trình bày trên bảng 3. 137
- Bảng 3: Tỷ lệ sống của con lai (ngan x vịt) Nghiệm thức I - 16CP II - 18CP III - 20CP SL SL SL (con) % % % Tuần tuổi (con) (con) Sơ sinh 90 100 90 100 90 100 1 90 100 90 100 89 98,88 2 90 100 90 100 88 97,77 3 90 100 90 100 88 97,77 1-3 90 100 90 100 88 97,77 4 90 100 90 100 88 100 5 89 98,88 90 100 88 100 6 89 98,88 90 100 88 100 4-6 89 98,88 90 100 88 100 7 89 100 90 100 88 100 8 89 100 89 98,88 88 100 9 89 100 89 98,88 88 100 10 89 100 89 98,88 88 100 7 - 10 tuần 89 100 89 98,88 88 100 1 - 10 tuần 89 98,88 89 98,88 88 97,77 Số liệu trên bảng 3 cho thấy, cả 3 mức protêin sử dụng trong thí nghiệm, ngan lai đều cho tỷ lệ nuôi sống cao (97,77 - 98,88 %). Kết quả này cao hơn chút ít so với kết quả của các nghiên cứu về ngan và con lai giữa ngan với vịt trước đó: 91,48 - 93,87 % ở ngan Pháp dòng thuần R31, R51 và con lai giữa 2 dòng này (Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, 2003 [5,7]); 91,48 - 95,74 % của con lai giữa ngan với vịt nuôi tại Quảng Nam (Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, 2005 - 2006 [8,9]. Điều này một lần nữa khẳng định ưu thế lai cao có được về sức sống ở con lai (ngan x vịt). 3.2. Ảnh hưởng của mức protein đến khả năng sinh trưởng Khối lượng và mức tăng trọng của ngan lai qua các giai đoạn tuổi trình bày trên bảng 4. Bảng 4: Khối lượng qua các tuần tuổi (g/con) và tăng trọng trung bình (g/ngày) Nghiệm thức Tuần tuổi SEM P I-16CP II-18CP III-20CP Sơ sinh 51.00 50.33 51.33 0.834 0,695 1 140.67 140.00 143.33 4.505 0,859 2 311.00 326.67 328.00 7.586 0,244 650.33a 697.00b 698.33b 3 14.331 0,024 901.67a 1100.00b 1110.00b 4 42.066 0,050 138
- 1354.17a 1531.67b 1530.00b 5 33.426 0,002 1827.08a 2100.00b 2045.83b 6 35.727 0,001 2301.67a 2536.67b 2495.00b 7 61.406 0,036 8 2756.67 3200.00 3108.33 137.243 0,086 2871.67a 3411.67b 3451.67b 9 97.664 0,001 3100.00a 3620.00b 3650.00b 10 74.878 0,001 73.76a 80.35b 81.67b Tăng trọng 3.176 0,001 Kết quả trên bảng 4 cho thấy khối lượng ngan lai ở 2 tuần tuổi đầu không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm, đạt 310 - 328 g/con. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi sự sai khác về khối lượng ngan, xuất hiện ở lô I so với lô II, III; ngan giữa 2 lô II và III sự sai khác về khối lượng không ở mức tin cậy. Lúc 10 tuần tuổi, ngan lai ở lô I ăn khNu phần với mức 16% CP đạt khối lượng 3100 g/con, cao hơn so với ngan thuần dòng R31, R51 và con lai giữa chúng (2.596 - 2.700g/con) nuôi theo phương thức phân tán và đạt tương đương với các nhóm ngan này nuôi theo phương thức tập trung (3.100 - 3.360 g/con) (Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, 2003 [5,6]). Trong khi đó ngan lai ở lô II, III ăn khNu phần với mức 18% CP và 20% CP cho khối lượng tương ứng là 3.620 – 3.650 g/con, sai khác với lô I ở mức tin cậy (p =0,01) và đạt tương đương với con lai này trong nghiên cứu trước đó (3.648 g/con) (Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, 2006 [4,8,9]). Mức tăng trọng trung bình trong giai đoạn 1 - 10 tuần tuổi của ngan lô I là 73, 76, ngan ở lô II, III tương ứng là 80,35 và 81,67 g/ngày. Như vậy mức protêin thô 18% và 20% ngan lai cho tăng trọng cao và khối lượng lớn hơn so với mức protêin thô 16%. 3.3. Ảnh hưởng của mức protein đến chất lượng thân thịt Mức dinh dưỡng trong khNu phần không chỉ ảnh hưởng đến tăng trọng mà còn có tác động đến chất lượng thân thịt xẻ và phNm chất thịt, kết quả trình bày trên bảng 5. Bảng 5: Chất lượng thân thịt xẻ và hàm lượng protein trong thịt Nghiệm thức Tuần tuổi SEM P I-16CP II-18CP III-20CP Khối lượng giết mổ, kg 3,063 3,343 3,333 0,147 0,339 2,065a 2,423b 2,376b Khối lượng thịt xẻ, kg 0,038 0,001 Tỷ lệ thịt xẻ, % 67,42 72,48 71,29 Khối lượng thịt lườn, g 355.00 391.67 385.00 13.898 0,173 a b b Khối lượng thịt đùi, g 261.67 345.00 320.00 8.714 0,001 Tỷ lệ thịt đùi + lườn, % 29,37 30,40 30,35 31.67a 38.17b 37.17b Khối lượng mỡ bụng, g 1.312 0,007 a b b Vật chất khô trong thịt, % 20.64 21.92 21.71 0.242 0,004 Protein trong thịt, % 73.76 80.35 81.67 3.176 0,202 139
- Tỷ lệ thịt xẻ đạt cao (71,29 - 72,48%) ở ngan lai lô II và lô III, ngan lô I đạt thấp hơn 3,87-5,06% (p=0,001). Sự sai khác ở tất cả các chỉ tiêu phNm chất thịt xẻ nhận thấy ở ngan lai lô I so với lô II, III, còn giữa ngan lai ở lô II và lô III không có sự sai khác tin cậy. 3.4. Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg tăng trọng và hiệu quả chăn nuôi Bảng 5: Tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sản xuất chăn nuôi con lai (ngan x vịt) I-16CP II-18CP III-20CP Thức ăn tiêu tốn (kg)/ 1 kg 2,94 2,63 2,60 tăng trọng Tiền thức ăn cho 1 kg tăng 15.288 15.254 15.380 trọng (đồng) Chỉ số sản xuất (PN) 142,0 193,8 196,5 Chỉ số kinh tế (EN) 9,2 12,9 12,5 Kết quả trên bảng 5 cho thấy các mức protêin trong khNu phần ăn khác nhau cho kết quả sản xuất có khác nhau. Mức protêin 16 % CP, ngan lai có tăng trọng thấp nên chi phí thức ăn cao (2,94 kg/kg tăng trọng) dẫn đến chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế đều thấp hơn ngan nuôi ở các mức protêin cao hơn. Chỉ số PN ở ngan ăn khNu phần mức 18% CP và 20% CP là 193,8 và 196,6; chỉ số EN tương ứng là 12,9 và 12,5 cao hơn đáng tin cậy so với các kết quả này ở lô I (tương ứng 142 và 9,2). Ngan lô III với mức protêin 20%CP giá chi phí thức ăn cao nhưng tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng thấp nên các chỉ số PN và EN đều tương đương với ngan ở lô II. IV. Kết luận Con lai (ngan x vịt) nuôi với khNu phần có mức protêin khác nhau: 16%, 18%, 20% CP đều cho tỷ lệ nuôi sống cao (97,77 - 98,88%); Khối lượng ngan lúc 10 tuần tuổi đạt tương ứng: 3.100, 3.620 và 3.650 g/con; Tăng trọng (g/ngày) tương ứng: 73, 76, 80, 35 và 80, 67; Các chỉ số thân thịt xẻ đạt ở mức cao; Các chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế đạt cao ở ngan sử dụng khNu phần 18% và 20% CP so với mức 16% CP. Đề nghị áp dụng khNu phần có mức protêin 18 và 20% nuôi con lai (ngan x vịt) tại các vùng chăn nuôi ở tỉnh Quảng Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajiang, O. A; Prijono and Smith, W. K, Effect of dietary protein concent on growth and body composition of fast and slow featering broiler chickens, Bristish Poultry Science 31 (1993), 73-79. 2. Baker,d.h, Amino acid nutrition of pig and poultry, Journal of Animal Science 48, (1993), 245-258. 3. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000. 140
- 4. Lương Thị Thủy, Nguyễn Đức Hưng, Lê Đức Ngoan, Một số chỉ tiêu sinh lý máu, khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của con lai (ngan x vịt) nuôi tại các vùng sinh thái tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số tháng 10/2008. 5. Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của ngan ở các phương thức nuôi khác nhau, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 10/2003, (2003), 1261-1263. 6. Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, Sự phát triển trọng lượng của 2 dòng ngan pháp R31, R51 và con lai giữa chúng nuôi tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số (8/2003), 1261-1263. 7. Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh Luân, Kết quả nghiên cứu về sức sinh sản của 2 dòng ngan pháp R31 và R51 nuôi tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn số 7(2003), 857-859. 8. Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con lai (ngan x vịt) và các dòng bố mẹ của chúng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế số 29(2005), 39-44. 9. Nguyễn Đức Hưng, Lương Thị Thủy, Nghiên cứu hiệu quả sản xuất thịt của con lai giữa ngan trống với vịt mái chăn nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5(2006), 76-78. 10. Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đăng Vang, Xác định tỷ lệ protêin thích hợp trong kh u phần cho gà F1(mía x kabir), F1(ri x kabir) nuôi ở miền Trung. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10(2001), 701-702. 11. Trần Quốc Việt, Ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng, Tỷ lệ các acid amine giới hạn đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tam hoàng và Kabir nuôi thịt, Tạp báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, phần chăn nuôi gia cầm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2001. EFFECTS OF DIETARY CRUDE PROTEIN LEVEL ON GROWTH PERPORMANCE AND CARCASS CHARACTERISTICS OF CROSSBRED (DUCK X MUSCOVY DUCK) KEPT IN QUANG NAM PROVINCE Luong Thi Thuy, Le Duc Ngoan College of Agriculture and Forestry, Hue University Nguyen Duc Hung, Hue University SUMMARY Results from the dietary crude protein level: 16,15,14%cp (I-16Cp); 18,17,16%cp (ii- 18cp) and 20,19,18%cp (iii-20cp); me levels 2700, 2900, 3100 (kcal me), respectively: 1-3, 4-7, 141
- 8-10 weeks of age of crossbred (duck x muscovy duck) kept in quang nam province have shown positive figures representing the survival, live weight at 10 weeks of age, daily gain, production number (pn), and economic number (en): 98,88-97,77%; 3100, 3620, 3650g; 73,76, 80,35, 81,67g/day; 142, 193,8 196 and 9,2, 12,9, 12,5, respectively. The crossbred (duck x muscovy duck) growth very well and hight pn, en in crude protein levels: 18,17,16CP (ii-18cp) and 20,19,17%cp (iii-20cp), needs disseminating widely. 142
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 314 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn