Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẢ THÙ LAO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN "
lượt xem 13
download
NgưỜi quẢn lý di sẢn và cơ sỞ pháp lý cỦa viỆc thanh toán công sỨc cho ngưỜi quẢn lý di sản: Khi một người chết có di sản để lại sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Thừa kế được mở kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Nhưng trong thực tế ít có trường hợp ngay khi mở thừa kế đã diễn ra việc chia thừa kế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẢ THÙ LAO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN "
- CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẢ THÙ LAO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN TƯỞNG BẰNG LƯỢNG Phó Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao I. NgưỜi quẢn lý di sẢn và cơ sỞ pháp lý cỦa viỆc thanh toán công sỨc cho ngưỜi quẢn lý di sản: Khi một người chết có di sản để lại sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Thừa kế được mở kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Nhưng trong thực tế ít có trường hợp ngay khi mở thừa kế đã diễn ra việc chia thừa kế. Thông thường việc chia thừa kế diễn ra sau đó một thời gian khá dài. Đặc biệt là các vụ tranh chấp thừa kế tại Tòa án thì hầu hết thừa kế đã mở từ lâu, có những vụ thời điểm mở thừa kế cách thời điểm tranh chấp từ 10 năm đến 30 - 40 năm, cá biệt có vụ còn lâu hơn, do đó sẽ xuất hiện “người quản lý di sản”.
- Tuy pháp luật thừa kế được quy định từ sớm, nhưng các quy định ban đầu còn rất sơ lược và chung chung, mới chỉ đề cập đến một vài nguyên tắc cơ bản về thừa kế chứ chưa đề cập đến việc thanh toán công sức cho “người quản lý di sản”. Song, qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều hướng dẫn, trong đó phải kể đến Thông tư số 81 ngày 24/7/1981. Trong Thông tư này vấn đề thừa kế được quy định tương đối có hệ thống và cũng tại đây lần đầu tiên pháp luật của Nhà nước ta đề cập đến việc những người “có công nuôi dưỡng, chăm sóc người để lại di sản và người có công giữ gìn di sản của người đã chết, cần được chiếu cố” khi chia di sản. Ngày 30/8/1990 Pháp lệnh thừa kế được ban hành cũng tiếp tục quy định việc thanh toán “chi phí cho việc bảo quản di sản; các chi phí khác” (điểm 10 Điều 334 Pháp lệnh thừa kế).
- Tuy nhiên các văn bản pháp luật ra đời trước năm 1995 chưa ra thuật ngữ “người quản lý di sản”, chưa đề cập đến nghĩa vụ và các quyền của họ, khi Bộ luật Dân sự ra đời, vấn đề này đã được quy định từ Điều 641 đến Điều 643. Tại Điều 686 Bộ luật Dân sự coi việc thanh toán “chi phí cho việc bảo quản di sản” là điểm ưu tiên thứ 9. Vậy Bộ luật Dân sự đã quy định “người” nào được công nhận là “người quản lý di sản”? Theo quy định tại Điều 641 thì: 1. Người quản lý di sản là người chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. 2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản, thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
- 3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý, thì di sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý”. Điều 642 Bộ luật Dân sự đã quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản. Đối với người quản lý di sản được quy định ở khoản 1 và khoản 3 Điều 641 Bộ luật Dân sự thì Điều 642 có ghi rõ nghĩa vụ là: 1. Người quản lý di sản được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 641 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: “a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế ;
- d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế”. Đối với người quản lý di sản được quy định ở khoản 2 Điều 641 Bộ luật Dân sự thì chỉ có 4 nghĩa vụ đó là: “a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác; b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế; c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người chia thừa kế”. Nếu người quản lý di sản đã thực hiện tốt các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, thì họ đã có công trong
- việc giữ gìn, bảo tồn di sản, làm cho khối di sản không bị mai một, mất mát theo thời gian. Đây là một loại lao động có ích và vì lợi ích của các thừa kế. Vì vậy công sức mà người quản lý di sản đã bỏ ra là cơ sở cho việc người thừa kế phải trả thù lao cho họ. Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự thì người quản lý di sản “được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế”. Đây là cơ sở pháp lý để Tòa án trích từ khối di sản một khoản tiền, hoặc hiện vật để trả công cho người quản lý di sản. Bộ luật Dân sự không quy định nếu người quản lý di sản và những người thừa kế không thỏa thuận được việc trả thù lao thì sẽ giải quyết như thế nào? Hiện nay đang có các ý kiến khác nhau về việc trả thù lao cho người quản lý di sản. Có ý kiến cho rằng đối với trường hợp người quản lý di sản không khai thác lợi ích của tài sản, thì dù có thỏa thuận trước hay không có thỏa thuận trước, các
- thừa kế đều phải trả thù lao tương xứng với công sức của người quản lý di sản đã bỏ ra. Nhưng đối với các trường hợp người quản lý di sản đồng thời là người chiếm hữu, sử dụng khối di sản đó, ví dụ sử dụng nhà di sản để cả gia đình ở, hoặc khai thác lợi ích, hoa lợi của tài sản, ví dụ hàng năm thu hoạch vườn cây ăn quả v.v… thì không nên buộc các thừa kế phải trả thù lao cho họ; trừ trường hợp chính họ tự nguyện thỏa thuận trả thù lao. Sở dĩ không trả thù lao là vì người quản lý di sản đã được hưởng lợi từ tài sản mà họ quản lý, ví dụ được khai thác công dụng của nhà di sản mà không phải trả tiền thuê nhà. Nếu buộc các thừa kế trả thù lao cho họ thì họ được hưởng lợi hai lần. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng trong mọi trường hợp, nếu người quản lý di sản yêu cầu thì đều phải trả thù lao cho họ. Vì nếu nhà đất, vườn cây không có người ở, người quản lý, trông coi sẽ bị lấn chiếm, mất
- đất; nhà không có người ở sẽ nhanh hư hỏng hơn… Họ có “giữ” thì di sản mới còn nguyên vẹn. Đó là chưa kể có những giai đoạn, nếu di sản không có người quản lý, Nhà nước sẽ lấy mất, cấp cho người khác nếu nhà đất rộng. Vì vậy phải thanh toán thù lao cho họ. Những quan điểm khác nhau được phản ánh trong thực tiễn xét xử. II. ThỰc tiỄn giẢi quyẾt viỆc trẢ thù lao cho ngưỜi quẢn lý di sẢn: - Về mặt từ ngữ: Bộ luật Dân sự đã dùng từ “trả thù lao cho người quản lý di sản”, còn trong thực tiễn xét xử các Tòa án thường dùng từ trích công sức cho người quản lý di sản. Đây là hình thức trả công để bù đắp lao động đã bỏ ra, căn cứ vào thời gian lao động. Hình thức lao động ở đây là hành động giữ gìn, bảo tồn di sản. Vì vậy, về mặt lý thuyết, nếu số lượng và chủng loại di sản như nhau thì thời gian phải trông
- coi, giữ gìn, bảo tồn di sản càng dài thì thù lao càng phải lớn. Bộ luật Dân sự quy định có 4 loại “người” quản lý di sản, cả 4 loại người này đều được hưởng thù lao theo thỏa thuận, không có sự phân biệt loại người nào được hưởng thù lao nhiều, loại nào được hưởng thù lao ít. Bộ luật này cũng không quy định tỷ lệ hưởng thù lao với khối di sản mà người đó quản lý. Vì vậy, khi xét xử, việc quyết định mức thù lao trong từng vụ cụ thể như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào hội đồng xét xử. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án các cấp tính thù lao cho người quản lý di sản không thống nhất theo một tỷ lệ nào. Sự không thống nhất đó còn thể hiện cùng một vụ án giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tính công sức rất khác nhau, có khi tính công sức trả thù lao bằng một suất thừa kế, nhưng có trường hợp trả thù lao bằng ½ giá trị di sản
- thừa kế. Song có vụ không trả thù lao cho người quản lý di sản, hoặc trả rất ít so với tổng giá trị di sản. Mặt khác vì dùng từ tính công sức, nên có Tòa án coi việc trả thù lao cho việc duy trì di sản với việc thanh toán phần sửa chữa, xây dựng, trồng thêm cây trong vườn… đều nhập làm một, chứ không tách bạch rõ ràng. Dưới đây là một số dạng tính công sức trong các vụ án thừa kế đã được xét xử trong thời gian qua: 1. Có sự nhập nhằng, không tách bạch rõ ràng giữa tính công sức đóng góp vào khối di sản, với việc tính công duy trì, bảo quản di sản Ví dụ: Vụ Trần Điệp Chiến - Trần Quang Mỹ. Nội dung: Vợ chồng cụ Trần Phúc Anh và cụ Trần Thị Hợi sinh được hai người con là bà Trần Thị Nghiêm và Trần Quang Mỹ. Năm 1945 bố mẹ ông Chiến chết nên cụ Anh (là bác ruột ông Chiến) đón ông Chiến về nuôi. Ông Chiến ở với vợ chồng cụ Anh đến năm 1947 đi làm con nuôi người khác. Năm
- 1949 lại về ở với cụ Anh đến năm 1957 thì đi học trường trung cấp kỹ thuật. Năm 1960 đi công tác thoát ly, sau đó lấy vợ ở riêng. Năm 1980 cụ Anh chết, năm 1997 cụ Hợi chết, hai cụ không để lại di chúc. Di sản các cụ để lại có một thổ cư trên có nhà lá hai gian, ông Mỹ đã bán đầu năm 1998 được 250.000.000 đồng. Ông Mỹ trích cho bà Nghiêm 15.000.000 đồng và ông Chiến 5.000.000 đồng. Do không nhất trí với cách giải quyết của ông Mỹ nên ông Chiến khởi kiện yêu cầu được hưởng di sản của vợ chồng cụ Anh vì ông là con nuôi. Phía ông Mỹ, bà Nghiêm cho rằng ông Chiến chỉ là em con ông chú nên không được hưởng thừa kế. Tại bản án sơ thẩm số 44 ngày 16/10/1998 Tòa án nhân dân huyện Đại Từ quyết định: Buộc ông Mỹ thanh toán cho ông Chiến số tiền 50.000.000 đồng tiền thanh toán di sản thừa kế của cụ Trần Thị Hợi. Giao cho ông Mỹ quản lý số tiền còn lại (gồm kỷ
- phần thừa kế của ông Mỹ, của bà Nghiêm và công sức duy trì tài sản). Ngày 20/10/1998 ông Mỹ có đơn kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 132 ngày 19/11/1998 Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định: Buộc ông Mỹ thanh toán cho ông Chiến tiền công sức đóng góp, xây dựng, duy trì, bảo quản di sản là 20.000.000 đồng. Ông Mỹ đã thanh toán cho ông Chiến 5.000.000 đồng. Nay phải thanh toán tiếp 15.000.000 đồng. Giao cho ông Mỹ quản lý số tiền còn lại 230.000.000 đồng trong đó có phần thừa kế của ông Mỹ, bà Nghiêm và tiền công duy trì, bảo quản di sản thừa kế. Tại Quyết định số 199 ngày 20/12/1999 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên. Chúng tôi thấy: Tòa án phúc thẩm xác định ông Chiến không phải là con nuôi của cụ Phúc Anh và cụ
- Hợi là có căn cứ. Riêng về công sức của ông Chiến trong thời gian ở nhà cụ Phúc Anh và cụ Hợi thấy rằng: ông Chiến đến ở với hai cụ năm 1945 khi đó mới 5 tuổi, sau hai năm đi làm con nuôi người khác đến năm 1949 mới quay lại. Thời gian ở với cụ Anh và cụ Hợi, ông Chiến vừa đi học vừa phụ giúp hai cụ làm việc vặt trong nhà. Đến năm 1954 gia đình cụ Phúc Anh có chuyển nhà lùi phía sau. Theo bà Nghiêm, lúc chuyển nhà có nhiều người tham gia trong đó có ông Chiến. Việc san đất nền nhà làm trong một ngày và diện tích san được không đáng kể. Còn ông Chiến cho rằng việc san đất làm trong hai tháng, diện tích san được khoảng 2/3 so với diện tích đất cũ. Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh rõ diện tích đất do cụ Phúc Anh và cụ Hợi mua là bao nhiêu? Đến năm 1954 diện tích san thêm được bao nhiêu? Do đó, chưa có cơ sở xác định công sức đóng góp của ông
- Chiến. Mặt khác, ông Chiến đã đi thoát ly khỏi gia đình cụ Phúc Anh, cụ Hợi từ năm 1960. Toàn bộ tài sản do cụ Phúc Anh, cụ Hợi, ông Mỹ sử dụng đến khi bán. Như vậy, ông Chiến không có công duy trì, bảo quản tài sản của các cụ. Nhưng Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định ông Chiến có công sức đóng góp và duy trì, bảo quản tài sản (di sản) đáng kể để buộc ông Mỹ thanh toán 20.000.000 đồng cho ông Chiến là chưa có căn cứ vững chắc. Lẽ ra trong trường hợp này Tòa án chỉ xác định ông Chiến có công sức đóng góp và khối di sản với tư cách là đồng sở hữu hay không? Nếu có thì thanh toán tương ứng công sức đóng góp, chứ không thể thanh toán công duy trì, bảo quản di sản. Bởi lẽ lúc đó hai cụ còn sống, đang tự quản lý tài sản của mình. Việc thanh toán công duy trì, bảo quản di sản chỉ đưa ra sau khi người để lại di sản đã chết.
- 2. Thanh toán công duy trì, bảo quản di sản khi người để lại di sản hãy còn sống là không đúng Vụ Nguyễn Thị Yên – Vũ Thị An. Nội dung: Cụ Trần Văn Thạch có 3 vợ, vợ thứ nhất l à cụ Nguyễn Thị Thơm (đã chết, không có con chung). Vợ thứ hai là cụ Hoàng Thị An (chết năm 1951) có 1 con chung là bà Nguyễn Thị Yên. Vợ thứ ba là cụ Vũ Thị An có một con chung là bà Nguyễn Thị Hòa. Năm 1968 cụ Thạch và cụ Vũ Thị An được chính quyền địa phương cấp 132 m2 đất tọa lạc tại 110 Lê Đồng, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ. Sau khi được cấp đất hai cụ cất căn nhà 3 gian lợp lá để ở. Năm1992 cụ Thạch chết không để lại di chúc, nhà đất trên do cụ Vũ Thị An và bà Hòa quản lý sử dụng. Nay bà Yên khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ Thạch. Về phía cụ An và bà Hòa nhất trí chia di sản của cụ Thạch thành 3 phần và xin hưởng bằng hiện vật tương ứng với kỷ phần được chia.
- Tại bản án sơ thẩm số 5 ngày 20/5/1997 Tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ quyết định: - Giao cho bà Hòa sở hữu ½ căn nhà tre lợp lá diện tích sử dụng 81,1m2 và ½ mảnh đất diện tích 61,5m2 . Tổng trị giá nhà đất là 13.015.000 đồng (phía Đông giáp đường nhựa, phía Tây giáp nhà ông Chương, phía Nam giáp nhà đất cụ An, phía Bắc giáp nhà ông Thịnh). Nhưng chị Hòa phải thanh toán cho cụ An tiền mai táng, cải táng cụ Thạch 3.000.000 đồng và phần tài sản thừa kế được chia là 3.338.000 đồng, thanh toán cho bà Yên phần tài sản thừa kế được chia là 3.338.000 đồng. Ngày 28/5/1997 bà Hòa kháng cáo không đồng ý mua diện tích đất của bà Yên được chia. Tại bản án phúc thẩm số 56 ngày 18/8/1997 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định: Sửa bản án sơ thẩm.
- - Xác nhận di sản của cụ Thạch là ½ ngôi nhà tre trị giá 100.000 đồng và 61,2m2 đất trị giá 12.950.000 đồng. - Trích phần di sản của cụ Thạch để thanh toán cho các chi phí hợp lý sau: + Khoản chi phí mai táng và cải táng cho cụ Thạch là 3.000.000 đồng. + Phần công chăm nom cụ Thạch khi ốm là 3.000.000 đồng. + Thanh toán công duy trì, bảo quản di sản cho cụ An là 2.000.000 đồng. + Thanh toán công chăm lo nuôi dưỡng và bảo quản di sản cho bà Hòa là 2.015.000 đồng. - Xác nhận di sản còn lại là 3.000.000 đồng chia cho các thừa kế gồm bà Yên, bà Hòa và cụ An mỗi người được hưởng 1.000.000 đồng
- - Giao toàn bộ nhà đất cho cụ An, cụ An có nghĩa vụ thanh toán cho bà Yên, bà Hòa mỗi người 1.000.000 đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm bà Yên có đơn khiếu nại cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm trích chi phí mai táng, công chăm sóc và bảo quản di sản là không đúng. Chúng tôi cho rằng: Tòa án cấp phúc thẩm xác định đúng đắn phần di sản và hàng thừa kế của cụ Thạch. Riêng phần trích công sức chăm sóc và bảo quản di sản cho cụ Vũ Thị An và bà Hòa là chưa hợp lý. Bởi lẽ, theo lời khai của cụ An thì từ khi cụ Thạch ốm cho đến khi chết khoảng 6 tháng. Khi cụ Thạch chết, các con không có trách nhiệm, chi phí chủ yếu do tôi (An) và anh em chồng lo. Lẽ ra phải trừ vào di sản của cụ Thạch nhưng tôi không yêu cầu về chi phí đó (BL số 12, 18). Tại lời khai của bà Hòa cũng thừa nhận: Bố tôi chết năm 1992 tại nhà của bố tôi lúc còn
- sống. Trước khi chết bố tôi không ốm nặng, chết là do tuổi cao, sức yếu (BL số 11). Mặt khác phần tài sản (nhà, đất) của cụ Thạch và cụ An từ năm 1992 đến nay không có gì thay đổi. Nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng cụ An và bà Hòa có công lao đáng kể trong việc bảo quản, giữ gìn khối tài sản từ năm 1968 đến nay, đồng thời trích khoản chi phí mai táng, cải táng cụ Thạch và công chăm lo nuôi dưỡng cụ Thạch trong thời gian ốm đau, công duy trì bảo quản di sản cho cụ Vũ Thị An 8.000.000 đồng, trích cho bà Hòa 2.015.000 đồng là không có căn cứ. Rõ ràng năm 1968 cụ Thạch vẫn còn sống cùng cụ An quản lý tài sản. Đến năm 1992 cụ Thạch mới chết, nên việc lấy năm 1968 là mốc để trích cho cụ An và bà Hòa công sức bảo quản, giữ gìn khối tài sản là không hợp lý. 3. Thay đổi mức đền bù công sức duy trì, bảo quản tài sản không có căn cứ
- Vụ Thái Thị Lý, Thái Thị Nét, Thái Gia Tiến – kiện bị đơn Thái Gia Sửu: Nội dung: Cụ Thái Gia Nhiễu (chết năm 1957) và cụ Nguyễn Thị Doan (chết năm 1973). Hai cụ có 4 con chung là ông Thái Gia Tuấn, ông Thái Gia Sửu (có con là Bình), bà Thái Thị Nét và bà Thái Thị Tý. Về tài sản cụ Nhiễu, cụ Doan có 3 gian nhà lá lợp lá gồi và tôn, bếp, vườn và ao. Ngày 7-2-1956 cụ Nguyễn Thị Doan được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu 3 thửa vườn trên diện tích 1 sào 11,5 thước đất; trong đó đất thổ cư 4 thước (96m2), vườn 7,5 thước, ao 1 sào, tổng diện tích 636m2. Do nhà trên bị hư hỏng, ngày 7-4-1963 bà Phùng Thị Chung (vợ ông Sửu) đã làm đơn xin phép sửa chữa lại nhà, được Phòng nhà đất khu phố Ba Đình cho phép. Thực tế, gia đình ông Sửu phá nhà cũ, xây dựng nhà mới và có sửa chữa lại bếp. Năm 1973 cụ Doan chết không để lại di chúc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 346 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn