intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cách mạng tháng Tám cho sự nghiệp đổi mới hôm nay"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

65 năm trước, bằng sức mạnh của 20 triệu dân, 5 nghìn đảng viên (một số còn bị giam trong nhà tù đế quốc), một Đảng 15 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm đã đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thành công, lập nên Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, mở ra một trang mới cho lịch sử Việt Nam, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và tạo tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cách mạng tháng Tám cho sự nghiệp đổi mới hôm nay"

  1. Cách mạng tháng Tám cho sự nghiệp đổi mới hôm nay 65 năm trước, bằng sức mạnh của 20 triệu dân, 5 nghìn đảng viên (một số còn bị giam trong nhà tù đế quốc), một Đảng 15 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm đã đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thành công, lập nên Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, mở ra một trang mới cho lịch sử Việt Nam, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và tạo tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, mà cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lêni 65 năm trước, bằng sức mạnh của 20 triệu dân, 5 nghìn đảng viên (một số còn bị giam trong nhà tù đế quốc), một Đảng 15 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệ m đã đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thành công, lập nên Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, mở ra một trang mới cho lịch sử Việt Nam, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và tạo tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, mà cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa. Gần hai phần ba thế kỷ trôi qua, tinh thần của cuộc Cách mạng tháng Tám vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, đây là cuộc cách mạng của lòng dân cùng với ý chí, quyết tâm, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh của một Đảng chân chính cách mạng. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân muốn gì, ta phải làm nấy”(1). Trước Cách mạng tháng Tám, khát vọng của dân là xóa gông cùm nô lệ, giành độc lập dân tộc. Vì vậy, Hồ
  2. Chí Minh đã nói: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Khi nước đã có độc lập, dân khát vọng được hưởng hạnh phúc, tự do, vì hạnh phúc, tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Nếu dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Muốn có hạnh phúc tự do thì phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới xuất phát từ khát vọng lòng dân và hơi thở của cuộc sống thực tiễn, được Đảng ta khởi xướng là sự nâng cao chất lượng cuộc sống của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới là cuộc đồng hành của lòng dân với quyết tâm và sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn những năm qua cho thấy bất cứ việc gì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, được dân chúng đồng lòng, ủng hộ thì nhất định thắng lợi. Ngược lại, dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không xong. Bài học sáng giá ở đây là lòng dân phải được chiếu rọi bởi ánh sáng của Đảng mới có chất lượng khoa học và cách mạng. Quyết tâm và ý Đảng phải được sự ủng hộ của lòng dân thì mới trở thành hiện thực. Ngược lại, nếu “dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại” (2). Thậm chí, nếu Đảng “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại” (3). Thứ hai, trọng chất lượng hơn số lượng đảng viên. Ngay khi Đảng ta mới 30 tuổi, tức là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công được 15 năm, Bác Hồ đã tổng kết: “Hồi khởi nghĩa, Đảng ta chỉ non 5000 đảng viên mà lãnh đạo được nhân dân cả nước làm Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Ngày nay, hàng ngũ Đảng ta đã tăng gần 100 lần, nghĩa là độ nửa triệu đảng viên. Chúng ta lại có hơn 60 vạn đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động. Chính quyền nhân dân ta vững chắc, quân đội nhân dân hùng mạnh. Mặt trận dân tộc rộng rãi. Công nhân, nông dân và trí thức ta được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (4).
  3. Hiện nay trong công cuộc đổi mới, hàng ngũ Đảng ta tăng gần 1000 lần so với thời kỳ Cách mạng tháng Tám, nghĩa là độ non năm triệu đảng viên, dân số tăng hơn 4 lần, nghĩa là khoảng 86 triệu dân... Tuy nhiên, bài học quan trọng hàng đầu không phải là số lượng mà là bài học về tư duy, nhận thức mang chất lượng khoa học và cách mạng, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta không chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên” (5). Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hôm nay chính là để nâng cao chất lượng của người cán bộ, đảng viên “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Cuộc vận động có tính cách mạng này sẽ góp phần loại bỏ những kẻ chỉ biết “viết lên trán hai chữ cộng sản” mà không có chất cộng sản. Chính cái chất của người đảng viên đem lại cho họ vinh dự và trách nhiệm là những người ưu tú của dân tộc, để “đảng viên đi trước làng nước theo sau”. Mọi việc thành hay bại đều do cán bộ, đảng viên tốt hay kém. Mặt khác cũng phải thấy rằng, so với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu. Vì vậy, nếu không có nhân dân giúp sức thì đảng viên không làm được gì hết. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “sáng kiến và lực lượng của nhân dân ta rất dồi dào và to lớn. Khi tư tưởng đã thông suốt thì khó khăn gì cũng vượt qua, công việc to lớn mấy cũng làm được”. Thứ ba, ý nghĩa về cuộc chiến chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi là một cuộc chiến đấu khổng lồ. Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, chúng ta bắt tay vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà. Một nhận thức hết sức quan trọng, có tính cơ bản xuyên suốt tiến trình cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng là “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều” (6). Từ nhiệm vụ đập tan, xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân đến nhiệm vụ xây dựng đất nước, theo Hồ Chí Minh, đó là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ. Tính chất khó khăn,
  4. phức tạp của cuộc chiến đấu này không phải chỉ ở chỗ mang tính kinh tế hết sức mới mẻ; ở chỗ Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa có kinh nghiệm; ở chỗ các thế lực thù địch chống phá..., mà một điều hết sức quan trọng là ở lực cản của tư duy cũ, cách làm cũ, quan liêu, mệnh lệnh, xa dân. Những vấn đề về Đảng cầm quyền mà cốt lõi là đường lối đúng và gắn bó mật thiết với dân; Nhà nước pháp quyền mà hạt nhân là tính tối thượng của pháp luật và quyền lực ở nơi dân; Chính phủ là công bộc của dân mà quan trọng nhất là cán bộ thực hiện trách nhiệm chính trị trước dân,... chưa nằm trong mạch nguồn tư duy của chúng ta khi Đảng được thành lập và nhà nước vừa ra đời năm 1945. Cấu trúc của hệ thống quyền lực đó chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu giành và giữ chính quyền, kháng chiến chống xâm lược. Bước vào thời kỳ xây dựng xã hội mới, chúng ta phải thiết kế lại bộ máy chính quyền. Đó chính là những điều Bác nói về “chưa có kinh nghiệm”. Trong Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà ngày 17-9-1945, Người viết: “Công việc phá hoại xong rồi. Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, giữ gìn, kiến thiết. À! Việc này mới khó chứ! Trong việc phá hoại chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai từng trong nước. Vả lại, chúng ta phải thật thà thừa nhận rằng kinh nghiệm chúng ta còn ít, mà công việc thì nhiều” (7). Trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi là cuộc chiến đấu khổng lồ”. Những gì đã cũ kỹ theo quan niệm của Hồ Chí Minh gồm cả con người, tư duy, nhận thức, tư tưởng, thiết kế tổ chức. Vì vậy, “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” và “đầu tiên là công việc đối với con người”. Chúng ta cần phải không ngừng đổi mới tư duy, phát huy dân chủ, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, bản lĩnh cách mạng và phong cách lãnh đạo của Đảng cầm quyền, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì hạnh phúc, tự do của nhân dân.
  5. Thứ tư, Cách mạng tháng Tám đã khơi dậy lòng yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong khó khăn, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc bình tĩnh, không dao động, biết tìm thấy sức mạnh từ dân, coi chủ nghĩa dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính là một động lực lớn của đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quy tụ mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên vào các tổ chức cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Sức mạnh đó đã cuốn phăng đi lũ bán nước và lũ cướp nước. Đến trước lúc đi xa, trong Di chúc, Hồ Chí Minh dặn lại chúng ta: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Ngày nay, bên cạnh những thuận lợi của công cuộc đổi mới, tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Yêu nước ngày nay phải xuất phát từ suy nghĩ về lòng tự trọng của một dân tộc trước đây đã đánh thắng nhiều đế quốc to mà nay không thể sánh vai với các cường quốc năm châu, không thể bước tới đài vinh quang chỉ vì nghèo nàn, lạc hậu. Chất lượng của sức mạnh đại đoàn kết hôm nay phải xuất phát từ việc khai thác điểm tương đồng là giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và ngoài nước; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Thứ năm, đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Mọi sự thành bại của cách mạng liên quan tới việc cán bộ, đảng viên có giữ được đạo đức cách mạng hay là không. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám, phẩm chất đạo đức nổi bật của cán bộ, đảng viên là trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành
  6. lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng tháng Tám và trong tám, chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ oanh liệt. Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Như vậy, trong cuộc trường kỳ chống giặc ngoại xâm trước đây, đạo đức cách mạng đòi hỏi đổ máu và hy sinh tính mạng. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đòi hỏi của đạo đức cách mạng là có bản lĩnh chống giặc nội xâm, tất cả vì lợi ích của nhân dân. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi xây dựng phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; xây ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đồng thời, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm trước đời sống và ý kiến, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Từ cuối năm 2007 đến nay, chúng ta đang chịu tác động xấu của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng này còn kéo dài trong một vài năm tới. Trong nước, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Các khó khăn do các vấn đề xã hội và các thế lực thù địch can thiệp chống phá không giảm. Tuy nhiên, kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám, bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội đã xuất hiện nhiều gam màu sáng. GDP ước đạt 6 đến 6,5 %. Bài học lớn từ tinh thần của Cách mạng tháng Tám là cùng với việc chủ động kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đồng thời có những biện pháp tích cực ngăn chặn suy giảm các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Đảng ta nhận thức sâu xa và hoàn toàn đúng đắn rằng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm,... nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả sẽ “giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ”8.
  7. Dưới sự lãnh đạo của một Đảng đạo đức và văn minh, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc; cán bộ, đảng viên là tấm gương sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đổi mới và sáng tạo, nhìn thấy cơ hội trong thách thức, biến thách thức thành cơ hội, nhận thức và hành động theo quy luật trong xu thế của thời đại là những bài học quý mà Cách mạng tháng Tám truyền lại cho hôm nay như là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới giành những thắng lợi mới, to lớn hơnn Tài liệu tham khảo: 1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr.148. 2. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 5, tr.293. 3. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 5, tr.286. 4. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 10, tr.5. 5. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 12, tr.222. 6. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 10, tr.4. 7. Hồ Chí Minh toàn tập (Sđd), tập 4, tr.20. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.200.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2