Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẪN LIỆU VỀ CÁC LOÀI CÁ CHÌNH (ANGUILLA) Ở LƯU VỰC SÔNG BA"
lượt xem 6
download
Ở lưu vực sông Ba có 3 loài cá Chình: Chình Hoa (Anguilla marmorata), Chình Nhọn (A. malgumora), Chình Mun (A. bicolor bicolor). Cá Chình Hoa có số lượng nhiều (trên 95% sản lượng cá chình khai thác), phân bố rộng từ vùng thượng lưu đến hạ lưu; hai loại chình nhọn và chình mun có số lượng rất ít.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẪN LIỆU VỀ CÁC LOÀI CÁ CHÌNH (ANGUILLA) Ở LƯU VỰC SÔNG BA"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 DẪN LIỆU VỀ CÁC LOÀI CÁ CHÌNH (ANGUILLA) Ở LƯU VỰC SÔNG BA Hoàng Đức Đạt, Viện Sinh học Nhiệt đới tại TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Ty, NCS. Đại học Huế TÓM TẮT Ở lưu vực sông Ba có 3 loài cá Chình: Chình Hoa (Anguilla marmorata), Chình Nhọn (A. malgumora), Chình Mun (A. bicolor bicolor). Cá Chình Hoa có số lượng nhiều (trên 95% sản lượng cá chình khai thác), phân bố rộng từ vùng thượng lưu đến hạ lưu; hai loại chình nhọn và chình mun có số lượng rất ít. Cá chình gương (glass ell) xuất hiện ở cửa sông, hạ lưu, di cư ngược dòng lên trung, thượng lưu, vào các phụ lưu, khe suối, các ao hồ tự nhiên và hồ chứa sinh sống. Trong mùa mưa lũ, cá chình trưởng thành di cư xuôi dòng về hạ lưu, ra biển phát dục, sinh sản. I. Đặt vấn đề Sông Ba là con sông lớn nhất các tỉnh Nam Trung Bộ, dài 388 km, với diện tích lưu vực 13.800 km2 bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô tỉnh KonTum cao trên 1.500 m, chảy qua các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc (chỉ có các phụ lưu), Phú Yên và đổ nước ra biển Đông ở cửa Đà Giang thuộc tỉnh Phú Yên. Sông Ba có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong lưu vực của nó. Khu hệ cá Sông Ba đa dạng, phong phú có nhiều loài có giá trị khoa học, kinh tế ở sông Ba. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các loài cá chình đang chịu nhiều tác động bất lợi của các hoạt động kinh tế trong lưu vực sông Ba: chắn dòng sông chính, các phụ lưu để xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ngăn cản sự di cư của cá, khai thác quá mức... Do vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, phân bố, di cư, tình hình khai thác các loài cá chình ở lưu vực sông Ba, xem xét những tác động bất lợi và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi cá chình ở đây đã trở nên cấp thiết. II. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và thu thập mẫu tại 15 điểm trên sông Ba và các phụ lưu của nó từ thượng nguồn đến hạ lưu thuộc các tỉnh Kon Tom, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên với 8 đợt khảo sát trong mùa khô và mùa mưa từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007. Thu mẫu nghiên cứu bằng cách cùng ngư dân đánh bắt cá với các ngư cụ khác nhau: đăng đáy, bỗi (chà, bò), vợt, câu... Tư liệu nghiên cứu chủ yếu là các mẫu vật thu thập được, tư liệu thu thập từ các quan sát trực tiếp ở vùng nghiên cứu và trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra còn sử dụng nguồn tư liệu thông qua 35
- điều tra, thu thập ở các cơ quan liên quan, phỏng vấn ngư dân và những người buôn bán cá chình trong vùng. Các mẫu cá thu được chụp hình, mô tả hình dạng, màu sắc trước lúc định hình và bảo quản trong dung dịch formalin 5 - 8% để phân tích xác định thành phần loài. Mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ ở phòng tiêu bản động vật, Viện Sinh học Nhiệt đới tại thành phố Hồ Chí Minh. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thành phần loài Từ các mẫu vật thu thập, chúng tôi đã xác định được ở sông Ba và các phụ lưu của nó có 3 loài cá chình thuộc giống Anguilla, họ cá chình Anguillidae, bộ cá chình Anguilliformes: Bảng 1: Các loài cá chình ở lưu vực sông Ba STT Tên khoa học Tên tiếng Việt (và địa phương) Anguilla marmorata Chình hoa, (chình bông, chình tràu, chình 1 cNm thạch) (Quoy & Gaimard, 1824) Anguilla bicolor bicolor Chình mun (chình nhốt, chình trê) 2 (MeClelland, 1844) Chình nhọn 3 Anguilla malgumora (Kaup, 1856) Khoá định loại các loài cá chình: 1 (4) Khởi điểm vây lưng nằm gần đầu hơn khởi điểm vây hậu môn nhiều 2 (3) Cơ thể có chấm hoa rải rác, khoảng cách từ gốc vây lưng đến gốc vây hậu môn tối thiểu bằng 2/3 chiều dài đầu A. marmorata 3 (2) Cơ thể không có chấm hoa, khoảng cách giữa khởi điểm vây lưng và khởi điểm vây hậu môn bằng chiều dài đầu A. malgumora 4 (1) Khởi điểm vây lưng nằm đối diện hoặc gần đối diện với khởi điểm vây hậu môn A. bicolor bicolor Mô tả: 1. Loài cá chình hoa Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 Synonym: Anguilla mauritiana Bennett, 1856; Anguilla johannae Gunther, 1867. Số mẫu nghiên cứu: 150 cá thể có chiều dài L (ab) từ 50 mm đến 850 mm. Thân hình trụ hơi tròn, dạng rắn, có phủ vảy rất nhỏ vùi dưới da. Miệng to, khe miệng kéo đến ngang rìa sau mắt. Khe mang thẳng góc với trục thân. Có đường bên. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi dính liền nhau. Cá có màu xám tro ở mặt lưng có vân chấm hoa, vàng nhạt ở mặt bụng, vây lưng màu sẫm. Rìa vây lưng, vây hậu môn cùng với vây đuôi có màu đen. 36
- 2. Loài cá chình mun. Anguilla bicolor bicolor MeClelland, 1844 Synonym: Muraena macrocephala Rappm 1849; Anguilla mowa Bleeker, 1853; Anguilla bleekeri Kaup, 1856; Anguilla amblodon Günther, 1867; Anguilla spengeli Weber, 1912. Số mẫu nghiên cứu: 12 cá thể có chiều dài L (ab) từ 185 mm đến 600 mm. Thân hình trụ hơi tròn, dạng rắn. Có vảy rất nhỏ vùi dưới da. Miệng to, khe miệng kéo đến ngang rìa sau mắt. Khe mang thẳng góc với trục thân. Có đường bên. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi dính liền nhau. Cá có màu xám tro ở phía lưng, trắng ngả vàng ở phía bụng. Ranh giới giữa hai màu phía lưng và phía bụng rõ ràng. Vây lưng màu xám, vây hậu môn sáng ở phía trước, sẫm màu ở phía sau. 3. Loài cá chình nhọn. Anguilla malgumora Kaup, 1856 Synonym: Anguilla borneensis Popta, 1924. Số mẫu nghiên cứu: 6 cá thể có chiều dài L (ab) từ 200 mm đến 450 mm. Thân hình trụ hơi tròn, dạng rắn. Có vảy rất nhỏ vùi dưới da. Miệng to, khe miệng kéo đến ngang rìa sau mắt. Khe mang thẳng góc với trục thân. Có đường bên. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi dính liền nhau. Cá có màu xám mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng. Không có vân chấm hoa. Vây lưng màu sẫm. Phía trước vây hậu môn màu sáng. Rìa vây lưng, vây hậu môn có màu đen. 3.1. Phân bố, di cư Kết quả khảo sát cho thấy loài cá chình hoa (A. marmorata) phân bố rộng khắp từ hạ lưu đến thượng lưu ở dòng chính cũng như ở các phụ lưu, các hồ tự nhiên, hồ chứa có liên hệ với sông chính hoặc các phụ lưu và gặp quanh năm với số lượng nhiều. Loài cá chình mun (A. bicorlor bicolor) chỉ gặp ở vùng hạ lưu, chủ yếu trong mùa mưa, số lượng rất ít. Loài cá chình nhọn (A. malgumora) gặp chủ yếu trong các tháng mùa khô và nửa cuối mùa mưa ở hạ lưu, thượng lưu, số lượng rất ít (Bảng 2). Bảng 2: Sự phân bố của 3 loài cá Chình trên sông chính và các phụ lưu của sông Ba Tên Vùng phân bố (trạm thu mẫu)* Tên khoa TT Việt học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nam Chình Anguilla 1 ++ + + - - - - - + + - - - + malgumora nhọn Chình Anguilla 2 + +++ +++ ++ ++ ++ + ++ + + + + + + ++ marmorata hoa anguilla Chình 3 bicolor - + + + - + - - - - - - - - - mun bicolor (Từ 1 đến 15 là các trạm thu mẫu từ cửa sông đến đầu nguồn của dòng chính và các phụ lưu). 37
- Ghi chú: 1: Tuy Hòa; 2: Hòa Định; 3: Đồng Cam; 4: Sơn Hà; 5: Sơn Hòa; 6: Crông Pa; 7: Azun Pa; 8: Chư Sê, 9: Phú Thiện; 10: An Khê; 11: Kbang; 12: Kong Chro; 13: Krông Năng; 14: Ea Dăng; 15: Kông Plông (- ): Không xuất hiện; (+): Xuất hiện ít; (++): Xuất hiện nhiều; (+++): Xuất hiện rất nhiều. Cá chình gương, chình trắng (glass ell) - giai đoạn sau khi kết thúc biến thái dạng lá liễu (leptocephali) chuyển thành dạng hình trụ, có chiều dài từ 45 mm đến 60 mm, trong suốt, chưa xuất hiện sắc tố trên thân gặp ở vùng cửa sông, bắt đầu di cư vào hạ lưu sông Đà Rằng, tiếp tục ngược dòng, vượt qua các chướng ngại trên đường đi: dòng chảy, thác nước... lên trung, thượng lưu dòng chính và các phụ lưu. Cá chình gương thường gặp theo dòng nước chảy nhẹ gần bờ để bơi ngược dòng. Chúng thường bơi thành đàn về ban đêm. Cá chình gương, chình hương, chình giống có thể vượt lên các đập chắn có độ dốc từ 70 - 80 độ, cao 3 - 4 m với dòng chảy nhẹ hoặc Nm ướt (nhất là lúc có mưa). Trên đường di cư, cá chình còn có thể vượt qua các vùng sình lầy, các cánh đồng thiếu nước lúc trời mưa hoặc sương đêm Nm ướt đến các ao hồ, hồ chứa để sinh sống. Các tháng mùa khô, nắng nóng, mực nước sông Ba hạ thấp, lượng nước chảy qua đập Đồng Cam rất ít, có tháng mực nước xuống thấp không còn tràn qua đập nước, cá chình không vượt được qua đập. Chúng tụ lại ở đoạn sông dưới đập. Ở đây có thể gặp cá chình với các kích thước khác nhau: cá chình gương, cá hương, cá giống và cá chình có kích thước lớn. Đập thủy điện sông Hinh cũng là chướng ngại không thể vượt qua được của cá chình trong mùa khô. Tuy nhiên, về mùa lũ, nước lũ dâng cao, trong thời gian xả tràn, cá chình có thể tiếp tục di cư ngược dòng vào hồ chứa và lên trung, thượng lưu. Mùa mưa lũ cũng là thời kỳ cá chình cỡ lớn di cư xuôi dòng về hạ lưu và ra biển để phát dục, sinh sản. Về mùa này ở kênh xả nước sau tua bin của Nhà máy Thủy điện sông Hinh, ngư dân thường vớt được cá chình lớn bị tua bin cán chết (có con bị chặt thành nhiều khúc) khi xuôi theo dòng nước của tua bin nhà máy. Từ năm 2005, trên dòng chính của sông Ba, công trình thuỷ điện sông Ba Hạ cách đập Đồng Cam 35 km về phía thượng nguồn đã được xây dựng là chướng ngại mới lớn nhất, không thể vượt qua trên đường di cư ngược dòng của cá chình. Công trình này đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi cá chình ở lưu vực sông Ba. 3.2. Tình hình khai thác các loài cá chình ở lưu vực sông Ba Những năm gần đây, nhu cầu cá chình cho thị trường trong nước và xuất khNu tăng cao, nên ở lưu vực sông Ba cũng như nhiều vùng khác ở miền Trung nghề đánh bắt cá chình gia tăng rất mạnh. Số người đánh bắt tăng; vùng khai thác mở rộng từ hạ lưu đến trung, thượng lưu, các phụ lưu, khe suối, các hồ chứa, vùng trên dưới các đập thủy lợi, thủy điện; sử dụng nhiều loại ngư cụ đánh bắt: câu, chà (bỗi), đáy, đăng, te, vợt, kích điện... Kích điện là phương tiện đánh bắt bị cấm nhưng vẫn sử dụng rất phổ biến. Cá chình khai thác với các kích thước khác nhau: cá hương, giống có chiều dài L (ab) từ 70 mm đến 400 mm, khối lượng từ 1 g đến 300 g; cá thịt: 400 mm – 900 mm, khối lượng từ 350 g đến 4.500 g. Những cá thể lớn hơn rất ít gặp trong cá chình khai thác ở lưu vực sông Ba. 38
- Bảng 3: Sản lượng cá chình khai thác tại 15 điểm nghiên cứu trên lưu vực sông Ba năm 2006 Mùa khô Mùa mưa Cả năm Loài % (kg) (kg) (kg) Cá chình hoa (A. marmorata) 1.211 1.705 2.916 96,50 Cá chình nhọn (A. malgumora) 37 60 97 3,21 Cá chình mun (A. bicolor bicolor) 4 5 9 0,29 Tổng cộng 1.252 1.770 3.022 100,00 Từ kết quả điều tra cho thấy sản lượng khai thác cao nhất ở các vùng từ Hoà Định đến Crông Pa và từ An Khê đến Krông Năng, nơi có các phụ lưu và nhiều suối đổ vào sông Ba tạo các vực nước sâu; do vậy, cá chình tập trung di cư lên sinh sống nhiều. Mùa vụ khai thác chủ yếu tập trung vào các tháng mùa lũ IX, X, XI - thời kỳ cá chình trước thành thục sinh dục từ các sông, suối tập trung di cư về hạ lưu ra biển để sinh sản. Sau mùa lũ thường đánh bắt được nhiều cá chình giống. Tổng sản lượng 3.022 kg là kết quả điều tra, thống kê sản lượng khai thác cá chình của các hộ đánh bắt ở 15 điểm nghiên cứu (Bảng 3) Ngư dân đánh bắt cá chình ở các điểm nghiên cứu ở phía trên đập thủy điện sông Ba Hạ cho biết sản lượng cá chình đánh bắt năm 2006 giảm sút nhiều so với những năm trước khi chưa có đập thủy điện sông Ba Hạ. Như vậy, việc xây dựng thủy điện sông Ba Hạ đã tác động rất lớn đến sự di cư, phân bố của cá chình và ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Đập thủy điện này đã ngăn cản sự di chuyển của cá chình con lên các vùng ở trung, thượng lưu và cá chình trưởng thành ở các vùng trên đập xuống vùng hạ lưu ra biển để sinh sản. Nếu chúng vượt qua thì cũng bị tua bin của nhà máy thủy điện gây tổn thương thậm chí bị chết. Hàng năm, nhà máy thủy điện xả lũ một lần vào tháng X, cá chình trưởng thành từ trên đập có thể xuống vùng hạ lưu qua cống xả lũ; còn cá con từ hạ lưu khó có khả năng vượt được dòng thác mạnh của cống xả lũ để lên vùng nước trên đập. IV. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận - Ở lưu vực sông Ba có 3 loài cá chình: chình hoa (Anguilla marmorata)¸ chình nhọn (A. malgumora), chình mun (A. bicolor bicolor). Cá chình hoa có số lượng nhiều (trên 95% sản lượng cá chình khai thác), phân bố rộng từ vùng thượng lưu đến hạ lưu; hai loài chình nhọn và chình mun có số lượng rất ít. Cá chình gương (glass ell) xuất hiện ở cửa sông, hạ lưu, di cư ngược dòng lên trung, thượng lưu, vào các phụ lưu, khe suối, các ao hồ tự nhiên và hồ chứa sinh sống. Trong mùa mưa lũ, cá chình trưởng thành di cư xuôi dòng về hạ lưu, ra biển phát dục, sinh sản. - Các loài cá chình ở lưu vực sông Ba đang bị khai thác quá mức: số người đánh bắt tăng, sử dụng nhiều loại ngư cụ khai thác huỷ diệt, phổ biến là kích điện; đánh bắt cá tất cả các cỡ, khắp nơi, quanh năm; sản lượng cá chình khai thác đang giảm sút mạnh. 39
- Các đập thủy điện, thủy lợi trên sông Ba và các phụ lưu đã ảnh hưởng mạnh đến sự di cư của các loài cá chình. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở lưu vực sông Ba chưa được quan tâm. Hai loài cá chình bông, chình mun có tên trong sách Đỏ Việt Nam không được bảo vệ. 4.2. Đề nghị - Xây dựng các đường dẫn cho cá ở các đập thủy điện, thủy lợi trên sông Ba và các phụ lưu của nó. - Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi cá chình ở lưu vực sông Ba. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt: kích điện, chất độc, chất nổ. - Nghiên cứu kỷ thuỵât ương nuôi cá chình gương (glass ell) thành cá chình giống, cung cấp cho nghề nuôi cá chình, giảm đánh bắt cá chình lớn làm cá giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Sách đỏ Việt Nam phần I - Động vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, (2007). 2. Bộ Thủy Sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, (1996). 3. Nguyễn Hữu Dực, Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam, Luận án PTS sinh học trường ĐHSP Hà Nội, (1995). 4. Hoàng Đức Đạt và nnk. Điều tra nguồn lợi cá Chình (Anguilla) ở các tỉnh miền Trung. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Thuỷ Sản, (2006). 5. Nguyễn Văn Hảo. Cá nước ngọt Việt Nam, tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (2005). 6. Nguyễn Thị Thu Hè. Điều tra khu hệ cá của một số sông suối Tây nguyên. Luận án tiến sĩ sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội, (2000). 7. Võ Văn Phú và nnk. Thành phần khu hệ cá Thừa Thiên Huế. Tạp chí sinh học, số 2, 14- 22, (1997). 8. Đặng Ngọc Thanh và nnk. Thủy sinh học các thủy vực nội địa Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội, (2002). 9. Eschmeyer W.N., Editor. Catalog of fishes. Updated database version of December 2001. Catalog databases as made available to FishBase in December 2001, (2001). 10. Rainboth. Walter.J.. Fishes of the Cambodian Mekong. Fao, Food and Agriculture Organization of United Nations, Rome, (1996). 40
- DATA OF EELS (ANGUILLA) IN BA RIVER BASIN Hoang Duc Dat, Institute of Tropical Biology Ho Chi Minh City Nguyen Minh Ty, Graduate student, Hue University SUMMARY There are three species of eels in Ba river basin: the Giant mottled eel (flower eel) (Anguilla marmarota Quoy and Gaimard, 1824) living in the higher section of a river to the lower section of a river; a considerable number of the Shortfin eel (Ebony eel) (A.bicolor bicolor M'Clelland, 1844) and the Sharp eel (A. malgumora Kaup, 1856) could be found in the researching section. These three species developed the highest in the raining season from September to November. Glass eel from sea living in anadromous estruaries migrated upward to lower, middle and higher section of the river. Hydroelectric dams on Ba river had certain effect on the biodiversity of fishes, particularly limitted the distribution and migration of eels species and influenced the exploitation at the sections. Solutions to the situations have been brought up; logical stocking with young fish have been carried out to keep susbtainable development source of fish in Ba river. 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 316 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn