intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÔNG CỤ HỌC VĂN CHO SINH VIÊN ANH NGỮ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có thể tự đọc, khám phá và trình bày ý kiến của mình đối với một văn bản văn học thì sinh viên ngành tiếng Anh ngoài kĩ năng thực hành tiếng cơ bản còn cần những công cụ cần thiết khác. Công cụ được giới thiệu trong bài viết này là hệ thống khái niệm các yếu tố đặc trưng cấu thành tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau. Bài viết sẽ phân tích phương pháp vận dụng các khái niệm này vào việc dạy và học môn văn học Anh-Mỹ. Một số ví...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÔNG CỤ HỌC VĂN CHO SINH VIÊN ANH NGỮ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 CÔNG CỤ HỌC VĂN CHO SINH VIÊN ANH NGỮ TOOLS FOR LEARNING LITERATURE FOR EFL STUDENTS Trần Thị Kim Liên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Để có thể tự đọc, khám phá và trình bày ý kiến của mình đối với một văn bản văn học thì sinh viên ngành tiếng Anh ngoài kĩ năng thực hành tiếng cơ bản còn cần những công cụ cần thiết khác. Công cụ được giới thiệu trong bài viết này là hệ thống khái niệm các yếu tố đặc trưng cấu thành tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau. Bài viết sẽ phân tích phương pháp vận dụng các khái niệm này vào việc dạy và học môn văn học Anh-Mỹ. Một số ví dụ sẽ được đưa ra để minh họa cách sử dụng những công cụ này đối với những văn bản văn học đang được sử dụng trong chương trình cử nhân tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. ABSTRACT It is obvious that in addition to their basic language skills, EFL students learning literature should be welll equipped with special tools, which could facilitate the challenging process of reading, exploring and reflecting on literary texts. The tools introduced in this article are basic concepts of important components of various literary genres. The article will also discuss some practical methods to use these tools and give examples to illustrate how to apply the tools in some selected texts currently taught in English-American literature classes at College of Foreign Languages, the University of Danang. 1. Đặt vấn đề Xu hướng dạy và học văn học Anh-Mỹ hiện nay Hiện nay tại Việt Nam xu hướng phổ biến nhất trong việc dạy và học môn văn học dành cho sinh viên tiếng Anh là kết hợp văn học sử và trích giảng những tác phẩm tiêu biểu thuộc từng thời đại hay trào lưu. Giáo viên giảng bài, sinh viên ghi chép và thảo luận trên lớp, hoặc sinh viên trình bày theo câu hỏi gợi ý và giáo viên nhận xét, tổng kết lại. Xu hướng này đòi hỏi sinh viên phải đọc nhiều nhưng chỉ dừng ở mức độ đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi mà chưa đạt đến khả năng tự phân tích. Trên thực tế, sinh viên ngoại ngữ không được đào tạo bài bản như sinh viên ngữ văn về các kiến thức văn học sử và lí luận phê bình văn học. Các trích đoạn văn học chỉ được sử dụng như một dạng ngữ liệu giúp người học phát triển kĩ năng ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa ở mức độ cao. Vì vậy để có thể tự đọc, khám phá và trình bày ý kiến đối với một văn bản văn học, sinh viên tiếng Anh phải có những công cụ cần thiết khác. Công cụ được giới thiệu trong bài viết này là hệ thống khái niệm các yếu tố đặc trưng cấu thành tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau. Nó không chỉ cần thiết để giúp giải mã một văn bản văn học mà nó còn giúp người học biết cách sử dụng được vốn từ ngữ - thuật ngữ cơ bản để thảo luận hoặc viết luận. 148
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Những yếu tố đặc trưng của văn bản văn học Văn bản văn học (literary texts) là những đoạn trích tác phẩm văn học hoặc toàn bộ tác phẩm, tiêu biểu của một tác giả, một thể loại, một giai đoạn hay một thời đại, yêu cầu người học đọc, tiếp cận, khám phá và cuối cùng là trình bày ý kiến phản hồi đối với văn bản đó hay đối với tác phẩm đó. Một văn bản văn học khác những loại văn bản khác ở chỗ bản thân nó mang những tính chất đặc trưng của một tác phẩm văn học – của truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hoặc kịch – mà những dạng văn bản khác không có được. Theo sách hướng dẫn đọc của Peter Schakel and Jack Ridl (2004) thì truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch có những đặc trưng tiêu biểu như sau: - Những đặc trưng tiêu biểu của truyện là cốt truyện (plot), nhân vật (character), quan điểm (point of view), chủ đề (theme), biểu tượng (symbol), phong cách (style), giọng điệu (voice). - Những đặc trưng của thể loại thơ là cách dùng từ (diction), hình tượng (images), giọng thơ (voice), âm thanh (sound), nhịp điệu (rhythm), cách gieo vần (meter), hình thức (form), thể loại (type), ngôn ngữ hình tượng (figurative language). - Ngoài những đặc trưng nêu trên của truyện và thơ thì kịch đặc biệt chú trọng đến nhân vật, xung đột (conflict), hành động (dramatic action), bối cảnh và kết cấu chương hồi (setting and structure). Những đặc trưng nêu trên của tác phẩm văn học giống như một kết cấu xương thịt của một cá thể độc lập, cho nên nếu không nhìn rõ được những đặc điểm này thì người đọc chỉ thấy tác phẩm hay, đẹp một cách chung chung mà không biết nó hay và đẹp ở chỗ nào. Chẳng hạn như để có thể đọc, cảm nhận, và hiểu đoạn độc thoại “To be or not to be”, người học tối thiểu phải nắm những kiến thức về cái gọi là xung đột (từ physical, social cho đến internal/ psychological conflicts), hay kĩ thuật sử dụng độc thoại (monologue) để thể hiện xung đột thuộc loại psychological trong kịch, hay những biện pháp sử dụng ngôn ngữ hình tượng khác nhau trong thơ, kịch nói chung như ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy). Nếu sinh viên ngoại ngữ học môn văn học Anh Mỹ không nắm được những đặc trưng cơ bản nêu trên của các tác phẩm thì tất cả những gì họ học được qua bài giảng của giáo viên, những câu trả lời gợi ý trong tài liệu đều trở thành sự cảm nhận thụ động, những gì họ đọc được trong những phân tích đọc thêm để viết luận đều là sự sao chép cóp nhặt. Chẳng hạn sinh viên sau khi học đoạn độc thoại “To be or not to be” có thể biết phân tích tất cả những xung đột trong đoạn độc thoại này nhưng để phân tích được xung đột trong trích đoạn kịch khác – chưa được giảng – thì họ cần phải có công cụ như đã nói ở trên để hiểu và so sánh được tính chất của các loại mâu thuẫn và hành động kịch tính mới có thể thấy cái hay của vở kịch, mới có thể đạt được một kĩ năng suy nghĩ một cách tích cực và diễn đạt sáng tạo bằng ngoại ngữ. 149
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 2. Giới thiệu công cụ sử dụng cho chương trình dạy và học văn học Anh Áp dụng hệ thống khái niệm các đặc trưng nêu trên vào việc học và dạy văn học không đòi hỏi phải thay đổi chương trình hay biên soạn lại giáo trình. Vì hệ thống khái niệm này có thể được xây dựng dưới dạng bảng chú giải cho sinh viên tự học cho nên có thể lồng ghép vào bất cứ chương trình văn học đang dạy nào. Sau đây là tóm tắt nội dung chương trình văn học Anh đang áp dụng cho cử nhân Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Toàn bộ chương trình gồm có 45 tiết, sử dụng giáo trình English Literature do thầy Nguyễn Chí Trung biên soạn (2002), với nội dung giảng dạy thực tế gồm 5 phần, tương ứng với 5 giai đoạn phát triển văn học Anh: Phục Hưng, Khai sáng, Lãng mạn, Hiện thực và VH thế kỉ XX. Có thể nhận thấy các thể loại văn học đặc trưng của từng trào lưu là như sau: - kịch Phục hưng, tiêu biểu là Hamlet của Shakespeare - tiểu thuyết Khai sáng, tiêu biểu là Robinson Crusoe của Defoe - thơ Lãng mạn của Wordsworth, Byron - tiểu thuyết Hiện thực của Dickens, Thackeray - kịch, tiểu thuyết hiện đại của thế kỉ XX Như vậy người dạy có thể lần lượt giới thiệu hệ thống khái niệm các đặc trưng của kịch, tiếp theo là tiểu thuyết, và cuối cùng là thơ, trước khi dạy đến phần trích giảng tác phẩm tiêu biểu. Những ví dụ trong phần tiếp theo sẽ minh họa việc giới thiệu đặc trưng của kịch trước khi dạy trích đoạn “To be or not to be” trong Hamlet của Shakepeare. 3. Cách thức sử dụng những công cụ nêu trên 3.1 Xây dựng bảng danh mục khái niệm các yếu tố đặc trưng Một bảng danh mục chú giải khái niệm các yếu tố đặc trưng nêu trên bằng tiếng Anh và tiếng Việt sẽ là công cụ giúp mọi đối tượng sinh viên thuộc các hệ tại chức, bằng hai, từ xa nắm bắt những kiến thức cơ sở để bắt đầu tự học. Ví dụ: Phần chú giải các kiểu nhân vật khác nhau như dưới đây – có thể trình bày dưới dạng Pre-reading – sẽ giúp người học hình dung rõ hơn về các nhân vật (NV) trước khi đọc một vở kịch. Protagonist The most important or leading character (NV trung tâm) Antagonist The character who opposes the protagonist (NV đối lập) Round A complex, fully developed character either shown as changing or growing because of what happens to him/ her (NV tròn đầy) Flat A character represented through only or two main features or aspects that can often be summed up in a sentence or two (NV phẳng dẹt) Major mostly round character (NV chính) 150
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Minor (or stock characters) (NV phụ, vai quần chúng) Tương tự như vậy, một bảng chú giải ở phần Post-reading về các phương pháp khắc họa tính cách nhân vật như Telling (Kể); Showing (Diễn); Saying, dialogue (Nói - hội thoại); Entering a charater’s mind, soliloquy (Nói rõ – độc thoại); Naming (gọi tên); hoặc chú giải về các loại xung đột như Physical Conflict (xung đột vũ lực), Social Conflict (xung đột quan hệ, ý thức xã hội), và Inner/ Psychological Conflict (xung đột nội tâm) sẽ giúp người học nhìn rõ hơn mối quan hệ giữa các nhân vật sau khi đọc lại trích đoạn kịch lần thứ hai, thứ ba. 3.2 Thiết kế hoạt động học có sử dụng công cụ Hiện nay có thể giáo viên vẫn sử dụng các khái niệm trên để giảng bài cho sinh viên; tuy nhiên, các khái niệm chỉ mới được giới thiệu rời rạc, chưa giúp người học tích cực tự học. Sau khi xây dựng được một bảng chú giải đầy đủ và hướng dẫn cho người học sử dụng công cụ này thì người dạy có thể tiến hành các bước tiếp theo để nâng cấp việc sử dụng công cụ, cụ thể như sau: Bước 1: Tự đọc. Dựa trên những khái niệm mà người học đã tìm hiểu, giáo viên đặt câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đọc và tìm hiểu bài ở nhà. Chẳng hạn như để giới thiệu cho sinh viên tìm hiểu đoạn trích “To be or not to be”, giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi ý như: 1. Who is the protagonist? 2. What does this soliloquy tell us about the protagonist? Hai câu hỏi này đã sử dụng hai khái niệm protagonist và soliloquy mà người học đã được làm quen trước đó. Nếu việc giới thiệu công cụ không được tiến hành trước thì hai câu hỏi này sẽ khiến người học cảm thấy khó khăn và bị động, phải đi tra cứu các nguồn khác hoặc trông chờ vào sự giải thích của người dạy. Nếu câu hỏi được diễn đạt lại đơn giản hơn như câu hỏi đọc hiểu thông thường: Who is the main character? What does his talking to himself tell us about this hero? thì sẽ không phát huy và nâng cao khả năng ngôn ngữ và tư duy của người đọc – người học. Bước 2: Thảo luận. Người dạy có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận trong lớp học. Đây là lúc sinh viên có thể phát huy hiểu biết về bài học và đồng thời vận dụng các khái niệm để xây dựng hệ thống câu hỏi phân tích hết mọi yếu tố của văn bản. Chẳng hạn, sinh viên có thể tự đặt những câu hỏi như: What other characters are involved in Hamlet’s soliloquy? How are they involved with Hamlet’s madness? What kinds of conflicts are shown here? 151
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bước 3: Viết luận. Đây lúc sinh viên làm việc cá nhân, độc lập, tra cứu, đọc tài liệu và sử dụng ghi chép trong khi thảo luận để viết luận. Được trang bị công cụ để mổ xẻ phân tích văn bản, nắm được hiểu biết khái quát về tác phẩm, nhân vật và có vốn từ vựng học thuật được nâng cao, sinh viên sẽ làm việc có hiệu quả hơn ở bước này. Việc đọc tài liệu, chẳng hạn tài liệu trên mạng, sẽ giúp phát triển ý thay vì cho phép sao chép, cóp nhặt. 3.3 Thiết kết bài tập củng cố kiến thức Có hai dạng bài tập có thể được dùng để kiểm tra kiến thức của sinh viên. Bài tập cấp độ một là câu trắc nghiệm có dạng như: 1. In the play of Hamlet, the protagonist is A. Hamlet B. Queen Gertrude C. King Claudius D. Laertes 2. In order to show the psychological conflicts of the character Hamlet, Shakespeare used the technique of A. Telling B. Showing C. Saying D. Entering the character’s mind Hai câu hỏi trên kiểm tra kiến thức cơ bản của người học về vở kịch, trong trường hợp này là nhân vật và phương pháp khắc họa tính cách. Đồng thời câu hỏi cũng giúp củng cố khả năng dùng từ vựng học thuật, ở đây là từ protagonist, psychological conflicts, và các techniques như telling, showing, v.v... Bài tập cấp độ hai là câu hỏi điền thông tin, có dạng như: 3. In order to show the psychological conflicts of the character Hamlet and to allow the reader to read his mind, Shakespeare used the technique of soliloquy. 4. Kết luận Hệ thống khái niệm các đặc trưng của tác phẩm văn học được xây dựng dưới dạng bảng chú giải khái niệm đặc trưng và có thể trình bày dưới dạng các hoạt động học hay bài tập củng cố là một công cụ thực tế và hữu ích cho người học ngoại ngữ. Nắm chắc công cụ này không chỉ giúp cho người học ngoại ngữ tự tin và học tập tích cực mà còn hỗ trợ người học trong việc đọc, phê bình và thưởng thức các tác phẩm văn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Seth Codin (ed.)(1992). Quick Lit. HarperCollins. [2] Peter Schakel and Jack Ridl (2004). Approaching Literature in the 21st century. Bedford/St. Martin's. [3] Nguyên Chí Trung (2002). English Literature. NXB Giáo dục. 152
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2