intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ MÁC XÍT VIỆT NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Halinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư duy chính trị Hồ Chí Minh là tư duy về lý luận chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân các dân tộc trên thế giới trong thời đại mới, từ cội nguồn văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng của những tinh hoa văn hóa Đông Tây kim cổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ MÁC XÍT VIỆT NAM"

  1. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ MÁC XÍT VIỆT NAM PHAN THANH LONG Phó trưởng phòng V25 phía Nam Tư duy chính trị Hồ Chí Minh là tư duy về lý luận chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân các dân tộc trên thế giới trong thời đại mới, từ cội nguồn văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng của những tinh hoa văn hóa Đông Tây kim cổ Tư duy chính trị Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng thuộc địa trong những điều kiện cụ thể về lịch sử, đất nước,
  2. con người Việt Nam ở thời đại quá độ của xã hội loài người từ CNTB lên CNXH và CNCS. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh gắn liền với tư duy của Đảng qua các thời kỳ, tập trung ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Chính trị yêu nước gắn với chính trị thương dân, chính trị dân tộc gắn với chính trị dân chủ, làm cơ sở cho Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với chính trị vô sản. Từ đó phát triển tư duy chính trị Nguyễn Ái Quốc thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh – từ chính trị yêu nước đến chính trị vô sản, chính trị yêu nước trên lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin, lập trường giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh xuất phát từ điều kiện của Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, không đề xướng đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản giành chính quyền mà chủ trương đoàn kết các giai cấp trong nội
  3. bộ dân tộc (và dân chủ nhân dân), mở đường tiến hành cách mạng XHCN. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh định hình rõ rệt trong việc xác định mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc (dân chủ nhân dân) và chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh còn tỏ rõ sự kiên định trọn đời mục tiêu đó, dù đã phải trải qua bao nhiêu thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Vận dụng những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho khoa học và nghệ thuật chính trị mác xít Việt Nam. Trong tư tưởng chính trị đó, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong khi kiên định mục tiêu cơ bản và cuối cùng, lại hết sức linh hoạt trong hình thức, trong bước đi; biết tấn công kịp thời, khi tình thế cho phép; biết rút lui có trật tự, khi tình thế bắt buộc; biết thỏa hiệp có nguyên tắc; biết giành thắng lợi từng
  4. bước cho đúng để tạo điều kiện giành thắng lợi hoàn toàn… là những nét nổi bật. Hiệp định sơ bộ 6- 3/1946 và Tạm ước 14-9/1946… là những mẫu mực về khoa học và nghệ thuật chính trị Hồ Chí Minh. Mời Vĩnh Thụy làm cố vấn cho Chính phủ cách mạng lâm thời, mời Phan Kế Toại giữ trọng trách trong Chính phủ cách mạng… là mẫu mực về khoa học và nghệ thuật chính trị trong việc dùng người ở những thời điểm phức tạp của tình hình đất nước sau ngày giành được độc lập, phải chống thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Khi đất nước tạm thời bị chia cắt (1954 – 1975) thành hai miền, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược của mỗi miền cũng như nhiệm vụ chiến lược chung của cả nước, khoa học và nghệ thuật trong chính trị biểu hiện đậm nét nhất ở việc bảo đảm sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngay trong nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền, trong
  5. việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải làm sao phát huy được sức mạnh đoàn kết quốc tế trong quan hệ với cách mạng Việt Nam khi thế giới đang tồn tại trong điều kiện chiến tranh lạnh, khi những rạn nứt ngay trong hệ thống XHCN có lúc rất trầm trọng. Ấy thế mà, nhờ ánh sáng soi đường của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh với sự thống nhất cao độ giữa tính khoa học, nghệ thuật và tính cách mạng, chúng ta đã thành công, đất nước thống nhất. Đây được coi như sự điều chỉnh chiến lược lần thứ nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh kể từ hội nghị Trung ương 8 tháng 2/1941 về nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8-1945 xuyên suốt đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Từ cuối những năm 70, hầu hết các nước XHCN đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cải tổ, cải cách, đổi mới từng bước được đặt ra và trở thành cao trào vào
  6. giữa những năm 80. Trong quá trình chạy chữa đó, một số “con bệnh” đã uống nhầm phải những loại thuốc gây đột trụy. CNXH ở Việt Nam lại tỏ ra ngày càng có nhiều sức sống. Những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ đổi mới đã được hầu hết cộng đồng thế giới thừa nhận. Đây là sự điều chỉnh chiến lược lần thứ hai theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, được Đảng ta vận dụng một cách nhuần nhuyễn giữa tính khoa học và tính nghệ thuật của chính trị. Tính khoa học và tính nghệ thuật trong chính trị của chúng ta lúc này biểu hiện đậm nét ở chỗ: Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kiên định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa bảo đảm và tăng cường vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng với phát triển và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
  7. XHCN; giữ vững độc lập tự chủ nhưng không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế; biết tiếp thu những thành quả của loài người được sáng tạo ra trong các thể chế xã hội khác nhau, thậm chí đối lập nhau, biến sức mạnh của thời đại thành nội lực trong sự phát triển đất nước… Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã, đang và sẽ làm tăng cường sự đa dạng hóa cơ cấu xã hội, cơ cấu lợi ích… Tính khoa học và nghệ thuật trong chính trị bộc lộ rõ trong việc phát huy cao độ mặt tương đồng, làm hạn chế tối đa sự dị biệt; chính trị đó đóng vai trò là công cụ kết hợp hài hòa các lợi ích chính đáng khác nhau, đối lập nhau vì một mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ kinh nghiệm thực tế, khi nói tới tính khoa học và tính nghệ thuật trong chính trị, cần chú ý một số điểm chủ yếu sau:
  8. - Biết phân tích và đánh giá toàn diện, chín chắn tương quan lực lượng giữa các giai cấp, khuynh hướng quan hệ qua lại giữa các giai cấp; biết mình thấy mặt mạnh và mặt yếu của mọi lực lượng. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể tiến hành một chính trị hiện thực. - Biết phân tích và vận dụng những mâu thuẫn thực tế giữa các giai cấp hay bên trong mỗi giai cấp, biết chú ý tới sự phù hợp về những lợi ích nào đó giữa các giai cấp nhất định. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể xác định được hướng tác động chủ yếu, bạn đồng minh lâu dài và tạm thời để tập trung lực lượng giải quyết mâu thuẫn cơ bản, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, sau đó giải quyết các mâu thuẫn thứ yếu. - Phải có khả năng xây dựng một sách lược đấu tranh mềm dẻo, duy nhất đúng; biết nhanh chóng thay thế các hình thức đấu tranh; điều chỉnh đường lối chính trị phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh và kinh
  9. nghiệm chính trị đã được tích lũy; biết sử dụng tất cả các khả năng thực tế để chiến thắng. - Biết cách đưa vào cuộc sống những nghị quyết đã được ban hành, biết đạt được sự nhất trí của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó liên quan tới nghệ thuật tổ chức và tuyên truyền. Về vấn đề này, tính khoa học và nghệ thuật trong chính trị biểu hiện tập trung ở chỗ: Làm sao biến các quyết định của cơ quan lãnh đạo, của người lãnh đạo thành sự tự quyết của chính quyền và quần chúng nhân dân. Nhờ vậy, quần chúng sẽ tiếp nhận những quyết định chính trị của Đảng, của Nhà nước như là sự tự quyết của chính mình. Khi đó, quần chúng sẽ tự giác thực hiện, phát huy mọi sáng kiến, vượt qua mọi khó khăn để biến những quyết định đó thành kim chỉ nam cho mọi hành động chỉ đạo thực tiễn, biến thành sức mạnh vật chất để giành thắng lợi cuối cùng.
  10. Lịch sử thắng lợi hơn 70 năm qua của cách mạng Việt Nam đã chứng minh tư duy chính trị đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đã đưa đến sự khôi phục non sông đất nước, phục hưng dân tộc và hứa hẹn sự thăng hoa dân tộc, đưa đất nước ta vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội “vì dân giàu nước mạnh, vì hạnh phúc nhân dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0